Cách muối dưa món miền Bắc

Sự đa dạng, khác biệt về mâm cỗ Tết ba miền còn thể hiện qua món dưa ăn giải ngấy cho bánh chưng, bánh tét. Trong khi miền Bắc có dưa hành chua thanh nhẹ, thì miền Trung và miền Nam có dưa kiệu, dưa món mặn ngọt.

Xem thêm:

1- Dưa hành [phổ biến ở miền Bắc]

Nguyên liệu:

– 2kg hành củ – 1/2 chén giấm – 1/2 chén đường

– 1/4 chén muối

Thực hiện: 

– Cho 2 muỗng muối vào thau nước, bỏ vào một cục phèn chua, khuấy đều. Cho hành nguyên cả vỏ vào thau, ngâm. Sau một tiếng đồng hồ vớt cục phèn chua ra. Đậy kín thau và ngâm hành trong 2 ngày. Sau hai ngày thì làm sạch hành: gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước.

– Trong khi đó thì làm nước trộn: Cho giấm, đường, muối, nước vào một cái nồi [chừng nửa nồi nước]. Đặt nó trên bếp lửa và khuấy tan. Chừng nào hỗn hợp sôi thì nhắc xuống, để nguội. – Cho củ hành vào keo. Rồi đổ hỗn hợp [nước đường muối] đó vào ngập củ hành. Lấy miếng ni-lông sạch [hay cái chén nhỏ] ấn trên mặt củ hành cho nó chìm xuống nước. Đậy kín keo hành.

Sau 10 ngày là ăn được.

2- Dưa kiệu [phổ biến ở miền Trung và miền Nam]

Nguyên liệu:

– 1kg kiệu làm sạch [có loại làm sẵn bán ở chợ] – 1/2kg đường – Phèn chua [bằng 1 lóng tay] – 1 muỗng cà phê muối – 1 củ tỏi lột vỏ

Thực hiện: 

– Kiệu rửa sạch rồi ngâm vào nước với cục phèn và muối. Chừng một tiếng, vớt cục phèn ra. Đem thau kiệu có nước này phơi nắng 1 ngày. – Sau đó rải kiệu trên mâm và phơi nắng 1 ngày. – Đem kiệu ướp đường và 1 muỗng cà phê muối với tỏi lột. – Ướp 2 tiếng rồi cho vào keo và đổ giấm vào.

– Sau 10 ngày ăn được. Có thể ăn dần suốt năm mà không hư.

3- Dưa món [phổ biến ở miền Trung và miền Nam, nhất là miền Trung]

Nguyên liệu: 

– 300g kiệu, 50g ớt hiểm, 2 củ cà rốt, 2 củ cải trắng, 4 trái dưa leo, 2 củ su hào, nửa trái thơm, 2 chén nước mắm, 4 chén đường

Thực hiện: 

– Kiệu cắt bỏ lá, ngâm nước tro để qua đêm, phơi khô cắt rễ, bóc sạch vỏ. Rửa lại bằng nước muối sau đó phơi khô lần nữa. – Cà rốt, củ cải trắng, su hào gọt sạch vỏ, thơm thái lát mỏng, xóc muối để 30 phút, rửa sạch lại phơi khô. – Cho đường và nước lạnh vào nước mắm, sao cho ngọt, mặn vừa phải rồi bắc lên bếp để lửa nhỏ, khuấy đều. Khi đường vừa tan nhắc xuống, tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp nguội hẳn.

– Xếp kiệu, ớt, cà rốt, củ cải trắng, su hào, dưa leo, thơm vào keo, rót nước mắm đường vào ngập nguyên liệu. Ngâm khoảng một ngày là dùng được. Nếu muốn để lâu thì bỏ trong tủ lạnh ăn dần  Ăn kèm với bánh chưng, bánh tét rất ngon

4- Dưa giá [phổ biến ở miền Nam, thường ăn với thịt kho tàu]

Nguyên liệu:

– 1kg giá cọng mập ngắn – 100gr hẹ cắt khúc bằng cọng giá – 1 củ cà rốt, xắt sợi ngắn bằng cọng giá – 1 củ gừng nhỏ, xắt sợi [không giã nát vì nó sẽ làm đục nước]. – chút xíu phèn chua [chừng 1 đốt ngón tay út] – 1 muỗng cà phê muối – 3 muỗng cà phê đường – 1 chén nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ [nếu không có thì thay thế bằng nửa chén giấm].

Thực hiện: 

– Giá rửa sạch, nhặt bỏ các vỏ đậu xanh còn bám vào giá. Cho cục phèn vào thau nước và khuấy tan rồi ngâm giá và cà rốt xắt sợi vào. Chừng 15 phút, vớt ra rổ cho ráo nước. Đổ nước sạch [không cần nấu chín] vào trong thau, cho muối vào đường vào, khuấy tan. Rồi cho giá, cà rốt, gừng, hẹ, nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ vào trong thau, sâm sấp mặt nước.

– Nếu thiếu nước thì đổ thêm nước sạch vào. Lấy cái dĩa bàn đè trên mặt giá cho nó chìm xuống nước. Đậy kín thau, hôm sau là ăn được.
– [Có thể dùng cái keo lớn để chứa, thay vì thau. Nhưng trên mặt giá thì lấy cái dĩa nhỏ hơn miệng keo dằn xuống giá xuống. Cũng có thể lấy miếng nhựa sạch dằn nó xuống].

Bào sạch vỏ và rửa sạch phần cà rốt, củ cải trắng, đu đủ xanh và su hào. Đu đủ xanh bỏ phần hạt.

Tỏi lột bỏ và rửa sạch. Ớt cắt thành miếng to.

