Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh

Viêm phế quản là tình trạng bệnh lí gì? Khi mắc bệnh, người bệnh có các triệu chứng điển hình nào không? Để điều trị bệnh cần phải sử dụng những thuốc điều trị cụ thể nào? Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản, hãy cùng Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Viêm phế quản là bệnh gì?

Viêm phế quản là gì

Viêm phế quản là bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới rất dễ bắt gặp. Nghĩa là ống phế quản [di chuyển không khí] bị tổn thương ở thành niêm mạc ống hay còn gọi là hiện tượng viêm nhiễm thì sẽ hình thành nên bệnh.

Khi bị viêm phế quản, xuất hiện các triệu chứng ho khá nhiều kèm theo chất đờm nhầy khá dày.

Viêm phế quản được chia thành:

Cấp tính

  • Bệnh thường xuất hiện và tự khỏi trong vài tuần.
  • Đây là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc phế quản ngắn hạn.
  • Biểu hiện: đường hô hấp khí trong phổi sẽ xuất hiện hiện tượng sưng và chứa nhiều chất nhầy dày.

Mãn tính

  • Đây là hiện tượng nhiễm trùng niêm mạc phế quản dài hạn.
  • Bệnh có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm khiến cho phế quản bị kích thích liên tục.
  • Gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh

2. Điều trị viêm phế quản như thế nào?

2.1. Viêm phế quản cấp tính

Trường hợp người bệnh mắc viêm phế quản cấp tính, một số loại thuốc có thể sẽ được chỉ định để điều trị là

  • Kháng sinh: đây là thuốc dùng điều trị nhiễm khuẩn. Mặc dù viêm phế quản cấp tính thường gây ra do vi rút. Do đó, kháng sinh không có khả năng điều trị bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có thể được bác sĩ chỉ định tùy tình trạng của từng người
  • Thuốc ho: Nếu bị ho quá nhiều sẽ khiến cho cổ họng và phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Và nếu cơn ho gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày [giấc ngủ] bạn cần dùng thuốc ho
  • Một số loại thuốc khác: dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể xảy ra. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít hoặc các loại thuốc khác để giúp làm giảm tình trạng viêm và làm giãn các phế quản.

2.1. Viêm phế quản mãn tính

Nên tiến hành phục hồi chức năng.

Cần tập trung điều trị triệu chứng khi có các biểu hiện của viêm phế quản.

  • Dùng thuốc hạ sốt
    + Lưu ý chỉ nên dùng khi nhiệt độ >38,5 độ C.
    + Ngoài ra, không nên dùng thuốc hạ sốt chia đều trong ngày do sẽ làm mất triệu chứng sốt của người bệnh, gây khó khăn cho việc theo dõi diễn biến bệnh
    + Có thể dùng: paracetamol, panadol,..
  • Cần bù nước và điện giải cho bệnh nhân
    + Điều này là do người bệnh bị sốt nên có thể gây mất nước.
    + Vì thế nên cho bệnh nhân uống oresol hoặc nước hoa quả [có pha thêm muối].
  • Trong trường hợp có khó thở, nghe có tiếng rít có thể được điều trị thêm với các thuốc giãn phế quản như salbutamol hoặc theophylin,..

3. Khi nào sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản

Khi nào thì nên dùng kháng sinh
  • Chỉ nên dùng kháng sinh khi xuất hiện trường hợp viêm phế quản cấp nghi do vi khuẩn.
  • Các dấu hiệu viêm phế quản cấp do vi khuẩn và cần chỉ định kháng sinh
    + Khạc đờm mủ, đờm màu xanh, đờm màu vàng
    + Đã diễn biến >10 ngày
    + Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao.
  • Những kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản cấp là: nhóm betalactam, macrolide và quinolone.
  • Người bệnh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ từ việc dùng loại kháng sinh nào, liều lượng, cách dùng, thời gian dùng trong bao lâu
  • Chú ý tuyệt đối tránh các trường hợp tự ý thay đổi liều dùng, thời gian dùng, hoặc bỏ thuốc khi thấy bệnh lui mà không dùng hết liệu trình Vì người bệnh sẽ gặp nhiều nguy cơ nguy hiểm hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Và ngược lại, nếu người bệnh có sốt, đau đầu, đau mỏi người, rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng thường là viêm phế quản cấp do virut. Do đó, các trường hợp này không cần dùng kháng sinh vì không có tác dụng.

4. Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản phổ biến hiện nay

Lưu ý với các bệnh nhân bị viêm phế quản cấp đơn thuần thường không sử dụng kháng sinh. Trường hợp bác sĩ đã đưa ra chính xác loại vi khuẩn gây bệnh thì sẽ sử dụng kháng sinh để điều trị

Tùy tình hình đáp ứng của người bệnh, mức độ kháng thuốc tại địa phương mà có thể dùng:

  • Ampicillin, amoxicilin 3 g/ ngày hoặc
  • Amoxicillin acid clavulanic; Ampicillin sulbactam: liều 3 g/ ngày hoặc.
  • Cephalosporin thế hệ 1: Cephalexin 2-3 g/ ngày hoặc
  • Cefuroxim 1,5 g/ ngày hoặc
  • Nhóm Macrolid:
    + Erythromycin 1,5g/ ngày x 7 ngày
    + Azithromycin 500 mg/ ngày x 3 ngày
  • Đồng thời cần kết hợp điều trị bệnh lý ổ nhiễm trùng khác.

5. Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản

  1. Chỉ dùng kháng sinh nếu đó là các trường hợp nhiễm do vi khuẩn gây ra
  2. Luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ
  3. Không được tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy tốt hơn sau vài ngày.
  4. Nên uống kháng sinh sau bữa ăn. Tuy nhiên, tùy tình hình bác sĩ có thể khuyên nên uống trước hoặc trong bữa ăn.
  5. Nên bổ sung lợi khuẩn hoặc sữa đông trong bữa ăn để tăng cường vi khuẩn chí đường ruột và chống lại các tác hại của kháng sinh.
  6. Đảm bảo uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Điều này là để duy trì lượng nước cho cơ thể khi sử dụng kháng sinh vì giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  7. Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ và chắc chắn kiểm soát khẩu phần ăn
  8. Có thể dùng các chế phẩm làm giảm độ axit trong dạ dày và bổ sung vitamin khi dùng kháng sinh.
  9. Thực hiện các bài tập nhẹ hoặc tập yoga để tăng cường chuyển hóa khi đang dùng kháng sinh
  10. Lưu ý, tác dụng phổ biến khi dùng kháng sinh là gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn

Vì vậy, để tránh những hậu quả trên và dùng thuốc được an toàn, hiệu quả khi có dấu hiện về bệnh Viêm phế quản, người bệnh cần đi khám để được dùng đúng thuốc. Khi được kê đơn dùng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng hết liều được kê, kể cả khi đã cảm thấy khỏe và không được chia sẻ kháng sinh với người khác

Video liên quan

Chủ Đề