Cách lưu tập tin trên máy tính

Lưu tập tin là một phần quan trọng khi làm việc với tài liệu, hình ảnh, video và các tập tin khác trên máy tính. Lưu lại công việc cho phép bạn quay trở lại và làm tiếp sau, chia sẻ tập tin với người khác và bảo vệ công việc của bạn không bị lỗi và sự cố. Xem Bước 1 dưới đây để tìm hiểu cách tốt nhất để lưu các tập tin và tối đa hóa hiệu quả.

  1. 1

    Lưu thường xuyên. Chương trình máy tính thường hay bị lỗi ở những thời điểm tồi tệ nhất. Do vậy bạn nên tránh để mất tài liệu của mình bằng cách lưu tập tin thường xuyên. Nếu thay đổi chi tiết tập tin nhưng không muốn ghi đè lên bản gốc thì bạn có thể sử dụng chức năng “Save as” [Lưu dưới dạng] để tạo bản sao với tên mới.

    • Nhiều chương trình có chức năng lưu tập tin tự động trong khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể cứu bạn khỏi hiểm nguy nhưng không nên thay thế hoàn toàn việc chủ động lưu thường xuyên.

  2. 2

    Lưu tập tin bằng tên hữu dụng. Khi lưu tập tin lần đầu tiên, chương trình sẽ yêu cầu bạn nhập tên cho tập tin. Hãy chọn tên dễ nhận dạng và chứa thông tin quan trọng như ngày hoặc tác giả của tập tin. Điều này giúp bạn tìm ra tập tin nhanh chóng trên máy tính khi cần.

  3. 3

    Kiểm tra định dạng khi lưu tập tin. Khi bạn lưu tập tin lần đầu tiên hoặc dùng lệnh "Save as" để tạo bản sao mới, nhiều chương trình sẽ cung cấp khả năng thay đổi định dạng tập tin. Bạn có thể thực hiện bằng cách nhấp vào trình đơn thả xuống bên dưới các mục cho tên tập tin.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Kiểm tra định dạng là bước đặc biệt quan trọng khi gửi tập tin cho những người không có phiên bản chương trình giống như của bạn.

  4. 4

    Sắp xếp thư mục lưu trữ. Đa số các hệ điều hành sẽ tạo thư mục Documents [Tài liệu] để lưu tập tin theo mặc định. Điều này giúp bạn xác định nơi lưu trữ, nhưng bạn cũng nên dành thời gian tạo hệ thống thư mục để sắp xếp tập tin gọn gàng ngăn nắp.

    • Sử dụng thư mục để sắp xếp theo loại tập tin, dự án, ngày, hoặc tiêu chí khác mà bạn muốn.
    • Hầu hết các phiên bản mới của Windows sử dụng Thư viện [Libraries], cho phép lưu tập tin cùng loại trong một khu vực. Các thư viện này không thực sự là vị trí mà là tập hợp các tập tin thuộc nhiều vị trí khác nhau.

  5. 5

    Tìm hiểu phím tắt. Bạn có thể giảm bớt khá nhiều thời gian nếu biết cách sử dụng phím tắt để lưu tập tin, đặc biệt là khi bạn cần lưu trữ nhiều. Nhấn Ctrl+S [ Cmd+S trên Mac] sẽ giúp bạn lưu tập tin trong hầu hết các chương trình.

    • Nhiều chương trình cũng thiết kế biểu tượng chức năng “Save as”. Các biểu tượng này sẽ thay đổi tùy chương trình. Ví dụ như, F12 sẽ mở hộp thoại “Save as” trong Word, trong khi Shift+Ctrl+S sẽ mở chức năng đó trong Photoshop.

  6. 6

    Sao lưu tập tin. Để tránh mất dữ liệu trong trường hợp máy tính bị lỗi, bạn cần sao lưu tập tin thường xuyên. Điều này có nghĩa là bạn nên sao chép tập tin được lưu từ thư mục Documents vào ổ cứng gắn ngoài hoặc tải lên dịch vụ lưu trữ đám mây.

