Các phương pháp lai giống vật nuôi

[1]Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôI và thuỷ sản I. Mục tiêu: Sau bài này, GV cần phải làm cho HS: - Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng. - Hiểu được khái niệm, mục đích của lai giống và biết được một số phương pháp lai thường dùng trong chăn nuôi và thuỷ sản. - Hình thành tư duy có định hướngvề sử dụng các biện pháp nhân giống phục vụ mục đích cụ thể để phát triển giống vật nuôi. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát, so sánh, kĩ năng hợp tác nhóm. II. Phương tiện dạy học: - Hình 25.1 – 25.5 sgk III. Tiến trình tổ chức bài học: 1. ổn định lớp: 2. Bài cũ: Thu bài thực hành 3. Bài mới: Hoạt động của GV Giới thiệu bài mới [?] Nhân giống thuần chủng là gì? Cho ví dụ?. [?] Nhân giống thuần chủng được ứng dụng trong những trường hợp nào?. [?] Lai giống là gì?. Hoạt động của HS. [!]:. Quan sát hình 25.1 [!]: Phục hồi, duy trì những giống vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng.. Nội dung Bài 25 I. Nhân giống thuần chủng: 1. Khái niệm: Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa hai cá thể đực và cái của cùng giống để có được đời con mang hoàn toàn các đặc điểm di truyền của giống đó. VD: [SGK] 2. Mục đích: - Phát triển về số lượng. - Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống. II. Lai giống: 1. Khái niệm: Là phương pháp cho ghép. [2] Lai giống có gì khác so với nhân giống thuần chủng?. [?] Lai giống nhằm mục đích gì, có gì khác so với mục đích nhân giống thuần chủng?. [!]:. [!]:. [?] Có những phương [!] Căn cứ vào mục pháp lai nào? đích, thường sử Yêu cầu HS quan sát dụng: hình 25.2 và 25.3 sgk Quan sát hình 25.2 và 25.3 sgk và giải [?] Lai kinh tế là gì, thích sơ đồ nhằm mục đích gì? [!] Là phương pháp cho lai giữa các cá thể khác giống… [?] Lai kinh tế có đặc điểm gì? Quan sát hình 25.4, phân biệt lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp [?] Cho ví dụ về các [!]. phép lai kinh tế mµ em bit địa phơng? [?] Lai gây thành là [!]: gì? Có điểm gì khác so với nhân giống thuần chủng? - Phương pháp này rất linh động, không có. đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ. 2. Mục đích: - Sử dụng ưu thế lai, làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con, nhằm thu được hiệu qủa cao trong chăn nuôi và thuỷ sản. - Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo ra giống mới. 3. Một số phương pháp lai: a] Lai kinh tế: - Tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn. - Tất cả con lai đều được nuôi để lấy sản phẩm, không dùng để làm giống.. b] Lai gây thành [lai tổ hợp]: - Là phương pháp lai hai hay nhiều giống, sau đó chọn lọc các đời lai tốt nhất để nhân lên tạo thành giống mới.. - Mục đích là phát hiện ra những tổ hợp gen mới, kết. [3] một công thức cố định [?] Mục đích của lai [!]: gây thành? - Khi đã đạt yêu cầu thì cho tự giao để cố định các tính trạng và nhân lên thành giống mới. _ Hưông dẫn HS quan sát hình 25.5 [?] Nêu đặc diểm của từng giống cá trong công thức lai và giải thích các ưu điểm ở mỗi đời lai được thừa hưởng của thế hệ trước? [?] Qua VD trên, rút ra ưu điểm của phương pháp lai gây thành?. hợp những đặc tính tốt của nhiều giống khác nhau. VD: Công thức lai tạo giống cá V1 ở nước ta [sgk]. [!]. Khi các thế hệ mang đủ các đặc điểm như ý muốn, cho nhân giống thuần chủng qua nhiều thế hệ để - Tạo ra giống mới có nhiều tạo thành giống đặc điểm tốt của cả bố và mẹ. mới. [!] Hầu hết các vật nuôi và thuỷ sản có năng suất cao đều được tạo ra bằng lai gây thành.. 4. Củng cố:  Nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng.  Khái niệm, mục đích của lai giống và biết được một số phương pháp lai thường dùng trong chăn nuôi và thuỷ sản.  Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm GV chuẩn bị sẵn. 5. Dặn dò:  Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK.  Chuẩn bị bài 26. IV. Tự rút kinh nghiệm:. [4]

Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản

I. Nhân giống thuần chủng

1. Khái niệm:

Là phương phápcho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó

Ví dụ:

- Lợn đực Móng cái x Lợn cái Móng cái --> Lợn Móng cái

- Bò Hà Lan đực x bò Hà Lan cái --> Bò Hà Lan

- Đàn lợn Móng cái

2. Mục đích

- Tăng số lượng

- Bảo tồn quỹ gen các vật nuôi đang bị giảm về số lượng có nguy cơ bị tuyệt chủng

