Cách mạng nông nghiệp đầu tiên

1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp [kéo dài 17 thế kỷ], chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp [lao động thủ công], sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.

2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và [đặc biệt] là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.

Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.

3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin [CNTT], sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân [thập niên 1970 và 1980] và Internet [thập niên 1990].

Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I [nông - lâm - thủy sản], II [công nghiệp và xây dựng] và III [dịch vụ] của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.

4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Cách mạng Công nghiệp 4.0 [hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư] xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo [AI], Vạn vật kết nối - Internet of Things [IoT] và dữ liệu lớn [Big Data]. Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới [graphene, skyrmions…] và công nghệ nano.

Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.

Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi. Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.

Vũ Việt Hoàng

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra ở Anh vào cuối những năm 1700. Các nhà sử học đã xác định một số lý do khiến ngành công nghiệp bùng nổ ở Anh. Vậy thực tế thì tại sao cách mạng công nghiệp lại diễn ra đầu tiên ở Anh? Đừng bỏ lời câu trả lời ở bài viết này nhé.

Cách mạng nông nghiệp ở Anh

Cuộc Cách mạng nông nghiệp ở Anh là một sự kiện lớn trong lịch sử thế giới và có ảnh hưởng sâu sắc trực tiếp đến cuộc sống của người dân ở vương quốc Anh. Nhiều nhà sử học coi Cách mạng Nông nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến Cách mạng Công nghiệp. Đặc biệt là về thời điểm nổ ra và cách thức khiến cuộc cách mạng bắt đầu ở vương quốc Anh. Cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu một phần do sự gia tăng sản xuất lương thực với lượng lớn, đó là kết quả chính của cuộc các Cách mạng Nông nghiệp. Sản xuất lương thực tăng lên nhờ những phát minh hiện đại và phát kiến mới, bao gồm: phát hiện luân canh cây trồng của Charles Townshend và phát minh máy khoan hạt giống của nhà khoa học Jethro Tull. Việc sản xuất lương thực ngày càng gia tăng cho phép dân số vương quốc Anh cũng tăng lên nhanh chóng, điều này mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Cách mạng Công nghiệp theo hai cách:

Đầu tiên, dân số tăng trưởng mạnh đã giúp cung cấp công nhân lượng lớn cho các nhà máy và hầm mỏ, rất quan trọng đối với Cách mạng Công nghiệp.

Thứ hai, dân số lớn hơn đã tạo ra một thị trường để cung cấp bày bán hàng hóa, giúp chủ sở hữu của các nhà máy kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc bán hàng hóa.

Nguồn cung cấp lượng than lớn cho thế giới

Lý do chính khiến tại sao vương quốc Anh là nước nổ ra cuộc công nghiệp hóa thuận lợi được cho là do nguồn cung than lớn. Than là một thành phần quan trọng trong tất cả các quy trình sản xuất công nghiệp vì nó cung cấp nhiều nhiên liệu cho động tất cả các cơ sản xuất hơi nước, được sử dụng nhiều nhất trong tàu hỏa, tàu thủy và tất cả các loại máy móc sản xuất công nghiệp khác. Vương quốc Anh không chỉ có nguồn cung cấp tài nguyên lớn và đa dạng cho thế giới mà còn có thể dễ dàng được tìm thấy và thuận lợi khai thác được. Không giống như các quốc gia châu Âu khác trên thế giới, than đá tại vương quốc Anh tương đối gần bề mặt tiếp cận và do đó tương đối dễ dàng thuận lợi cho các nhà khai thác tìm và khai thác nó. Việc khai thác than càng trở nên dễ dàng và đặc biệt hơn sau khi Thomas Newcomen phát minh ra động cơ hơi nước có thể tham gia vào sản xuất than, vốn ban đầu được sử dụng để bơm nước ra khỏi các mỏ than.

Vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển và buôn bán

Lý do chính thứ ba cho sự công nghiệp hóa của Anh là địa lý cơ bản của đất nước. Một khía cạnh quan trọng của công nghiệp hóa sớm được thành lập là khả năng vận chuyển hàng hóa và tài nguyên dễ dàng trên cả nước và giao thông với nhiều nước khác. Ví dụ, hàng hóa được sản xuất trực tiếp trong các nhà máy cần được vận chuyển đi nhanh chóng với giá rẻ ra thị trường để có thể bán được và thu về nhiều lợi nhuận. Đồng thời, chủ sở hữu nhà máy cần phải vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy của họ để có thể biến thành hàng tiêu dùng thuận lợi và dễ dàng nhất. Vào thời điểm đó, vương quốc Anh có những con sông “thích hợp” để vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và tài nguyên dễ dàng.

Những cải tiến trong ngành công nghiệp đóng tàu và giới thiệu tàu hơi nước càng làm tăng thêm sức mạnh cho sự thống trị của vương quốc Anh trong lĩnh vực công nghiệp này. Cũng như, cuộc cách mạng công nghiệp thuận lợi hơn được bắt đầu ở trong nước, một số doanh nhân, xây dựng hệ thống kênh đào thuận lợi giúp mở rộng khả năng vận chuyển giao thương hàng hóa của vương quốc Anh.

Như vậy, vị trí địa lý của đất nước cho phép công nghiệp hóa phát triển vượt bậc và nhanh chóng vì nó làm cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng thuận tiện cho các chủ nhà máy.

Chính trị ổn định bền vững

Lý do chính khiến Anh là quốc gia đầu tiên bùng nổ mạnh mẽ công nghiệp hóa là bầu không khí chính trị thời bấy giờ rất ổn định. Vào năm 1700, vương quốc Anh có một chính phủ điều hành ổn định sau khi trải qua cuộc nội chiến và cách mạng trong những thập kỷ trước đó. Ngược lại, Pháp trải qua cuộc cách mạng của riêng mình vào năm 1780 và 1790 [ Cách mạng Pháp ], làm cho nó không thể quan tâm đến công nghiệp hóa và thay vào đó tập trung toàn lực vào cuộc xung đột nội bộ của chính mình.

Đồng thời, chính phủ vương quốc Anh cũng cởi mở hòa đồng với những ý tưởng của chủ nghĩa tư bản. Điều đó là cần thiết cho công nghiệp xảy ra thuận lợi nhất. Ví dụ, chính phủ vương quốc Anh đã thúc đẩy các chính sách thương mại hóa tự do với các nước láng giềng tạo điều kiện thuận lợi giúp tạo ra thị trường cho hàng hóa sản xuất của vương quốc Anh. Thúc đẩy tài sản tư nhân của nước Anh, và cho phép chủ sở hữu đất đai giàu mở rộng trang trại điền nông của họ nhiều hơn. Điều này sau đó dẫn đến sự dịch chuyển hàng hóa nhiều hàng của nông dân nhỏ lẻ thuận lợi đến các thị trấn và thành phố để tìm kiếm việc làm và buôn bán.

Kết luận

Bài viết đã chia sẻ Tại sao cách mạng công nghiệp lại diễn ra đầu tiên ở Anh. Tổng kết lại, các nhà sử học đã chứng minh những lý do chính cho sự phát triển công nghiệp hóa ở vương quốc Anh nổ ra thuận lợi nhất. Và tại sao nó là một nơi lý tưởng cho sự khởi đầu thuận lợi của cuộc Cách mạng Công nghiệp. Tất cả đều kết hợp hoàn hảo để cho phép vương quốc Anh có những điều kiện cần thiết thuận lợi khiến công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ.

Video liên quan

Chủ Đề