    • Xem thêm các bài viết cùng chủ đề để biết chi tiết về cách sao lưu tập tin.

  1. 1

    Lưu tập tin trong Microsoft Word. Word là một trong những chương trình soạn thảo văn bản phổ biến nhất trên thế giới, vì vậy tìm hiểu cách lưu tập tin trong Word là kỹ năng quan trọng cần có. Hãy tìm hiểu trên mạng biết thêm chi tiết về cách thức lưu các tập tin trong Word.

  2. 2

    Lưu tập tin thành định dạng PSD trong Photoshop. Thay đổi định dạng tập tin đã lưu là một kỹ năng cơ bản quan trọng. Bài viết này sẽ giải thích làm sao để lưu tập tin thành hình ảnh PSD trong Photoshop, nhưng các thao tác cơ bản đều áp dụng cho hầu hết các chương trình.

  3. 3

    Lưu hình ảnh từ trang web. Internet chứa rất nhiều nội dung, và bạn sẽ có thể bắt gặp một vài hình ảnh và muốn lưu lại để sử dụng riêng. Tất cả trình duyệt đều cho phép bạn dễ dàng lưu hình ảnh vào máy tính, và các bước tương tự cho việc lưu các loại tập tin khác từ trang web.

  4. 4

    Lưu Google Doc [Tài liệu Google]. Với các giải pháp tài liệu điện toán đám mây ngày càng trở nên phổ biến, rất có thể là bạn sẽ làm một số công việc trên Google Drive. Trong khi các tập tin luôn được lưu trong đám mây, bạn có thể tải về và lưu chúng vào máy tính để có thể mở và sử dụng mà không cần truy cập internet.

  • Lưu thường xuyên! Bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc về việc lưu trữ với tần suất dày đặc.

  1. //www.ctdlc.org/remediation/save.html

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 66.193 lần.

Chuyên mục: Phần mềm

Trang này đã được đọc 66.193 lần.

Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Download.vn tìm hiểu cách lưu file trên máy tính dễ dàng và hiệu quả nhé!

Tại sao cần sao lưu dữ liệu trên máy tính?

Rõ ràng và dễ thấy nhất là bạn cần sao lưu file cá nhân để phòng tránh mất mát. Bạn luôn có thể cài đặt lại hệ điều hành và tải lại chương trường nếu ổ cứng bị lỗi, thế nhưng dữ liệu cá nhân của bạn là không thể thay thế. Bất kỳ tài liệu, ảnh, video gia đình hay dữ liệu riêng tư khác trên máy tính đều nên sao lưu thường xuyên. Bởi chúng là duy nhất.

Nếu bạn đã dành hàng giờ rip CD hay video trong DVD mà không may bị mất chúng, chắc hẳn bạn sẽ phát điên vì điều đó. Sao lưu chúng là giải pháp tốt nhất để tránh thảm họa này.

Như bạn thấy, sao lưu dữ liệu là một hành động đơn giản nhưng có thể cứu nguy cho bạn ở nhiều trường hợp khẩn cấp. Vì thế, đừng ngại thực hiện công việc này nhé!

Tuy nhiên, cách sao lưu dữ liệu trên máy tính như thế nào là tốt nhất? Thực tế, bạn có rất nhiều cách khác nhau để backup dữ liệu. Bài viết này sẽ tổng hợp cho bạn cách sao lưu dữ liệu laptop đơn giản nhưng hiệu quả với tất cả mọi người.

Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính

Bất kỳ ai dùng tài khoản Microsoft tự động có 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí trên điện toán đám mây OneDrive và nhờ tích hợp File Explorer trên PC, thật dễ để bạn di chuyển và đồng bộ file online giữa OneDrive và ổ lưu trữ trên PC.

