Cách gửi bài cho báo Nhi đồng

Bài viết dành cho các bạn đang muốn gửi tin/ bài để cộng tác với các báo và tạp chí, đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần nắm được. Điều này không chỉ sẽ giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân, đồng thời còn để các biên tập viên lưu lại ấn tượng tốt đối với bài viết của bạn.

Không để trống tiêu đề hoặc nội dung mail

Đây là điều cơ bản nhất cần phải nắm, bởi vì mỗi ngày các biên tập viên [BTV] nhận được rất nhiều email công việc, cho nên với những mail không có tiêu đề rõ ràng thường mặc định là spam, sẽ thẳng tay cho vào thùng rác. Thường không ai kiên nhẫn đi download một file đính kèm trong email trống làm gì.

Để BTV mở mail của bạn, hãy ghi rõ ràng tiêu đề cho người đọc biết đây là bài cộng tác, ví dụ như “Bài cộng tác mục truyện ngắn cho Mực Tím” hoặc “Truyện ngắn + Tên truyện+ Tên người viết”, “Bài cộng tác: thời trang Việt hiện nay”…

Nội dung bài viết nên đặt vào trong file Word

Các BTV đa số đều biên tập nội dung trong file word, nên nội dung bài viết của bạn cần đặt trong file word rồi đính kèm trong mail.

Trừ phi đó là một tin tức rất ngắn gọn chỉ vài trăm chữ, bạn có thể cho thẳng vào trong mail, bên dưới lời chào và phần giới thiệu.

Nên có phần tóm tắt bài viết trong mail

Nếu chu đáo bạn có thể tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của tin bài cỡ 100-200 chữ trong nội dung mail để BTV biết họ sắp đọc gì. Nhất là khi file Word của bạn có độ dài từ 2000 chữ trở lên.

Không sử dụng các font chữ quá phức tạp

Hãy sử dụng các font cơ bản trong trình soạn thảo email, đừng cố gắng sử dụng các font chữ phức tạp như thư pháp để trong mail, vì mỗi ngày các BTV phải đọc rất nhiều văn bản, nội dung hiển thị càng rắc rối càng khiến họ mệt mỏi.

Cũng đừng sử dụng màu chữ cầu vồng nhé, dù bạn có hoài niệm tuổi thơ đến đâu!

Cũng đừng tùy ý in hoa các câu chữ mà bạn nghĩ là quan trọng. Nếu cần nhấn mạnh điều gì đó chỉ cần in đậm là đủ rồi!

Hình ảnh nên gửi riêng một folder hoặc đường link để download

Đừng trình bày hoàn chỉnh bài viết trong mail, thứ nhất khó đọc và thứ hai load rất lâu.

Bạn có thể trình bài ảnh minh họa trong bài viết ở file Word [tuy nhiên hình ảnh cần giảm dung lượng], đừng gửi đi một file Word vài chục Mb [cỡ 2-3Mb là quá đủ rồi].

Nếu gửi cho báo mạng, hình minh họa có thể vài trăm kb, miễn sắc nét dễ nhìn, dung lượng không nhỏ hơn 600x 600px có thể chấp nhận được [tùy từng trường hợp cụ thể].

Nếu gửi hình minh họa cho báo in, dung lượng ảnh tối thiểu 1MB. Ảnh bản quyền thuộc về chủ nhân bài viết, hoặc đã được nhiếp ảnh cho phép sử dụng.

Nếu bài quá nhiều hình ảnh bạn nên up lên Google Drive hoặc các trang lưu trữ file để biên tập down về. Khi gửi bài bạn gửi kèm đường link.

Dưới chữ ký nên đề thông tin liên lạc cụ thể

Bạn nên đề họ và tên thật, nơi công tác, số điện thoại liên lạc, email chính thức, … để BTV liên hệ ngay với bạn nếu cần xác định lại chi tiết nào đó trong bài hay bổ sung gì đó vào bài viết.

Hãy kiểm tra email thường xuyên sau khi gửi.

Thật ra, việc làm một CTV rất éo le, bạn hãy chuẩn bị tâm lý cho các việc sau:

– BTV không hề phản hồi email của bạn.

– Bạn gửi bài và chờ hoài không thấy hồi âm. Một ngày đã quên hồi âm đến.

– Hồi âm đến. Nói bài bạn không sử dụng được, tuy nhiên họ mời bạn làm CTV và gửi tiếp bài cho họ.

– Bài bạn sử dụng được. Yêu cầu sửa gấp chi tiết nào đó.

– Hồi âm đến rất lâu sau vài tháng nói bài bạn đã được đăng, yêu cầu gửi thông tin cá nhân để được nhận nhuận bút.

– Bài đã được nhưng  chỉ khi bạn đọc báo mới biết, mà không hề có ai nói gì bạn luôn và bạn phải gọi lên tòa soạn để hỏi.

Thông thường nhuận bút báo in được nhận sau 2-3 tháng bài đã đăng.

Nếu còn thắc mắc nào, bạn cứ comment bên dưới bài viết, mình sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất trong phạm vi hiểu biết của mình nhé!

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ!

Hoàng Khôi

GIẢI TRÍSách - Truyện - Thơ

BÉ NUÔI MÈONhà bạn bé chật quáKhông có chỗ nuôi mèoNên bạn tặng cho béMột chú mèo tí teo.Bé xem chừng thích lắmCả đêm vội chạy điBắt mèo về chăm bẵmChú mèo con, sợ gì.Mẹ nhắc bé cẩn thậnĐừng để móng mèo càoBé nghe chừng cũng ngạiBần thần… biết làm sao?Đây rồi, ba gợi ýBé lấy cái lồng chimNhốt mèo vào trong ấyLà cả hai yên bình.Mèo cứ kêu meo meoTrèo xuôi rồi trèo ngượcSơ da mèo bị xướcBé mặc luôn vớ vào.Vậy là mèo có áoNhưng quần chẳng thấy đâuNên mèo cứ thiểu nãoHở cả đuôi lẫn đầu…28-8-2010.

ĐỊA CHỈ MAIL MỘT SỐ TÒA SOẠN BÁO 

[Dành cho các bạn quan tâm]

Thiếu niên tiền phong:

Thiếu nhi dân tộc:

Báo Mực tím:

Học trò cười: hoctrocuoi2@gmailcom

Tập san Áo trắng:

Tài hoa trẻ:

Báo Quảng Bình:

Báo Tin Tức:

Báo Quảng Nam: 

Báo Điện Biên Phủ:

Báo Lào Cai:

Báo Bắc Giang:

Báo Vĩnh Long:

Báo Cà Mau:

Báo Giác ngộ: ,

Báo Bình Định:

Báo Đắk Nông:

Báo Công an Đà Nẵng:

Văn nghệ Công an:

Văn nghệ: [văn xuôi]; [thơ].

Văn nghệ Bình Dương:    

Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh:

Văn Nghệ Thái Nguyên:

Văn nghệ Hòa Bình:

Văn nghệ Tiền Giang:

Văn nghệ Ninh Bình:

Văn nghệ Bạc Liêu:

Tạp chí Sông Lam:

Tạp chí Xứ Thanh: ,

Tạp chí Langbiang:

Tạp chí Làng Việt:

Tạp chí Đại lộ [Vận tải ô tô]:

Tạp chí Sông Hương:

Tạp chí Non nước Đà Nẵng:

Tạp chí Đất Quảng:

Văn học và tuổi trẻ:

Văn học quê nhà:

Phụ nữ Việt Nam:

Phụ nữ Thành phố:

Văn hóa và đời sống: ,

Pháp luật và xã hội:

Thời báo Ngân hàng:

Đài VOH: [Văn học tuổi xanh]

Các bạn tìm báo hoặc lên trang online đọc qua chuyên mục văn hóa – văn nghệ của các báo, tạp chí để chuẩn bị những “chiến thuật” phù hợp rồi mới gửi bài nhé.

-------------------------------------------------

10 LƯU Ý NHO NHỎ [Kinh nghiệm của cá nhân Lộc]

1. “Gu” của các báo, tạp chí?

- Các báo, tạp chí địa phương thường chuộng lối văn đi vào cảm xúc, hoài niệm được viết ra từ những ký ức giản dị, mộc mạc hay những chiêm nghiệm chân thật, lắng đọng về cuộc sống hôm nay từ những hình ảnh rất đỗi thân thương như: một mảnh đồng làng vàng ươm mùa gặt, một phiên chợ nghèo bên lũy tre xanh, một góc phố nhỏ dịu dàng hoa sữa, một ngọn khói lam thao thiết cuối chiều, một cánh diều êm nhắc nhớ tuổi thơ, một dòng sông nhỏ chảy dài năm tháng, một cây rơm vàng thơm mùi nếp mới, một mùa bằng lăng cho tuổi học trò… Và những truyện ngắn kết thúc có hậu, tươi sáng, mang đến những bài học, thông điệp cuộc sống và gieo niềm tin yêu, hy vọng thì sẽ có nhiều cơ hội lắm đó.

- Các báo, tạp chí cho tuổi mới lớn thường chuộng lối văn liên quan đến những kỷ niệm thời chăn trâu, cắt cỏ; kỷ niệm về thầy cô, mái trường; một chút nghĩ suy, trầm tư khi chuẩn bị bước vào những ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời như trọ học xa nhà, thi chuyển cấp, thi đại học hay có thể là sự luyến lưu, bịn rịn tình bạn học trò trong khoảnh khắc chia tay mùa hè cuối cấp; là những rung động đầy trong sáng, thanh ngần, bẽn lẽn của tình yêu áo trắng…

- Các báo, tạp chí cho thiếu nhi thường chuộng lối văn viết về những điều thật gần gũi như: là trò chơi bắn bi, trốn tìm, kéo mo cau, là chụm đầu chung nhau một que kem sữa, là những trưa í ới gọi nhau đi hái sim trên ngọn đồi ríu rít tiếng chim, là những chiều mò tép, bắt cua trên cánh đồng làng cuộn đòng thơm nức hay là kỷ niệm về những quả ổi, chùm me giấu trong ngăn cặp mang đến trường chia sẻ cho nhau. Vì là viết cho thiếu nhi nên chúng ta hãy viết sao cho thật dễ hiểu, nhí nhảnh, vui tươi, ấm áp, tràn đầy năng lượng tích cực.

- Các báo, tạp chí chuyên về văn chương thì cần những tác phẩm “truyền thống mà vẫn tìm ra được điểm nhìn mới” hoặc “cách tân nhưng vẫn dồi dào cảm xúc”. Các bạn hãy cứ sáng tạo, hãy cứ cá tính, hãy cứ độc đáo, hãy cứ làm mới mình, hãy cứ thể nghiệm, chiêm nghiệm, nói nôm na là hãy “bung lụa” hết mình với văn chương, miễn sao tác phẩm của bạn HAY. [Các tờ báo uy tín về văn chương luôn “tôn trọng truyền thống và khuyến khích cách tân” nha].

- Các báo, tạp chí chuyên ngành thường chuộng những tác phẩm trực diện về ngành của họ. Một truyện ngắn hay về thầy cô, mái trường sẽ là lựa chọn hoàn hảo của báo Giáo dục và thời đại, một bài viết sâu sắc về người lái xe thì chẳng có gì bất ngờ khi nó được in trên báo Giao thông… [Tất nhiên vẫn có sự xoay chiều đề tài giữa các báo, tạp chí nhé. Như mình đã nói, cái quan trọng nhất là HAY]

2. Dung lượng tác phẩm?

- Truyện ngắn: Thường từ 1500 – 2500 chữ [Mức tròn trịa và vừa “đất” đăng nhất là 2000 chữ nhé]. Riêng truyện ngắn gửi các báo thiếu nhi thì ngắn gọn hơn chút xíu, tầm 1200 chữ. Còn truyện ngắn gửi các báo chuyên văn chương thì họ thường in mức 5000 chữ nhé.

- Tản văn: Thường từ 700 chữ đến 1000 chữ. [Mức tròn trịa và vừa “đất” đăng nhất là 700 – 800 chữ nhé]. Riêng tản văn gửi các báo thiếu nhi thì ngắn gọn, nhỏ xinh hơn chút xíu, tầm 500 chữ.

- Thơ: Phổ biến là 4 – 6 khổ. [Chúng ta cần phân biệt chút giữa thơ với truyện thơ, trường ca, hò, vè…]. Riêng kiểu thơ trào phúng, hài hước nếu đạt thì có Học trò cười, Tuổi trẻ cười… thường sử dụng.

3. Cách viết thư gửi tòa soạn báo, tạp chí?

Theo mình, các bạn hãy viết ngắn gọn, cô đọng tầm 4-5 câu thôi. Đừng lê thê dài dòng “quảng bá” vì tác phẩm của bạn như thế nào, BTV đọc sẽ rõ. Dưới thư hoặc dưới bài viết nhớ đề đầy đủ họ tên thật, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

4. Cách tạo ấn tượng với tòa soạn?

Khoan hãy bàn về mức độ HAY, đầu tiên chúng ta phải gửi một tác phẩm CHỈN CHU đã. Chỉn chu mà chưa hay thì vẫn được tôn trọng, tựa như việc bạn mặc một chiếc áo cũ hàng chợ giặt sạch thơm tho còn hơn bận một chiếc váy hàng hiệu cả tuần chưa giặt bốc mùi chua ngoét. Bởi vậy, văn bản cần được trình bày với thể thức, đơn giản, rõ ràng [không cần phải tô vẽ hoa lá cành đâu nhé vì các báo có hẳn một bộ phận chuyên làm công tác thiết kế, đồ họa cho trang báo rồi]. Cố gắng nhặt sạch lỗi chính tả. Mình chia lỗi chính tả thành hai dạng: lỗi đánh máy [do vấp chữ, líu chữ, nhảy chữ, bàn phím đơ…] và lỗi bản chất [thường là chưa phân biệt được từ đó dùng “d” hay “gi”, “l” hay “n”, “ng” hay “ngh”, “r” hay “d”, dấu hỏi hay dấu ngã…]. Thú thực là hiếm ai viết một cái truyện ngắn cả chục trang word mà không rơi rớt một vài lỗi chính tả. Mình cũng thế. Và chúng ta đọc, nếu phát hiện lỗi chính tả thì đừng bĩu môi cười nhạo mà hãy cứ mạnh dạn góp ý cho nhau cùng tiến bộ nhé. Ai đó từng nói, đừng vì một hạt sạn bé tí mà phải nhả cả miếng cơm ngon đang nhai. Ấn tượng ban đầu theo mình là đến sự chỉn chu như thế rồi mới bàn đến nội dung, chất lượng bên trong tác phẩm. 

5. Thời gian để nhận được hồi âm về tác phẩm?

Thường là sau 2 tuần - 1 tháng [Tất nhiên lúc tòa soạn ít bài vở, bạn sẽ được hồi âm nhanh hơn và lúc tòa soạn nhiều bài vở, bạn sẽ được hồi âm lâu hơn chút]. Nhưng không phải tất cả các tòa soạn đều gửi mail hồi âm nhé bạn. Nếu bạn nhận được hồi âm thì đừng quên gửi lời cảm ơn đến BTV nha. Đó là người đã đọc tâm huyết “đứa con tinh thần” của bạn đấy.

6. Làm sao để biết tác phẩm được in?

Thường những tác phẩm được BTV phản hồi tốt về chất lượng thì về cơ bản là sẽ được in thôi. Việc của bạn là chịu khó chờ đợi. Ví dụ một tuần có đến 3 truyện ngắn rất ok mà trang báo của họ chỉ đăng một truyện ngắn/số cuối tuần thì họ phải ưu tiên theo thứ tự đề tài, thời gian… Đối với những tác phẩm không nhận được hồi âm thì cũng đừng vội nản lòng nhé. Không nhận được hồi âm không đồng nghĩa với không được in. Có những tác phẩm gửi vào im lặng, song một ngày đẹp trời nó bỗng xuất hiện rực rỡ “như một niềm kiêu hãnh”. Mình có những truyện ngắn sau hơn… một năm mới được in đó. Và cảm giác lúc ấy là vỡ òa sung sướng. Cách nhanh nhất để theo dõi bài viết là tìm đọc báo giấy hoặc lên trang online [hầu như báo nào cũng đăng tải bài viết trên trang online] đọc thường xuyên nhé. Đọc, nếu “phát hiện” ra bài mình thì vui quá trời rồi nhưng không có bài mình thì ít ra mình đã được học hỏi và mở mang thêm nhiều thứ, đúng không? Còn bạn nào lười hơn chút thì ngồi đợi… báo biếu thôi.

7. “Đối xử” với tác phẩm chưa được in?

Đôi khi chưa được in không hẳn là do tác phẩm của bạn dở mà có thể chỉ là chưa hợp “gu” tòa soạn hoặc chưa đúng thời điểm mà thôi. Một tác phẩm bị từ chối ở tòa soạn này vẫn có thể được đón chào nồng nhiệt ở tòa soạn khác. Bởi vậy, hãy đọc kỹ, trau chuốt lại tác phẩm bị loại và “chọn mặt gửi vàng” vào một nơi tiếp theo mà bạn tin, bạn linh cảm rằng đứa con tinh thần của mình sẽ được hồi sinh. Tác phẩm là đứa con của mình, nó cũng có linh hồn riêng. Bởi vậy, nếu nó chưa hay thì chúng ta càng phải thương nó, cố gắng nâng cấp nó lên chứ đừng vội phũ phàng vứt vào sọt rác như chưa từng “đẻ” ra nó. Hãy giữ thói quen lưu những bài viết chưa ổn lại để một lúc nào đó rảnh rỗi, đọc lại, hẳn bạn sẽ tự mỉm cười rằng ngày xưa viết non thế mà giờ đã tiến bộ hơn rồi đấy chứ.

8. Khoảng cách thời gian gửi bài?

Nếu bạn chưa được in thì hãy cứ gửi bất cứ lúc nào nếu bạn hoàn thành tác phẩm hay hơn tác phẩm bị loại. Còn nếu bạn được in rồi thì bạn nên linh hoạt theo chu kỳ phát hành của tờ báo, tạp chí đó. Ví dụ báo ra 4 số/tháng thì trung bình 1 – 1,5 tháng bạn gửi một bài. Nếu báo ra một số/tháng thì tầm 3 tháng bạn gửi một bài là hợp lý. Hiện nay có rất nhiều tòa soạn mở chuyên mục cho văn chương nên “đất” đăng cũng rộng mở hơn rồi. Đến một lúc nào đó, nếu bạn viết khá thì sẽ được BTV tin tưởng đặt bài thường xuyên. Và khi đó, bạn chỉ cần viết hay và đúng thời hạn, việc “đỡ đẻ” cho đứa con tinh thần của bạn đã có tòa soạn lo. Có thể bạn được in hai, ba số liên tục là chuyện thường và chúc mừng bạn đã thành CTV ruột.

9. Mẹo vặt để được in nhanh nhất?

Chúng ta phải nhanh nhạy, linh hoạt, “đi tắt, đón đầu” trong việc nắm bắt đề tài phù hợp với các mốc thời gian, sự kiện quan trọng nhé. Giữa tháng 4 mà bạn gửi một tản văn về hoa đào, hoa mai, giữa tháng mười hai mà bạn gửi một tản văn về bằng lăng, hoa phượng thì hơi làm khó BTV rồi nha. Bởi vậy, chúng ta phải luôn làm công tác chuẩn bị thật kỹ. Ví dụ tầm tháng 8, hãy gửi những bài viết liên quan đến ngày tựu trường; tầm tháng 9, hãy gửi những bài liên quan đến ngày Phụ nữ Việt nam 20-10; tầm tháng 10, hãy gửi những bài viết liên quan đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11; tầm tháng 11, hãy gửi những bài viết liên quan đến Tết, tầm tháng 3, hãy gửi những bài viết về mùa hè, mùa chia tay mái trường yêu dấu. Nói chung, nên gửi sớm trước khoảng 1 tháng để các BTV còn sắp xếp nhé.

10. Nhuận bút tác phẩm?

Mỗi tòa soạn có một mức nhuận bút khác nhau. Nhưng phổ biến của truyện ngắn là 500k – 1 triệu, của tản văn là 200k – 500k, của thơ là 100k – 300k [Tất nhiên có những báo trả thấp hơn hoặc cao hơn như thế nhé. Ví dụ có những báo trả nhuận một bài thơ tới 500k và một truyện ngắn là 3 triệu cơ ạ]. Nếu tầm 2 – 3 tháng sau khi bài in mà chưa thấy nhuận thì bạn chủ động gọi điện hỏi tòa soạn nhé. Đừng ngại ngần vì đó là quyền lợi, là công sức mà bạn xứng đáng được hưởng để mua cái gì đó ngon ngon ăn lấy sức “đẻ” những đứa con tinh thần tiếp theo.

Chúc các bạn thành công!

Theo Phan Đức Lộc

Page 2

Các lỗi sai cơ bản khi viết văn:

1. Đặt thừa, thiếu khoảng trống trước dấu câu. VD: Ai ?, " Anh ơi"...Các bạn cần nắm được các nguyên tắc cơ bản sau:a, Các dấu phân cách câu, phân cách ý [phẩy, chấm, chấm cảm, chấm lửng, chấm hỏi, hai chấm] đứng liền sát với nội dung phía trước và có khoảng trống với nội dung tiếp theo.b, Khi sử dụng các dấu ngoặc, nội dung cần liền sát với cả ngoặc đóng và mở.c, Khi dùng dấu gạch ngang cần có khoảng trống cả trước và sau dấu. Chú ý phân biệt với dấu gạch nối.d, Chú ý không có dấu gạch dưới _ trong viết văn.

2. Sử dụng số đếm.

Ngoại trừ số đếm là danh từ và chỉ thời gian [VD: lớp 10A, năm 1945] thì mọi số đếm khác đều cần được viết dưới dạng chữ. Thậm chí mình thấy nhiều sách kể cả ngày tháng năm đều viết dạng chữ.

3. Viết tắt.

Phổ biến là viết tắt về thời gian [VD: 2h] và các số đo cơ bản [VD: 20km, 1kg]Những kiểu viết trên chỉ sử dụng khi làm toán, còn ta viết văn thì phải viết đúng cách đọc.VD: 3h bạn sẽ đọc là "ba giờ" chứ không phải "ba h" nên bạn buộc phải viết là "ba giờ" hoặc "3 giờ". Tương tự cho các trường hợp khác.

4. Không thống nhất trong cách đánh dấu phân biệt lời thoại và lời dẫn.

Hiện có 2 cách là dùng ngoặc kép và dùng gạch ngang. VD:"Anh yêu em." Tôi nói.- Anh yêu em. - Tôi nói.Khi sử dụng ngoặc kép thì không cần dấu gạch ngang phân cách nữa. Chú ý thống nhất cách viết, không nên dùng cả hai.


CHUẨN VỀ CHÍNH TẢ

Dấu câu

Tiếng Việt sử dụng 16 dấu [trong đó có 10 dấu câu]: Dấu cách ! [ ] , . : ; ? [ ] { } " " ...Về dấu cách, trước và sau mỗi dấu câu, chúng ta tuân theo một quy ước:

Với các dấu câu chỉ có một thành phần như dấu phẩy [,], chấm [.]... thì dấu câu đứng liền kí tự phía trước, sau dấu câu là một khoảng trống. Với dấu câu gồm hai thành phần như ngoặc đơn, ngoặc kép, ngoặc nhọn thì bên ngoài của dấu sẽ là khoảng trắng, nội dung bên trong liền sát với dấu. Giữa hai dấu câu không có dấu cách, trừ khi chúng thuộc hai câu khác nhau. Luật 3 này có giá trị hơn hai luật trên.

VD: KO [không], DC [được], NG [người] là đúng. KO [ không] , DC [ được ], NG [người ] là sai. 

Số

Dùng dấu phẩy là dấu thập phân. Thí dụ: 3,14.

Dùng dấu chấm để phân nhóm.

Thí dụ 1.234.567

Đơn vị

Giữa số và đơn vị luôn có một dấu cách phi dãn [no-break space - NBSP].

Một vài thí dụ: 2,34 cm, 250 GB,...[Cập nhật] Trường hợp % vẫn viết liền với chữ số vì đây không phải đơn vị mà chỉ là kí hiệu cho phép toán thể hiện tỉ lệ.

Ngày tháng

Ngày tháng dạng dài: Thứ hai, ngày 15 tháng 6 năm 2009.

Ngày tháng dạng ngắn: 15/6/2009 hoặc 15/06/2009 hoặc tháng 6/2009.

Giờ dạng dài: 16 giờ 10 phút 28 giây.

Giờ dạng ngắn: 16:10:28.

Chính tả

Bạn có thể kiểm tra mình viết đúng chính tả hay không [dấu hỏi hay ngã, ch hay tr, c hay t...] bằng cách tra từ điển. 

Vị trí dấu thanh

Gặp một chữ có 1 nguyên âm chứa dấu mũ, dấu ngoắc như Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, thì đánh dấu lên đó. Thí dụ: "Tuấn", "tập", "viết". Nếu có hai [như ƯƠ], thì đánh dấu lên nguyên âm sau [Ơ]. Thí dụ: "đường", "được". Gặp một chữ có phụ âm cuối, thì đánh dấu lên nguyên âm chót.

Thí dụ: "hoàng", "hoạt", "toán", "coóng".

Nếu không có thì đánh dấu lên nguyên âm áp chót.

Thí dụ: "họa", "hòe", "hủy". [Dĩ nhiên gặp một chữ chỉ có một nguyên âm thì chỉ còn cách là đánh dấu lên nguyên âm đó thôi].

Dấu gạch nối

Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối:

- Dấu gạch ngang thường dùng đầu dòng với mục đích liệt kê, hoặc sử dụng trong hội thoại. Với cách dùng này, dấu gạch ngang nằm đầu dòng, ngăn cách với từ liền sau bằng khoảng trống và từ liền sau phải viết hoa chữ cái đầu tiên.

- Dấu gạch ngang với mục đích giải nghĩa, chú thích. Ví dụ: Bà Dung - mẹ cái Hoa - nói. Với cách dùng này, dấu gạch ngang nằm giữa câu, ngăn cách với từ liền trước và sau bởi khoảng trống, và từ liền sau không viết hoa nếu không phải là danh từ riêng.

- Dấu gạch nối, dùng để ghép cách thành phần của một từ phức. Ví dụ: Kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy. Trong giai đoạn trước, Tiếng Việt hay sử dụng dấu gạch nối cho từ phức như "bệnh-viện", "công-viên"... Nhưng sau này người ta không còn sử dụng gạch nối trong nhiều từ phức nữa. Nhưng ở những tác phẩm tiếng nước ngoài như Anh, Pháp vẫn còn sử dụng, và khi dịch sang tiếng Việt, các dịch giả vẫn giữ nguyên gạch nối để đảm bảo giống với bản gốc nhất. Vì thế gạch nối trong từ phức vẫn nằm trong quy định đúng của chính tả. Với cách dùng này, dấu gạch nối nằm giữa các tiếng của từ, không có khoảng trống, và không viết hoa mỗi tiếng sau gạch nối nếu không phải danh từ riêng.

Viết hoa

Viết hoa vì phép đặt câu: viết hoa sau các dấu câu [dấu chấm câu, dấu chấm than, dấu chấm lửng...];

Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người;

Viết hoa tên địa lí;

Viết hoa tên cơ quan, tổ chức: viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố chỉ tên loại, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức;

Tên chức vụ, học vị chung không viết hoa. Thí dụ: tổng thống, chủ tịch, tổng bí thư, đại sứ, thái thú, tổng đốc, tiến sĩ, cử nhân, viện sĩ,...

"i ngắn" hay "y dài"?

Dựa theo tài liệu của ĐHKHXH&NV: 

Trường hợp đứng sau 6 phụ âm /h, k, l, m, s, t/, về cơ bản, cũng đã hình thành một thói quen: viết i ngắn khi là từ thuần Việt; viết y dài khi là từ Hán Việt.

Nguyên âm đứng một mình [âm tiết độc lập] thì sẽ viết i ngắn nếu là từ thuần Việt : ỉ [eo], ì [à] ì [ạch], [béo] ị, [ầm] ĩ,... và y dài, nếu là từ Hán Việt: ý [kiến], [lưu] ý, y [sĩ], [chuẩn] y,...

Nguyên âm đứng đầu âm tiết, có tổ hợp nguyên âm hoặc nguyên âm đôi, viết y dài: yêu [quý], yểu [điệu], yến [tiệc], yêng [hùng], huỳnh huỵch,...

Trong các âm tiết nửa mở, có nhiều trường hợp thể hiện bằng hai con chữ i, y nhưng thực chất có sự khác biệt [do sự nhầm lẫn chính tả]. Nếu là tổ hợp nguyên âm [wi], như trong các từ quy [tắc], [thâm] thúy, [ma] túy, [xương] tủy, quỵ lụy... thì viết y dài. Nếu là tổ hợp nguyên âm [uj], như trong các từ cúi [đầu], túi [quần], tủi [hổ], xúi [bẩy], [tàn] lụi... thì viết i ngắn.

P/s: vấn đề "y" hay "i" tốt nhất các bạn tra từ điển nếu có sự phân vân hay tranh cãi.

Page 3

Osach.net là một dự án cá nhân, toàn bộ số tiền do admin bỏ ra nhằm tạo sân chơi cho các bạn yêu viết lách cũng như sáng tạo nên những bức tranh/ảnh theo phong cách của riêng bạn. Cho đến này admin chưa hề thu lại một đồng lợi nhuận nào, mặt khác còn bỏ chi phí ra để thiết kế, duy trì hoạt động của website cũng như tặng thưởng để khuyến khích những thành viên có hoạt động tích cực trên website.

1. Bạn có cần đóng phí để đọc truyện và xem ảnh trên Ổ Sách?

Câu trả lời là không.

Mặc dù có những tác phẩm thiết lập tính phí theo mong muốn của tác giả, nhưng các bạn hoàn toàn có thể kiếm xu để trả phí thông qua nhiều hoạt động trên website mà không cần đóng thêm bất cứ khoản tiền nào.

2. Vì sao Ổ Sách mở Donation [Quyên góp]?

Do nguồn lực cá nhân có hạn, về tương lai lâu dài Ổ Sách cần thêm sự ủng hộ của mọi người để có thể duy trì và phát triển website. 

3. Bạn có nhất thiết phải Donate không?

Việc donate là không bắt buộc, cũng như số tiền donate không nhất thiết phải rất lớn. Dù bạn ủng hộ 5.000 hay 10.000 đồng thì đối với admin đó cũng là điều đáng quý, đáng trân trọng, và xin cảm ơn bạn đã ủng hộ cho chúng mình.

Và để tri ân tấm lòng của các bạn, admin xin tặng lại một khoản xu có giá trị quy đổi tương đương với số lượng donate của bạn:

100 xu = 10.000 VNĐ

Và bạn có thể sử dụng xu để mua những chương truyện, ảnh hay sản phẩm tính phí, cũng như ủng hộ tác giả mà bạn yêu thích.

4. Tiền donate của bạn sẽ dùng vào việc gì?

- Toàn bộ số tiền donate sẽ được sử dụng vào mục đích duy trì và nâng cấp website hỗ trợ cho việc đọc truyện, xem ảnh cũng như các hoạt động khác trên website.

- Hoặc dùng để tặng thưởng khuyến khích các thành viên hoạt động tích cực trong tháng, hay tổ chức những event của Ổ Sách.

5. Muốn donate thì phải làm như thế nào?

Soạn nội dung tin nhắn bao gồm:

Số ID + Tên tài khoản Ổ Sách + Nội dung cần nhắn

Ví dụ:

ID2 - July D Ami - Ung ho O Sach

Hoặc:

ID10 - Lac Anh - Minh ung ho O Sach

[Các bạn nhớ ghi ID và tên tài khoản của mình nhá]

Và chuyển khoản theo 2 cách:

- Thông qua ví Momo: 

- Thông qua tài khoản ngân hàng:

Số tài khoản: 31010000924048

Ngân hàng BIDV, chi nhánh Tp. HCM.

Chủ tài khoản: Nguyễn Thuỳ Dương

6. Ghi chú:

Trong vòng 3 ngày admin sẽ tiến hành chuyển xu cho người ủng hộ. 

Đề phòng trường hợp cú pháp chưa chuẩn, admin không xác định được người chuyển tiền thì nếu quá 3 ngày chưa nhận được xu thì các bạn liên hệ với admin nhá. 

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ỦNG HỘ

Trân trọng,

Admin Ổ Sách


Video liên quan

Chủ Đề