Cách lái xe mô tô tay côn

Tư thế cơ bản - Phần 1

Việc nắm vững các thao tác cơ bản của cách lái xe mô tô PKL sẽ góp phần giúp người lái cảm nhận được sự thoải mái cũng như đảm bảo an toàn khi “cầm cương” một chiếc mô tô phân khối lớn.


Xuất phát từ quan điểm này, các huấn luyện viên của chương trình Ducati Riding Experience 2017 đã chia sẻ những điều cơ bản dành cho người sử dụng mô tô phân khối lớn. Trong đó, có những thao tác tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải bất cứ ai đang lái mô tô, hay xe tay côn phổ thông cũng đều nắm rõ.


Với các bài hướng dẫn cách lái xe mô tô phân khối lớn từ cơ bản đến nâng cao được chia thành hai phần lý thuyết và thực hành, chương trình đào tạo kỹ năng lái mô tô vừa được Ducati tổ chức tại trường đua Đại Nam, Bình Dương đã mang đến những trải nghiệm thực tế cho người tham gia. Dưới đây là những thao tác cơ bản khi sử dụng xe mô tô phân khối lớn đến từ các huấn luyện viên của Ducati:
1 - Sử dụng tối thiểu 2 ngón tay khi bóp thắng, côn tay:


Việc sử dụng hai ngón hay cả 4 ngón tay để bóp côn và càng phanh luôn là một thắc mắc với những người sử dụng mô tô phân khối lớn. Theo các huấn luyện viên, người lái mô tô phân khối lớn nên sử dụng tối thiểu 2 ngón tay, thường là ngón trỏ và ngón giữa để cắt côn và bóp càng phanh. Bởi, hai ngón tay này tạo ra lực tốt nhất so với các ngón còn lại trên bàn tay. Tùy vào từng mẫu xe, người lái có thể điều chỉnh hành trình tay côn, tay phanh để đảm bảo lực phanh hay cắt côn mà vẫn không bị cấn khi thao tác.
2 - Tạo thói quen đặt tay sẵn lên phanh, côn:

Trong khi lái xe, người lái nên đặt ngón trỏ và ngón giữa lên càng phanh tay. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian phản ứng khi cần sử dụng đến phanh tay. Trong thực tế, khi lái xe với tốc độ cao và gặp tình huống bất ngờ, chỉ cần trong một giây, lái xe không tác động lên phanh cũng đủ để tạo ra cách biệt khá lớn về quảng đường từ khi phanh đến khi xe dừng hẳn. Khi lái xe với tốc độ chậm, nhất là trong các khu đô thị, đông dân cư, nên sử dụng phanh sau để giúp chiếc xe ổn định mà không làm tăng vận tốc của xe.
3 - Thả lỏng phần vai, hai cánh tay khi lái xe


Theo các huấn luyện viên đến từ Ducati, người lái nên thả lỏng phần ngực, vai và hai cánh tay khi cầm lái. Tạo sự thoải mái, linh hoạt cho phần khuỷu tay để thuận tiện hơn khi đánh lái. Bởi nếu người lái gồng cứng cánh tay, sẽ cảm thấy rất mỏi mệt khi lái xe nhất là trên những cung đường dài, thao tác đánh lái cũng mất đi độ linh hoạt, chính xác khi đánh lái điều khiển chiếc xe tránh chướng ngại vật hay vào cua.

>>>Xem Phần 2 - Cách lái xe mô tô PKL

Theo Hoàng Cường - Báo Thanh Niên

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trường An - trường dạy lái xe tại tphcm - chuyên đào tạo lái xe ô tô B1, B2 uy tín, chất lượng. Tổ chức thi bằng lái mô tô A2, thi bằng lái xe máy A1 tại tphcm nhanh chóng, đơn giản, tỉ lệ đậu cao.

Việc đi xe côn tay sẽ phức tạp hơn so với đi xe máy số hoặc xe tay ga. Nó thường gây nhiều khó khăn cho những người mới tập đi về dòng xe này. Sau đây Trung Hiếu Motor sẽ hướng dẫn cách đi xe côn tay thành thạo, nhanh chóng cho những người đam mê xe phân khối lớn.

1. Tìm hiểu về xe côn tay

Xe côn tay hoạt động trên nguyên tắc đóng ngắt ly hợp bằng tay. Nếu như ở xe số hoạt động dựa vào hộp số thì với xe côn tay bên trái có thêm cần côn nắm giữ chức năng thả ra để đóng khi bắt đầu khởi động. Bóp vào để ngắt ly hợp khi dừng xe hay trả số.

