Các khu vực cộng điểm thi đại học năm 2022

Vừa qua, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022. Trong đó quy định một số điểm mới so với các năm trước, nhất là quy định về điểm ưu tiên.

Dự kiến điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT

Điều chỉnh quy định về điểm ưu tiên

Cụ thể, Bộ GD&ĐT điều chỉnh nội dung liên quan tới điểm ưu tiên khu vực. Theo đó, mức điểm cộng ưu tiên giữ nguyên [khu vực 1 [KV1] là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] là 0,5 điểm và khu vực 2 [KV2] là 0,25 điểm].

Tuy nhiên thí sinh cần lưu ý một nội dung quan trọng, đó là điểm cộng ưu tiên khu vực dự kiến chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp]. Trong trường hợp thí sinh đã tốt nghiệp THPT, nếu thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ không được tính điểm ưu tiên khu vực [như khu vực 3].

Về nguyện vọng xét tuyển

Những thay đổi mà bộ GD&ĐT thông tin trước đây cũng được đưa vào dự thảo quy chế như lọc ảo tất cả các phương thức trong 1 lần, đăng ký nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường phải có căn cứ và lộ trình hợp lý khi bổ sung phương thức, tổ hợp xét tuyển mới, chỉ tiêu phương thức, tổ hợp sử dụng trong năm trước không giảm quá 30% chỉ tiêu của ngành, CTĐT.

Cũng theo đó, các trường không được sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo [trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ]

Các thí sinh dự tuyển đào tạo chính quy đợt 1 [bao gồm cả những thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo] thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống [qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia] theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ..

Theo đó, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau, không hạn chế số nguyện vọng, các nguyện vọng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp thí sinh có nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển thì chỉ được công nhận trúng tuyển, gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Thí sinh thể hiện nguyện vọng thông qua các lựa chọn trên phiếu đăng ký [theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT] như sau: thứ tự ưu tiên của nguyện vọng [số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất]; lựa chọn về cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển sinh [mã trường]; lựa chọn ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo và phương thức tuyển sinh [mã ngành]; lựa chọn tổ hợp xét tuyển [mã tổ hợp] đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi theo môn thi, hoặc phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập các môn học THPT.

Quy định về việc xác nhận nhập học của thí sinh

Năm nay, các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình chung của Bộ, mà chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ví dụ: thí sinh A đã trúng tuyển theo phương thức xét học bạ vào ngành Kế toán của trường B. Nhưng sau khi thi tốt nghiệp THPT, nếu A cảm thấy thích ngành khác hoặc có khả năng trúng tuyển ngành khác bằng điểm thi tốt nghiệp, em phải đặt các nguyện vọng mới ở thứ tự ưu tiên cao hơn ngành Kế toán. Còn nếu vẫn thích học ngành Kế toán của trường B, em phải đăng ký ngành này ở nguyện vọng một.

Các thí sinh trúng tuyển theo phương thức tuyển thẳng có thể các nhận nhập học sớm nếu đủ điều kiện, hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác. Nhà trường không được bắt buộc thí sinh xác nhận nhấp học sớm. Khi chưa thực hiện xác nhận nhập học, các em vẫn có thể đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung và có thêm cơ hội trúng tuyển như những thí sinh khác.

Ngoài ra, việc xác nhận nhập học của thí sinh phải được thực hiện bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống.

Nếu cơ sở đào tạo quy định thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thích khác [qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc có thể kết hợp trong quy trình nhập học], cơ sơ đào tạo phải thực hiện xác nhận nhập học cho thí sinh trên hệ thống.

Trường hợp trong thời hạn quy định mà thí sinh không xác nhận nhập học:

– Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận;

– Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cá nhân, tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

– Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau;

Ngoài ra, thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo sẽ không được tham gia xét tuyển ở nơi khác, hay ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp có sự cho phép của cơ sở đào tạo.

Chi tiết dự thảo quy chế tuyển sinh:

Bộ GD&ĐT: Một số yêu cầu mới đối với phương thức xét học bạ năm 2022

Tốt nghiệp THPT 2022 Tuyển sinh 2022

Chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 [Ảnh minh họa]

1. Chính sách cộng điểm ưu tiên theo khu vực

- Chính sách cộng điểm ưu tiên theo khu vực 1, 2, 3:

+ Khu vực 1 [KV1] là 0,75 điểm

+ Khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] là 0,5 điểm, khu vực 2 [KV2] là 0,25 điểm; 

+ Khu vực 3 [KV3] không được tính điểm ưu tiên.

Trong đó:

Căn cứ Phụ lục I của Quy chế, khu vực 1, 2, 3 theo chính sách cộng điểm ưu tiên được quy định như sau:

- Khu vực 1 [KV1]: Các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.;

- Khu vực 2 nông thôn [KV2-NT]: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;

- Khu vực 2 [KV2]: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương [trừ các xã thuộc KV1].;

- Khu vực 3 [KV3]: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

- Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT [hoặc trung cấp]; nếu thời gian học [dài nhất] tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng;

- Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú:

+ Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;

+ Học sinh có nơi thường trú [trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp] trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 [theo Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998]; các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT [hoặc trung cấp] tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ;

- Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp] và một năm kế tiếp.

2. Chính sách cộng điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách

- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng ƯT1 là 2,0 điểm;

-  Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng ƯT2 là 1,0 điểm;

Trong đó, đối tượng chính sách thuộc nhóm ƯT1 và ƯT2 bao gồm:

- Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác [được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành] do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định;

- Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách được hưởng điểm ưu tiên nêu trên chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.

Lưu ý:

- Tất cả các mức điểm ưu tiên được quy định nêu trên tương ứng với tổng điểm 3 môn [trong tổ hợp môn xét tuyển] theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi [không nhân hệ số]; 

Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

- Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [[30 - Tổng điểm đạt được]/7,5] x Mức điểm ưu tiên [theo khu vực hoặc theo đối tượng chính sách]

Với công thức này, thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên thì điểm ưu tiên sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên sẽ bằng 0.

[Căn cứ Điều 7 Quy chế kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ]

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/7/2022 thay thế Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 16/2021/TT-BGDĐT .

Xem thêm:

>> Điểm chuẩn đại học năm 2022 sẽ tăng hay giảm? Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 cần phải làm những gì?

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Video liên quan

Chủ Đề