Cách chữa bệnh Alzheimer

BS.Nguyễn Thùy Linh

Khoa điều trị G

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất trong nhóm sa sút trí tuệ [hay mất trí] một hội chứng bệnh lý của não phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh thường gây ra tổn thương não kéo dài và không hồi phục. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân Alzheimer có thể quên cả những người thân xung quanh mình, không còn khả năng tự phục vụ bản thân, biến đổi cảm xúc, và thay đổi nhiều về tính cách khiến họgặp nhiều khó khăn trong duy trì cuộc sống bình thường và mang lại gánh nặng lớn chonhững người chăm sóc.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ALZHEIMER DO ĐÂU?

Tổn thương teo não đặc hiệu ở bệnh nhân Alzheimer liên quan tới việc tạo thành các mảng protein beta-amyloid bất thường gây phá hủy không thể tái tạo các tế bào não và thay đổi cấu trúc sợi của protein tau một protein có vai trò quan trọng trong hệ thống dinh dưỡng và liên kết tế bào não làm gián đoạn chức năng vận chuyển thần kinh. Mặc dù cơ chế tác động cụ thể còn chưa sáng tỏ, những bất thường này được cho là hậu quả của các yếu tố di truyền, lối sống, vàmôi trường cùng phối hợp, tác động trong thời gian dài. Yếu tố nguy cơ hoặc đối tượng nguy cơ nên xếp cùng với nguyên nhân cho dễ hiểu câu này.

ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH ALZHEIMER?

  • Tuổi > 65
  • Nữ giới
  • Trình độ học vấn thấp
  • Có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh Alzheimer
  • Mắc hội chứng Down
  • Có biểu hiện suy giảm nhận thức/ trí nhớ sớm so với tuổi hoặc do tổn thương não vì bệnh lý/ chấn thương
  • Có bệnh lý tim mạch/ yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch: thiếu tập luyện, béo phì, hút thuốc [chủ động và thụ động], tăng huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường tuýp 2 kiểm soát kém, chế độ ăn thiếu rau củ quả

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ALZHEIMER là gì?

Suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ do bệnh Alzheimer có đặc điểm kéo dài và tiến triển nặng dần theo thời gian.

  • Giai đoạn đầu:quên gần hay quên những việc mới xảy ra [ví dụ: bữa sáng nay ăn gì, vừa để đồ ở đâu, mọi người vừa nói gì với mình, ]
  • Giai đoạn sau: quên xa lạc đường ở những nơi quen thuộc, quên tên người thân trong gia đình, không nhớ và không gọi được tên những vật dụng thường ngày,
  • Cuối cùng những kỹ năng, thói quen, thông tin ghi nhận từ khi còn nhỏ và thanh thiếu niên cũng sẽ bị ảnh hưởng

Suy giảm khả năng nhận thức

  • Giảm khả năng tập trung, tư duy, suy luận nên không làm được những công việc phức tạpnhư xử lý sổ sách, tính toán chi tiêu,
  • Gặp khó khăn khi xử lý tình huống nhanh thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày như thức ăn cháy trên bếp, sự cố khi tham gia giao thông
  • Mất dần khả năng lập kế hoạch: thời gian đầu, không thểlàm những việc có nhiều bước như lên kế hoạch đi chợ và nấu một bữa ăn; giai đoạn sau, không làm được những sinh hoạt cơ bản nhất như thay quần áo hay vệ sinh cá nhân

Bất thường về cảm xúc, hành vi và nhân cách

Bệnh nhân Alzheimer có thể có các dấu hiệu kèm theo bao gồm: trầm cảm, vô cảm, giảm giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội; cảm xúc thất thường, cáu gắt kích động, mất khả năng kiềm chế; nghi ngờ người xung quanh, hoang tưởng [VD: cho rằng con cháu muốn giết mình lấy tài sản, vật dụng cá nhân bị mất cắp, ]; rối loạn giấc ngủ, đi lang thang.

BỆNH ALZHEIMER CÓ THỂ ĐƯỢC CHỮA KHỎI KHÔNG?

Vì cơ chế gây bệnh còn chưa rõ nên tới nay, chưa có biện pháp điều trị nào đặc hiệu cho bệnh Alzheimer. Các phương pháp hiện nay mới dừng lại ở mức cải thiện triệu chứng nhất thời và giúp bệnh nhân phần nào tự lập trong sinh hoạt hàng ngày trong một thời gian.

Nguyên tắc điều trị cần phối hợp [1] sử dụng thuốc: giúp hạn chế tạm thời sự tiến triển của các triệu chứng suy giảm trí nhớ, nhận thức; kiểm soát các rối loạn cảm xúc, hành vi và triệu chứng khác [nếu có]; [2] tạo môi trường an toàn và hỗ trợ chăm sóc phù hợp; và [3] đảm bảo chế độ tập luyện dinh dưỡng hợp lý.

Như vậy, để đạt được hiệu quả điều trị tối đa, rất cần sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sỹ và người nhà bệnh nhân, cũng như chú trọng chăm sóc bệnh nhân cả ở cơ sở y tế chuyên khoa và tại cộng đồng.

Video liên quan

Chủ Đề