Phương pháp này phù hợp với người dùng thích chọn tập tin và thời điểm sao lưu dữ liệu. Nhớ rằng, để sử dụng cách sao lưu dữ liệu trên máy tính này, thiết bị của bạn cần kết nối Internet liên tục nhằm đảm bảo quá trình đồng bộ diễn ra trôi chảy. Trong trường hợp bạn tạo thay đổi trên file được đồng bộ khi ngoại tuyến, việc đồng bộ dữ liệu sẽ diễn ra khi bạn kết nối lại mạng cho thiết bị.

Nếu 5GB không đủ đáp ứng nhu cầu công việc của bạn, đừng ngại ngần tải gói Office 365 với 1TB lưu trữ cùng tất cả app Office bạn yêu thích. Nếu chỉ muốn thêm dung lượng lưu dữ liệu, bạn có thể mua 100GB với giá chỉ 2USD/tháng.

Sao lưu máy tính lên Google Drive

Tương tự như OneDrive, Google Drive cũng mang tới cho bạn cách lưu tài liệu trên máy tính tuyệt vời. App Google Drive giờ được gọi là Backup and Sync. Dù hỗ trợ truy cập file Google Drive, bạn vẫn có thể dùng nó như một công cụ backup. Điều này cho phép bạn sao lưu file lên đám mây ngay cả khi chúng không nằm trong thư mục Google Drive.

Google Drive cung cấp 15GB miễn phí cho mọi người dùng nên nó thực sự là lựa chọn sao lưu cơ bản hấp dẫn với mọi đối tượng. Nếu cần nhiều dung lượng hơn, hãy đăng ký Google One để có 100GB với giá chỉ 2USD/tháng, 200GB cho 3USD/tháng hoặc 2TB cho 10USD/tháng.

Dưới đây là cách sao lưu file bằng Google Drive

  1. Cài đặt tiện ích Backup and Sync, sau đó mở nó và đăng nhập tài khoản Google. Nếu chưa thiết lập backup từ đầu, click icon Backup and Sync trong System TrayMenu > Preferences.
  2. Trên tab My Computer, chọn thư mục bạn muốn sao lưu. Ngoài các vị trí phổ biến trong danh sách, bạn có thể bổ sung thêm bằng cách dùng link Choose Folder. Bạn cũng có thể click My Computer để đặt cho nó một cái tên dễ hiểu hơn.
  3. Click Change nếu muốn back up toàn bộ file hoặc chỉ ảnh, video. Trong Advanced settings, bạn cũng có thể chọn bỏ qua file bằng các tiện ích cụ thể.

2. Tạo ra một ổ đĩa nhân bản

Tạo ra một ổ đĩa nhân bản cũng tương tự với tạo ra một bản sao của ổ đĩa, nhưng có một số khác biệt cụ thể. Một ổ đĩa nhân bản là một bản sao chính xác [không nén] của ổ đĩa gốc, có thể sử dụng để khởi động một máy tính. Ví dụ, nếu bạn sao chép ổ đĩa cứng bên trong vào ổ đĩa USB bên ngoài thì bạn có thể cắm nó vào, chọn khởi động từ USB thông qua BIOS và chạy Windows từ ổ đĩa ngoài.

Các ổ đĩa nhân bản, đặc biệt khi sao chép trực tiếp sang một ổ đĩa trong khác là một cách tuyệt vời khi nâng cấp ổ đĩa cứng và tạo các bản dữ liệu sao lưu.

Phương pháp này có một nhược điểm duy nhất là mất nhiều thời gian hơn sao chép và bạn chỉ có thể giữ một bản nhân bản trên một ổ đĩa, do đó nếu bạn thực hiện bất cứ thay đổi gì trên ổ đĩa chính sau khi nhân bản sẽ không được cập nhật trong trường hợp hư hại.

