Các tác phẩm văn học trung đại Việt bằng chữ Nôm

TÁC GIA NGUYỄN DU TIẾT 30: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Mục tiêu bài học: Giúp học sinh. 1. Thấy ông là một người nghệ sĩ lớn có trái tim biết thông cảm với mọi kiếp người. 2. Hiểu được thành tựu về tư tưởng cũng như vị trí của ông trong nền văn học dân tộc. B. Phương tiện thực hiện Sách giáo khoa ngữ văn 10 - tập II, sách giáo viên ngữ văn 10 tập II, hình ảnh,… Máy chiếu C. Cách thức tiến hành Qua nội dung trình bày trên máy chiếu, trao đổi, thảo luận, chơi trò trơi. TÁC GIA NGUYỄN DU TIẾT 30: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Trong bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” Tố Hữu có viết: “Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng Nhân tình nhắm mắt chưa xong Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như” Để hiểu rõ hơn về đại thi hào Nguyễn Du chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Nét cơ bản về cuộc đời Nguyễn Du - Nguyễn Du [1765 – 1820] sinh tại Thăng Long,tổ tiên ở Nam Sơn [Hà Tây] sau di cư vào Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Cuộc đời Nguyễn Du ? Những đặc điểm về cuộc đời Nguyễn Du ảnh hưởng tới sự nghiệp sáng tác? Có 4 sự kiện chính: Cha —> là tể tướng nhà Lê Mẹ ở Bắc Ninh. Tiếp nhận văn hoá của nhiều vùng quê khác nhau. 1 Sớm mồ côi cha, mẹ vào ở trong triều cùng anh trai Nguyễn Khản. Rùi mài kinh sử, hiểu biết về triều đình phong kiến. 3 4 1783 đỗ tam trường [tú tài] 1789 rơi vào cuộc sống khốn khó Hiểu về xã hội phong kiến, con người trong xã hội đó. Hình thành phong cách sáng tác thơ Nôm [Truyện Kiều] Gia đình có truyền thống quan lại, văn chương. Là môi trường tốt để tạo nên tài năng. 2 5 Sớm mồ côi cha, mẹ vào ở trong triều cùng anh trai Nguyễn Khản. Nâng tầm khái quát về tư tưởng xã hội, về thân phận con người trong thơ. ? Có nhận xét gì về cuộc đời Nguyễn Du? Có một cuộc đời đầy bi kịch. Có lúc cuộc sống đầy bế tắc. Ông sống và đi nhiều nơi nên có lòng cảm thông sâu sắc với mọi kiếp người. 1965 được hội đồng hoà bình thế giới công nhận là danh nhân văn hoá thế giới và kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông. 2. Sự nghiệp văn học 2.1.Các sáng tác chính: a. Sáng tác bằng chữ hán: ? Nêu các sáng tác chính bằng chữ hán của Nguyễn Du và hoàn cảnh ra đời chúng? Có 250 bài sáng tác vào nhiều thời kì khác nhau Thanh Hiên thi tập [tập thơ của Thanh Hiên]: 78 bài viết khi sống ở quê vợ Thái Bình và Nghi Xuân. - Nam trung tạp ngâm [các bài thơ ngâm khi ở phương Nam] viết khi ra làm quan nhà Nguyễn - Bắc hành tạp lục [ghi chép trong chuyến đi sứ ở phương Bắc] gồm 131 bài viết khi đi sứ [ở Trung Quốc]. Những thành tựu về nội dung? Thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà thơ lớn, của dân tộc ? - “Thanh Hiên thi tập” và “Nam trung tạp ngâm” —> niềm day dứt, đau xót của tác giả khi quan sát, suy ngẫm về cuộc đời. - “Bắc hành tập lục”: tái hiện đặc điểm về tình cảm của tác giả: + Ca ngợi, đồng cảm nhân cách chính diện, phê phán nhân vật phản diện. + Phê phán xã hội phong kiến. + Cảm thông thân phận bé nhỏ dưới đáy xã hội. b. Sáng tác bằng chữ Nôm. ? Nêu các sáng tác bằng chữ nôm? Đoạn trường tân thanh [Truyện Kiều] - Văn chiêu hồn. * Truyện Kiều ? Hiểu biết của em về Truyện Kiều? Sáng tạo dựa trên tiểu thuyết trương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân - Nguyễn Du sáng tạo nên Thuý Kiều bằng lí giải mới và cách hiểu riêng. Sáng tác bằng thể thơ lục bát. ? Hiểu biết của em về Truyện Kiều? Sáng tạo dựa trên tiểu thuyết trương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân - Nguyễn Du sáng tạo nên Thuý Kiều bằng lí giải mới và cách hiểu riêng Sáng tác bằng thể thơ lục bát. ? Sự khác nhau giữa Truyện Kiều và “Kim Vân Kiều Truyện”. Truyện Kiều Truyện thơ, viết bằng thơ lục bát. Khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. Kết hợp giữa trữ tình và tự sự. Điêu luyện về ngôn ngữ bình dân và bác học. Kim Vân Kiều Truyện Tự sự văn xuôi. Một câu truyện tình. Chất tự sự thiên về sự kiện nhiều. Ngôn ngữ chưa được cô đọng. *Văn chiêu hồn ? Thế nào là Văn chiêu hồn? Còn gọi là văn tế thập loại chúng sinh [văn tế 10 loại chúng sinh] bằng thể thơ song thất lục bát. ? Nội dung thể hiện điều gì? Chủ nghĩa nhân đạo, chú ý tới kiếp người nhỏ bé trong xã hội. 2.2. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du. [Thảo luận nhóm: gồm 4 nhóm] a. Đặc điểm về nội dung [2 nhóm] Nêu đặc điểm về nội dung và cho ví dụ minh hoạ? a.1. Giá trị tố cáo hiện thực: Phản ánh những điều trông thấy và bày tỏ thái độ phản kháng mạnh mẽ. [cả ở nước mình và Trung Quốc] ? VD: Truyện Kiều Tình cờ làm thơ Người hát rong ở Thái Bình Phản chiêu hồn a.2. Giá trị nhân đạo Quan tâm tới giá trị và số phận con người VD: Truyện Kiều Văn tế thập loại chúng sinh Chú ý tới trẻ em , phụ nữ, ca nhi, kĩ nữ… Tâm trạng đau đớn bất lực không lối thoát không tình thương đời,thương người. b. Đặc điểm về nghệ thuật [2 nhóm] b.1. Thơ chữ Hán: Nhật kí ghi lại cuộc sống con người trong lịch sử. Lối thơ giản dị, sâu sắc. b.2. Thơ chữ Nôm: Sử dụng thành công hai thể thơ lục bát và song thất lục bát. b.3. Ngôn ngữ: Góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc giảm hẳn từ ngữ Hán Việt câu thơ dân dã mà trang nhã. b.4 Nghệ thuật tự sự [Truyện Kiều] tổng hợp những thể loại văn học đổi mới về truyện Nôm, tăng cường chất thơ tự sự. 3. Kết luận: ? Rút ra kết luận gì về vai trò của Nguyễn Du trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới? Nội dung là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc nhất, ngòi bút phê phán hiện thực sâu sắc của văn học trung đại Việt Nam Được tôn vinh là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới! Về nghệ thuật: Kết tinh nhiều thành tựu văn học chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc. Đưa ngôn ngữ văn học lên trình độ cổ điển. Trò chơi Ông là ai? Dữ kiện: - Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Là tác giả của chùm thơ “Thu”. Đáp án: Ông là Nguyễn Khuyến 2. Nối tác giả với tác phẩm văn học Tác giả Nguyễn Du Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Dữ Bà Huyện Thanh Quan Hồ Xuân Hương B. Tác phẩm Thăng Long hoài cổ Phản chiêu hồn Đề đền Sầm Nghi Đống Văn tế Trương Quỳnh Như Truyện người con gái Nam Xương Đáp án: 1. d ; 2. b ; 3.e 4.a ; 5. c Nhóm Người Soạn: K45 ĐH VĂN Nguyễn Viết Đợi Phạm Văn Đồng Hà Thị Dưng Trần Thị Lệ

