Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học

Tin Công nghiệp sinh học ngành công thương

Tin tổng hợp

Bài báo khoa học

An toàn thực phẩm

CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CHUYỂN GIAO


Page 2

Thế kỷ 21 được gọi là “kỷ nguyên” của Công nghệ sinh học khi các quốc gia trên thế giới đua nhau phát triển lĩnh vực mũi nhọn này, nhất là trong bối cảnh cuộc sống con người dần “thiếu an toàn” do dịch bệnh gia tăng, tình trạng kháng thuốc kháng sinh hay các thực phẩm chứa hóa chất độc hại... Vậy ngành Công nghệ sinh học là gì? Đào tạo ở đại học và triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành học này như thế nào?

Vậy ngành Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là lĩnh vực kết hợp công nghệ, quy trình kỹ thuật hiện đại cùng nền tảng khoa học trong sinh học (vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật) nhằm sản xuất và tạo ra các sản phẩm sinh học chất lượng cao.  Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học được nghiên cứu để ứng dụng trong việc ứng dụng công nghệ vi sinh nhằm cải thiện hệ thống tiêu hóa, nâng cao năng suất vật nuôi; hay phát triển các giống cây trồng biến đổi gen, tăng sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh và cỏ dại,… góp phần mang đến cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm phong phú, bổ dưỡng và thu nhập cao hơn cho người dân cũng như bảo vệ môi trường đất và nước nhờ việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học. 

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học
Phát triển giống cây trồng biến đổi gen là một trong những ứng dụng của công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

Trong dược học, việc nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc-xin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của con người chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như SARS, cúm gia cầm, virus viêm gan..., hay các chế phẩm sinh học hỗ trợ điều trị bệnh chính là những thành tựu của công nghệ sinh học trong lĩnh vực dược học. Nổi bật nhất là các loại dược phẩm có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên trong nước như cao dây thìa canh giúp kiểm soát đái tháo đường, chiết xuất hạt cần tây trong hỗ trợ điều trị bệnh gút, tỏi đen với công dụng giảm cholesterol và mỡ máu... Không những vậy, công nghệ sinh học còn được ứng dụng trong lĩnh vực y học nhằm hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật xét nghiệm hệ gen trong cơ thể con người giúp chẩn đoán sớm và tư vấn về bệnh di truyền trước sinh, hay kết hợp với nghiên cứu công nghệ tế bào gốc và các ứng dụng trong dược học nhằm hỗ trợ hiệu quả trong điều trị ung thư, giảm chi phí và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Theo Global Market Insights, trong giai đoạn từ nay đến 2025, ngành công nghệ sinh học trên thế giới được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khá cao, trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng vai trò dẫn đầu quốc tế với mức tăng cao nhất là 9%, tập trung ứng dụng vào 3 lĩnh vực chính giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người là nông nghiệp, dược học và y học. Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay đến 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ với hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động. Do đó, thị trường lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học được nhận định là có tiềm năng phát triển rất lớn cả trong nước và quốc tế.

Học Công nghệ sinh học tại USTH có gì đặc biệt?

Chương trình cử nhân Công nghệ sinh học nông, y, dược của USTH với thời gian đào tạo 3 năm sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quát về công nghệ sinh học trong 3 lĩnh vực: nông nghiệp, y học và dược học.


 


Chương trình đào tạo được kiểm định đạt chuẩn quốc tế HCERES và được xây dựng với hỗ trợ mạnh mẽ của Liên minh hơn 40 trường đại học, tổ chức nghiên cứu Pháp - một trong những cường quốc về phát triển công nghệ sinh học trên thế giới, đặc biệt là sự hợp tác từ các trường có thế mạnh về lĩnh vực này như: Đại học tổng hợp Nice Sophia Antipolis, Đại học Aix Marseille, Đại học Montpellier, Đại học Lyon 1, Đại học Paris 7, Đại học Strasbourg,..

Tại USTH, sinh viên sẽ được học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực hành. Đối với các môn chuyên ngành, thời lượng thực hành chiếm từ 20-70% tổng thời lượng môn học sẽ giúp các sinh viên vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn và rèn luyện các kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm hiện đại đạt chuẩn quốc tế.    Bên cạnh chương trình được đào tạo 100% bằng tiếng Anh, sinh viên được cung các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực tế thông qua các seminar khoa học, các khóa thực tập trong ngành công nghiệp, các cơ quan chính phủ, phi chính phủ NGOs và các viện nghiên cứu, giúp các sinh viên có lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học
Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế với nhiều giờ thực hành sẽ giúp sinh viên USTH có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động.