3. Tạo ra một bản sao của ổ đĩa

Bản sao của ổ đĩa bao gồm việc tạo ra một phiên bản nén của tất cả những gì bạn lưu trữ trên ổ đĩa như hệ điều hành, cài đặt, các file, có thể được sử dụng để khôi phục máy tính của bạn trong trường hợp hư hại. Trong khi tạo ổ đĩa nhân bản sẽ chiếm gần hết một ổ đĩa và không dễ dàng để cập nhật với những thay đổi bạn thực hiện trên ổ đĩa chính thì việc sao chép cho phép bạn lưu nhiều bản sao trên một ổ đĩa [miễn là còn dung lượng trống] và cũng có phép sao lưu IncrementalDifferential.

Incremental Backup theo dõi tất cả các thay đổi được thực hiện kể từ khi sao lưu Incremental cuối cùng, nhưng để khôi phục lại máy tính, bạn cần sao lưu đầy đủ cộng với sao lưu Incremental. Differential Backup theo dõi tất cả các thay đổi được thực hiện kể từ khi sao lưu đầy đủ được tạo ra, do vậy bạn cần bản sao đầy đủ và sao lưu Differential mới nhất để khôi phục lại máy tính.

Trong trường hợp hư hỏng, một bản sao có thể được khôi phục bằng cách sử dụng một môi trường phục hồi, dù là được xây dựng trong Windows hay được tạo ra trên một USB riêng biệt. Để tạo ra bản sao, bạn có thể sử dụng các phần mềm từ bên thứ ba như Macrium Reflect hoặc Acronis True Image hoặc tận dụng hệ thống sao lưu được tích hợp ngay trên Windows 10.

4. Sử dụng dịch vụ sao lưu dự phòng

Sử dụng dịch vụ sao lưu trực tuyến chẳng hạn như IDrive hoặc CrashPlan, thường sẽ tốn kém hơn nhiều so với ổ đĩa ngoài về lâu về dài nhưng dịch vụ này giúp bạn an tâm khi xảy ra những trường hợp không mong muốn mà sao lưu của bạn có thể bị phá hủy hoàn toàn.

Các dịch vụ này thường có ứng dụng được cài đặt trên máy tính, có khả năng quét các file cần được bảo vệ [như file hệ thống và các tài liệu quan trọng], mã hóa chúng và sau đó gửi chúng tới đám mây để giữ an toàn. Bạn cũng có thể tạo ra các bản sao của hệ thống để giữ an toàn trong nhiều trường hợp không mong muốn.

Nhiều công ty sao lưu trực tuyến sẽ thực sự gửi cho bạn một ổ đĩa cứng với dữ liệu đã được mã hóa trong trường hợp ổ cứng của bạn bị hư hại, nhưng bạn cũng có thể truy cập và đồng bộ các file khi online, một số còn được tích hợp File Explorer. Nếu bạn đang lo lắng về các tình huống bên ngoài có thể làm hỏng các bản sao lưu của máy tính thì sao lưu trên các dịch vụ sao lưu trực tuyến là một lựa chọn tuyệt vời.

Gợi ý một số chương trình bên thứ ba giúp bạn lưu trữ dữ liệu máy tính an toàn:

IDrive

Dành cho doanh nghiệp quy mô lớn, cần backup nhiều máy tính, IDrive luôn là lựa chọn được ưa thích. Nhờ tính năng sao lưu nhiều thiết bị, bạn có thể back up mọi thiết bị đang sở hữu, từ PC chạy trên hệ điều hành bất kỳ tới mọi hãng điện thoại. IDrive thậm chí còn xử lý được cả các ổ cứng riêng.

Với IDrive, bạn có thể đồng bộ dữ liệu trên tất cả thiết bị được kết nối. Bạn có thể “nhân bản” toàn bộ PC mọi lúc với tất cả file và thư mục bên trong.

CloudBerry for Windows OS

MSP 360 từng được biết đến với tên gọi CloudBerry Lab. Nó là một phần mềm sao lưu dữ liệu máy tính tuyệt vời. CloudBerry Backup cho phép bạn sao lưu file, thư mục lên điện toán đám mây lựa chọn. Ví dụ, bạn có thể upload dữ liệu sang Amazon S3, Google Cloud Storage, HP Cloud và Rackspace.

