Cách giặt ruột gối bằng máy giặt cửa trước

Một chiếc gối thơm tho, sạch sẽ luôn là người bạn tốt giúp chúng ta có những giấc ngủ ngon. Thế nhưng, việc giữ cho chiếc gối được sạch sẽ không hề dễ dàng. Mồ hôi, bụi bẩn, mạt bụi, vi khuẩn,… là những nguyên nhân khiến gối bị bẩn. Để giữ chiếc gối được sạch sẽ, hãy tham khảo qua cách giặt gối bằng máy giặt sau đây.

Những sai lầm phổ biến khi giặt gối

Nhiều người nghĩ rằng việc giặt gối rất đơn giản, chỉ cần tách riêng áo gối và ruột gối, sau đó giặt phần áo gối và đem phơi ruột gối là xong. Tuy nhiên, giặt gối theo cách này chỉ làm sạch phần áo gối. Trong khi đó, phần ruột gối là nơi tập trung bụi bẩn và vi khuẩn thì lại không được giặt sạch.

Một sai lầm khác khi giặt gối là giặt chung áo gối, ruột gối với quần áo. Việc này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Lý do là quần áo tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nếu đem ngâm chung với áo gối và ruột gối thì có thể truyền cách mầm bệnh qua chúng. Do đó, hay giặt riêng quần áo và gối.

Bên cạnh những sai lầm trên, một trong những khó khăn khi giặt gối là chúng khá lâu khô, và việc giặt giũ rất vất vả do ruột gối ngấm rất nhiều nước trong quá trình giặt.

Biện pháp hiệu quả để làm chiếc gối trở nên sạch sẽ, an toàn và thơm tho là dùng máy giặt. Sau đây là cách giặt gối bằng máy giặt.

Cách giặt gối bằng máy giặt

Đa phần những chiếc gối đều có thể giặt bằng máy giặt. Tuy nhiên, những chiếc gối thường làm từ các vật liệu khác nhau, nên cần phải kiểm tra nhãn mác trước khi giặt để chọn chế độ giặt cho phù hợp.

Quy trình giặt gối bằng máy giặt như sau:

Đầu tiên, tháo vỏ gối hoặc lớp bảo vệ để giặt riêng. Vá lại những chỗ sờn hoặc thủng trên ruột gối và áo gối. Sau đó, ngâm ruột gối trong bột giặt khoảng 15 phút để các vết bẩn ở sâu dễ được tẩy hơn.

Kế đến, hãy cho ít nhất là 2 ruột gối vào lồng giặt. Việc cho nhiều hơn 2 ruột gối vào lồng giặt sẽ giúp giữ cân bằng lồng giặt, làm lồng giặt xoay đều hơn và những chiếc ruột gối mau sạch hơn.

Cho bột giặt, nước xả vừa đủ vào ngăn đựng trên máy giặt. Chọn chế độ giặt thích hợp cho từng loại ruột gối. Bạn có thể điều chỉnh chế độ giặt với nước ấm để giúp gối mau sạch hơn. Sau đó chọn chế độ xả với nhiều nước. Cuối cùng, chọn chế độ vắt và vắt lại bằng tay cho sạch nước trước khi phơi những chiếc gối lên.

Trên đây là cách giặt gối bằng máy giặt. Chúc các bạn thực hiện thành công và luôn được thoải mái với những chiếc gối thơm tho, sạch sẽ.

Bạn sẽ ngủ như thế nào nếu thiếu một chiếc gối bên cạnh, thói quen hằng ngày mà bạn không thể thiếu được sau mỗi giấc ngủ. Bạn sẽ làm gì nếu như mỗi khi ngủ cảm thấy chiếc gối mình quá bẩn hay có mùi hôi, tất nhiên là cảm thấy khó chịu rồi. Thật vậy nếu chiếc gồi bạn đang nằm sạch sẽ và thơm tho sẽ khiến bạn ngủ ngon giấc và khỏe hơn. Gối ngủ sạch sẽ khiến ta ngon giấc hơn Việc giặt gối đối với chúng ta là công việc thường xuyên và nên làm nhưng thông thường chúng ta chỉ giặt vỏ gối nhưng không hề để ý đến chiếc gối bên trong nó có được sạch sẽ hay không. Cũng như quần áo chúng ta mặc, lúc nào cũng muốn sạch sẽ vậy thì tạo sao không cho chiếc gối của mình được như thể nhỉ? Đến với bài viết này bạn sẽ biết cách nào để giặt gối một cách tốt nhất. Khi nào thì ta nên giặt và vệ sinh gối của mình?Ở đây không có thời gian cụ thể, nhưng nếu bạn cảm thấy chiếc gối của mình đang có mùi và không sạch thì nên đi vệ sinh ngay. Có thể 1 tuần giặt mùng mền, ra trải giường thì nên bỏ chút thời gian để giặt luôn chiếc gối của mình đi. Giặt gối bằng máy giặt sẽ tốt hơn ?