Nguồn - //www.google.com.vn/url?sa=t&...hlfhB4B-RasVgh8UmKwyV5Q&bvm=bv.49478099,d.cGE


=> Trả lời không liên quan tới câu hỏi nè bạn ơi
Hic Hic. Giờ mò lại SGK lớp 6 với lớp 7 mệt lắm. Nhưng mà thôi thì giúp bạn vậy, bạn xem rồi tự xếp vào các thể loại nhé: -Con hổ có nghĩa -Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Qua đèo ngang - Nam Quốc Sơn Hà - Phò giá về kinh - Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra - Bạn đến chơi nhà - Bài ca Côn Sơn - Bánh trôi nước - Sau phút chia ly - Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn - Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi. - Bánh trôi nước -Hồ Xuân Hương. - Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ. - Truyện Kiều -Nguyễn Du. Riêng lớp 9 có: - chuyện người con gái nan xương - truyện kiều, lục vân tiên - hoàng lê nhất thống chí - chuyện cũ trong phủ chúa trịnh

Last edited by a moderator: 25 Tháng bảy 2013

1. Chặng 1: [TK X - hết TK XIV]

Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: đất nước độc lập, chấm dứt hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển. Từ đây bắt đầu một giai đoạn hào hùng với những chiến công vô cùng hiển hách của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần.Văn học viết Việt Nam hình thành, TK X có sự xuất hiện của văn học viết chữ Hán và đến TK XIII đấnh dấu sự ra đời của văn học viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh đó văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song với văn học viết. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng yêu nước với âm hưởng hào hùng, đặc biệt là giai đoạn nhà Trần với hào khí Đông A sục sôi.Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu [Lí Công Uẩn], Quốc tộ [Đỗ Pháp Thuận], Nam quốc sơn hà [Lí Thường Kiệt], Hịch tướng sĩ [Trần Quốc Tuấn] Tụng giá hoàn kinh sư [Trần Quang Khải], Thuật hoài [Phạm Ngũ Lão], Bạnh Đằng giang kí [Trương Hán Siêu]Thời kì này có sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như văn nghị luận [chiếu, hịch], văn xuôi lịch sử [Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu] và thơ. Do tư duy nguyên hợp nên văn học giai đoạn này có hiện tượng văn-sử-triết bất phân. Văn học viết bằng chữ Hán là chủ đạo, văn học viết bằng chữ Nôm chưa có thành tựu gì nổi bật.2. Chặng 2: [TK XV - hết TK XVII]Triều Trần suy vong, Hồ Quý Li tiếm ngôi nhà Trần mở ra triều đại nhà Hồ [1400-1407]. Triều Minh lấy có phò Trần diệt Hồ sang xâm lược nước ta. Lê Lợi sau đó dấy binh khởi nghĩa và khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài suốt 10 năm [1418-1427]. Lê Lợi lên ngôi mở ra triều đại Hậu Lê [1428-1789]. Nhà Lê đi vào xây dựng đất nước và đạt tới cực thịnh vào TK XV. Tuy nhiên bên trong cung đình nhà Hậu Lê không tránh khỏi xung đột. Đặc biệt là sau cái chết của Lê Thánh Tông, quan lại nhiều lần chia bè phái đánh nhau. Mạc Đăng Dung do có công dẹp loạn mà có nhiều quyền bính trong tay, thậm chí lấn át cả vua. Đến năm 1527 thì Mạc Đăng Dung phế truất ngôi vua và lập ra nhà Mạc. Từ đây lịch sử Việt Nam bước vào thời kì đen tối nhất: thời kì nội chiến. Cuộc chiến Lê Mạc, Trịnh Nguyễn phần nào cũng cản trở quá trình phát triển của đất nước.TK XV văn học viết còn kế thừa được cảm hứng yêu nước và âm hưởng còn sót lại của hào khí Đông A. Dần dần văn học Việt Nam chuyển sang cảm hứng thế sự, đi vào chuyện đời, chuyện người, phê phán các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức. Văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm đều đạt được nhiều thành tựu. Các tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo [Nguyễn Trãi], thơ Lê Thánh Tông, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục [Nguyễn Dữ].Thời kì này có nhiều thể loại được bổ sung. Hiện tượng văn-sử-triết bất phân nhạt dần bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm giàu chất văn chương, hình tượng. Thơ Nôm có nhiều thành tựu lớn qua sáng tác của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của văn xuôi tự sự [Truyền kì mạn lục]. Và văn chính luận có sự phát triển tột bậc qua những sáng tác của Nguyễn Trãi như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập...3. Chặng 3: [đầu TK XVIII - hết nửa đầu TK XIX]Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, đấu đá, tiêu diệt lẫn nhau. Cuộc sống của người dân vô cùng khổ cực. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghia Tây Sơn diệt Trịnh Nguyễn, đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh, thống nhất đất nước. Vua Quang Trung lên ngôi. Nguyễn Ánh không thể chống lại vua Quang Trung với hạm đội manh nhất Thái Bình Dương bèn cầu cứu thực dân Pháp. Cuối cùng Nguyễn Ánh có được sự trợ giúp của thực dân Pháp, đổi lại sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh phải để chúng buôn bán tự do tại của biển Sơn Trà, Đà Nẵng. Không lâu sau khi thành lập, triều đại Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại vương triều phong kiến chuyên chế [1802-1945].Đây được xem là giai đoạn phát triển tột bậc, rực rỡ nhất của văn học phong kiến Việt Nam. Cảm hứng xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. Bởi lúc này số phận và quyền sống của con người bị đe dọa. Văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân. Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch], Cung oán ngâm khúc [Nguyễn Gia Thiều], Hoàng Lê nhất thống chí [Ngô gia văn phái], Vũ trung tùy bút [Phạm Đình Hổ], Thường kinh kí sự [Lê Hữu Trác], thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,Truyện Kiều [Nguyễn Du]. Thời kì này có sự phát triển mạnh mẽ của những sáng tác văn học viết bằng chữ Nôm, và sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như tùy bút, tiểu thuyết chương hồi, kí.4. Chặng 4: [cuối TK XIX]Sau một thời gian nắm quyền, nhà Nguyễn dừng việc cho quân Pháp tự do buôn bán tại của biển Sơn Trà và chém đầu tất cả những người truyền đạo thiên chúa giáo ở Việt Nam. Và đến năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Từ chế độ phong kiến, Việt Nam chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến và văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam.