CloudBerry dùng mã hóa 256-bit để bảo vệ dữ liệu an toàn khi di chuyển tới server backup.

BackBlaze

BackBlaze là lựa chọn cách sao lưu dữ liệu trên máy tính khác cho doanh nghiệp trên khắp thế giới. Nó là lựa chọn tuyệt vời để backup dữ liệu của bạn hoặc trên máy tính của nhân viên bởi khả năng sao lưu tự động và không giới hạn.

Blaze cung cấp cách thức quản lý đơn giản trên bảng điều khiển admin dễ sử dụng, với mức giá hợp lý, 70USD/PC. Ứng dụng này cho phép bạn truy cập dữ liệu được lưu trên thiết bị bất kỳ. Nó chạy nhanh, đúng như tên gọi.

Dùng BackBlaze sao lưu dữ liệu cá nhân, bạn có thể lập lịch hoặc tự động backup. Một người có thể khôi phục bao nhiêu file tùy thích trong trường hợp gặp sự cố. Bạn sẽ nhận được thông báo mỗi lần thay đổi trạng thái backup và có thể chia sẻ file trong vài click.

Dù giá cả phải chăng và tính năng đa dạng, BackBlaze không bao giờ can thiệp vào dữ liệu bảo mật của người dùng. Khi nó chuyển file từ PC sang ổ lưu trữ, dữ liệu luôn được mã hóa. Người dùng có thể đặt mã hóa cá nhân riêng để BackBlaze không thể truy cập chúng.

5. Tạo ra bản sao lưu với Windows File History

Sử dụng Windows File History là một trong những cách dễ dàng nhất để tạo bản sao lưu các file và tài liệu. Bạn có thể sao lưu vào một ổ đĩa nội bộ thứ yếu hoặc ổ đĩa ngoài.

Có rất nhiều tùy chọn cấu hình để tinh chỉnh, vì vậy bạn có thể thực hiện sao lưu thường xuyên hoặc không thường xuyên theo ý muốn. Khi một ổ đĩa thứ cấp được kết nối, quá trình sao lưu sẽ tự động xảy ra. Bạn có thể lựa chọn tệp và thư mục nào bạn muốn để sao lưu. Sao lưu file không bao gồm hệ điều hành, vì vậy bạn nên tạo một bản sao hoặc một nhân bản của nó.

6. Xây dựng một hệ thống NAS

Network Attached Storage [NAS] là một nhóm các ổ đĩa [bạn cũng có thể tìm thấy một ổ đĩa NAS đơn] được kết nối qua mạng. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng đều có thể truy cập vào NAS và vì lý do này, chúng hoàn hảo cho việc sao lưu nhiều máy tính ngay lập tức hoặc cho bất cứ ai cũng muốn tạo ra một máy chủ media tại nhà.

Tùy thuộc vào NAS mà bạn sử dụng, bạn có thể tạo ra một hệ thống sẽ giữ lại các file đã được sao lưu ngay cả trong trường hợp một ổ đĩa bị hỏng trong máy tính hoặc trong NAS. Lựa chọn phương pháp này giống như tạo ra bộ lưu trữ đám mây của riêng bạn tại nhà, tuy nhiên nó thường sẽ rẻ hơn nhiều khi sử dụng trong một thời gian dài. Mặc dù hệ thống NAS đang dần trở nên dễ sử dụng hơn nhưng nó vẫn phù hợp với những người có kinh nghiệm về máy tính.

Bài viết trên đây giới thiệu cho các bạn 6 cách sao lưu dữ liệu trên máy tính đơn giản và hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm bắt được những thông tin hữu ích và lựa chọn cho mình một cách sao lưu phù hợp nhất.

Cập nhật: 18/04/2022

Video liên quan

Chủ Đề