Cách điều trị viêm giác mạc

Viêm giác mạc là bệnh về mắt, có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh. Nắm bắt được các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng bệnh giúp chúng ta kịp thời phát hiện bệnh, điều trị kịp thời tránh để lại di chứng.

Giác mạc là phần quan trọng của mắt, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt.

Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus nấm xâm nhập, hoặc ký sinh trùng.

Khi giác mạc bị tổn thương sẽ dẫn đến các di chứng và biến chứng. Viêm giác mạc nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể có nguy cơ gây mù lòa cao, chỉ sau bệnh đục thủy tinh thể và glocom.

Khi mắt của bạn xuất hiện các dấu hiệu sau, hãy nhanh chóng đến các phòng khám mắt hoặc Bệnh viện chuyên khoa mắt để chẩn đoán bệnh kịp thời:

  • Khó chịu, mỏi mắt, có cảm giác có dị vật trong mắt
  • Đau nhức âm ỉ trong mắt, cảm giác mắt nóng rát
  • Chói mắt, sợ ánh sáng
  • Chảy nước mắt nhiều
  • Mắt đỏ, cảm giác nhìn mờ
  • Đục giác mạc, vùng trung tâm giác mạc thường xuất hiện những đốm trắng
  • Sưng nề mi mắt, khó mở mắt
  • Nhiều ghèn, dử mắt màu trắng vàng hoặc vàng.

3. Điều trị viêm giác mạc như thế nào?

Người bệnh viêm giác mạc cần được điều trị sớm, tránh nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng thị lực sau này. Thông thường, viêm giác mạc sẽ được điều trị bằng thuốc. Trường hợp nặng không điều trị được bằng thuốc bệnh nhân có thể được phẫu thuật tùy theo tình trạng mà có các phương pháp phẫu thuật khác nhau: phủ kết mạc, ghép màng ối, ghép giác mạc…

Một số lưu ý khi điều trị viêm giác mạc:

  • Không nên băng kín mắt vì sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển mạnh hơn.
  • Nên đeo kính mát giúp bảo vệ mắt tránh những kích thích từ môi trường
  • Không nên đeo kính áp tròng hay trang điểm trong quá trình điều trị
  • Tránh dụi mắt hay những vật thể có tác động đến mắt.

Khi có các triệu chứng như đỏ mắt, ngứa mắt, đau mắt… bạn có thể nghĩ đến việc mắc bệnh viêm giác mạc. Cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có phương án điều trị hiệu quả.

Nội Dung Bài Viết

  • 1 Viêm giác mạc là gì?
  • 2 Phân loại viêm giác mạc
    • 2.1 Viêm giác mạc biểu mô dạng chấm
    • 2.2 Viêm giác mạc nhu mô
    • 2.3 Viêm giác mạc ngoại vi
    • 2.4 Viêm giác mạc nông
  • 3 Nguyên nhân chính gây bệnh
    • 3.1 Chấn thương
    • 3.2 Vi khuẩn
    • 3.3 Virus và các nguyên nhân khác
  • 4 Triệu chứng của bệnh viêm giác mạc
    • 4.1 Điều trị bệnh viêm giác mạc
    • 4.2 Một số lưu ý khi điều trị viêm giác mạc

Viêm giác mạc là gì?

Cách điều trị viêm giác mạc

Viêm giác mạc là tình trạng viêm mô hình vòm trên mặt trước của mắt bao phủ các đồng tử và mống mắt. Bệnh có thể hoặc không thể liên quan đến nhiễm trùng. Viêm giác mạc không do nhiễm trùng có thể được gây ra bởi một chấn thương tương đối nhỏ, chẳng hạn như là một đầu móng tay, hoặc từ ống kính quá dài hay ô nhiễm. Bệnh truyền nhiễm có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng.

Nếu bị đỏ mắt hoặc các triệu chứng khác của bệnh, làm một cuộc hẹn để gặp bác sĩ. Với sự quan tâm kịp thời, từ nhẹ đến vừa phải các trường hợp viêm giác mạc thường có thể thu được hiệu quả điều trị mà không mất tầm nhìn. Nếu không chữa trị, hoặc nếu nhiễm trùng nặng, viêm giác mạc có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng có thể gây tổn hại vĩnh viễn tầm nhìn.

Phân loại viêm giác mạc

Cách điều trị viêm giác mạc

Bệnh có thể do nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng, gây phản ứng viêm không có mủ, có mủ hoặc tử. Viêm giác mạc có thể ở lớp nông (biểu mô giác mạc) hoặc viêm giác mạc sâu (lớp nhu mô giác mạc).

Viêm giác mạc biểu mô dạng chấm

Thường gặp trong viêm kết giác mạc di virus, do herpes simplex, viêm giác mạc chấm nông Thygeson.

Viêm giác mạc nhu mô

– Viêm giác mạc nhu mô không có mủ: biểu hiện một ở thân nhiễm màu trắng xám  của những bạch cầu đa nhân, có thể không hoại tử hoặc hoại tử.

+ Viêm giác mạc hình đĩa: là tổn thương phù do viêm nhu mô không hoại tử

+ Viêm nhu mô hình vòng: Biểu hiện một vòng miễn dịch ở nhu mô giác mạc (vòng wessely), có hình ảnh giống như một phản ứng kháng nguyên – kháng thể trên xét nghiệm.

