Cách kết nối lại máy in

Việc sử dụng các thiết bị máy in trong công việc in ấn cho văn phòng tại các doanh nghiệp hiện nay đang là một trong những yếu tố thực sự cần thiết. Cùng với đó, việc sắm cho văn phòng một chiếc máy in, máy photocopy ngày càng trở nên dễ dàng và đơn giản.

Do sự bùng nổ các thiết bị số cũng như giá thành cạnh tranh ngày càng giảm mạnh. Nên việc lựa chọn cho văn phòng của mình một chiếc máy in là điều vô cùng tất yếu.

Như chúng ta cũng đã biết thì việc kết nối giữa máy in và máy tính để có thể in được cũng khá đơn giản đối với những người am hiểu về công nghệ thông tin hoặc máy in. Nhưng đối với các chị em phụ nữ, dân công sở hoặc các bạn ít kinh nghiệm về công nghệ thông tin. Thì việc để cài đặt và kết nối máy in cũng là một việc rất khó khăn, đặc biệt là cách để có thể kết nối máy in và chia sẻ máy in qua mạng LAN là một vấn đề rất quan trọng và đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định.

Để giúp mọi người có thể tự cài đặt kết nối máy in với máy tính cũng như chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc mạng Wifi một cách dễ dàng nhất. Thì hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn bài viết về cách kết nối máy in và chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc Wifi nội bộ của công ty một cách đơn giản nhất.

Thực hiện việc kết nối máy in và chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc Wifi nội bộ của công ty, các bạn có thể thực hiện theo 2 bước dưới đây:

1. Cài đặt và kết nối máy in với máy tính chủ

Đầu tiên để có thể sử dụng được máy in, chúng ta bắt đầu cài đặt máy in và kết nối máy in với chiếc máy tính trong văn phòng của mình. Chúng ta gọi tạm máy đang cài đặt và kết nối là máy chủ.

Các bạn vẫn tiến hành cắm dây USB kết nối giữa máy tính với máy in. Và thực hiện bật nguồn cả 2 thiết bị này lên. Công việc tiếp theo đó chính là tải Driver máy in phù hợp với máy in mà chúng ta đang dùng và cài đặt lên máy tính.

Thông thường, khi mua bất kỳ chiếc máy in nào thì nhà cung cấp đều phát theo một đĩa Driver máy in đi kèm theo máy. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng đĩa driver máy in này để cài đặt driver cho máy in và máy tính.

Công việc cài đặt khá đơn giản, các bạn tiến hành cài đặt và làm theo hướng dẫn trên màn hình khi cài Driver máy in là sẽ thành công. Và sau khi cài đặt thành công máy in vào trên máy tính thì các bạn tiến hành in test thử. Nếu đã in thành công thì chúng ta đã hoàn thành xong bước 1. Và bây giờ nếu các bạn muốn kết nối máy in nhanh qua mạng thì các bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chia sẻ máy in ở máy chủ thông qua mạng LAN. Bằng cách nhấn Control Panel > Printer and Faxes > Chuột phải vào máy in mới cài đặt và đổi tên cho máy in sau đó chọn Sharing máy in trên mạng LAN.
  • Bước 2: Trong Control Panel tiếp tục chọn mục Windown Firewall > Exception > Chọn vào ô File and Printer Sharing trong mục Programs and Services để tạo lựa chọn truy cập cho máy in.
  • Bước 3: Truy cập vào các máy tính khác trong công ty và tiến hành kết nối máy in. Các bạn chọn Control Panel > Printer and Faxes > Tiến hành nhấn chọn chuột phải vào cửa sổ mới hiện ra. Chọn Add printer > click Next > chọn A network Printer or a printer attached to another computer >Next > chọn máy in > chọn Yes để lấy máy in đó là máy in mặc định cho tất cả các lệnh in.

Trên đây là lệnh nhanh để các bạn am hiểu có thể thực hiện luôn. Nếu như bạn chưa hiểu thì có thể xem chi tiết hướng dẫn từng bước tại mục 2 sau đây.

Xem thêm: Cách khắc phục lỗi không in được qua mạng trên máy photocopy

2. Cách chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc mạng Wifi nội bộ

Sau khi các bạn tiến hành cài đặt máy in ở bước 1 thành công thì chúng ta sẽ tiến hành tiếp bước 2 đó chính là cài đặt tính năng chia sẻ máy in. Để các máy trong mạng LAN [nội bộ công ty] có thể cùng sử dụng máy in và in được bình thường.

Để có thể chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc mạng Wifi thì bước đầu tiền chúng ta sẽ bật tính năng chia sẻ máy in lên ở máy tính chủ. Máy tính chủ là máy mà chúng ta vừa tiến hành cài đặt in ở bước 1 xong. Các thực hiện các bước như sau:

Thực hiện chia sẻ và kết nối máy in qua mạng trên Win 7 – Win 7

Nếu các bạn muốn kết nối máy in và chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc mạng Wifi nội bộ công ty mà các máy tính sử dụng hệ điều hành Win 7 với nhau thì các bạn tiến hành thực hiện theo các bước sau.

  • Bước 1: Mở Control Panel > Printers and device or Printers and Faxes [ Có chữ Printers hay Device là chọn vì mỗi hệ điều hành Win lại khác nhau phần tên chia ].
  • Bước 2: Trong cửa sổ Devices and Printers, các bạn chọn chuột phải vào máy in. Và tiến hành lựa chọn Properties -> Share this printer.
  • Bước 3: Như vậy là chúng ta đã bật tính năng chia sẻ máy in trên máy chủ thứ nhất. Và bây giờ sẽ kết nối máy in giữa máy tính khác để có thể in.

Tại các máy tính khác muốn có thể in được các bạn tiến hành theo bước sau: Mở Control Panel > Devices and Printers, chon Add a printer.

Tiếp theo các bạn chọn Add a network, wireless of Bluetooth printer [sử dụng máy in trong mạng LAN hoặc mạng không dây, qua sóng Bluetooth].

Tại đây danh sách các máy in trong mạng LAN sẽ được liệt kê lại. Các bạn tiến hành tick chọn rồi nhấn Next, driver từ máy chủ sẽ tự chạy về máy bạn trong tích tắc

Như vậy khi quá trình kết thúc là chúng ta đã có thể in trên các máy tính khác trong công ty của mình rồi. Nếu như các bạn muốn chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc mạng Wifi nội bộ giữa các máy tính Win Xp với Win Xp hoặc Win 7 thì các bạn thực hiện các bước như sau:

Xem thêm: Ứng dụng in qua điện thoại danh riêng cho máy photocopy Ricoh

Thực hiện chia sẻ và kết nối máy in qua mạng trên Win XP – Win XP, Win 7

  • Bước 1: Tiến hành bật tính năng share, chia sẻ máy in lên mạng LAN của máy in. Các bạn làm như sau: Start -> Control Panel > Devices and Printers. Tại đây các bạn nhấn chuột phải vào máy in và chọn Sharing… Chúng ta tiến hành nhập tên cho máy in và máy tính của bạn để dễ phân biệt, nhấn OK.
  • Bước 2: Để sử dụng tại các máy tính, chúng ta tiến hành thêm máy in vào. Các bạn chọn mục Add a printer.

Tại đây các bạn chọn đúng tên máy in mà chúng ta tiến hành chia sẻ ở bước trên:

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong rồi. Ngoài ra nếu các bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc chia sẻ máy in qua mạng thì các bạn cũng có thể xem thêm hướng dẫn bằng video sau đây nhé.

Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn có thể chủ động trong việc sử dụng chiếc máy in của mình tại công ty một cách dễ dàng nhất. Chúc các bạn kết nối máy in và chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc Wifi thành công.

Xem thêm: Cách kiểm tra và cài đặt địa chỉ IP cho máy photocopy dễ dàng 

Máy in có thể kết nối được với nhiều máy tính thông qua mạng LAN để thuận tiện hơn trong việc in. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp bạn gặp phải hiện tượng không kết nối được máy in qua mạng LAN. Vậy cách khắc phục như thế nào? Cùng xem bài hướng dẫn dưới đây nhé!

1Đảm bảo đã chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách

Cần kiểm tra kỹ việc chia sẻ máy in qua mạng LAN là đúng cách. Bạn có thể tham khảoCách kết nối máy in qua mạng LAN trên máy tính Windows và Mac để đảm bảo rằng mình đã chia sẻ đúng cách nhé!

2Xử lý sự cố 101

Nếu kết nối máy in qua mạng LAN không thành công, màn hình sẽ xuất hiện bảng Add Printer.

Lúc này, bạn sẽ không thấy máy in mà bạn muốn kết nối được liệt kê trong Add Printer Wizard hoặc không thể kết nối khi nhấn vào tên thiết bị. Vì vậy, hãy nhấn vào liên kếtThe printer that I want isn’t listed để lựa chọn thêm máy in cục bộ hoặcqua kết nối với máy in Bluetooth. Bên cạnh đó, bạn cũng có thểthêm từ mạng có dây hoặc không dây.

3Sử dụng trình sửa lỗi Troubleshoot

Để khắc phục các lỗi liên quan tới thiết bị ngoại vi, trình sửa lỗiTroubleshoot là một trong những phương pháp đơn giản nhất!

Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + I để mở Settings > Chọn Update & Security tại cửa sổ này.

Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn mục Troubleshoot ở danh mục bên trái > Chọn Printer > Nhấn vào Run the troubleshooterđể hệ thống tự động kiểm tra và sửa lỗi.

4Kiểm tra Driver

Với trường hợp bạn đã thực hiện chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách nhưng cài Driver cho thiết bị không được hoặc bị lỗi thì cần tham khảo những bước dưới đây để sửa lại lỗi Driver.

Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run > Nhập vào lệnh devmgmt.msc và bấm OK để mở Device Manager.

Bước 2: Trong cửa sổ mới, bạn kéo xuống mục Print queues và thực hiện việc update, xoá và cài lại Driver.

5Chạy lại trình tìm kiếm máy in trên Windows 10

Một nguyên nhân cũng có thể khiến cho bạn không thể thực hiện chia sẻ máy in qua mạng LAN đó chính là máy tính của bạn. Bạn cần chạy lại trình tìm kiếm máy in trên Windows 10 bằng những bước sau:

Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + I để mởSettings> ChọnDevices.

Bước 2: Chọn Printers & Scanners từ danh mục bên trái > Chọn Add a printer or scanner để máy tính quét các máy in có thể kết nối.

Nếu bạn không tìm thấy máy in cần kết nối, hãy bấm vào The printer that I want isn’t listed.

Bước 3: Trong cửa sổ mới vừa hiện ra, bạn chọn mục Add a Bluetooth, wireless or network discoverable printer > Bấm Next và chờ máy tính quét lại các thiết bị trong mạng LAN.

6Hiện thông báo không thể kết nối

Nếu máy tính của bạn hiện thông báo Windows cannot connect to the printer và kèm theo mã lỗi error 0x0000007e, thì có thể do thiếu file mscms.dll. Để sửa lỗi này, hãy tham khảo các bước sau:

Bước 1: Truy cập theo đường dẫn sau: C:\Windows\System32\hoặc C:\Windows\System64\ và kéo xuống dưới chọn file có tên là mscms.dll.

Bước 2: Tiếp theo, copy file mscms.dll vào thư mục trên máy tính theo đường dẫn bên dưới:

  • C:\Windows\System32\spool\drivers\x64\3\ nếu đang sử dụng Windows 7 64-bit .
  • C:\windows\System32\spool\drivers\w32x86\3\ nếu đang sử dụng Windows 7 32-bit.

Thực hiện tương tự trên Windows 10.

Cuối cùng bạn khởi động lại máy in và thực hiện thao tác chia sẻ máy in trong mạng LAN như thông thường.

Tham khảo một số mẫu máy in đang kinh doanh tại Điện máy XANH:

Trên đây là 6 cách khắc phục hiện tượng không kết nối được máy in qua mạng LAN. Chúc bạn thực hiện thành công!

Video liên quan

Chủ Đề