Chiếc gối của bạn sẽ sạch hơn khi giặt bằng máy giặt

Câu trả lời là có ! Thông thường đối với việc giặt giũ mền mùng hay những vật dụng ngủ chúng ta hay làm bằng tay nhưng nếu sử dụng máy giặt, chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả hơn rất nhiều đúng không. Gối cũng vậy nếu giặt bằng máy giặt thì chúng ta sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Máy giặt giúp giặt nhanh, điều và sạch sẽ mọi ngóc ngách hơn . Còn nếu muốn thơm thì chỉ cần cho vào một chút nước xã vải có hương thơm vào là được, không cần phải cho quá nhiều nước xả vải như cách giặt thông thường khiến cho chất liệu vải dể hư hỏng . Cách giặt gốiThực hiện đúng các bước sau đây để giặt gối được tốt nhất. Tháo vỏ gối

Tháo vỏ gối và làm sạch như giặt với quần áo thông thường

Trước tiên ta nên tháo và tách vỏ gối ra khỏi gối giặt chung vỏ gối với quần áo thường ngày để tiện hơn. Sau quy trình đó chúng ta nên ngâm chiếc gối của mình với nước trong thời gian 15 phút trước khi giặt để giúp các vết bẩn cũng như gối được làm sạch một cách tốt nhất có thể. Đặt vào máy giặt đúng cách

Đặt gối vào lồng máy giặt đúng cách để làm sạch hơn

Không nên quăng bừa gối vào trong lồng máy giặt vì khi giặt , với tốc độ quay của lòng máy giặt chiếc gối của bạn sẽ dể bị bung ra . Tốt nhất nên cho 2 chiếc gối vào lòng giặt như thế sẽ giúp cân bằng máy , giúp máy quy đều và sạch hơn trong quá trình giặt. Công đoạn này cần nên tỉ mỉ vi chiếc gối bạn có sạch hay không là do quy trình này. Cho bột giặt và nước xả Khi đặt gối vào lồng giặt, chúng ta bắt đầu cho xà phòng và nước xả vải vào trong máy. Không nên cho quá nhiều bột giặt cũng như nước xả khiến gối khó được làm sạch hết xà phòng cũng như cho quá nhiều nước xả khiến gối mình mềm hoặc gây ngứa sau khi giặt . Nên cho lượng vừa đủ để giặt tốt nhất. Chọn quy trình giặtViệc giặt gối bằng may giặt tốt nhất là ta nên giặt với chế độ giặt ấm cho gối. Trong chu trình giặt này việc giặt gối sẽ sạch hơn nếu chúng ta xả 2 lần, còn đối với một số máy giặt việc giặt gối sẽ trở nên đơn giản hơn nhờ chế độ giặt gối. Làm khôThông thường gối được làm từ nhiều bông gòn nên việc làm khô là rất lâu và khó khăn. Nên nhờ người giúp vắt sạch gối trước khi phơi và nên dùng mắc chuyên dụng cho việc phơi gối để cố định và phơi được tốt hơn. Có thể tìm mua những chiếc mắc gối này tại những nơi bán mắc quần áo với giá không cao lắm. Lưu ý khi giặt gốiNên đặt gối cố định khi giặt để tốt ưu hóa việc giặt giũ. Kiểm tra kĩ bên trong gối có khô chưa trước khi sử dụng, nếu chưa có thể thêm 1 chút thời gian để phơi. Cần lưu ý không nên cho quá nhiều bột giặt & nước xả khi giặt có thể làm hư hỏng chất liệu vải của chiếc gối. Không nên vắt quá khô gối bằng máy giặt, nên phơi khô theo kiểu truyền thống để gối được khô một cách tự nhiên sạch vi khuẩn gây hại bằng ánh nắng mặt trời, cũng như giúp gối không bị rách khi vắt. Một số nguyên liệu làm sạch gối hiệu quả

Giặt gối bằng baking sodaBaking soda thần dược trong việc giặt giũ và khử mùi

Dường như ai cũng biết công dụng của chất tẩy rửa ” thần thánh ” này. Nếu được bạn có thể sử dụng chất tấy rửa này trong việc giặt giũ và làm sạch được gối của mình. Thêm một ít baking soda vào máy trong quá trình giặt để gối được sạch và sáng hơn. Ngâm gối trước khi giặt với một ít nước + chanh + baking soda để diệt sạch khuẩn mùi hôi cũng như các vệt ố vàng trên gối.

Chúng ta đã quá quen với việc giặt quần áo bằng máy giặt. Đây có thể nói là phát minh giúp tiết kiệm rất nhiều sức lao động cho các gia đình. Thế nhưng, đối với những món đồ khác như gối ngủ, gối ôm thì có thể được giặt bằng máy giặt hay không? Bài viết này, Vua Nệm sẽ hướng dẫn bạn giặt gối bằng máy giặt đúng cách, không làm hỏng chất liệu gối. 

1. Liệu có nên giặt gối bằng máy giặt?

Đối với bất kỳ đồ vật nào thường xuyên sử dụng, chúng ta nên định kỳ vệ sinh sạch sẽ chúng. Một chiếc gối ngủ càng nên được giặt nhiều hơn nữa, bởi mỗi ngày chúng ta đều gối đầu, áp mặt vào nó. Gối bẩn, ố vàng có thể dẫn đến việc phát sinh vi khuẩn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làn da của người sử dụng.

Cần phải xem xét chất liệu trước khi quyết định có nên giặt gối bằng máy giặt

Việc giặt gối trước đây thường được thực hiện bằng tay, khiến chúng ta mất khá nhiều thời gian trong việc làm sạch nó. Một giải pháp được đặt ra là sẽ giặt gối bằng máy giặt. Cách này giúp mọi người tiết kiệm thời gian giặt giũ hơn, đồng thời chiếc gối cũng được làm sạch và thơm tho hơn hẳn so với việc giặt bằng tay.

Tuy nhiên, khi giặt gối bằng máy giặt, bạn sẽ phải xem xét chất liệu gối phù hợp với chế độ giặt nào. Tránh trường hợp chọn sai chế độ dẫn đến làm hỏng chất liệu gối.

2. Hướng dẫn các bước giặt gối bằng máy giặt

Để đảm bảo việc giặt gối bằng máy giặt đúng cách và sạch nhất có thể, hãy tuân thủ các bước được Vua Nệm hướng dẫn dưới đây.

2.1 Trước khi giặt

Đầu tiên, bạn sẽ phải kiểm tra xem loại gối mình sử dụng có cho phép giặt máy hay không. Bạn có thể kiểm tra thông tin này bằng việc nhìn vào nhãn của chiếc gối. Sẽ có những ký hiệu cho phép hoặc không được giặt bằng máy.

Thông thường, các loại gối được làm bằng lông vũ, mủ cao su hoặc xốp sẽ không được giặt bằng máy. Lý do là gì chế độ quay của máy giặt sẽ làm các chất liệu này dính vào nhau. Đối với những chiếc gối đã quá cũ cũng được khuyên không nên giặt bằng máy vì sẽ làm vụn gối rơi ra trong lúc giặt.

2.2 Tháo vỏ gối

Bắt đầu giặt gối bằng máy giặt, hãy tháo lớp vỏ gối để có thể giặt nó cùng với áo quần. Đem ngâm gối với nước [có thể cho thêm ít xà phòng] trong khoảng thời gian khoảng 15 phút để khi giặt các vết bẩn dễ được tẩy rửa hơn.

Tháo vỏ gối trước khi giặt gối bằng máy giặt

2.3 Đặt gối đúng cách vào máy giặt

Lời khuyên dành cho bạn đó là nên cho vào máy giặt ít nhất là 2 chiếc gối để tạo được thế cân bằng trong khi giặt. Khi có 2 chiếc gối, lồng giặt sẽ xoay đều và mạnh hơn, nhờ vậy những chiếc gối sẽ được làm sạch tốt hơn. 

Mỗi lần giặt gối bằng máy giặt bạn nên cho vào ít nhất là hai chiếc gối 

2.4 Cho bột giặt và điều chỉnh chế độ

Sau khi cho gối vào máy giặt, hãy cho một lượng bột giặt, nước xả vừa đủ vào ngăn đựng. Lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều bột giặt, không những khiến lãng phí mà việc làm sạch xà phòng cũng trở nên khó khăn hơn. 

Để hiệu quả giặt gối bằng máy giặt được cao nhất, bạn có thể điều chỉnh máy giặt sang chế độ nước ấm, đồng thời thực hiện hai chu kỳ xả. Ngoài ra, một số loại máy giặt có cả chế độ giặt riêng dành cho gối, bạn chọn chương trình giặt này là tốt nhất.

2.5 Sấy khô sau khi giặt

Gối sau khi giặt xong cần được sấy để mau chóng khô hơn. Hãy lập trình chế độ sấy ở nhiệt độ vừa phải trong khoảng 30 phút đến 60 phút. Một số mẹo giúp chiếc gối của bạn dễ được sấy khô hơn chính là hãy thêm một chiếc khăn khô vào máy giặt lúc sấy. Lý do là vì khăn khô sẽ hút ẩm rất tốt. 

Đảm bảo sấy khô sau khi giặt gối bằng máy giặt

Trong trường hợp máy giặt của bạn có chế độ vệ sinh, hãy chọn ngay chế độ này. Lưu ý, không nên đặt máy ở chế độ tự động sấy khô, lý do là vì máy chỉ cảm nhận được độ ẩm phần bên ngoài gối.

Sau khi sấy xong, bạn hãy kiểm tra lại gối một lần nữa. Đảm bảo cả phần trung tâm chiếc gối cũng đã khô. Bất kỳ hơi ẩm nào còn sót lại trong gối có thể khiến chiếc gối bị ẩm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng ruột gối. Bạn cũng có thể đem gối phơi thêm bên ngoài trời nắng một chút.

3. Hướng dẫn xử lý các vết bẩn bám trên gối

Quần áo hay gối ngủ thường xuyên dính phải các vết bẩn cứng đầu, đó có thể là vết mốc do sử dụng lâu ngày, vết cà phê, nước hoa quả… mà chúng ta lỡ làm dính lên. Bạn có thể xử lý chúng theo các cách dưới đây:

3.1 Xử lý vết mốc trên gối ôm

Những chiếc gối sau thời gian dài sử dụng thường xuất hiện các vết mốc. Bạn nên chanh chóng xử lý các vết mốc này trước khi chúng lan rộng hơn. Có nhiều cách xử lý như sau:

  • Dùng cồn: Trước tiên, sử dụng bàn chải chà lên vết mốc trước, sau đó thấm cồn lên một chiếc khăn và chà bỏ tận gốc vết nấm mốc.
  • Dùng chanh: Axit có trong chanh có tác dụng loại bỏ các vết bẩn, nấm mốc. Bạn có thể sử dụng nước cốt chanh để chà xát lên các vị trí có vết mốc trước khi mang chiếc gối đi giặt.
  • Dùng Baking Soda: Ngoài cồn hoặc chanh, bạn cũng có thể dùng Baking Soda để xử lý vết mốc trên gối. Cách thực hiện: cho Baking Soda vào nước, khuấy tan, sau đó cho chiếc gối vào ngâm trong khoảng 5 đến 10 phút. Cuối cùng đem giặt lại bằng xà phòng, đảm bảo chiếc gối sẽ sạch như mới.

3.2 Xử lý vết cà phê bị đổ trên gối

Cà phê là vết bẩn cứng đầu, khi chẳng may để cà phê bám trên quần áo hay gối sẽ rất khó làm sạch. Tuy nhiên, không phải là không có cách xử lý chúng. Bạn vẫn có thể sử dụng chanh trong trường hợp này, lấy nước cốt chanh chà xát lên vết cà phê, sau đó xả lại bằng nước sạch và đem phơi khô. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng giấm hoặc nước giặt tẩy để đánh bay vết bẩn do cà phê để lại.

Sử dụng nước cốt chanh để làm sạch vết cà phê đổ trên gối

3.4 Xử lý vết nước hoa quả đổ trên gối ôm

Nếu chẳng may làm nước ép hoa quả đổ lên gối, hãy cho một ít muối trắng pha cùng với bột giặt để tạo thành một dung dịch tẩy rửa. Sau đó dùng khăn mềm thấm vào hỗn hợp trên và chà xát lên vết nước hoa quả dính trên gối. Cuối cùng đem xả lại với nước, bảo đảm chiếc gối sẽ lại mới tinh tươm.

3.5 Xử lý vết dầu mỡ

Dầu mỡ cũng là một trong những loại vết bẩn cứng đầu khó trị. Nếu không biết cách, bạn có thể làm vết dầu mỡ loang rộng ra thêm. Vậy, nếu chẳng may chiếc gối bị dính dầu mỡ thì xử lý như thế nào? Đầu tiên, bạn có thể nước rửa chén bôi lên vết bẩn, lấy tay xoa nhẹ vị trí dính dầu mỡ rồi đem đi giặt như bình thường. Trong nước rửa chén có các thành phần hóa học đặc thù chuyên trị vết dầu mỡ, nó sẽ có hiệu quả hơn là xà phòng giặt đồ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số dung dịch khác như oxi già, giấm trắng hoặc nước súc miệng để hỗ trợ đánh bay vết dầu mỡ lỡ dính phải trên gối ngủ.

Dùng nước rửa chén để làm sạch vết dầu mỡ dính trên gối

4. Lưu ý khi khi giặt gối bằng máy giặt

Để đảm bảo việc giặt gối bằng máy giặt không làm hỏng hay ảnh hưởng xấu đến chất lượng gối, bạn nên đảm bảo tuân thủ một số lưu ý sau.  

  • Thứ nhất, cần kiểm tra kỹ xem loại gối bạn dùng có cho phép giặt bằng máy không. Nếu không hãy chịu khó giặt bằng tay dù việc này có thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn.
  • Thứ hai, khi giặt bằng máy, bạn không nên lựa chọn chế độ vắt khô mạnh. Lý do là vì dễ dẫn đến hỏng ruột gối, đặc biệt là những chiếc gối được làm bằng bông. Những chất liệu khác như lông vũ, mủ cao su hay xốp được khuyên là không nên giặt bằng máy.
  • Thứ ba, với những chiếc gối dính phải các vết bẩn cứng đầu như cà phê, dầu mỡ,… bạn có thể sử dụng các mẹo đánh bay vết bẩn mà chúng tôi đã kể trên để xử lý chúng trước khi cho vào máy giặt.
  • Thứ tư, bạn nên chú ý đến thời gian giặt gối bằng máy giặt để đảm bảo vệ sinh. Đối với vỏ gối nên tiến hàng giặt khoảng một lần một tuần. Với ruột gối, nên giặt 2 tháng một lần để đảm bảo khử sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Trong quá trình giặt, bạn có thể sử dụng một số loại bột giặt chuyên dụng dành cho gối. Sau giặt, ngay cả khi đã sấy khô bạn cũng nên phơi gối dưới ánh mặt trời để đảm bảo làm khô và sạch hoàn toàn vi khuẩn gây hại.

Bài viết trên đây Vua Nệm vừa hướng dẫn bạn cách giặt gối bằng máy giặt. Hãy đảm bảo thời gian và cách thức giặt gối bằng máy giặt để đảm bảo vệ sinh, chất lượng cho chiếc gối ngủ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Trong trường hợp chiếc gối đã quá cũ, đừng đắn đo, hãy thay mới chúng. Bạn có thể tìm mua những chiếc gối ưng ý về chất lượng và giá cả tại Vua Nệm. 

Video liên quan

Chủ Đề