Các loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành

Quy định về phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng [Ảnh minh họa]

Theo đó, quy định một số nội dung về việc phát hành giấy tờ có giá như sau:

** Đối tượng phát hành giấy tờ có giá

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:

- Ngân hàng thương mại;

- Ngân hàng hợp tác xã;

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

** Đối tượng mua giấy tờ có giá

[1] Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức [bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài], cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp [2], [3] dưới đây.

[2] Đối tượng mua giấy tờ có giá do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành là tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài.

[3] Đối tượng mua trái phiếu phải phù hợp với Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.

**Hình thức phát hành giấy tờ có giá

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn để bảo đảm khả năng chống giả cao.

- Trường hợp phát hành giấy tờ có giá không theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

Thông tư 01/2021/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 17/5/2021 và thay thế Thông tư 34/2013/TT-NHNN, Thông tư 33/2019/TT-NHNN.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Phát hành giấy tờ có giá là một trong những hình thức huy động vốn của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

– Luật tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Thông tư 34/2013/TT-NHNN

– Thông tư 16/2016/TT-NHNN

1.Đối tượng phát hành và đối tượng mua giấy tờ có giá

Đối tượng phát hành 

a] Ngân hàng thương mại.

b] Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

c] Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ tổ chức.

d] Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam phát hành theo quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động.

Đối tượng mua 

a] Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối tượng mua giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng.

b] Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng là cổ đông hiện hữu của tổ chức tín dụng phát hành thì được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức tín dụng đó trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần.

2.Hình thức phát hành

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh.

– Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh.

– Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

3. Các nội dung của giấy tờ có giá

– Nội dung bao gồm:

a] Tên tổ chức phát hành;

b] Tên gọi [kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền];

c] Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

d] Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi

e] Ghi rõ giấy tờ có giá ghi danh, vô danh;

g] Đối với giấy tờ có giá ghi danh phải ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua [nếu người mua là tổ chức]; tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người mua giấy tờ có giá [nếu người mua là cá nhân];

h] Đối với trái phiếu chuyển đổi phải ghi rõ thời hạn chuyển đổi trái phiếu, tỷ lệ chuyển đtrái phiếu thành cổ phiếu;

i] Đối với trái phiếu kèm chứng quyền phải ghi rõ điều kiện được mua cổ phiếu phổ thông của người sở hữu chứng quyền, số lượng cổ phiếu được mua của từng đơn vị chứng quyền, các quyền lợi và trách nhiệm khác của người nắm giữ chứng quyền;

k] Ký hiệu, số sê-ri phát hành;

l] Phiếu trả lãi kèm theo giấy tờ có giá phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá [số sê-ri, mệnh giá], lãi suất, số tiền được lĩnh, kỳ hạn lĩnh lãi;

m] Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc người được ủy quyền theo quy định pháp luật và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

n] Các nội dung khác có liên quan.

– Giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được thiết kế và in n để đảm bảo khả năng chống giả cao.

5. Đồng tiền phát hành, thanh toán và mệnh giá của giấy tờ có giá

– Giấy tờ có giá được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

– Mệnh giá tối thiểu là một trăm nghìn [100.000] đồng. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.

– Mệnh giá [trừ trái phiếu] phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.

– Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.

Mệnh giá phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.

6. Lãi suất

– Lãi suất do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định phù hợp với lãi suất thị trường và quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Trong thời hạn phát hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động điều chnh lãi suất phù hợp với quy định về điều chnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

>>>Xem thêm Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường

Giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là các loại giấy tờ có giá do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước phát hành [Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ..].

Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

 Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là hoạt động nhận ký gửibảo quảnchuyển giao và thực hiện các quyn liên quan đến sở hữu gitờ có giá do thành viên trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam [VSD] nhm đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến giấy tờ có giá của người sở hữu và thực hiện mt số nghip vụ tại Ngân hàng Nhà nước

Căn cứ pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Thông tư 04/2016/TT-NHNN

1.Các loại giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước

– Các loại giấy tờ có giá bao gồm:

a] Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;

b] Trái phiếu Chính phủ;

c] Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;

d] Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

– Điều kiện giấy tờ có giá

a] Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;

b] Thuộc loại giấy tờ có giá được quy định;

c] Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn;

d] Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, s, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.

– Mệnh giá giấy tờ có giá

Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND [một trăm nghìn đng] hoặc bội số của 100.000 VND [một trăm nghìn đng].

Đối với giấy tờ có giá đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản  và giy tờ có giá bng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đi với từng loại giấy tờ có giá.

– Mã giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hànNhà nước được thống nhất quản lý theo hệ thống mã định danh chứng khoán quốc tế [ISIN] đã cấp khi phát hành.

2. Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước

– Giy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm:

a] Nghiệp vụ thị trường mở;

b] Nghiệp vụ tái cấp vốn:

– Cho vay có bảo đảm bng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đi với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

– Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hànNhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

– Các hình thức tái cấp vốn khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

c] Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;

d] Ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, tham gia Hệ thống BTĐT

– Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gm:

a] Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên bao gồm:

b] Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.

>>>Xem thêm Quy định về phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng

Video liên quan

Chủ Đề