Cách chụp ảnh khi đi cắm trại

Chụp ảnh kỷ yếu concept picnic đang dần trở thành xu hướng, được nhiều các bạn học sinh chọn làm chủ đề để chụp ảnh cuối khoá. Tuy nhiên, nhiều lớp vẫn chưa xây dựng được một concept picnic đẹp, ngầu, lạ mắt. Dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích về ý tưởng cũng như địa điểm chụp ảnh kỷ yếu concept picnic mà các lớp cần biết.

1. Chụp ảnh kỷ yếu concept picnic là gì?

Hoạt động chụp ảnh kỷ yếu concept picnic là việc chụp ảnh kỷ yếu kết hợp với đi dã ngoại ngay trong thành phố hoặc một địa điểm bất kỳ cách thành phố không quá xa.

Với concept picnic độc đáo giúp cho bộ ảnh kỷ yếu của học sinh được mới lạ, ý nghĩa hơn. Hơn nữa, đi dã ngoại để chụp ảnh kỷ yếu còn tạo điều kiện để các thành viên trong lớp trở nên gần gũi, đoàn kết với nhau hơn.

2. Gợi ý những ý tưởng chụp ảnh concept picnic đẹp và độc đáo

2.1. Kiểu tạo dáng chụp ảnh một mình ấn tượng

Tạo dáng chụp ảnh với trái cây là ý tưởng thú vị. Trước khi chụp ảnh cần trải thảm picnic rồi bày trái cây, giỏ hoa lên thảm để làm cho không gian chụp được đẹp đẽ, bắt mắt hơn. Người chụp sẽ quỳ lên thảm một tay bưng dĩa trái cây nhỏ còn tay kia cầm một quả giờ lên ngang mặt rồi nhìn ống kính và cười tươi.

Hình ảnh nữ sinh cười rạng rỡ trong buổi chụp ảnh kỷ yếu

Kiểu tạo dáng nằm để chụp, người chụp ảnh chỉ cần nằm trên thảm rồi giơ một ngón tay bỏ trên miệng như ra hiệu im lặng hoặc một tay tạo thành chữ OK. Nên bày các loại trái cây xung quanh người chụp để làm nền bức ảnh không bị đơn điệu.

Kiểu dáng chụp ảnh đang được ưa chuộng hiện nay

2.2. Kiểu tạo dáng chụp ảnh kỷ yếu 2 người

Concept tình bạn bè thân thiết: với ý tưởng này 2 người chụp sẽ ngồi trên thảm picnic rồi quay mặt vào nhau nhìn như đang nói chuyện. Để làm cho bức ảnh được sinh động hơn, 1 người hãy vờ như đang đút trái cây cho người kia, còn người kia thì vui vẻ đón nhận.

Concept chụp kỷ yếu đẹp ấn tượng dành cho 2 bạn nữ

Ngắm nhìn bầu trời: 2 người sẽ nằm để đầu gần sát vào nhau hoặc thẳng hàng với nhau. Sau đó, lấy một tay che mắt hoặc sử dụng trái cây để che mắt. Cuối cùng hãy nhớ là cười thật hạnh phúc, nghĩ đến điều vui vẻ sẽ giúp mọi người cười trông tự nhiên hơn.

Nữ sinh cười rạng rỡ trong bức ảnh kỷ yếu

2.3. Tạo dáng đơn giản chụp ảnh nhóm, tập thể

Nhìn theo một hướng: mọi người sẽ đứng thành một hàng, không cần phải xếp thẳng mà có sự lệch hàng để trông tự nhiên hơn. Một người lấy tay chỉ về một phía, những người còn lại đồng loạt nhìn theo hướng đó.

Kiểu tạo dáng chụp ảnh đơn giản cùng tập thể lớp

Mỗi người một việc: ý tưởng này là cách đơn giản để chụp ảnh kỷ yếu concept picnic đơn giản mà vẫn đẹp. Mọi người cùng ngồi lại gần gần nhau sau đó làm mỗi người một việc khác nhau: đọc sách, uống nước, ăn trái cây… Điều này làm cho bức ảnh trở nên thật và gần gũi hơn.