Ngoài ra, đây là một trong những ngành có số lượng sinh viên đi thực tập tốt nghiệp nước ngoài cao nhất USTH. Trong vòng 5 năm trở lại đây, khoảng 50%-80% sinh viên ngành công nghệ sinh học của trường đã tham gia thực tập tốt nghiệp tại Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Canada,...

Triển vọng nghề nghiệp rộng mở

Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân Công nghệ sinh học nông, y, dược tại USTH có thể ứng tuyển vào các vị trí trong lĩnh vực Công nghệ sinh học như: 

  • Nghiên cứu viên về sinh học thực nghiệm, di truyền học, vi sinh vật học, y sinh, dược học ở các viện, trung tâm nghiên cứu của các bộ, ban, ngành, các trường đại học.
  • Nhân viên phòng phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học như các công ty sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm công nghệ sinh học…
  • Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng và phòng khám tư nhân.
  • Kỹ thuật viên tại các phòng thí nghiệm phân tích, kiểm nghiệm, quản lý chất lượng của các trung tâm kiểm nghiệm, công ty sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng, công ty sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, các trung tâm xét nghiệm ADN huyết thống tư nhân…
  • Chuyên viên tại các cơ quan quản lý liên quan đến công nghệ sinh học thuộc các bộ, ban, ngành; các tổ chức phi chính phủ

Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể lựa chọn học cao hơn lên chương trình Thạc sĩ cấp bằng đôi bởi USTH và các trường đại học uy tín Pháp, hoặc theo học tại các trường đại học uy tín trong và ngoài nước. Với nhiều lợi thế cạnh tranh, sinh viên USTH đã giành được các suất học bổng danh giá như: học bổng chính phủ Anh Chevening, học bổng Excellence của Đại sứ quán Pháp, học bổng tại các trường đại học uy tín trên thế giới như Đại học Cambridge (Anh), Viện nghiên cứu vì phát triển IRD Montpellier (Pháp), Đại học Geneve (Thuỵ Sĩ)...

TÌM HIỂU THÊM


Chương trình Cử nhân ngành Công nghệ sinh học nông, y, dược
Chương trình Thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học nông, y, dược
Cựu sinh viên ngành Công nghệ sinh học trên bản đồ thế giới
 

Công nghệ sinh học là gì nhiều người chưa thật sự hiểu rõ về ngành nghề này. Trong đó, những lĩnh vực nào sử dụng ngành công nghệ này?

Trong xã hội hiện nay, công nghệ phát triển mạnh như vũ bão. Vai trò của công nghệ rất to lớn trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Trong đó nhiều ngược chưa hiểu rõ công nghệ sinh học là gì bởi đây là lĩnh vực còn khá mới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm công nghệ sinh học gồm những lĩnh vực gì nhé.

1.   Giải đáp thông tin công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào?

Việc nắm bắt được chính xác công nghệ sinh học là gì sẽ cho chúng ta biết được lĩnh vực gồm những gì. Từ đó có thể hiểu các ứng dụng.

Ngành công công nghệ sinh học là gì?

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học
Ngành công công nghệ sinh học là gì?

Đây là ngành công nghệ có sử dụng các tế bào sống và các quá trình sinh học. Chúng được nghiên cứu để tạo ra sản phẩm sinh học cho con người.

Ngoài ra, chúng ta có thể hiệu đây là chuyên ngành nghiên cứu, vận dụng các sinh vật sống. Cùng với đó là thiết bị, quy trình để tạo ra sản phẩm.

Các sản phẩm do ngành công nghệ sinh học tạo ra mang lại lợi ích cao cho con người. Công nghệ này giúp cho xã hội phát triển, kinh tế đi lên và bảo vệ môi trường.

Hiện nay, công nghệ sinh học đã len lỏi và hoạt động ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực trong xã hội. Chúng được sử dụng mang lại hiệu quả tốt đẹp hơn cho các lĩnh vực đó.

Thời điểm hiện nay, công nghệ sinh học được các nước rất coi trọng. Trong đó Việt Nam đã có nhiều ưu tiên để đầu tư và phát triển ngành này.

Theo số liệu cho thấy, công nghệ sinh học đạt giá trị sản lượng của sản phẩm lên đến 40-65 tỷ đô la vào năm 1998. Vào năm 1999 đạt 65 tỷ, năm 2010 đạt 1000 tỷ USD.

Với các số liệu trên cho thấy, hiệu quả và vai trò của công nghệ sinh học cực kỳ to lớn. Các cuộc cải cách về năng suất, ứng dụng trong đời sống sẽ ngày càng tăng.

Các sản phẩm của ngành công nghệ sinh học là gì

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học
Các sản phẩm của ngành công nghệ sinh học là gì

Chúng ta đã biết được công nghệ sinh học là gì? Vậy các sản phẩm của ngành này gồm những gì cụ thể?