Ví dụ: Lợn Ỉ là đối tượng nuôi cần được bảo tồn

- Có thể cải tiến được năng suất của vật nuôi

- Cần tránh giao phối cận huyết

II. Nhân giống tạp giao

1. Khái niệm:

Là phương phápcho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ

2. Mục đích

- Sử dụng ưu thế lai làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con nhằm thu được hiệu quả cao trong chăn nuôi và thuỷ sản

- Làm thay đổi đặc tính di truyềncủa giống đã có hoặc tạo ra giống mới

3. Một số phương pháp lai: tuỳ mục đích:

a. Lai kinh tế:

- Phương pháp: cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn

+ Tất cả con lai sử dụng nuôi lấy sản phẩm, không dùng để làm giống

+ Các sản phẩm: thịt, trứng, sữa…

- Phân loại:Lai kinh tếđơn giản vàLai kinh tếphức tạp

Lai kinh tế đơn giản: lai giữa 2 giống

Sơ đồ: hình 25.2

Ví dụ: Lợn ỉ x lợn ngoại --> lợn lai [ dùng để lấy thịt]

Lai kinh tế phức tạp: là lai từ 3 giống trở lên

Sơ đồ: hình 25.3

Ví dụ:Công thức lai kinh tế phức tạp [4 giống lợn ngoại]

b. Lai gây thành [ lai tổ hợp]

- Phương pháp: Là phương pháp cho lai giữa 2 hay nhiều giống khác nhau, sau khi con lai đạt được những đặt tính di truyền như mong muốn phải tiến hành ổn định những đặt tính này, khi nào những đặt di truyền được ổn định là ta đã tạo thành một giống mới

- Mục đích tạo giống mới: Giống V1 mới tạo ra, có ưu điểm của cả cá bố và mẹ, có thể cho đẻ và thụ tinh nhân tạo nên sản xuất cá giống dễ dàng

VD: SGK

4. Kết quả lai giống:

- Lai kinh tế: Tạo ra con lai có ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó nuôi lấy sản phẩm, không dùng làm giống

- Lai gây thành: gây tạo giống mới có đặc điểm tốt của các giống khác nhau

Lời kết

Như tên tiêu đề của bàiCác phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng

- Hiểu được khái niệm, mục đích của nhân giống tạp giao.

- Biết được một số phương pháp lai thường sử dụng trong chăn nuôi và thuỷ sản

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    [trang 76 sgk Công nghệ 10]: Em hãy cho ví dụ về những công thức lai kinh tế mà em biết trong sản xuất ở địa phương.

    Trả lời:

    Ví du: Lợn ỉ Móng Cái đực được lai với lợn Đại Bạch.

    [trang 76 sgk Công nghệ 10]: Em hãy cho biết phương pháp lai gây thành có ưu điểm gì?

    Trả lời:

    Phương pháp lai gây thành tạo ra được những giống vật nuôi có năng suất cao, phương pháp lai không quá phức tạp.

    Câu 1 trang 76 Công nghệ 10: Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng.

    Lời giải:

    – Nhân giống thuần chủng là ghép đôi giữa hai cá thể đực cái cùng một giống.

    – Mục đích của nhân giống thuần chủng: Đời con thừa hưởng những đặc tính di truyền của giống đó, giống được duy trì, phát triển về số lượng, chất lượng của giống được nâng cao.

    Câu 2 trang 76 Công nghệ 10: Trình bày khái niệm và mục đích của việc lai giống.

    Lời giải:

    – Lai giống là ghép đôi giữa những cá thể đực và cái khác giống.

    – Mục đích: Phát huy được các đặc tính tốt của các giống, loại bỏ những nhược điểm, từ đó tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

    Câu 3 trang 76 Công nghệ 10: Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai kinh tế hai giống và lai kinh tế ba giống? Cho ví dụ:

    Lời giải:

    – Lai kinh tế là lai giữa các cá thể khác giống, tạo ra thế hệ sau có sức sản xuất cao hơn nhưng chỉ được nuôi để lấy sản phẩm chứ không được làm giống.

    – Sơ đồ lai kinh tế hai giống

    – Sơ đồi lai kinh tế ba giống

    – Ví dụ: Lai giữa lợn Ham sai và lợn Đu rốc.

    Câu 4 trang 76 Công nghệ 10: Thế nào là lai gây thành? Mục đích của lai gây thành có gì giống và khác lai kinh tế?

    Lời giải:

    Lai kinh tế Lai gây thành
    Giống nhau Đều là lai giữa hai hay nhiêu giống, tạo ra thế hệ sau có sức sản xuất cao hơn.
    Khác nhau Thế hệ sau chỉ để nuôi lấy sản phẩm như thịt, trứng, sữa,… không được giữ lại làm giống Thế hệ sau nếu tốt sẽ được nhân lên để tạo ra giống mới.

    Video liên quan

    Chủ Đề