Kiểu tạo dáng thú vị, tự nhiên khi chụp ảnh

3. Tham khảo những địa điểm chụp ảnh kỷ yếu picnic đẹp, nổi tiếng

3.1. Địa điểm chụp ảnh kỷ yếu concept picnic đẹp ở Hà Nội

Camping Sport Đồng Mô là địa điểm nằm trong khu du lịch Đồng Mô với nhiều cảnh thiên nhiên như: rừng, núi, hồ nước, đảo…Với nhiều cảnh quan thiên nhiên như thế nên đây chính là địa điểm thích hợp để đi cắm trại cũng như chụp kỷ yếu.

Khu du lịch Đông Mô nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp mê hoặc

Vườn nhãn Gia Lâm, địa điểm nổi tiếng khá gần nội thành Hà Nội thu hút đông đảo lượng khách du lịch ghé thăm. Khu vườn với không gian rộng mở, có hàng trăm cây nhãn đang dang tay để đón chờ các vị khách ghé thăm. Cảnh quan ở đây có sự thay đổi theo mùa nhưng mùa nào cũng có những thi vị riêng: mùa xuân cây cối xanh tốt, mùa hè hoa nhãn chúm chím nở…Tất cả sẽ làm cho những bức ảnh kỷ yếu của lớp thật đẹp, thật nên thơ.

Công viên Yên Sở là một gợi ý đáng để lưu tâm nếu lớp nào muốn chụp ảnh kỷ yếu concept picnic tại Hà Nội. Công viên này nằm ngay trung tâm thành phố nên tiện lợi cho việc di chuyển. Tại công viên có nhiều phong cảnh với các phong cách khác nhau như: trẻ trung, hoài cổ, lãng mạn…Vậy nên với concept picnic tại đây sẽ làm cho kỷ yếu của học sinh được đa dạng với nhiều phong cách hơn.

3.2. Địa điểm chụp ảnh kỷ yếu chủ đề dã ngoại tại TP Hồ Chí Minh

Công viên Lawrensting: công viên này nằm ở ngay quận 7 với không gian thiên nhiên rộng lớn, yên tĩnh. Khi cả lớp tổ chức dã ngoại ở đây để chụp kỷ yếu cũng không sợ ảnh hưởng làm phiền đến người khác. Công viên được thiết kế để tạo không gian quen thuộc với những hòn nam bộ, cầu nhỏ, khóm trúc…Nếu lớp nào lên ý tưởng chụp kỷ ảnh cuối cấp với thiên nhiên giản dị thì đừng bỏ qua địa điểm này.

Ku Farm: giữa Sài Thành tấp nập thì Ku Farm như một khu nông trại thu nhỏ mang đến một màu sắc riêng cho thành phố. Tại đây có địa điểm ăn uống ven sông, những mái nhà lá, cây cầu gỗ nhỏ…thích hợp cho lớp nào muốn chụp ảnh kỷ yếu với chủ đề nông trại hoặc làng mạc bình dị.

Công viên Suối Mơ: đây không chỉ là địa điểm được nhiều học sinh tìm đến chụp kỷ yếu mà còn được giới trẻ tìm đến như một địa điểm vui chơi, giải trí. Với hệ thống cảnh quan đa dạng như: thác nước, hồ nhỏ, vườn cây…chắc chắn sẽ làm kỷ yếu của lớp đẹp mộng mơ. Tuy nhiên, công viên Suối Mơ cách Sài Gòn khoảng 100km nên việc di chuyển hơi bất tiện, cần chuẩn bị trước về phương tiện khi đi chụp ảnh.

3.3. Địa điểm chụp ảnh cuối cấp với concept picnic tại Đà Nẵng

Non nước Đà Nẵng là lựa chọn hoàn hảo để có chuyến du lịch cùng nhóm bạn thân và kết hợp chụp hình kỷ yếu.

Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 8km nên rất thuận tiện trong việc di chuyển. Non nước như một tặng phẩm của mẹ thiên nhiên với vùng đất hoang sơ xanh mướt, bãi đá gập ghềnh mà lại như những bức tạc tượng. Với view như thế, chụp ảnh kỷ yếu concept picnic là rất hợp lý.

Hình ảnh Non Nước Đà Nẵng, đia điểm chụp hình kỷ yếu nổi tiếng

Bãi biển Tiên Sa, lựa chọn hoàn hảo cho một chuyến du lịch kết hợp chụp ảnh cuối cấp. Nếu đã quá nhàm chán với những concept chụp kỷ yếu trên bờ thì giờ đây mọi người đã có thể đổi gió với concept chụp kỷ yếu ở biển.

Bãi biển với nước trong xanh, cát vàng trải dài cùng những hàng cây xanh tốt sẽ là khung cảnh nên thơ để chụp ảnh kỷ yếu. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 9km nên mọi người cũng không quá khó khăn để di chuyển đến địa điểm này.

Bãi biển với nước trong xanh, cát vàng trải dài cùng những hàng cây xanh tốt

Phố cổ Hội An, địa điểm lý tưởng để chụp hình cuối cấp. Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Tây Nam là khu phố cổ Hội An. Mặc dù đã qua hàng trăm năm nhưng khu phố vẫn giữ được những nét cổ xưa, thu hút hàng nghìn người ghé thăm. Đây sẽ là địa điểm thích hợp để chụp ảnh kỷ yếu với chủ đề Việt phục, nông dân truyền thống.

Phố Cổ Hội An địa điểm chụp ảnh nổi tiếng Việt Nam

Bài viết đã gợi ý những ý tưởng cũng như địa điểm để chụp ảnh kỷ yếu concept picnic đẹp, lạ mắt, thu hút nhất. Chúc các bạn học sin, sinh viên sẽ có buổi chụp kỷ yếu vui vẻ với nhiều bức ảnh đẹp để lưu giữ lại thời thanh xuân đẹp đẽ của mình.

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Đẹp Bằng Điện Thoại Khi Đi Dã Ngoại

16/02/2020  -  8508 Lượt xem

Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Đẹp Bằng Điện Thoại Khi Đi Dã Ngoại   Ngày nay, cho dù bạn đang ở trong thành phố hay trên đường mòn, hầu hết mọi người đều mang theo một chiếc smartphone trong túi của họ. Những thiết bị mạnh mẽ và nhỏ gọn này có ích trong nhiều trường hợp khi bạn đang đi dã ngoại, từ việc cho phép bạn định vị được vị trí của mình trên bản đồ đến việc xác định các ngôi sao trên bầu trời đêm. Và, tất nhiên, bạn có thể sử dụng chúng để chụp những bức ảnh tuyệt vời trong hành trình của mình.  

Chụp ảnh bằng điện thoại khá nhanh và dễ dàng: Bạn chỉ cần mở ứng dụng camera, chọn và nhấn. Nhưng, khi bạn xem lại các bức ảnh của mình từ những chuyến thám hiểm ấy, bạn có thể muốn chia sẻ vài bức trong số chúng hoặc đăng lên tường của bạn.

 

Dưới đây là 7 mẹo để có được những bức ảnh chụp ngoài trời bằng điện thoại đẹp hơn:

 

1. Biết sử dụng camera

Smartphone có tích hợp sẵn camera mặc định để chụp ảnh. Đối với nhiều người, ứng dụng này có tất cả các chức năng cần thiết để tạo nên bức ảnh đẹp. Dưới dây là một vài đặc tính cơ bản để tìm kiếm và học cách sử dụng:

  • Điều chỉnh phơi sáng: Nhiều ứng dụng camera mặc định cho phép bạn điều chỉnh độ sáng của hình ảnh. Bạn có thể cần phải nhấn và giữ hoặc vuốt để làm điều này. Điều chỉnh độ sáng giúp bạn quyết định độ sáng cuối cùng cua hình ảnh.
  • Tiêu điểm và khóa cấp độ sáng: Trên nhiều điện thoại, bạn có thể bấm và giữ ngón tay trên một vật thể để khóa tiêu điểm và độ sáng. Điều này đảm bảo rằng đối tượng sẽ được lấy nét và chỉnh sáng như bạn muốn khi bạn nhấp vào màn hình.
  • Chế độ HDR: Khi bạn chụp ảnh ở chế độ HDR, thực tế là camera của bạn sẽ chụp vài bức ảnh ở các độ phơi sáng khác nhau và sau đó kết hợp chúng để tạo ra một hình ảnh duy nhất. Đây là một cách tuyệt vời để bắt được đầy đủ phạm vi sáng và tối trong cảnh. Sử dụng HDR có thể đặc biệt hiệu quả khi bạn chụp ảnh phong cảnh có nhiều màu sắc và độ sáng, chẳng hạn như cảnh bình minh trên vùng thôn quê. Bạn có thể thử quay xung quanh với HDR để tìm ra thời điểm thích hợp khi nào sử dụng và khi nào không. Nhưng trong một số trường hợp, HDR không thực sự có ích lắm ví dụ như khi bạn đang cố chụp ảnh một vật đang chuyển động.
  • Hẹn giờ: Bộ hẹn giờ khá là tiện ích khi bạn muốn chụp ảnh nhóm hay chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu nhưng chỉ cần chạm nhẹ cũng có thể làm rung camera và làm bức ảnh bị mờ.
  • Bật/tắt đèn flash: Trong hầu hết các trường hợp, bức ảnh của bạn sẽ đẹp hơn khi dùng ánh sáng tự nhiên thay vì sử dụng đèn flash tích hợp mạnh mẽ trên điện thoại, vì vậy hãy đảm bảo bạn biết cách tắt đèn flash.

2. Sử dụng ứng dụng chụp ảnh của bên thứ ba

Nếu camera mặc định của bạn thiếu bất kỳ tính năng cơ bản nào được liệt kê ở trên hoặc bạn muốn có nhiều hiệu ứng hơn khi chụp ảnh, bạn có thể tải ứng dụng chụp ảnh của bên thứ ba [một số miễn phí, một số khác bạn sẽ phải trả tiền]. Các ứng dụng này có thể mở khóa rất nhiều tính năng, bao gồm: 

  • Điều chỉnh tốc độ chụp: Tốc độ chụp là khoảng thời gian màn trập của máy ảnh mở ra và làm cho cảm biến điện thoại của bạn sáng lên. Với tốc độ chụp nhanh hơn, ít ánh sáng đi vào cảm biến, điều này sẽ làm ngừng chuyển động của các vật chuyển động. Với tốc độ chụp chậm hơn, nhiều ánh sáng hơn sẽ tiếp cận với cảm biến, điều này sẽ làm mờ chuyển động. Bằng cách điều chỉnh tốc độ chụp, bạn có được một loạt các điều khiển sáng tạo về độ sáng cuối cùng của hình ảnh. Ví dụ: nếu bạn đang chụp ảnh một người đang đi xe đạp, bạn có thể tăng tốc độ chụp để đóng băng chuyển động và có hình ảnh sắc nét. Hoặc bạn có thể làm chậm tốc độ chụp để làm mờ chuyển động của người lái. Nếu bạn sử dụng tốc độ chụp chậm, bạn có thể đặt điện thoại trên giá ba chân nhỏ để máy không bị rung và hình ảnh không bị mờ.
  • Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO: Giống như điều chỉnh tốc độ chụp, điều chỉnh ISO là một cách để bạn kiểm soát độ sáng cuối cùng của bức ảnh. ISO xuất phát từ những ngày đầu quay phim và được sử dụng để đánh giá độ nhạy của phim với ánh sáng. Ngày nay, nó được sử dụng để đánh giá độ nhạy của cảm biến kỹ thuật số của máy ảnh. Bằng cách tăng ISO trong máy ảnh của điện thoại, bạn sẽ làm cho cảm biến trở nên nhạy hơn với ánh sáng, điều này cho phép bạn chụp ảnh ở điều kiện thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn càng tăng ISO chất lượng hình ảnh của bạn có thể càng giảm; ISO càng cao thì hình ảnh càng dễ bị nhiễu.
  • Chế độ chụp ảnh liên tục: Chế độ chụp ảnh liên tục cho phép chụp nhanh một loạt các bức ảnh chỉ trong vài giây. Điều này rất thích hợp để chụp các vật thể chuyển động nhanh, ví dụ như chụp bạn bè của bạn đang trượt tuyết. 
  • Chống rung: Nếu bạn đang chụp trong điều kiện thiếu ánh sáng và cố gắng để có được hình ảnh sắc nét, hãy thử sử dụng một ứng dụng có tính năng chống rung. Điều này có thể giúp loại bỏ mờ do rung máy.
  • Định dạng tệp: Một số ứng dụng sẽ cho phép bạn lưu hình ảnh ở các định dạng tệp khác nhau, chẳng hạn như đinh dạng RAW, để duy trì chất lượng hình ảnh. Điều này đặc biệt tốt nếu bạn dự định thực hiện một chút chỉnh sửa sau khi chụp ảnh.

3. Sử dụng Quy tắc Bố cục ⅓ Bạn sẽ biết một bức ảnh có đẹp hay không khi bạn nhìn thấy nó. Nhưng, chính xác là cái gì làm cho nó trở nên đẹp hơn? Rất nhiều bức là do bố cục, và một trong những kỹ thuật bố cục cơ bản nhất là quy tắc 1/3. 

Quy tắc 1/3 nói rằng bằng cách chia hình ảnh của bạn thành ba phần theo chiều dọc và chiều ngang với đường lưới và định vị [các] vật thể dọc theo các đường hoặc tại giao điểm của hai đường, bạn sẽ cho ra một hình ảnh cân bằng và trực quan hơn. Ví dụ, thay vì chụp một bức ảnh để bạn của bạn đứng vào giữa, hãy thử chụp ảnh mà họ đứng ở một bên. Hoặc, khi bạn chụp phong cảnh, hãy thử đặt đường chân trời ở phần trên cùng hoặc dưới cùng của ảnh thay vì cắt ngang ở giữa. Bật chế độ lưới trong phần camera của điện thoại là một cách dễ dàng để sử dụng quy tắc 1/3 trong khi chụp ảnh.

 

4. Tận dụng đường dẫn

Sử dụng cẩn thận các dòng trong ảnh của bạn là một cách mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của người xem vào chủ thể chính và tạo cảm giác chuyển động qua hình ảnh. Ví dụ: hình ảnh hiển thị đường mòn đi bộ đường dài đến từ góc dưới cùng bên trái của hình ảnh và đi sâu vào khoảng cách ở phía trên bên phải có thể dẫn dắt người nhìn thông qua hình ảnh chú ý tới một người đi bộ ở cuối con đường. Những con đường mòn rất tự nhiên đã tạo ra những đường dẫn tốt đẹp, nhưng cũng như những con đường, dòng sông, đường bờ biển, cây cối và vách đá.

