Cách chăm sóc mít Thái sau thu hoạch

Cập nhật: 13/07/2020 | 10:54

Thời gian qua, cùng với các loại cây ăn quả khác, cây mít cũng đã trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao của người dân. Do đó, việc chăm sóc đúng kỹ thuật ngay từ đầu mùa để cây mít đạt năng suất, chất lượng quả cao đã được bà con nông dân chú trọng.

Cây mít đang vào giai đoạn phát triển thân cành, chuẩn bị cho mùa quả vào cuối tháng 10. Trước đây, nhiều người cho rằng, mít là loại cây dễ tính, nên chủ yếu trồng xen và không chú trọng chế độ chăm sóc, phân bón, phòng bệnh. Do vậy, vườn cây chỉ cho năng suất cao ở những năm đầu và tuổi thọ ngắn. 

Để mít đậu nhiều quả, bà con cần quan tâm chăm sóc đúng kỹ thuật

Hiện nay, nhiều người đã đúc kết được kinh nghiệm trong chăm sóc, phòng bệnh để mít cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Bà con đã thực hiện quy trình bón phân theo giai đoạn sinh trưởng của mít như: Thời kỳ dưỡng cây, ra hoa, tạo quả, nuôi quả… Điều này giúp cho vườn mít luôn dôi dào sức tăng trưởng, tỷ lệ đậu trái cao hơn hẳn.

Hơn 4 năm trước, gia đình ông Mai Văn Phúc, thôn Tân Hòa, xã Đắk R’moan [Gia Nghĩa], trồng xen 50 cây mít Thái trong vườn cà phê. Theo ông Phúc, so với giống mít địa phương, mít Thái ít xơ, xơ có thể ăn được, múi ngọt đậm và thơm. Mít Thái được nhiều người ưa chuộng, tiêu thụ tốt hơn. Giá mít Thái được các thương lái đến vườn mua từ 20 – 30.000 đồng/kg tùy theo phân loại. Nếu giá mít luôn ổn định như thế này, mỗi vụ người trồng mít cũng có lợi nhuận từ 150 – 200 triệu đồng/ha. "Thị trường tiêu thụ mít cũng khá rộng, kể cả trong nước hoặc xuất khẩu. Do đó, cây mít luôn là sự lựa chọn của người dân trong việc chuyển đổi cây trồng, cải thiện kinh tế gia đình. Vì vậy, chúng tôi đã chú trọng và chăm bẵm cây mít hơn so với trước", ông Phúc cho biết.

Còn gia đình ông Nguyễn Văn Thành, thôn 12, xã Nhân Cơ [Đắk R’lấp], cũng trồng xen 700 mít Thái và nhiều loại cây ăn quả khác trên 3,6 ha đất. Theo ông Thành, cây mít Thái thích nghi rất tốt với đất đai, thời tiết tại Đắk Nông. Loại cây trồng này rất nhanh cho quả, chỉ sau 18 tháng sẽ cho thu bói. Ông Thành cho biết: “Để vườn mít đạt năng suất, tôi luôn chú trọng đến việc chăm sóc và phòng bệnh cho mít. Tôi thường xuyên cắt tỉa cành hư, trừ nấm, không để rêu xanh bám vào cây mít. Mùa ra hoa, đậu quả thì tỉa bớt trái non, bọc trái bằng túi chuyên sử dụng cho trái mít…”.    

Gia đình ông Nguyễn Văn Thành thôn 12, xã Nhân Cơ [Đắk R’lấp] luôn chú trọng việc chăm sóc và phòng bệnh đúng cách cho vườn mít

Lâu nay nhiều nhà vườn trồng mít có thói quen để cho cây ra quả rải vụ. Tức là ra quả quanh năm. Trong khi mùa khô cây mít thường phải dồn sức để phát triển và chống chịu nắng hạn, sâu bệnh. Do đó, nếu để mít nuôi quả nữa sẽ bị mất sức. Cùng với đó, khi quả chín sẽ nhạt, mất mùi vị, thối quả, chất lượng kém.

Theo ông Ngô Quang, thôn Tân Phú, xã Đắk R’moan [Gia Nghĩa], việc để mít ra quả rải vụ là sai lầm của các hộ trồng mít. Nếu hiểu đúng về quá trình sinh trưởng của cây mít, tháng 6 mới tập trung chăm sóc, tháng 8 cho cây ra hoa và thu hoạch vào tháng 12. Thời điểm thu hoạch mít, các loại cây ăn quả như sầu riêng, bơ… đã thu hoạch xong, nên không phải cạnh tranh với các loại hoa quả khác, dễ tiêu thụ.

Theo các hộ trồng mít lâu năm, việc chăm sóc mít phải hết sức cẩn thận, chăm chỉ. Cây mít trưởng thành vào năm thứ 2 trở đi cần tưới nước vào giai đoạn bón phân và những tháng khô hạn. Mít là cây rất sợ ngập úng, nên vào mùa mưa phải kiểm tra, tạo mương rãnh chống úng. Vườn mít cần làm sạch cỏ để tạo thông thoáng và tỉa cành từ 2 – 3 lần/năm.

Ngoài một số bệnh hại thì đáng sợ nhất với cây mít là hiện tượng xơ đen. Khi gặp loại bệnh này, trái mít dù vẫn lớn bình thường, nhưng bên trong có nhiều xơ đen, nên không có giá trị thương mại. Để phòng bệnh xơ đen cho mít, theo kinh nghiệm của các nhà vườn, bà con cần bổ sung thêm ka li trắng, can xi trước và trong giai đoạn cây ra hoa. Nếu dùng can xi lỏng phun và tưới gốc định kỳ 2 tháng 1 lần sẽ giảm được hiện tượng xơ đen cho mít.

Bà con cần bón phân theo nhu cầu của cây, cây khỏe bón ít, cây yếu bón nhiều, với các loại phân khác nhau. Cây mít cũng thường xuất hiện các loại sâu hại như: Sâu đục thân, sâu đục quả, ruồi đục quả… Do đó, các nhà vườn nên bao quả sớm bằng bao lưới, túi nilon ngay sau khi cây kết thúc rụng quả sinh lý. Bà con có thể sử dụng các loại thuốc Regent 800 EG, Furadan 3H nhào trộn với đất rồi bít kín lỗ sâu đùn. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng theo hướng dẫn và tuân thủ thời gian cách ly sản phẩm trước khi thu hoạch...

Bài, ảnh: Văn Tâm

Tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng vụ sau.

[Diễn giả: PGS.TS Trần Văn Hậu, ĐH Cần Thơ, TS. Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, KS. Ngô Ngọc Mỹ, Cty CP Phân bón Bình Điền].

TỈA CÀNH TẠO TÁN TÙY LOẠI CÂY, TUỔI CÂY

Tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng vụ sau. Năng suất thực vật nói chung và cây ăn quả nói riêng được hình thành từ bộ lá để tiến hành quang hợp chuyển năng lượng mặt trời thành các vật chất hữu cơ.

Cây muốn có năng suất thì diện tích lá phải lớn và giảm thiểu được việc các lá che lẫn nhau, muốn vậy phải bằng mọi cách kích thích cây ra chồi, lá mới mà tạo cành tỉa tán là cách làm không thể thiếu, tuy nhiên với mỗi loại cây, tuổi cây nên có các cách tỉa cành tạo tán phù hợp.

Những cây mang trái tận cùng cành như nhãn, xoài, chôm chôm… cần phải cắt ngắn cuống sau chùm quả mới thu hoạch, đồng thời tiến hành sửa tán.

Với những cây ra quả ở nách lá như cây có múi [cam, bưởi, quýt...; trừ quýt hồng]. Cần cắt hết cành nhỏ, cành bị che khuất, sâu bệnh, đồng thời cắt những cành vươn quá ra ngoài tán để kích thích ra chồi mới.

Với những cây có quả ở thân như dâu da, bòn bon, mít, sầu riêng… thì chỉ cần cắt sửa một ít cành trong tán, một ít cành ngoài tán.

Ngoài ra, việc tỉa cành tạo tán còn tùy thuộc vào tuổi cây, thông thường cứ 3 năm tỉa lại có 1 năm tỉa đau để định hình lại tán làm sao cho tán phù hợp với sự phát triển bộ rễ, nếu cây trồng cách nhau 8 m thì chiều cao cây tối đa cũng không quá 8 m.

Việc tỉa cành, tạo tán còn phụ thuộc vào thời điểm sau thu hoạch, nếu cây thu hoạch vào mùa khô thì việc tỉa cành, tạo tán sẽ dễ hơn vì sau khi cắt tỉa chỉ cần châm phân, tưới nước thì chồi và đọt non sẽ bật ra ngay; còn nếu thu hoạch trễ, vào mùa mưa thì lúc này nhiệt độ không khí và đất đã giảm nên việc đâm cành lá mới khó khăn hơn.

DINH DƯỠNG CHO CÂY SAU THU HOẠCH

Sau một vụ nuôi trái, cây gần như kiệt quệ nên sau khi thu hoạch; cần nhanh chóng giúp cây phục hồi bằng cách bón phân sau khi tỉa cành tạo tán. Mặt khác, cũng như cành lá, sau một thời gian bộ rễ của cây cũng bị già đi, thương tổn và cần có những tác động để kích thích bộ rễ phát triển mới.

Mùn, lân là 2 yếu tố cần thiết cho yêu cầu này, bởi vậy sau khi thu hoạch phải bón phân hữu cơ kết hợp với lân. Ngoài ra vôi [CaO] có tác dụng làm giảm độ chua, phóng thích các dinh dưỡng [nhất là lân] bị keo đất giữ chặt, cải thiện kết cấu của đất nên được sử dụng chung với phân hữu cơ và lân.

Để việc bón phân hữu cơ có hiệu quả, tùy theo điều kiện có thể bón theo rãnh hình vành khăn tán lá nhưng tốt nhất nên bón rộng ra cả vườn. Trước lúc bón cần cuốc lật đất lên, trộn chung cả 3 loại trên, rải đều rồi xới đất lại để vùi phân vào đất. Việc cuốc đất lên sẽ làm cho đất thoáng khí, thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy phân.

Về liều lượng bón. Nếu dùng phân chuồng [đã ủ hoai mục] nên bón từ 10-12 tấn/ha, nếu dùng phân hữu cơ công nghiệp [chất hữu cơ 20%] nên dùng khoảng 2 tấn/ha, lân supe dùng khoảng 1 tấn/ha, vôi 0,5-1 tấn/ha.

Sau khi bón phân hữu cơ khoảng 10 ngày đến 2 tuần, cần bón phân khoáng NPK để cây hấp thu phục vụ cho việc đâm tược mới. Công thức phân NPK lúc này cần hàm lượng đạm và lân cao. Cty Phân bón Bình Điền đã SX nên loại phân NPK chuyên dùng cho giai đoạn này có tên gọi là AT 1.

Cần đọc kỹ hướng dẫn cách bón và liều lượng bón được in ngoài bao phân. Hoặc cũng có thể sử dụng loại phân bón mới NPK 16.16.16 + TE. Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bình Điền với một hãng phân bón của Nga, kết hợp với phân đơn, cụ thể: 40 kg NPK 16.16.16+TE+30 kg urê+30 kg DAP. Nên sử dụng urê hạt vàng Đầu trâu có bọc Agrotain để chống việc thất thoát, một bao urê hạt vàng Đầu trâu 35 kg có giá trị bằng 50 kg urê thông thường.

BẢO VỆ THỰC VẬT

Công việc đầu tiên sau thu hoạch là phải vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom các tàn dư thực vật và nông sản ra khỏi vườn và chôn vào hố để sau này có thể sử dụng bón lại cho vườn cây.

Khi vườn cây hồi phục, nhú chồi mới cũng là lúc lứa sâu bệnh mới tấn công vườn. Với sâu hại có 2 nhóm, nhóm hại ban ngày [rầy mềm, rệp sáp, sâu ăn lá, đục lá] và nhóm ban đêm và "tàn bạo" nhất là loại bọ côn trùng bay được vì chúng có tập tính bầy đàn hàng vạn, triệu con, có thể vặt trụi lá non chỉ trong vòng 1-2 giờ. Bởi vậy sau khi nhú đọt non cần kiểm tra vườn thường xuyên, khi phát hiện ra sâu hại ban đêm thì có thể sử dụng thuốc BVTV sinh học như dầu khoáng, hoặc thuốc có khả năng lưu dẫn, phun vào lúc khoảng 3-4 giờ chiều.

Sau khi bón phân hữu cơ, tưới nước thì một số bệnh rễ cũng có nguy cơ bộc phát. Đáng chú ý là bệnh vàng lá thối rễ do nấm phytopthora và fusarium solani, bệnh thán thư.

Video liên quan

Chủ Đề