Cảm hứng xuyên suốt của văn học cuối TK XIX là cảm hứng yêu nước chống giặc ngoại xâm và mang một âm hưởng bi tráng bởi nó ghi lại một thời khổ nhục nhưng vĩ đại, thất bại nhưng vẫn hiên ngang của dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc... của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Quang Bích, Phan Văn Trị, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thượng Hiền...Đặc biệt trong thời kì này có sự xuất hiện của một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của đem đến những đổi mới bước đầu theo hướng hiện đại hóa. Văn thơ chữ Hán và chữ Nôm của các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương đều có những bước phát triển mạnh mẽ.

Câu 1: Con hổ có nghĩa[ Vũ Trinh]

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng[Hồ Nguyên Trừng]

-Chuyện người con gái Nam Xương[Nguyễn Dữ]

-Chuyện cũ trong phủ chúa[Phạm Đình Hổ]

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Nếu mình hiếu với mẹ cha,Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?Nếu mình ăn ở vô nghì,

Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.Nên người con phải xót xa,Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.Đội ơn chín chữ cù lao,

Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

kể tên các tác phẩm văn học trung đại và hiện đại của lớp 7 học kỳ I và nêu tên tác giả tác phẩm và cả thể loại

Các câu hỏi tương tự

1.1/

1/ Văn bản nhật dụng : Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; cuộc chia tay của những con búp bê.

- Tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại.

-Chi tiết

-Nội dung, nghệ thuật

2/Ca dao, dân ca : Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát than thân

Nội dung nghệ thuật của từng bài

3/Văn bản trung đại Việt Nam : Sông núi nước Nam, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Phò gia về kinh.

-Tác giả, tác phẩm, thể thơ

-Nội dung, nghệ thuật

4/Văn học hiện đại Việt Nam: Cảnh khuya, Tiếng gà trưa, Một thứ quà của lúa non: Cốm

-Tác giả, tác phẩm, thể loại

-Nội dung, nghệ thuật

MONG MỌI NGƯỜI GIÚP, AI BIẾT CÂU NÀO CỨ TRẢ LỜI MÌNH SẼ CẢM ƠN TỪNG BẠN GIÚP MÌNH

Em có 1 đề văn,nó cũng dài lắm,vì thế có 1 số câu khó hiểu thì mọi người giải dùm em vs ạ

1,PHẦN VĂN

1.kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại kèm tên tác giả đã học và đọc thêm?nêu chủ đề của từng truyện?

2.nêu tên văn bản,tác giả,phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7?

3.trong văn bản Ý Nghĩa Văn Chương,Hoài Thanh viết:''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có,luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có"Dựa vào kiến thức đã học,em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh nhận định đó

4.Phân tích rõ 2 hình ảnh tương phản trg truyện ngắn Sống Chết Mặc Bay của PDT?

5.vẽ BĐTD khái quát trình tự lập luận trg các văn bản nghị luận hiện đại đã học?

Phần văn chỉ đến đây thôi,còn phần tiếng việt nữa,em học k đạt môn văn lắm cho nên mới hỏi 

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề