Cách điều trị phồng đĩa đệm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Phồng đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm không ở vị trí giải phẫu bình thường. Nếu không chữa trị có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày.

Phồng đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm không ở vị trí giải phẫu bình thường, vòng xơ bị giãn và thường lồi về phía sau, nhân nhầy vẫn còn nằm trong vòng xơ chưa thoát ra ngoài. Tình trạng này làm thay đổi áp lực nhưng chưa chèn ép thần kinh hoặc tủy nên đa phần người bệnh thường không có cảm giác đau hay hạn chế vận động.

Thế nhưng, nếu tình trạng phồng đĩa đệm không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hơn nữa, đối với người bệnh thường xuyên mang vác nặng, và có lối sống ít vận động thể chất cùng với quá trình lão hóa, thì phồng đĩa đệm có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm khiến phần nhân nhầy lệch khỏi vị trí trung tâm, thậm chí là thoát ra ngoài, gây chèn ép tủy sống và các dây thần kinh. Điều này khiến người bệnh bị đau lưng, tê mỏi, teo cơ, giảm khả năng vận động, nặng hơn có thể gây liệt. Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh là nguyên nhân chính làm chân bị tê.

Cách điều trị phồng đĩa đệm

Hình ảnh phồng đĩa đệm

2. Chữa phồng đĩa đệm

Tùy vào mức độ biểu hiện bệnh phồng đĩa đệm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể. Ngoài ra, tùy vào bệnh viện khám chữa bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp.

  • Nếu khám ở các bệnh viện y học cổ truyền: Bác sĩ có thể kết hợp các thuốc Đông y hay thực hiện các bài vật lý trị liệu, xung điện, điện châm, chiếu tia hồng ngoại... để điều trị tình trạng phồng đĩa đệm của bạn.
  • Nếu khám bệnh tại các cơ sở Tây y chuyên khoa về cơ xương khớp: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), các vitamin nhóm B dùng đường uống hoặc đường tiêm.

Ngoài ra, có thể phối hợp với thuốc giãn mạch ngoại vi theo chỉ định của bác sĩ. Thực tế, tùy vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn cách điều trị cụ thể: nếu thiếu vitamin thì bổ sung vitamin, nếu phồng đĩa đệm nặng dẫn tới thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh nặng, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật...

Để phòng ngừa phồng đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, hạn chế mang vác, lao động nặng, và giảm thiểu tối đa mọi hoạt động có thể gây chấn thương cho cột sống... Khi thấy có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Những lưu ý khi sử dụng thuốc alaxan trong điều trị giảm đau
  • Công dụng thuốc Pacegan 500mg
  • Thuốc Japrolox 60mg có tác dụng gì?

Khi ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của phồng đĩa đệm rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các cơn đau nhức bình thường. Thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến thành thoát vị đĩa đệm với nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động về sau.

  • 1. Phồng đĩa đệm là gì?
  • 2. Phân biệt phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm
  • 3. Nguyên nhân gây ra phồng đĩa đệm
  • 4. Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?
  • 5. Các cách điều trị phồng đĩa đệm
  • 6. Phòng ngừa phồng đĩa đệm như thế nào?

Phồng đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị phồng lên và biến dạng.

Theo đó, đĩa đệm là phần nằm giữa 2 đốt sống, có hình dạng tròn và dẹt. Với cấu tạo gồm lớp vỏ bao xơ bên ngoài và phần nhân nhầy dạng gel bên trong, đĩa đệm có vai trò như “tấm đệm” hấp thụ xung động, tránh các đốt sống bị ma sát nhau khi di chuyển, từ đó bảo vệ cột sống.

Mặc dù nhân nhầy của đĩa vẫn còn nằm trong bao xơ, thế nhưng sự phồng lên của đĩa đệm vẫn sẽ gây áp lực lên các rễ thần kinh xung quanh, từ đó khiến người bệnh xuất hiện các cảm giác đau nhức khó chịu.

Cách điều trị phồng đĩa đệm
Khoảng 90% trường hợp phồng đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng (L4 – L5 và L5 – S1)

Cách điều trị phồng đĩa đệm

Cảnh giác với chứng phồng lồi đĩa đệm tầng L4 L5

Đau mỏi lưng, tê bì và đau nhói từ vùng hông lan xuống chân là dấu hiệu của bệnh phồng lồi đĩa đệm tầng L4 L5 – căn bệnh xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi và nhân viên văn phòng. Tuy nhiên vì triệu chứng bệnh biểu…

2. Phân biệt phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm

Nhiều người cho rằng “phồng đĩa đệm” và “thoát vị đĩa đệm” là những cụm từ chỉ chung một khái niệm. Thế nhưng đây là tình trạng khác nhau, cụ thể là: 

  • Phồng đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa vẫn còn nằm trong bao xơ. Do đó, tình trạng này còn được coi là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Nếu không được điều trị đúng cách, phồng đĩa đệm sẽ diễn biến thành thoát vị đĩa đệm.
  • Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đã bị rách, nhân nhầy của đĩa đệm bị trượt ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống và gây ra những cơn đau nhức.

Cách điều trị phồng đĩa đệm

Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một trong những vấn đề cột sống thường gặp xuất phát do đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí thẳng hàng ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Bệnh thường tiềm ẩn trong thời…

3. Nguyên nhân gây ra phồng đĩa đệm

Nguyên nhân khiến cho đĩa đệm bị phồng lên là do nhân nhầy bị mất nước và khô lại, mất đi độ linh hoạt như ban đầu. Điều này gây ra bởi:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên của đĩa đệm.
  • Di chứng sau khi người bệnh bị tai nạn xe hoặc các chấn thương khác ảnh hưởng đến đĩa đệm.
  • Tính chất công việc khiến người bệnh thường xuyên phải mang, vác vật nặng.
Cách điều trị phồng đĩa đệm
Phồng đĩa đệm xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của đĩa đệm

4. Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Nhìn chung, đĩa đệm bị phồng chỉ gây một số khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên người bệnh không nên vì thế mà chủ quan bởi về lâu dài, tình trạng này có thể diễn tiến và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Khi bị thoát vị, khả năng vận động của người bệnh sẽ giảm sút nghiêm trọng, kèm theo đó là những cơn đau nhức khiến cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị phồng đĩa đệm hoặc có các dấu hiệu đau nhức bất thường, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

Cách điều trị phồng đĩa đệm

5. Các cách điều trị phồng đĩa đệm

Có rất nhiều cách để giảm các cơn đau do phồng đĩa đệm gây ra như các loại thuốc kháng viêm hoặc tiêm steroid để giảm đau. Trong trường hợp đĩa đệm căng phồng gây ra chứng hẹp thắt lưng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật.

Thế nhưng cần lưu ý rằng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng cắt giảm cơn đau tạm thời, không thể chữa tận gốc hoàn toàn. Chưa kể, nếu quá lạm dụng thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày, gan và thận. Trong khi đó, không phải trường hợp phồng đĩa đệm nào cũng cần phẫu thuật bởi phương pháp điều trị này này tồn tại rất nhiều rủi ro.

Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống tự hào với hơn 15 năm hoạt động, chữa trị thành công các bệnh lý xương khớp cấp và mãn tính bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống, giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau.

Cách điều trị phồng đĩa đệm
Bác sĩ Wade Brackenbury đang tư vấn cho bệnh nhân bị phồng đĩa đệm

Đối với bệnh nhân phồng đĩa đệm, Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống tại ACC sẽ kết hợp phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống và Vật lý trị liệu mang đến sự an toàn, hiệu quả dài lâu, ngăn ngừa tái phát.

Cách điều trị phồng đĩa đệm

6. Phòng ngừa phồng đĩa đệm như thế nào?

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đĩa đệm phồng lên. Nguyên nhân là do phần gel trong đĩa đệm sẽ dần khô cứng do các tác động lên đĩa đệm theo thời gian. Tuy nhiên để hạn chế cũng như ngăn ngừa tình trạng này trở nên nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Duy trì trọng lượng vừa phải để giảm áp lực lên cột sống.
  • Tập luyện thể thao vừa sức thường xuyên để tăng cường các cơ xung quanh cột sống.
  • Vận động nhẹ nếu bạn làm công việc văn phòng.
  • Thực hành tư thế tốt để giảm căng thẳng cho cột sống.

Phồng đĩa đệm có thể xảy ra với bất kỳ ai và có thể phát triển thành thoát vị đĩa đệm. Do đó khi phát hiện cơn đau bất thường ở cột sống, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Cùng bác sĩ Wade Brackenbury, Tổng giám đốc của Phòng khám ACC – chuyên gia Trị liệu thần kinh cột sống tìm hiểu thêm về phồng lồi đĩa đệm qua video:

Xem thêm:
> Xẹp đĩa đệm nguy hiểm như thế nào?
> Rách bao xơ đĩa đệm là gì? Có sao không?
> Lồi đĩa đệm là gì? Có thể tự lành không?