Các nhân vật phụ trong truyện de Mèn phiêu lưu ký

Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng gắn bó với thiếu nhi Việt Nam. Trong đó, tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm vô cùng xuất sắc, nó thể đã giáo dục cho các bạn thiếu nhi nhiều bài học sống sâu sắc bổ ích về cách làm người trong cuộc sống.

Trích đoạn “Bài học đầu tiên” thể hiện nỗi ân hận của nhân vật Dế Mèn sau khi vì thói kiêu căng, hống hách của mình đã làm cho người bạn hàng xóm của mình là Dễ Choắt phải chết oan uổng. Đoạn trích bắt đầu từ khi mà Dế Mèn được mẹ cho ba anh em ra ở riêng, lứa con ấy mẹ Dế Mèn sinh được ba anh em, Dế Mèn là út ít nên mẹ có phần cưng chiều hơn đôi chút. Được ra ở riêng Dế Mèn thích lắm, chú ta ca hát nghêu ngao vô cùng vui vẻ vì từ nay không còn chịu sự quản lý của mẹ nữa.

Rồi chú tập thể dục, ăn ngủ đều đặn lắm nên có một thân hình cường tráng của một thanh niên choai choai mới lớn. Dế Mèn tự suy nghĩ và cũng biết nhìn xa trông rộng lắm, nên cậu ấy tự đào thêm nhiều ngách thông sang nhau trong hang của mình nhằm tìm lối thoát hiểm mỗi khi có kẻ thù.

Cuộc sống độc lập cứ dần dần trôi đi rồi chẳng bao lâu Dế Mèn đã trưởng thành lắm trở thành một thanh niên cường tráng với đôi càng mẫm bóng, chiếc cánh ngày xưa chỉ như chiếc áo ghi lê ngắn tủn tới ngang mông thì nay dài như một chiếc áo khoác choàng ngoài. Dế Mèn soi mình dưới nước tự hào vì mình đã vô cùng anh dũng oai vệ, phát triển vô cùng đẹp trai. Cái đầu to nổi lên hai cái u trông rất oai vệ, thể hiện dũng khí của một người ngông cuống dám nghĩ dám làm, thể hiện sự bướng bỉnh trong suy nghĩ của Dế Mèn. Hàm răng đen nhánh sắc nhọn nhai cỏ cứ “ngoàm ngoạp” như một chiếc máy sản xuất, nên Dế Mèn càng lớn nhanh.

Thông qua ngoại hình của Dế Mèn ta thấy sự tinh tế của nhà văn Tô Hoài trong quan sát và hóa thân mình thành nhân vật chính Dế Mèn để kể lại câu chuyện của cuộc đời mình một cách vô cùng sống động, thu hút hấp dẫn người đọc. Thông qua việc Dế Mèn chăm chút cho sức vóc dáng vẻ bên ngoài thì ta có thể cảm nhận được Dế Mèn khá coi trọng hình thức bên ngoài hơn là sống nội tâm suy nghĩ thấu đáo trước sau. Và Dế Mèn là người khá ngông cuồng hợm hĩnh tự cho mình oai vệ, dũng cảm.

Bên cạnh nhà Dế Mèn có một chú Dế Choắt, nhân vật Dế Mèn thường mỉa mai, chế giễu Dế Choắt vì vẻ ngoài ốm yếu còi cọc, quanh năm mắc bệnh hen suyễn động tí là thở dốc, mệt mỏi. Người Dế Choắt dài lêu nghêu như một người nghiện ma túy, trông thật xấu xí vô cùng. Hai đôi cánh thì lúc nào cũng nặng nề không nhanh nhẹn hoạt bát, rau ria cụt có một tí, trông chả ra cái gì, nhìn mặt mũi lúc nào cũng buồn rầu, ngẩn ngơ, ngơ ngẩn. Đối với Dế Choắt dù bằng tuổi Dế Mèn nhưng Dế Mèn luôn thấy mình là bậc đàn anh, thích tỏ vẻ rồi dậy khôn cho Dế Choắt về cách đối nhân xử thế.