Sử dụng xe côn tay mang đến nhiều ưu điểm cho người dùng như:

Xe côn tay có phân khối lớn, chạy nhanh, mạnh, bốc
  • Tiết kiệm xăng: Khi chạy xe côn tay những đoạn đường xuống dốc, trượt dốc. Bạn có thể âm côn để xe chạy theo đà mà không cần hao tốn nhiên liệu. Nếu bạn thành thạo cách đi xe côn kết hợp số phù hợp vận tốc. Thì việc đốt cháy nhiên liệu vô cùng thấp, xe sẽ hao xăng không đáng kể.
  • Vào số linh hoạt: Khi đã điều khiển xe thành thạo, các thao tác sang số, về số sẽ trở nên thuần thục. Sẽ không xảy ra tình trạng giật hay bốc đầu như ở xe số.
  • Khi chạy xe tay côn dùng phanh kết hợp côn làm giảm hiệu ứng thắng gấp. Đảm bảo an toàn cho người lái trên các cung đường khác nhau.
  • Xe tay côn đa số là dòng có phân khối lớn, chạy nhanh, mạnh, bốc. Thích hợp cho những chuyến đi xa hay di chuyển tại những cung đường đèo dốc, ít bằng phẳng.  

2. Cách đi xe côn tay cho người mới bắt đầu

Để có thể thành thạo cách đi xe tay côn bạn cần phải nắm vững các nguyên tắc sau:

Luôn làm chủ tay côn

Chạy côn tay đủ để hình dung sự quan trọng và cần thiết của chiếc côn. Nó không đơn thuần như chiếc xe số. Nếu bạn không nắm rõ nguyên lý hoạt động của nó thì chắc chắn bạn không thể làm chủ được tay lái.

Việc không làm chủ được tay côn có thể khiến xe bị giật, không đều ga dẫn đến tình trạng bốc đầu hoặc bị tắt máy giữa chừng. Do đó, cần hết sức tập trung vào điều chỉnh tay côn để tránh nguy hiểm cho bản thân cũng như các phương tiện khác.

Luôn hành động dứt khoát, nhanh nhạy khi bóp côn vào số. Khi xe chạy cần nhả côn từ từ và đều tay. Kết hợp tăng ga để điều chỉnh độ cân bằng xe.

Điều chỉnh số phù hợp với vận tốc

Hãy điều chỉnh số 1 2 3 4 xe máy côn tay phù hợp với vận tốc di chuyển nhằm giúp xe chạy bền. Động cơ hoạt động đúng công suất theo hướng dẫn từ phía nhà sản xuất.

Hầu hết các loại xe tay côn đều khởi đầu bằng số 1 nhấp tới trước. Những số còn lại đều là móc hoặc dặm cần số sau và làm ngược lại khi trả số về. Những vận tốc kết hợp với những số sau đây bạn cần nắm vững trước khi tập lái xe côn tay nhé:

Số 1:  0 – 10 km/h.

Số 2: 10 – 30 km/h.

Số 3: 30 – 50 km/h.

Số 4: 50 – 80 km/h.

Số 5 hoặc số 6 [nếu có]: trên 80km/h.

Video hướng dẫn cách đi xe côn cho người mới bắt đầu

Tùy vào từng dòng xe sẽ có cấu trúc hộp số 5 hoặc 6 số. Các số không cấu tạo xoay vòng mà có thể sắp được nhiều số.

Cách trả về số 0 xe côn tay bạn cần phải trả lần lượt thứ tự về từng số không giống như xe máy số. Chỉ cần “nhấp” một lần đã có thể dễ dàng chuyển về vị trí xuất phát nhanh chóng.

Nếu xe đang ở cấp số 1: để trả số xe côn tay về “N” bạn chỉ cần móc nhẹ một nửa lực cần số về phía sau. Vặn nhẹ tay ga thì xe dễ dàng chuyển về số 0.

Xe đang ở cấp số 2: cách về số N xe côn tay là bạn cần dậm nhẹ một nửa lực về phía trước.

3. Cách đi xe côn tay không bị chết máy

Rất nhiều người sẽ gặp phải trường hợp đi xe côn tay bị chết máy. Có thể khiến bạn gặp nguy hiểm khi đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là chưa nắm rõ nguyên lý hoạt động của xe. Đồng thời không cảm được giữa côn và ga một cách hợp lý.

Cách đi xe côn tay không bị chết máy bạn nên nhả côn chậm đồng thời khi nhã côn phải vào ga dần cho xe bắt sức kéo.

Video hướng dẫn cách đi xe côn không bị chết máy

Với trường hợp giảm tốc độ đột ngột, người điều khiển cần ngắt côn bằng cách bóp côn chặt, dứt khoát. Bắt đầu nhã côn lên ga như bình thường.

Hạn chế tình trạng đi xe số cao nhưng vận tốc thấp. Đối với những người mới chạy xe côn tay nên làm theo hướng dẫn cơ bản “số nào tốc đó”. Vì nếu để xe bị tắt máy hoặc bị giật quá nhiều lần rất dễ gây ra tình trạng hư hổng động cơ về sau.