 

5. Sử dụng tiền cảnh, trung tâm và hậu cảnh

Khi chụp ảnh, hãy cố gắng chụp cả các vật thể thú vị ở tiền cảnh, trung tâm và / hoặc hậu cảnh. Ví dụ: nếu bạn chụp ảnh mặt trời lặn phía sau dãy núi, thay vì chỉ chụp mỗi đường chân trời vào bức ảnh, hãy thử kết hợp thứ gì đó thú vị ở tiền cảnh và / hoặc trung tâm để hướng mắt người xem qua hình ảnh . Đây có thể là một người, một vài cái cây, một vài mỏm đá hay một hồ nước xinh đẹp.   Nếu bạn muốn chỉnh sửa với hiệu ứng làm mờ tiền cảnh, trung tâm và / hoặc hậu cảnh, bạn cần phải xem xem ứng dụng máy ảnh của bạn có chế độ để thực hiện điều này hay không, chẳng hạn như chế độ chụp xóa phông vì hầu hết các máy ảnh trên smartphone đều không cho phép bạn điều chỉnh khẩu độ của ống kính cho độ sâu trường ảnh. Bạn cũng có thể làm mờ ảnh với nhiều ứng dụng chỉnh sửa [tìm phần gọi là làm mờ ống kính hoặc tương tự]. Xem mẹo số 8 để biết thêm về cách chỉnh  ảnh.

 


6. Thay đổi góc chụp Khi sử dụng camera điện thoại, rất dễ có thói quen luôn cầm điện thoại trước mặt, dang rộng tay ra và chụp ảnh từ trên xuống. Nhưng điện thoại quá nhỏ và nhẹ đến mức bạn có thể dễ dàng kết hợp mọi thứ và chụp từ mọi hướng. Hãy thử thay đổi góc độ bằng cách chụp toàn cảnh từ trên xuống hoặc toàn cảnh từ dưới lên. Hoặc, bạn có thể chụp khi để máy ngang hông. Bạn cũng có thể thử thực sự đến gần với chủ thể - gần đến mức điện thoại vẫn lấy hết được toàn cảnh trong khi vẫn có thể tập trung.

7. Thêm các phụ kiện cho máy ảnh

Có một số tiện ích bổ sung dành cho máy ảnh điện thoại có thể giúp bạn đạt được một yếu tố sáng tạo nhất định mà bạn đang cố nám bắt lấy. Ví dụ: nếu bạn muốn phơi sáng một dòng suối xinh đẹp lâu hơn để làm mờ chuyển động của nước, bạn sẽ cần một chân máy ảnh nhỏ để ổn định máy ảnh của mình. Một sự lựa chọn khác là thêm ống kính vào điện thoại của bạn để bạn có thể chụp những bức ảnh fish-eye [mắt cá], ảnh chụp cận cảnh và chụp góc rộng.  

8. Chỉnh sửa ảnh

Một chút chỉnh sửa ảnh có thể giúp cải thiện ảnh của bạn hơn. Hầu hết các ứng dụng máy ảnh mặc định có trên điện thoại thông minh đều cho phép chỉnh sửa một số chỗ thiết yếu, nhưng nếu tải xuống ứng dụng của bên thứ ba như Snapseed [iPhone hoặc Android] hoặc Adobe Lightroom CC [iPhone hoặc Android], bạn sẽ có nhiều lựa chọn chỉnh sửa hơn. Các ứng dụng này cho phép bạn điều chỉnh độ sáng, độ tương phản, tăng độ bão hòa, áp dụng bộ lọc, làm sắc nét hình ảnh và nhiều thứ nữa. Hầu hết chúng đều có chế độ chỉnh sửa tự động giúp chỉnh ảnh thật nhanh chóng và dễ dàng.  

9. Thêm chuyển động

Nếu bạn đang cố gắng chụp được bức ảnh hùng vĩ của cảnh xung quanh mình bằng một bức ảnh tĩnh, hãy thử sử dụng chế độ tua nhanh, tua chậm và video. Đây là chế độ tiêu chuẩn có trên hầu hết các ứng dụng camera điện thoại, nó có thể là một cách thú vị và đẹp để chụp những thứ như dòng nước, mặt trời lặn hoặc bạn bè của bạn đi loanh quanh trên đường mòn.


 

[theo Joe Pasteris, Việt hoá bởi WETREK.VN

Video liên quan

Chủ Đề