Nhưng Dế Mèn lại thiếu tình thương sự cảm thông với bạn mình, khi Dế Choắt than thở mình ốm yếu muốn nhờ Dế Mèn đào cho mình một cái ngách thông từ hang Dế Mèn sang bên nhà Dế Choắt phòng lúc hoạn nạn có chỗ thoát thân. Nhưng Dế Mèn mắng Dế Choắt té tát, không đồng ý vì lý do chú mày hôi như thế làm sao ta ngửi được.

Rồi một hôm, Dế Choắt và Dế Mèn đứng trước cửa hang của mình nhìn thấy chị Cốc đang tìm tôm tép kiếm ăn. Dế Mèn nổi hứng muốn chọc tức chị Cốc, dù Dế Choắt đã can ngăn rằng chị Cốc đó rất đanh đá hung hăng, đừng có động vào mà chuốc họa vào thân. Nhưng Dế Mèn hiếu thắng nói Dế Choắt chẳng việc gì phải sợ.Thế là Dế Mèn lên tiếng trêu chọc chị Cốc:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con mẹ Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn

Chị Cốc nghe được có tiếng trêu chọc mình tức lắm hai con mắt long lên tìm kiếm xem đối tượng là ai, chợt chị lao về phía hang của Dế Mèn và Dế Choắt, nhưng Dế Mèn nhanh chân chạy mãi vào hang sâu, nên thoát chết. Còn Dế Choắt ốm yếu hang nông, nên chị Cốc mổ cho mấy cái trúng lưng nên nằm thoi thóp chờ chết.

Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn vô cùng kinh hãi nằm im lắm sợ chết lắm. Chờ tới lúc nghe ngóng tiếng bước chân chị Cốc đi xa rồi mới dám mò sang hang Dế Choắt xem tình hình thì thấy Dế Choắt nằm thoi thóp sắp chết rồi. Dế Mèn ân hận lắm, vì hành động ngu dại, một phút hiếu thắng tự kiêu mà làm hại tới người hàng xóm tội nghiệp của mình. Những lời nói sau cùng của Dế Choắt càng làm cho Dế Mèn thêm thấm thía.

Bài học đầu tiên mà Dế Mèn học được thông qua cái chết của người hàng xóm Dế Choắt chính là ở đời thói hung hăng hay gây họa có óc mà không biết nghĩ sâu sắc thì sớm muộn cũng có ngày chuốc vạ vào thân. Nhà văn muốn gửi gắm cho các bạn nhỏ một lời khuyên vô cùng sâu sắc thấu đáo, về tính khiêm nhường, trong cuộc sống. Không nên hung hăng hiếu thắng kẻo mang vạ vào thân, chuốc lấy những bài học cay đắng cho cuộc sống của mình. Nó là một bài học bổ ích, đáng để học tập với bất kỳ ai.

Đọc xong đoạn trích “Bài học đầu đời” người đọc cảm nhận được sự tinh tế trong ngôn ngữ và trong miêu tả của nhà văn Tô Hoài vô cùng đặc sắc. Tô Hoài đã thổi vào nhân vật Dế Mèn một linh hồn tính cách vô cùng đặc biệt, khiến cho nhân vật Dế Mèn trở nên hấp dẫn, thú vị lôi cuốn người đọc. Đọc truyện chúng em tự rút cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống của chính mình, thấy thấm thía về những đức tính quý giá mà nhân vật Dế Mèn gửi tới.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