+ Viêm giác mạc kẽ (Interstitial keratitis IK): là một viêm không sinh mủ (thâm nhiễm tế bào và thường có tân mạch) của nhu mô giác mạc mà không có tổn thương tiên phát của biểu mô hoặc nội mô. Viêm giác mạc nhu mô IK phần lớn do đáp ứng miễn dịch đối với các tác nhân gây nhiễm trùng hoặc các kháng nguyên của chúng ở nhu mô giác mạc.

Các nguyên nhân thường gặp của viêm giác mạc nhu mô không có mủ: viêm giác mạc nhu mô do giang mai, do herpes simplex, viêm giác mạc do varicella – zoster, lao.ư

Các nguyên nhân khác của IK gồm: Mycobacterium leprae, bệnh Lyme, bệnh sởi (Rubeon), bệnh tăng bạch đầu đơn nhân nhiễm trùng, bệnh lympho hạt hoa liễu.

+ Viêm giác mạc nhu mô hoạt tử: là do sự tiêu huỷ trực tiếp của các tế bào giác mạc kèm theo thoái hoá của các lá nhu mô  và có thể tiến triển thành viêm mủ.

– Viêm giác mạc nhu mô có mủ:  biểu hiện là một ở thâm nhiễm bạch cầu trung tính, ổ thâm nhiễm có màu vàng, bao quanh ổ là những tế bào viêm và phù nề.

Viêm giác mạc ngoại vi

Viêm giác mạc ngoại vi là những biểu hiện quá trình bệnh lý của giác mạc trung tâm vả những biến đổi gây ra do bệnh tại mắt và toàn thân. Các bệnh mô liên kết và bệnh tự  miễn có thể gây loét và mỏng giác mạc ngoại vi.

Viêm giác mạc nông

Viêm giác mạc nông chủ yếu là do virus: herpes, zona hoặc những virus khác (adenovirus, sợi…)

Bệnh cũng có thể gặp trong những bệnh cấp hoặc mạn tính củ mi và kết mạc như rói loạn sự chế tiết nước mắt (khô mắt), hở mi, nhiễm độc.

Nguyên nhân chính gây bệnh

Cách điều trị viêm giác mạc

Chấn thương

Rách, xước giác mạc, dị vật tác động. Trong chiến tranh tác nhân có thể là những mảnh nhỏ, chất độc hoá  học…Trong thời bình: phoi tiện, bụi đá mài, hạt thóc, cọng rơm, bỏng hoá chất…

Chấn thương mở đường cho vi sinh vật xâm nhập vào tổ chức giác mạc, gây tổn thương hoại tử tổ chức. Có thể kể vào đây cả yếu tố sang chấn giác mạc do lông xiêu, lông quặm, sạn vôi…

Vi khuẩn

Gặp nhiều nhất, đôi khi gây ra loét mà không rõ tiền sử sang chấn trước đó. Các loại vi khuẩn hay được nhắc tới là: tụ cầu (vì sự phổ biến của nó), trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu (do tính chất nguy hiểm của hai loại vi khuẩn này )

Virus và các nguyên nhân khác

Virus adeno ban đầu gây viêm kết mạc cấp, nếu sau 7-10 ngày chưa khỏi thì dễ gây tổn thương giác mạc (viêm giác mạc chấm nông). Virus herpes gây bệnh là một bệnh rất khó điều trị. Viêm loét giác mạc do nấm ít gặp nhưng cũng là mặt bệnh mà việc điều trị còn khó khăn và dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Có thể gặp viêm giác mạc do hở mi, do sẹo, do liệt thần kinh, do miễn dịch dị ứng, rối loạn chuyển hoá, viêm loét giác mạc do suy dinh dưỡng khô mắt (trẻ em nhà nghèo, bệnh nhân suy kiệt, bộ đội đóng quân ở nơi điều kiện sống thiếu thốn và gian khổ). Thiểu tiết nước mắt cũng là nguyên nhân gây viêm khô giác mạc hoặc viêm giác mạc sợi.

Triệu chứng của bệnh viêm giác mạc

Cách điều trị viêm giác mạc

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm giác mạc là đau. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ viêm. Nếu giác mạc bị viêm trên phạm vi rộng, bạn có thể nhìn thấy các vùng màu xám hoặc màu trắng đến màu xám trên giác mạc.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là:

  • Mắt đỏ
  • Đau mắt
  • Chảy nước mắt hoặc chảy dịch từ mắt
  • Mí mắt khó mở do đau hoặc bị kích ứng
  • Mờ mắt
  • Giảm thị lực
  • Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng).

Điều trị bệnh viêm giác mạc

Cách điều trị viêm giác mạc

Người bệnh cần được điều trị sớm, tránh nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng thị lực sau này. Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc. Trường hợp nặng không điều trị được bằng thuốc bệnh nhân có thể được phẫu thuật tùy theo tình trạng mà có các phương pháp phẫu thuật khác nhau: phủ kết mạc, ghép màng ối, ghép giác mạc…

Một số lưu ý khi điều trị viêm giác mạc

  • Không nên băng kín mắt vì sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển mạnh hơn.
  • Nên đeo kính mát giúp bảo vệ mắt tránh những kích thích từ môi trường
  • Không nên đeo kính áp tròng hay trang điểm trong quá trình điều trị
  • Tránh dụi mắt hay những vật thể có tác động đến mắt.

Viêm giác mạc là bệnh về mắt cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh biến chứng. Khi có triệu chứng bệnh phải đến ngay các bệnh viện mắt chuyên khoa gần nhất để bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/keratitis/symptoms-causes/syc-20374110
  • https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-bacterial-keratitis
  • https://www.health.harvard.edu/a_to_z/keratitis-a-to-z
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6626937/