Các ngành liên quan đến công nghệ

Công nghệ thông tin là ngành đang nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn chuẩn bị bước vào đại học. Trong công nghệ thông tin có nhiều chuyên ngành khác nhau và mỗi ngành nghề có những khác biệt riêng.

Nên học ngành gì trong Công nghệ thông tin? Đây có lẽ là câu hỏi khiến nhiều bạn quan tâm đến CNTT thắc mắc. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin về thắc mắc này, cùng tham khảo nhé!

Một số chuyên ngành có thể kể đến như: 

  • Khoa học máy tính.
  • Kỹ thuật máy tính.
  • Kỹ thuật phần mềm / Công nghệ phần mềm
  • Hệ thống thông tin.
  • Truyền thông và mạng máy tính.
  • An toàn thông tin

1. Nên học chuyên ngành nào?    

Bản thân mình đã trải qua giai đoạn này nên mình hiểu điều đó quan trọng như nào.

Chủ yếu phụ thuộc vào khả năng của bản thân, định hướng và sở thích của mỗi người mà quyết định nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin cho phù hợp.

Hãy dựa trên khả năng của bản thân mà đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

2. Kĩ thuật phần mềm

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn trẻ và luôn là ngành thời thượng trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm [KTPM] này phù hợp cho những bạn nào thích lập trình thuần túy. Khi lập trình xong, thường ta sẽ tạo ra một sản phẩm gọi là “phần mềm”, “chương trình” hoặc “ứng dụng”.

Nếu bạn thực sự quan tâm đến cách thực hành và muốn học chuyên sâu hơn về phần mềm thì đây sẽ là một ngành lý tưởng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có nền tảng chắc chắn hơn Khoa học Máy tính là ngành bạn nên cân nhắc.

3. Khoa học máy tính

Là ngành học nghiên cứu về các cơ sở lý thuyết và quá trình thực hiện, ứng dụng vào tính toán và thông tin trong hệ thống máy tính.

Học ngành này chúng ta sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web,…

4. Hệ thống thông tin:

Là ngành học trong đó có nhiều yếu tố có mối quan hệ với nhau, cùng thực hiện có nhiệm vụ theo quy trình bao gồm: thu thập, xử lí, lưu trữ và phân phối, thông tin. Sau đó tạo nên một cơ chế phản hồi đáp ứng mục tiêu đặt ra từ trước.

Đây là sự kết hợp giữa phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông. Sử dụng để làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin và các dữ liệu nhằm thực hiện mục tiêu ban đầu. Sinh viên sẽ được đào tạo để lĩnh hội tư duy về thuật toán, hệ thống, cũng như các kỹ năng thiết kế, tối ưu hóa cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó là vận hành, bảo trì, phát triển hệ thống thông tin.

5. Mạng máy tính truyền thông:

Là ngành cung cấp những kiến thức tổng hợp liên quan đến mạng máy tính và truyền thông như: chuyển mạch và định tuyến, mạng LAN và WAN, các hệ điều hành, thiết kế hệ thống mạng

Ngành Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu là một ngành nghiên cứu những nguyên lý của mạng, cách thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng từ mạng nội bộ cho đến mạng diện rộng có kết nối toàn cầu. Đồng thời ngành Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu cũng cung cấp cho người học những kỹ năng tiên tiến trong việc phát triển ứng dụng trên các hệ thống máy tính nối mạng từ trung đến cao cấp.

Ngành Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu là một ngành phù hợp cho những bạn ham thích khám phá công nghệ, giao tiếp với nhiều người trên khắp hành tinh mà chỉ cần thông qua chiếc máy tính có kết nối mạng. Đồng thời, với những hiểu biết về mạng máy tính, các bạn có thể xây dựng được cho mình một không gian chuyên môn của mình trên Internet.

6. Ngành An toàn thông tin:

Ngành An toàn thông tin là một ngành rất hấp dẫn những ai muốn tìm hiểu chuyên sâu về mạng, để bảo vệ người dùng và ứng dụng mạng.

Hiểu và làm chủ được những công nghệ bảo mật phổ biến các kỹ thuật mã hóa, giải mã các thông điệp; nắm được cách xây dựng một hệ thống mạng an toàn; cách thức phòng chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ; tìm hiểu cơ chế hoạt động của Virus, Worms, phần mềm độc hại để từ đó phát hiện và phòng tránh

Nếu bạn muốn tham gia mảng an ninh mạng này thì bạn nên học chuyên ngành An toàn thông tin.

7. Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính  là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện - điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.

8. Việc chọn trường đại học

Nếu bạn muốn theo học đại học chuyên ngành công nghệ thông tin thì có rất nhiều trường đào tạo ví dụ hư:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Bách khoa TP.HCM
  • Đại học Khoa học Tự nhiên
  • Đại học Công nghệ Thông tin
  • Đại học FPT
  • Học viện Kỹ thuật Quân Sự
  • Học viện Kỹ thuật Mật Mã
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Tổng kết

Ngoài những ngành mình giới thiệu ở trên còn có một số ngành như : Thương mại điện tử, Khoa học dữ liệu,....

Công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề có triển vọng trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài phạm vi đó. Để có thể trở thành người đón đầu công nghệ, góp phần xây dựng đất nước, các bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chuyên ngành và niềm đam mê học hỏi. Mình mong với những thông tin trên, bạn có thể biết được nên học ngành nào trong Công nghệ thông tin để theo đuổi.

Chúc bạn có thêm đam mê và nhiệt huyết với quyết định của mình.

Có rất nhiều loại hình công việc trong ngành công nghệ thông tin từ nhân viên kinh doanh đến thiết kế web, tùy thuộc vào các điểm mạnh và sự yêu thích mà bạn có thể tìm được cho mình vai trò phụ hợp. Sau đây là một vài lựa chọn tiêu biểu:

·         Nhân viên phân tích dữ liệu

·         Quản trị hệ thống

·         Lập trình viên

·         Kỹ sư phần mềm

·         Nhân viên phân tích hệ thống

·         Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật/ người sử dụng cuối cùng

·         Thiết kế web/ dịch vụ Internet

1. Nhân viên phân tích dữ liệu

Vai trò công việc

Nhiệm vụ

·         Làm việc cho các công ty phần mềm, công ty tư vấn, công ty ứng dụng công nghệ thông tin thuộc các ngành nghề khác nhau

·         Thảo luận về các nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp với các nhân viên nội bộ hay các khách hàng.

·         Thu thập và sắp xếp các dữ liệu thích hợp khi xây dựng cơ sở dữ liệu và tiến hành các nghiên cứu liên quan.

·         Sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu/công nghệ thông tin để tạo ra các báo cáo và hỗ trợ trong công việc phân tích, marketing, chuẩn bị và tạo các chương trình giới thiệu sản phẩm.

·         Giám sát và duy trì chất lượng hệ thống cơ sỡ dữ liệu cũng như tính bảo mật khi cập nhật và sử dụng

Kỹ năng chính

·         Khả năng phân tích và tư duy lô gíc

·         Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ viết và nói

·         Tinh thần làm việc đồng đội và sáng kiến

·         Hoàn thành các mục tiêu công việc đúng hạn

·         Khả năng tính toán

·         Ý thức kinh doanh

·         Các kiến thức về hệ thống cơ sở dữ liệu.

Huấn luyện
Các công ty lớn đều tổ chức các khóa huấn luyện cho tất cả các vị trí từ hỗ trợ kỹ thuật, tiếp thị, đến quản trị cơ sở dữ liệu hay phát triển phần mềm.

Chương trình huấn luyện này là rất cần thiết đối với việc lưu trữ hệ thống cơ sở dữ liệu và sử dụng các kỹ năng lập trình như ORACLE and SQL. Sau khi các nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc tập thể trong các dự án, họ sẽ có cơ hội thành những người lãnh đạo dự án.

2. Nhân viên kinh doanh

Nhiệm vụ

·         Làm việc cho các nhà sản xuất, công ty dịch vụ phần mềm

·         Có trách đối với một sản phẩm hay khách hàng cụ thể

·         Giới thiệu sản phẩm đến khách hàng

·         Tiếp tục liên hệ với khách hàng và trả lời các thắc mắc

·         Liên hệ với các phòng ban về chi tiết của đơn hàng khi ký hợp đồng

·         Liên hệ với bộ phận marketing để tìm kiếm khách hàng mới và báo cáo các phản hồi của khách hàng nhằm nâng cao sản phẩm

·         Thông tin cho các khách hàng hiện thời về sản phẩm mới

Kỹ năng chính

·         Kỹ năng giao tiếp và trình bày thành thạo

·         Khả năng thuyết phục và nhạy bén

·         Ý thức và động cơ kinh doanh

·         Linh hoạt, năng động và giỏi tính toán

Huấn luyện
Khi mới bắt đầu, các nhân viên kinh doanh sẽ được tham gia các khóa huấn luyện ngắn giới thiệu về sản phẩm, kỹ năng bán hàng và giao tiếp. Một vài nhân viên sẽ được huấn luyện chuyên sâu về kỹ thuật nếu đối tượng của sản phẩm là các chuyên gia công nghệ thông tin.

Quản trị hệ thống

Nhiệm vụ

·         Làm việc cho các công ty quản lý thiết bị, chịu trách nhiệm vận hành các thiết bị công nghệ thông tin cho khách hàng

·         Duy trì sự ổn định của hệ thống

·         Tuyển dụng, huấn luyện và quản lý đội ngũ làm việc, từ nhân viên nhập dữ liệu đến nhân viên vận hành, lập trình viên…

·         Bảo trì và cập nhật hệ thống khi cần thiết

·         Thương lượng với khách hàng

·         Xem xét số lượng người sử dụng hệ thống, liệu có cần cải tiến để đáp ứng nhu cầu không

Kỹ năng chính

·         Kỹ năng quản lý tổng hợp

·         Kỹ năng sáng tạo dựa trên các ý tưởng kinh doanh

·         Khả năng chọn lực, thúc đẩy và đánh giá nhân viên làm việc

·         Kỹ năng quản lý tài chính và thời gian

Huấn luyện
Các nhà quản trị hệ thống thường bắt đầu với công việc của một lập trình viên, sau đó là, thiết kế, phân tích hệ thống, quản trị mang và quản lý cấp bộ phận.Họ có thể trở thành những nhà quản lý hay giám đốc công nghệ thông tin.

3. Lập trình viên hệ thống

Nhiệm vụ

·         Làm việc cho bộ phận tin học của các công ty lớn, công ty tư vấn phần mềm, các nhà sản xuất điện tử và phần mềm

·         Viết các phần mềm ví dụ như hệ điều hành hay các ngôn ngữ cấp thấp tạo tiền đề cho máy tính triển khai các ứng dụng ở ngôn ngữ cao hơn hay chuyển thông tin đến các thiết bị khác.

·         Tùy chỉnh hệ thống để thực hiện các chức năng khác nhau

·         Tìm và phát hiện các lỗi trong phần mềm

·         Chạy thử các chương trình để kiểm tra khả năng thích ứng khi đưa vào thực tế

·         Chuẩn bị các tài liệu mô tả phương thức hoạt động của phần mềm.

Kỹ năng chính

·         Khả năng phân tích và suy luận logic

·         Chú ý đến từng chi tiết

·         Hoàn thành công việc đúng hạn

·         Thành thạo các kỹ năng giao tiếp nói và viết

·         Kỹ năng tính toán

·         Kiến thức về một hệ thống máy tính cụ thể.

Huấn luyện
Các công ty lớn thường tổ chức khóa huấn luyện 6 tuần cho các nhân viên trong năm đầu tiên trong ty các công ty nhỏ khuyến khích tinh thần tự học.

Kỹ sư phần mềm

Nhiệm vụ

·         Làm việc chủ yếu cho các công ty điện tử và viễn thông; nhiệm vụ cũng tương tự như lập trình viên, tuy nhiên tập trung hơn vào các ứng dụng kỹ thuật và thiết kế

·         Sử dụng ngôn ngữ máy tính để viết các chương trình phục vụ cho công việc

·         Sử dụng các công cụ hay hệ thống tiền thiết kế để viết ra các phần mềm

·         Tích hợp các chương trình được tạo, tìm và phát hiện lỗi

·         Chạy thử chương trình

·         Hoàn thành các tài liệu mô tả hoạt động của phần mềm

Kỹ năng chính

·         Khả năng phân tích và suy nghĩ  logíc

·         Kỹ năng làm việc tập thể

·         Thành thạo các kỹ năng giao tiếp nói và viết

·         Chú ý đến từng chi tiết

·         Khả năng hoàn thành công việc đúng hạn.

Huấn luyện
Công việc này đòi hỏi bằng cấp chuyên môn về công nghệ thông tin hay lãnh vực liên quan. Các công ty lớn thường tổ chức khóa huấn luyện 6 tuần cho các nhân viên trong năm đầu tiên trong ty các công ty nhỏ khuyến khích tinh thần tự học.

4. Nhân viên phân tích hệ thống

Nhiệm vụ

·         Gặp gỡ trưởng dự án và khách hàng để thảo luận về dự án

·         Thảo luận dự án chi tiết với nhân viên của khách hàng và thiết lập tính khả thi của dự án

·         Chuẩn bị các lưu đồ hệ thống, quyết định phần có thể được tin học hóa trong hệ thống

·         Đánh giá các phần cứng được yêu cầu khi triển khai hệ thống [tốc độ, chi phí, dung lượng bộ nhớ…]

·         Liên lạc với các lập trình viên, phân công công việc và giám sát quá trình sản xuất phần mềm

·         Xem xét để thay đổi nếu hệ thống khi chạy thử không đáp ứng được yêu cầu

·         Có thể phân tích hệ thống kinh doanh và cân nhắc các biện pháp rút giảm chi phí

Kỹ năng chính

·         Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề

·         Kỹ năng giao tiếp thành thạo [đặc biệt với khách hàng]

·         Thành thạo các kỹ năng giao tiếp nói và viết

·         Ý thức kinh doanh và quản lý thời gian

Huấn luyện
Một số công ty tuyển dụng các sinh viên đã được huấn luyện về phân tích hệ thống trong quá trình học đại học. Hầu hết các nhân viên đều bắt đầu ở vị trí lập trình viên ->lập trình viên phân tích -> nhân viên phân tích hệ thống.

5. Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật / Người sử dụng cuối cùng

Nhiệm vụ

·         Làm việc cho các nhà cung cấp phần mềm và phần cứng tại văn phòng của người sử dụng cuối cùng

·         Cung cấp các hỗ trợ kỹ thậut cho khách hàng/người sử dụng hiện thời

·         Ghi nhận các cuộc gọi và các vấn đề trục trặc xảy ra

·         Liên hệ với các bộ phận cần thiết để giải quyết vấn đề

·         Tổng kết các sản phẩm và thủ tục

·         Lập kế hoạch cải tiến

·         Cập nhật quá trình phát triển sản phẩm mới và khuyến khích khách hàng nâng cấp sản phẩm

Kỹ năng chính

·         Khả năng lắng nghe

·         Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề

·         Khả năng ngoại giao

·         Kỹ năng nói và viết thành tạo

·         Linh hoạt

Huấn luyện
Các nhân viên mới sẽ được huấn luyện về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng. Đối với các công ty lớn, khóa học được làm phong phú hơn bằng cách giảng dạy về phương thức phát triển và cung ứng sản phẩm.

6. Thiết kế web/dịch vụ Internet
Nhiệm vụ

·         Làm việc cho các nhà sản xuất phần mềm , công ty tư vấn thiết kế web hay các công ty lớn

·         Tổng kết các lựa chọn và yêu cầu của khách hàng về website

·         Thiết kế và tạo các trang web, liên kết

·         Thử nghiệm thiết kế

·         Cài đặt trực tuyến phiên bản cuối cùng và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng

·         Cập nhật các tiến bộ mới nhất trong lãnh vực thiết kế web

·         Đề ra các kế hoạch cải tiến

Kỹ năng chính

·         Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

·         Kiến thức về các hệ thống và ngôn ngữ lập trình liên quan, khả năng học hỏi

·         Kỹ năng nói và viết

·         Kỹ năng tưởng tượng và trình bày

·         Kỹ năng quản lý thời gian

·         Kỹ năng làm việc tập thể

Huấn luyện
Các công ty lớn thường tổ chức khóa huấn luyện kỹ thuật cho nhân viên, trang bị các kỹ năng nền tảng. Các công ty nhỏ, ngược lại đòi hỏi nhân viên tự học hỏi các kiến thức về một số ngôn ngữ lập trình như Java, Visual Basis thông qua quá trình làm việc.

Video liên quan

Chủ Đề