4. Cách đi xe côn tay khi lên dốc

  • Leo dốc chủ động: Tuỳ vào độ cao của dốc mà bạn trả về số 1 hay số 2 sao cho phù hợp nhất. Đối với những con dốc không quá cao thì không cần phải trả số. Chỉ giữ vận tốc lớn như đang đi đường trường và vượt qua. Trong trường hợp muốn leo dốc nhanh thì người điều khiển xe nên áp dụng kỹ thuật dồn số để để theo tác diễn ra trơn tru hơn.
  • Leo dốc bị động: Trường hợp xử lý cách chạy xe tay côn lên dốc bị động. Côn ga không đều, xe bị khựng, nghe tiếng hực của máy như sắp tắt. Lúc này phải nhanh chóng bóp côn dứt khoát không để cho máy tắt, đồng thời lên ga và thả côn từ từ vượt dốc tiếp tục.

Đối với những người mới đi xe côn việc leo dốc luôn là một trở ngại lớn. Điều quan trọng là bạn phải luôn bình tĩnh, vận dụng các hướng dẫn cơ bản khi vận hành xe. Tuyệt đối không vì sợ tắt máy mà kéo ga thật mạnh. Nếu không xử lý tốt xe sẽ bị đổ, văng ra đường, để lại những hậu quả rất khó lường.

5. Cách đi xe côn tay khi xuống dốc

Bạn cần áp dụng nguyên tắc “lên số nào xuống số đó” khi đi khiển xe côn xuống dốc.

Trong trường hợp tốc độ trôi cao, cảm giác máy hơi gằn thì bóp nhẹ phanh để hạ vòng tua máy.

Trường hợp phía trước gặp vật cản thì mới rà côn, lên ga về số 1 hoặc 2 ngay nhằm giảm tốc để đảm bảo an toàn. Khi qua được vật cản thì tiếp tục với cách trên.

Khi đã đi quen xe côn tay, chỉ cần nhìn thấy độ dài của dốc, bạn đã có thể chọn để số xe thích hợp để đi qua đoạn dốc.

6. Cách đi xe côn tay khi tắc đường

Khi di chuyển xe côn tay tại những đường phố, vào những khung giờ cao điểm thì nhiều lúc sẽ rơi vào trường hợp tắc đường. Lúc này bạn cần lưu ý trong cách di chuyển như sau:

  • Khi rơi vào trường hợp tắc đường, phải di chuyển với tốc độ chậm, bạn chỉ nên chạy xe ở các mức số: 1, 2 và 3. Khi xe chạy ở ba mốc số này mới bảo vệ được máy. Nếu cho chạy ở số 4, 5, 6 thì xảy ra tình trạng ì máy, mất đà gây nên tắt máy nửa chừng. Dễ làm vỡ hộp số ảnh hưởng đến hệ thống xe, giảm tuổi thọ và độ bền của xe.
  • Ngoài ra, bạn cần sử dụng tay trái bóp côn liên tục, nhả côn trong những đoạn kẹt xe để tránh bị ghì máy bởi tốc độ di chuyển cực chậm.

Video hướng dẫn đi xe côn lúc tắc đường

Khi có cảm giác xe muốn tắt máy, lập tức bóp tay côn và trở về số 1 ngay. Khi đỡ ùn tắc hơn, bạn có thể nhả côn tay hoàn toàn cho giảm mỏi tay. Áp dụng cách lái xe tay côn này giúp bạn nhanh chóng vượt qua đoạn đường kẹt xe ùn tắc.

7. Cách chạy xe côn tay khi dừng đèn đỏ

Khi di chuyển tại đường phố thì cứ cách một đoạn đường, bạn sẽ phải dừng xe đợi qua đèn đỏ. Chạy xe côn tay đúng cách khi dừng đèn đỏ bạn cần trả số về N. Đồng thời thả tay côn, thả tay ga cho hai tay tự do vận động. Giảm bớt cảm giác mỏi vì mãi nắm giữ tay ga, tay côn trong một quãng đường dài.

Bạn không cần tắt máy để mất thời gian khởi động lại khi có dấu hiệu đèn xanh bật lên. Với cách chạy xe côn tay này bạn chỉ cần thao tác bóp côn, vặn ga thì xe chạy tiến về phía trước ngay tránh để xe sau chờ đợi hay đụng phải.

Như vậy Trung Hiếu Motor đã chia sẻ chi tiết đến bạn đọc cách đi xe côn tay thành thạo, xử lý các tình huống khác nhau trên đường. Để được chăm sóc, cứu hộ, sửa chữa các dòng xe tay côn xin vui lòng liên hệ đến Trung Hiếu qua địa chỉ sau:

TRUNG HIẾU MOTOR

Cơ sở 1: 36 Bùi Viện – Phường Phạm Ngũ Lão – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Số 52 đường Lạc Long Quân – Tây Hồ – Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề