Cách điều chỉnh vô lăng i10

Hầu hết các lái mới đều cảm thấy loay hoay và lúng túng khi tìm cách sử dụng 10 loại nút cơ bản trên ô tô được điểm đến sau đây.

Mỗi chiếc ô tô đều được trang bị rất nhiều nút chức năng khác nhau để hỗ trợ người lái trong quá trình lái xe. Trong đó, 10 loại nút cơ bản sau đây tài xế mới nhất định phải nắm rõ để đảm bảo hành trình an toàn nhất:

1. Đàm thoại rảnh tay

Để giúp tài xế không bị xao nhãng khi sử dụng điện thoại trong lúc lái xe, tính năng đàm thoại rảnh tay đã ra đời. Theo đó, nút tính năng này sẽ được kết nối với hệ điều hành xe, hệ thống giải trí trên xe bằng Bluetooth,...và được đặt trên vô lăng với ký hiệu hình mặt người.

Khi có điện thoại, tài xế không cần bỏ tay khỏi vô lăng mà chỉ cần nhấn nút để sử dụng, bắt đầu và kết thúc cuộc trò chuyện một cách tiện lợi và an toàn.

2. Nút điều chỉnh ghế

Hầu hết các mẫu xe ô tô đời mới hiện nay đều cho phép tài xế điều chỉnh ghế ngồi theo các hướng dựng, ngả, nâng cao hoặc hạ thấp. Tuy nhiên, tùy tầm giá mà xe được trang bị ghế chỉnh điện hay chỉnh tay.

Hiện nay, với những xe có ghế chỉnh tay, nút điều chỉnh ghế lái thường được đặt ngay bên hông ghế hoặc ở cửa xe, giúp người lái thuận tay khi cần sử dụng.

3. Nút khởi động Start/Stop

Nút khởi động Start/Stop là nút điều khiển mà tài xế mới dễ nhìn thấy nhất trên ô tô. Bởi khi khởi động xe, lái xe chỉ cần nhấn nút Start/Stop đồng thời đạp chân phanh để khởi động xe.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhấn nút khởi động thì chỉ có tác dụng bật hệ thống điện trên xe mà chưa thể tác động đến động cơ giúp xe vận hành.

Nút khởi động Start/Stop là nút dễ thấy trên xe và tài xế nào cũng cần sử dụng để khởi động xe

4. Chỉnh gương chống chói

Trong điều kiện di chuyển vào buổi tối, tài xế sẽ dễ bị chói mắt bởi xe đi đằng sau chiếu đèn phản chiếu qua gương chiếu hậu. Điều này sẽ khiến tài xế không thể kiểm soát được khoảng cách với các xe phía trước và dễ gây tai nạn không mong muốn.

Theo những người có kinh nghiệm lái xe cho biết, với những loại xe sử dụng gương chiếu hậu trong không có chức năng chống chói, tài xế chỉ cần chủ động gạt lẫy nhỏ ngay dưới gương để điều chỉnh giảm ánh sáng rọi lên từ đèn xe phía sau.

Điều chỉnh gương chống chói bằng cách gạt lẫy nhỏ ngay phía dưới gương

5. Khóa cửa tự động

Nút mở khóa cửa tự động được trang bị ở hầu hết các mẫu xe hơi hiện đại hiện nay. Vị trí của nút khóa này nằm ngay phía dưới tay cầm mở cửa bên trong. Theo đó, nút mở khóa và khóa cửa được ký hiệu bằng hình khóa đóng và khóa mở tương ứng.

Tài xế có thể nhấn nút để mở hoặc đóng tất cả các cửa đồng thời cửa cũng sẽ tự động đóng khi tài xế đi quá 20 - 25km/h.

6. Bật đèn chiếu xa

Nút bật đèn chiếu xa cũng là nút mà lái mới cần chú ý khi điều khiển xe. Cụ thể, khi di chuyển trong đô thị, chủ xe chỉ cần sử dụng đèn chiếu gần.

Tuy nhiên nếu đi trên đường quốc lộ hoặc cao tốc thì có thể sử dụng đèn chiếu xe. Bên cạnh đó để điều chỉnh từ đèn chiếu gần thành đèn chiếu xe, tài xế chỉ cần đẩy cần điều khiển về phía taplo và ngược lại nếu muốn chuyển lại về đèn chiếu gần.

7. Điều khiển gạt mưa

Trên ô tô, cần điều khiển gạt mưa được lắp đặt ở phía sau vô lăng, bên phải của tài xế. Với những xe có 2 gạt mưa cả phía trước và phía sau thì điều khiển gạt mưa phía trước được ký hiệu bằng hình rẻ quạt và gạt mưa phía sau ký hiệu bằng hình chữ nhật.

Khi cần sử dụng gạt mưa phía trước, tài xế sẽ kéo cần về phía mình để phun nước lên kính và gạt theo chiều xuống một nấc thì gạt mưa trước sẽ hoạt động. Thao tác này khá đơn giản và lái mới hoàn toàn có thể nắm bắt nhanh cũng như thực hành ngay khi lái xe.

Đồng thời, nếu muốn tăng tốc độ gạt nước khi di chuyển vào những ngày trời mua thì tài xế xoay công tắc chứa ký hiệu rẻ quạt để điều chỉnh. Khi muốn dừng lại, tài xế chỉ việc đẩy lại cần hướng lên trên về vị trí ban đầu.

Tương tự đối với gạt mưa sau, tài xế kéo cần hướng ra ngoài để phun nước lên kính và xoay nút chứa ký hiệu hình chữ nhật.

8. Phanh tay điện tử

Với những dòng xe không trang bị phanh kéo mà sử dụng phanh tay điện tử, tài xế cần chú ý đến nút hình chữ P và nhấn nút này để kích hoạt. Đồng thời khi muốn bỏ phanh tay, lái xe chỉ cần móc ngược nút là xong.

Tuy nhiên, có khá nhiều mẫu xe hiện nay được thiết kế ngược lại, nghĩa là móc ngược nút là kích hoạt phanh còn nhấn nút là bỏ phanh. Vì vậy, lái mới cần chú ý để sử dụng đúng, tránh trường hợp sử dụng ngược gây ra những tình huống khó xử, thậm chí là gây tai nạn đáng tiếc.

9. Điều khiển hành trình Cruise Control

Không phải tất cả các mẫu xe hơi hiện nay đều được trang bị tính năng điều khiển hành trình Cruise Control. Tuy nhiên, tính năng này cũng đang dần được sử dụng phổ biến và các nhà sản xuất ô tô cũng tăng cường trang bị này cho xe.

Thực tế, Cruise Control có nhiệm vụ điều khiển ga tự động, hỗ trợ người lái khi di chuyển đường dài. Vì vậy khi kích hoạt Cruise Control, tài xế không cần đạp ga mà xe vẫn có thể duy trì tốc độ ở mức nhất định và ổn định.

Theo đó, mỗi hãng xe sẽ thiết kế nút bấm khởi động ở các vị trí khác nhau nhưng thông thường, nút bấm này sẽ được đặt ngay trên vô lăng. Ngoài ra, nó cũng có thể được đặt ở cần gạt sau vô lăng hoặc ở trên bảng taplo.

Do vậy, lái mới nên chú ý và ghi nhớ vị trí của nút điều khiển hành trình để thuận tiện khi cần sử dụng. Cụ thể, sau khi nhấn nút kích hoạt Cruise Control, người lái sẽ tiếp tục nhấn nút SET để cài đặt tốc độ mong muốn và nhấn nút RES để trả lại chân ga ban đầu. Khi gặp chướng ngại vật, lái xe chỉ cần nhấn phanh, tính năng Cruise Control sẽ tự động tắt.

10. Khóa trẻ em

An toàn cho trẻ em ngồi trên xe là điều vô cùng quan trọng mà tất cả các lái xe cần chú ý. Để tránh trường hợp trẻ tự ý mở cửa ra ngoài, các nhà sản xuất ô tô đã thiết kế nút khóa trẻ em đặt ngay gần cửa xe bên hông.

Hiện nay, tùy theo thiết kế mà trên cửa ô tô sẽ có một lẫy hoặc khe nhỏ như ổ khóa. Khi cần thiết, tài xế chỉ cần xoay, gạt lẫy hoặc lấy chìa xoay ổ khóa để kích hoạt chức năng này.

Ngoài 10 nút chức năng cơ bản lái mới cần nắm vững trên đây thì một chiếc xe hơi hiện đại hiện nay còn được trang bị rất nhiều nút chức năng khác. Do vậy để có những hành trình an toàn và thoải mái, tài xế nên tìm hiểu kỹ nguyên lý hoạt động và hướng dẫn sử dụng tất cả các loại nút điều khiển trên chiếc xe của mình.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi Xưởng dịch vụ 3s Hyundai Phạm Văn Đồng nếu xế yêu của bạn gặp sự cố - Hotline: 0904 59 59 88

Lượt xem: 3262

Một trong những "lỗi" thông thường nhất là cách cầm vô lăng, thật ra điều đó lại quá thông thường vì thế có nhiều người cầm vô lăng sai vị trí hơn là đúng. Tại sao lại có quá nhiều người làm cầm sai như vậy? Đối với nhiều người có thể đây là thói quen mà họ khó có thể thay đổi được, nhưng thậm chí có cả những người mới biết điều khiển xe cũng không cầm đúng cách sau khoá học lái xe.

Cách cầm vô lăng lái xe đúng cách.

Nếu làm đúng phương pháp sau, bạn sẽ lái xe tốt hơn, đỡ mỏi tay hơn khi lái và cũng có thể trách được thương tích khi gặp phải. Lỗi thông thường là gì? Đó là vị trí đặt tay trên vô lăng [bạn hãy tưởng tượng vô lăng là một chiếc đồng hồ]. Có phải bạn là một trong số những người được dạy cách đặt tay ở vị trí "10 giờ" và "2 giờ" trên vô lăng? Nếu bạn lái xe một tay và đặt tay trên đầu vô lăng ở vị trí "12 giờ" hay cuối vô lăng ở vị trí "6 giờ"? Tất cả vị trí đặt tay lái nêu trên đều không hiệu quả khi điều khiển xe đời mới hiện nay. Bạn ngạc nhiên chăng? Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao và đặt tay trên vô lăng như thế nào để có hiệu quả nhất. Kể từ khi xe ôtô ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về cách đặt tay trên vô lăng như thế nào cho đúng. Tuy nhiên, có một qui tắc kiên định không thay đổi là phải điều khiển vô lăng bằng hai tay. Điều này sẽ cho phép bạn điều khiển xe tốt nhất và sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp khi đang lái xe. Nhưng bạn đặt tay ở đâu trên vô lăng? Theo lời khuyên về cách đặt tay trên vô lăng, tay trái đặt ở vị trí khoảng từ 7 đến 9 và tay phải ở vị trí khoảng từ 5 đến 3. Bạn sẽ cảm thấy hơi "lạ" khi đặt tay ở vị trí quá thấp như vậy, thực tế với vị trí này bạn có thể điểu khiển xe rất hiệu quả. Đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn tránh đánh tay lái quá trớn khi gặp sự cố khẩn cấp, thường sẽ làm cho xe quay tròn, trượt và có thể lật xe. Vị trí mới này khá tốt theo quan điểm của khoa nghiên cứu về lao động. Bằng cách giữ cho tay ở vị trí thấp hơn và cẳng tay cong ít hơn, vai và lưng của bạn sẽ đỡ mỏi và thoải mái hơn. Điều quan trọng nhất nếu vô lăng có thiết kế túi hơi an toàn, đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn giảm thiểu thương tích khi túi hơi bung ra. Khi túi hơi bung ra, nó hoạt động chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu bạn đặt tay ở vị trí cao, túi hơi có thể bung mạnh vào mặt bạn và có thể gây nứt hoặc gẫy xương tay. Giữ tay ở vị trí thấp có nghĩa tay của bạn sẽ ít bị thương tích hơn.

Sẽ không còn sử dụng đánh chéo tay khi cua Theo phương pháp "mới" về vị trí đặt tay này thì bạn cũng cần phải thay đổi cách đánh tay lái khi cua. Trong quá khứ, các khóa học thường dạy cách đánh chéo tay khi cua, có nghĩa là tay của bạn sẽ đưa cao lên khi cua xe. Thay vào đó bạn sử dụng phương pháp "lê" vô lăng hay được biết như phương pháp "đẩy kéo", phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Về cơ bản phương pháp này sẽ giúp bạn điểu khiển tay lái cũng giống như khi chạy thẳng, bằng cách tay này đẩy lên trong khi tay kia kéo xuống.

Không nên ôm vô lăng quá sát

Còn một điều khá quan trọng nữa là vị trí ngồi lái xe như thế nào cho đúng. Nếu bạn ngồi quá gần vô lăng, bạn sẽ gặp rủi ro khi túi hơi an toàn bung ra. Nếu bạn đã từng xem cuộc thủ nghiệm xe bị tông, người nộm bị đẩy ra phía sau khi túi hơi an toàn bung ra. Sự thật nó có thể rất nguy hiểm nếu bạn ngồi quá sát với vô lăng bởi bạn sẽ bị thương nặng hơn ở tư thế ngồi không đúng này. Để xác định một vị trí ngồi lý tưởng, đầu tiên bạn hãy chỉnh ghế di chuyển ra phía sau trong khi đó chân của bạn vẫn thoải mái điểu khiển được các bàn đạp. Kế tiếp điểu khiển cho lưng ghế hơi ngửa ra. Giữ khoảng cách vị trí giữa vô lăng và ngực bạn là 250 mm. Nếu vô lăng có thể điều chỉnh được độ nghiên, bạn hãy điều chỉnh xuống ở vị trí túi hơi an toàn hướng vào ngực thay vì hướng vào đầu hay cổ khi nó bung ra. Nếu lần tới bạn thử đặt tay trên vô lăng theo kiểu mới, có thể bạn sẽ thấy bất tiện và không được thoải mái cho mấy, vì tôi cũng đã có cảm giác như vậy khi đổi cách cầm vô lăng. Nhưng dần dần bạn cũng sẽ quen và khi đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi lái xe trên đường dài.

Xem thêm:

6 điều cần lưu ý khi mua xe ô tô

Mua xe hyundai Tucson ở Vĩnh Yên Vĩnh Phúc

Nguồn: otosaigon

Video liên quan

Chủ Đề