Đó là điều chế, sản xuất hóa chất trong công nghiệp. Thực hiện điều chế thuộc và các loại thức ăn trong chăn nuôi, cây trồng…

Ngoài ra còn thực hiện xét nghiệm y hoa, mang lại ứng dụng trong di chuyển. Đưa ra các giải pháp giải quyết trong môi trường hiệu quả.

Các lĩnh vực của công nghệ sinh học là gì

Với các hiểu biết về công nghệ sinh học là gì kể trên, hiện nay ngành được phân ra làm các lĩnh vực hiện đại sau đây:

Công nghệ lên men:

Công nghệ sinh học sẽ thực hiện sản xuất và chế biến vi sinh. Chúng được dùng nhiều trong việc chăn nuôi, trồng trọt cũng như sản xuất các thuốc lên men.

Công nghệ tế bào:

Thực hiện nghiên cứu các tế bào của động vật và thực vật. Trên cơ sở đó điều chế ra các loại thuốc hay đồ dùng liên quan với mục đích nhất định.

Công nghệ chuyển nhân và phôi

Lĩnh vực này chủ yếu hoạt động trên các tế bào sống của động vật. Chúng giúp cho các nghiên cứu ra các loại thuốc, các loại hóa chất để dùng.

Công nghệ sinh học xử lý môi trường

Công nghệ này được các nhà nghiên cứu các vấn đề về môi trường như ô nhiễm, rác thải, nguồn nước, không khí… Từ đó chế biến ra các sản phẩm xử lý, làm sạch hiệu quả.

Công nghệ enzyme/Protein:

Với loại công nghệ này giúp cho việc sản xuất axit amin nhiều nguồn nguyên liệu. Đồng thời thực hiện chế tạo chất cảm ứng sinh học, và các chất có thể phát hiện ra được nguồn độc.

Công nghệ sinh học gen:

Đây là loại công nghệ cao và có tính chất quyết định sự thành công của cách mạng sinh học đáng kể.

Công nghệ sinh học y dược

Công nghệ nghiên cứu về các lĩnh vực bệnh tật, sức khỏe con người. Từ đó điều chế ra các thuốc điều trị, các loại sản phẩm bổ trợ sức khỏe con người.

2. Ứng dụng của các lĩnh vực trong công nghệ sinh học là gì

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học
Sau đây là các ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ sinh học trong đời sống chúng:

Ứng dụng trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học giúp cải thiện giống cây trồng. Chúng ta có thể thực hiện kỹ thuật canh tác mới, nghiên cứu các quá trình trên các loại cây trồng…

Đồng thời, chúng giúp cải thiện tình hình phát triển, cũng như nhân giống cây trồng. Nhờ vậy tăng hiệu quả sản xuất, trồng trọt nên rất nhiều.

Ngoài ra còn phải kể đến ứng dụng chọn dòng tế bào biến dị soma, thực hiện nhân giống ở ống nghiệm. Từ đó chọn ra được những giống phát triển tốt nhất.

Bên cạnh đó còn thực hiện kỹ thuật tách gen fil. Từ đó cách rang các cây trồng quan trọng để tạo ra giống sản xuất mới.

Áp dùng tạo ra các phương pháp trồng trọt khác nhau. Hai phương pháp mới là phương pháp thủy canh và phương pháp màng dinh dưỡng.

Trong chăn nuôi cũng được áp dụng công nghệ sinh học. Đó là kỹ thuật chuyên phôi, nghiên cứu chế phẩm để tránh dịch bệnh.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong Y Dược

Đầu tiên phải kể đến việc thực hiện nghiên cứu và chế biến thuốc. Cùng với đó là thực hiện các nghiên cứu, phương pháp về chuẩn đoán bệnh.

Công nghệ sinh học về di truyền được nghiên cứu mạnh mẽ. Thực hiện sản xuất các kháng sinh, vacxin, kháng thể đơn dòng và các protein….

Trong lĩnh vực y học, nghiên cứu được chú ý nhiều nhất đó là tìm kiếm các chất kháng sinh. Bởi hiện nay xuất hiện tình trạng kháng kháng sinh ở vi sinh vật ngày càng tăng.

Không chỉ dừng lại ở đó mà các vấn đề về phân tích bệnh tình cũng được chú trọng. Các phát hiện về protein liên quan đến các loại bệnh được chú ý.

Ứng dụng của công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm

Trong đó, việc thực hiện lên men là lĩnh vực rất được chú trọng. Công nghệ sinh học sẽ sử dụng tính di truyền và tạo ra vi sinh việt chuyển gen.

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học
Ứng dụng của công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm

Phân tích di truyền

Đó là sử dụng quá trình lên men để tìm ra được các gen mã hóa đưa chúng về tình trạng mong muốn. Từ đó tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm hơn.