1.Đặt vấn đềTô Hoài sinh ngày 27/9/1920 tại quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội,nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quêngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông [nay thuộcphường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội] . Bút danh Tô Hoài gắn với hai địadanh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Thời niên thiếu, nhà văn Tô Hoài đã từnglàm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như dạy học, bán hàng, kế toán hiệubuôn... và cũng có nhiều quãng thời gian bị thất nghiệp. Tuy nhiên, khi đến với vănchương, ông nhanh chóng gặt hái thành công và được nhiều người yêu mến. Trongsuốt sự nghiệp cầm bút của mình, nhà văn Tô Hoài đã miệt mài sáng tác các tácphẩm thuộc đủ thể loại: từ tiểu thuyết, truyện vừa, bút ký, ký sự, truyện ngắn, hồiký, tự truyện, tiểu luận phê bình, truyện viết cho thiếu nhi, cho đến cả các bài báongắn.Với bất kì ai, tuổi thơ luôn là quãng thời gian đáng nhớ, quãng thời gian đẹp,quãng thời gian gắn bó với nhiều cảm xúc suy nghĩ hồn nhiên sống động. Nhữnglời hát ru, những câu chuyện cổ tích thời thơ ấu sẽ theo chúng ta suốt cả cuộc đờivà trở thành kỉ niệm khi quên của tuổi thiếu niên.Lớn lên, khi bắt đầu biết đọc những con chữ, các em lại tiếp tục tìm đến với câuchuyện phù hợp sở thích,để thỏa mãn trí tưởng tượng phong phú của mình. Vănhọc thiếu nhi, vì vậy đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của bất kì nền vănhọc nào. Nhìn lại mảng truyện viết cho thiếu nhi ở Việt Nam, có thể thấy những tácphẩm dành cho các em nhỏ mới thực sự bắt đầu xuất hiện vào những năm 40 củathế kỉ XX, cùng với nhiều tên tuổi: Tô Hoài, Võ Quảng, Kim Lân, Nguyễn HuyTưởng, Vũ Cao, Nguyễn Đình Thi… Dấu hiệu đáng mừng là nhiều tác phẩm đã thểhiện cái nhìn mới mẻ trong sáng tác văn học giành cho thiếu nhi, lứa tuổi đang cầnsự chăm sóc nuôi dưỡng về tình cảm, trí tuệ và tinh thần. Văn học là cái nôi pháttriển nhân cách sâu sắc, hiệu qủa qua từng lời văn nghệ thuật. Đối với bất kì ai,tuổi thơ đi qua đều tìm thấy trong lời thơ câu văn những bài học đầu đời. Kí ức đẹpvề tuổi thơ bao giờ cũng là khoảng thời gian quý giá, không thể phai mờ. Cho nên,những tác phẩm văn học có giá trị gắn bó với các em từ thuơ nhỏ sẽ là những bàihọc bổ ích quý giá, giúp các em tăng thêm sức mạnh tiến bước trong cuộc hànhtrình dài phía trước. Nhà văn Tô Hoài đã có nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi. Từnhững câu chuyện nhỏ hàng ngày, đến những cốt truyện khai thác từ truyện cổ tích,truyền thuyết trong dân gian, từ chuyện viết về những loài vật gần gũi đáng yêuđến những lồi cây cối xanh tươi…Tác giả dành phần lớn sự nghiệp cầm bút viếtnên những tác phẩm hay dành tặng lứa tuổi thiếu nhi. Thông qua hình tượng nhânvật, tác giả đã giúp các em có nền tảng tốt đẹp để cảm nhận và thẩm thấu điều haylẽ phải ở đời. Trong số những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà văn Tô Hoài,thế hệ trẻ biết đến nhiều nhất là truyện ngắn "Dế mèn phiêu lưu ký" [1941] tácphẩm văn xuôi đặc sắc viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi và đã được táibản nhiều lần, được dịch và xuất bản ở một số nước trên thế giới . Khi đọc tác phẩmthiếu nhi sẽ bị lôi cuốn vào thế giới côn trùng đa dạng giàu kịch tính , li kì và phatrộn cả hiện thực và tưởng tượng.Tác phẩm khẳng định được tiếng nói đặc sắccũng như vị trí văn học của Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam nói chung và vănhọc thiếu nhi nói riêng. Tô Hoài là nhà văn mở đầu và cũng là người có hành trìnhsáng tác văn học nghệ thuật bền bỉ nhất, đóng góp lớn nhất cho nền văn học thiếunhi Việt Nam. Tính đến nay [2011], ông đã có một sự nghiệp văn học hết sức đồsộ, xuất bản trên 160 tác phẩm và đăng hàng nghìn bài viết, trong đó có hơn 70 tácphẩm viết cho thiếu nhi. Những tác phẩm tiêu biểu như Dế mèn phiêu lưu ký, Võ sĩbọ ngựa, O chuột, Đàn chim gáy, Chim chích lạc rừng… mãi mãi là món quà bổích đối với trẻ thơ. Hơn bảy mươi năm qua, Dế mèn phiêu lưu ký luôn hấp dẫnthiếu nhi thuộc nhiều thế hệ, ở nhiều nước trên thế giới. Một trong những lý dođể Dế mèn phiêu lưu ký tươi trẻ mãi với thời gian, cuốn hút trẻ em, chính là thếgiới loài vật trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí hết sức độc đáo, kỳ lạ .Thế giới loài vật là một nội dung đặc sắc và độc đáo trong sáng tác của Tô Hoài.“Có lẽ trước ông và sau ông chưa ai có sức viết và tài viết như thế” [45, tr.16].Truyện của Tô Hoài có sức hút rộng lớn đối tượng độc giả và nó không chỉ là“truyện của trẻ con mà dành cho cả người lớn, chuyện của người đời và cả đờingười, chuyện không chút mòn mỏi, phôi pha theo thời gian và thời cuộc”. [45,tr.13]Dế mèn phiêu lưu ký, lúc đầu có tên Con dế mèn, là truyện đăng báo nhiều kỳ củanhà xuất bản Tân Dân. Sau này để thỏa sự hiếu kỳ của bạn đọc về cuộc đời chú dếmèn, Tô Hoài đã viết thêm một số chương và đổi tên tác phẩm thành Dế mèn phiêulưu ký, xuất bản năm 1941.Tô Hoài không nhớ chính xác ông viết tác phẩm này khi nào, chỉ biết lúc đóông vừa qua tuổi thiếu niên bắt đầu bước sang tuổi thanh niên quãng mười bảy,mười tám tuổi. Khi viết tác phẩm này, nhà văn không phải tìm kiếm đâu xa mà dựangay vào kỷ niệm tuổi thơ của mình, cùng với sự giác ngộ chính trị của nhà vănkhi đó. Vì vậy, các nhân vật trong tác phẩm vừa là con vật, vừa mang những đườngnét xã hội thời kỳ Tô Hoài sống. Ngay từ tác phẩm đầu tay này, Tô Hoài đã bộc lộkhả năng quan sát, miêu tả tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ tự nhiên mà giàu có.Kết hợp với những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã đưa trẻ nhỏ đến vớithế giới loài vật sinh động và cũng đầy yêu thương.Bãi Cơm Thi ven sông Tô Lịch, mảnh đất Nghĩa Đô quê ngoại nơi Tô Hoàigắn bó đã chắp cánh cho những sáng tác về những con vật của nhà văn.Một thếgiới sinh vật đa dạng sắc màu, tràn ngập âm thanh hiện ra qua các trang viết Dếmèn phiêu lưu ký, Võ sĩ bọ ngựa, Đôi ri đá, Gã chuột bạch...2.Nội dungTrước hết, thế giới nhân vật trong Dế mèn phiêu lưu kí đều là những loài côntrùng hết sức gần gũi, quen thuộc với trẻ thơ. Trong họ hàng nhà dế, Dế Mèn –nhân vật chính của truyện được Tô Hoài dành nhiều tâm huyết miêu tả. Dế Mènđược xem là một chàng ca sĩ “có giọng lảnh lót và dài hơi nhất” [50, tr.41] trongdàn nhạc đồng quê râm ran dưới thảm cỏ. Dế Mèn còn là một võ sĩ khỏe mạnhnhưng kiêu ngạo, hung hăng đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Vì cậy khỏe bắt nạtkẻ yếu, chú Dế Mèn bị bác Xiến Tóc cắt cụt hai sợi râu. Dế Choắt ốm yếu, hiềnlành “người dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện”. Dế Trũi quê kệch,mình dài thuồn thuỗn “bốn mùa mặc áo gi lê trần”. Dế anh hai hèn nhát; Dế anhcả cổ hủ, lạc hậu lại hay bắt bẻ.Thế giới côn trùng không chỉ có họ hàng của Dế Mèn. Đó còn là thế giớiđông đúc của các loài khác như: bác Xiến Tóc trầm lặng, vừa yêu đời vừa chánđời, thích rong chơi; Ve Sầu, Bướm lười biếng, chỉ biết trong chơi; chị Nhà Tròthuộc họ Bướm nhưng lại yếu đuối, hay bị họ hàng Nhện bắt nạt. Những NiềngNiễng quanh năm chỉ quanh quẩn ở “mép cái lá sen mặt nước”; anh Gọng Vó “lấmláp, đen sạm”, ngẩn ngơ.Bên cạnh những con vật riêng lẻ, tác giả còn chú ý đến những con vật trongquan hệ bầy đàn. Bọn Nhện đông đúc, nhiều thế hệ, từ: Nhện mẹ, Nhện con đếnNhện già, Nhện trẻ, Nhện nước, Nhện tường, Nhện võng, Nhện cây, Nhện đá,Nhện ma… công phu chăng tơ chằng chịt, trùng trùng điệp điệp để bắt chị NhàTrò. Bọn Ếch, Nhái, Cóc, Ễnh Ương lúc nào cũng ồn ào, cãi nhau om sòm vangđộng cả một vùng đầm ao. Chi họ Chuồn Chuồn đông đúc nhiều chủng loại, màusắc. Chuồn Chuồn Chúa lúc nào cũng trông thật dữ tợn; Chuồn Chuồn Ngô “nhanhthoăn thoắt”, Chuồn Chuồn Ớt “rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót”, Chuồn ChuồnTương “có đôi cánh kép vàng điểm đen”, anh Kỉm Kìm Kim bé nhỏ, dài lêu nghêu,“lẩy bẩy như mẹ đẻ thiếu tháng. Những anh Châu Chấu Ma “xấu xí” lại thích khoetài; Châu Chấu Voi thích đời sống giang hồ, phóng khoáng; chị Cào Cào ồn ào vàduyên dáng; bọ Ngựa kiêu căng, ngạo mạn; Bọ Muỗm chỉ biết cậy sức nhưng cũngra vẻ ta đây; bác Cành Cạch lớn tuổi, to lớn nhưng nhát sợ...Bên cạnh đó, họ hàng nhà Kiến tuy bé nhỏ nhưng lại là loài đông đúc nhấttrên toàn cầu và có nhiều đức tính tốt đẹp. Mỗi loại Kiến đảm nhiệm một công việcriêng: Kiến Chúa “tháo vát, thông minh, nhanh nhẹn”; Kiến Gió vừa làm nghề đưatin vừa giỏi “khuân vác và xây dựng”; Kiến Lửa đào đất xây hào lũy rất khéo; KiếnKim hấp tấp gây sự đánh nhau; thám tử Kiến Đen; Kiến Cánh; Kiến Bọ Dọt to,khỏe như bò tót...Trên những hồ ao, nước dâng trắng mênh mông do mưa lớn tạo thành là nơikiếm ăn tấp nập của những Cua Kềnh, Cua Núi; những anh Cò “gầy vêu vao”, chịCốc, lão chim Trả, sếu, vạc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két…. Dòngsông còn là chốn cư ngụ của xóm Cá: những cá thầu dầu; những đàn Săn Sắt, vàimụ Diếc trắng trẻo, mấy bác cá Ngão, mấy bác cá Chuối… Có thể nói, mỗi loài vậttrong Dế Mèn phiêu lưu kí đã góp phần tạo nên một thế giới vật đa dạng, phongphú vừa mang những đặc trưng của giống loài vừa mang những nét tính cách, lốisống khác nhau.Tóm lại, thế giới loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài dù là những con vậtsinh sống gần gũi con người hay là những giống loài hoang dã đều được Tô Hoàithể hiện thật độc đáo. Mỗi con vật trong truyện của nhà văn cũng là “mảnh ghép”,góp phần làm nên sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của bức tranh về muôn loài. Có lẽ, từtrước cho đến nay, trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào viết về loài vậtnhiều và đặc sắc như Tô Hoài.

Video liên quan

Chủ Đề