Tạo ra vi sinh vật chuyển gen:

Chúng phục vụ cho quy trình lên men. Như trong sản xuất rượu sẽ được sử dụng chủng vi sinh vật tạo được rượu chất lượng tốt hơn, hương vị thơm hơn.

Các chủng được nghiên cứu sẽ được tuyển chọn nhiều lần. Đồng thời lai tạo bằng việc kết hợp công nghệ di chuyển để chọn ra chủng tốt nhất.

Thực hiện sản xuất rượu vang được thực hiện bằng bước tiếng mới. Đó là sử dụng chủng vi sinh vật giúp chuyển gen để thực hiện hàm lượng rượu và chất lượng rượu.

Các sản phẩm từ sữa như phomat, sữa chua sử dụng chủng mới để xác định quá trình lên men theo mong muốn. Từ đó mang lại hiệu quả hơn cho việc chế biến.

Các chủng mới được tạo ra từ công nghệ vi sinh vật, công nghệ gen. Chúng có khả năng tổng hợp ra các enzyme. Các enzyme này chịu được nhiệt, kiềm tốt.

Trong các enzyme có loại được sử dụng để sản xuất mạch nha, đường glucose từ tinh bột. Nhờ vậy mà lượng lớn thực phẩm trên được chế biến.

Việc chế biến sữa, tinh bột, các loại nước uống lên men như rượu, bia.. hiện sử dụng công nghệ nên men của công nghệ sinh học mang lại năng suất cao.

Cùng với đó là việc tăng các hương vị trong thực phẩm tốt hơn. Thông qua việc chế biến các loại axit khác nhau để tạo mùi thơm tự nhiên và lành tính.

Xem thêm:Khám phá về công nghệ điện toán đám mây  – Digital Future

Ứng dụng công nghệ sinh học bảo vệ môi trường

Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học
Ứng dụng công nghệ sinh học bảo vệ môi trường

Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật đã kéo theo nhiều các vấn đề về môi trường. Vì vậy, các ứng dụng xử lý và bảo vệ môi trường của công nghệ sinh học ra tăng

Thực hiện nghiên cứu các chất giúp phân hủy độc tốt, giúp phục hồi chủ trình trao đổi chất. Đồng thời xử lý chất thải sinh học, hiếu khí bằng lên men phân hủy, yếm khí.

Thực hiện thu nhận các chất giúp cho việc thực hiện lên men yếm khí. Đó là các quá trình xử lý nước thải, tái sử dụng nguồn nước.

Thực hiện xử lý chất thải công nghiệp trong ngành chế biến sữa, dệt, hiện tượng tràn dầu, ô nhiễm dầu… Bằng cách dùng các vi sinh vật ăn độc tố, ăn dầu để tránh sự cố tràn dầu.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong Năng Lượng

Trong việc sản xuất và cung cấp nguồn năng lượng, công nghệ sinh học đóng vai trò khá lớn. Cụ thể các ứng dụng như sau:

Thực hiện thay thế nguyên liệu cổ sinh bằng tái sinh. Đó là các phụ vế từ nông lâm nghiệp. Chúng có giá thành rẻ và thay dầu mỏ để bảo vệ môi trường.

Sử dụng các hệ sinh học mới như tế bảo hay enzyme để làm chất xúc tác. Từ đó có được các phản ứng hiệu quả hơn so với quá trình sinh học truyền thống.

Sử dụng thực vật để thay thế cho các hóa chất axit lactic, lysine, axit citric trong nhà máy sản xuất…

Giúp tăng cường khả năng quang hợp ở cây bằng phương pháp chọn giống. Chúng giúp kiểm soát tốc độ tăng trưởng, tìm ra dòng quang hợp cao. Từ đó điều khiển bộ gen của thực phẩm để tăng cường quang hợp.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong Hóa Học

Lĩnh vực hóa học hiện nay có ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Hầu hết chúng ta đều sử dụng rất nhiều hóa học. Vì vậy con người hướng tới nghiên cứu hóa chất lành tính an toàn bằng công nghệ sinh học.

Trước tiên phải kể đến đó là sản xuất vật liệu phân hủy sinh học. Đó là các polymer sinh học, các polylactic… được nghiên cứu để sản xuất hóa chất.

Cùng với đó là các khối từ thực vật cũng được nghiên cứu để sản xuất ra hóa chất khác nhau. Các hóa chất từ nguồn gốc thực phẩm sẽ an toàn cho con người.

Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết được công nghệ sinh học là gì? Có thể thấy đây là lĩnh vực mới mẻ xong chúng lại có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các ứng dụng của công nghệ sinh học đã chứng minh được điều đó. 

Nguồn:https://digitalfuture.vn/