Củ kiệu bạn ngâm trong nước muối pha loãng qua đêm, sau đó đem cắt gốc, cắt ngọn và bóc vỏ lụa.

Cà rốt cắt thành từng lát dày khoảng đồng xu. Các nguyên liệu củ cải, su hào, đu đủ xanh và cà rốt, bạn cắt sợi dày khoảng 1 ngón tay út.

Mách nhỏ

  • Cắt rau củ dày giúp khi phơi rau củ không bị teo nhỏ lại làm món ăn bị dai.
  • Để món ăn thêm đẹp mắt, bạn có thể tỉa hoa khi cắt rau củ.

Hôm nay bạn hãy cùng vào bếp và học cách làm dưa món với Thật Là Ngon nhé!

Dưa món là món ăn bình dị và dân dã. Chỉ đơn giản là các loại rau củ thôi mà dưa món lại được lòng rất nhiều người. Dưa món đặc biệt được yêu thích vào dịp Tết. Vị chua chua ngọt ngọt, từng miếng rau củ giòn sần sật giúp cho những bữa ăn nhiều đạm, nhiều món chiên xào đỡ ngán hơn rất nhiều.

Và cách làm dưa món cũng đơn giản. Ai cũng có thể làm món ăn này ở nhà, vừa đảm bảo vệ sinh lại vừa ngon nữa. Dưa món lại còn bảo quản được rất lâu nữa nên các bạn có thể làm 1 lần và để dành ăn từ từ.

Nếu bạn chưa biết cách làm thì hãy cùng mình vào bếp để làm nhé!

In Công Thức

Dưa món là một món ăn bình dị nhưng không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Cách làm dưa món ngâm nước mắm rất đơn giản, ai cũng làm được.

  • 400 g củ cải trắng
  • 400 g cà rốt
  • 400 g su hào
  • 400 g dưa chuột
  • 4 củ hành tím
  • 5 tép tỏi
  • 5 trái ớt nhỏ
  • 2 muỗng canh muối

  • 200 ml nước mắm
  • 300 g đường
  • 400 ml nước

  • Các loại rau củ rửa sạch và cắt miếng nhỏ.

  • Cho muối vào bóp cùng rau củ và để 10 phút. Sau đó xả lại bằng nước rồi vắt ráo.

  • Đem rau củ đi phơi nắng cho hơi héo.

  • Cho nước mắm và đường vào nồi nấu sôi lên tầm 5 phút thì tắt bếp và để nguội hoàn toàn.

  • Cho rau củ vào hũ thủy tinh và đổ nước mắm ngập rau củ.

  • Đậy kín nắp và để sau 2 ngày là có thể ăn được.

Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!

Cách làm dưa món chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị phần rau củ

Cà rốt, củ cải, su hào bạn gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó bạn dùng dao răng cưa cắt khúc vừa ăn. Bạn cũng có thể tỉa vài miếng hình hoa để lọ dưa món trông ngon mắt hơn.

Dưa chuột bạn bỏ ruột và cũng cắt khúc vừa ăn.

Hành tím và tỏi bạn lột vỏ và cắt lát dày.

Ớt thì bạn rửa sạch, bỏ hạt, để nguyên trái một nửa, còn một nửa cắt khúc. Bạn nào không ăn cay thì không cần phải không cần cho thêm ớt.

Sau khi cắt rau củ xong hết thì bạn cho muối vào củ cải, cà rốt và su hào và bóp đều tay để rau củ thấm muối và mềm.

Bạn để ngâm như vậy sau 10 phút thì xả rau củ qua nước lạnh cho hết mặn và vắt ráo nước.

Bạn trải đều rau củ ra mâm và phơi 1 buổi dưới nắng to cho rau củ hơi héo lại là được. Bạn chú ý đừng phơi héo quá thì rau củ sẽ dai, ăn không ngon. Rau củ đạt thì sờ vào mềm, khô và hơi quắt lại. Nếu cẩn thận, bạn có thể dùng miếng vải màn hoặc nilon sạch đậy rau củ lại để tránh bụi và côn trùng.

Nếu không phơi nắng, bạn có thể sấy khô rau củ bằng lò nướng. Bạn bật lò nướng ở 100°C và đặt khay rau củ ở ngăn giữa của lò. Tốt nhất là bạn nên sử dụng khay có lỗ thoái hơi.

Cứ khoảng 15 phút bạn mở lò và dùng đũa đảo đều để rau củ được sấy khô đều. Bạn sấy trong 1 giờ là được.

Bước 2: Làm nước mắm

Nước mắm và đường bạn cho vào nồi cùng với nước và đun sôi. Vừa đun bạn vừa khuấy đều để đường được tan hết. Bạn nếmlại nước đủ mặn ngọt là được. Khi sôi, bạn hạ nhỏ lửa vào nấu thêm trong 5 phút nữa cho hỗn hợp nước mắm keo lại thì tắt bếp.

Bạn nhớ hớt bỏ bọt và để nước mắm nguội hoàn toàn nhé.

Bước 3: Cách Làm Dưa Món - Hoàn thành

Lúc này khi rau củ đã được phơi/sấy héo và nước mắm đã nguội hoàn toàn rồi thì bạn cho rau củ vào hủ thủy tinh có nắp đậy. Bạn đổ nước mắm ngập rau củ và đậy kín nắp. Bạn có thể dùng 1 chén nhỏ gài lên trên mặt để nén cho rau củ được ngập trong nước mắm.

Bạn lưu ý hũ thủy tinh bạn phải rửa thật sạch và để thật khô tự nhiên nhé. Nếu không dưa món sẽ nhanh bị hỏng.

Bạn để dưa món ở nơi thoáng mát. Sau 2 ngày là có thể ăn được rồi.

Mách bạn cách làm dưa món không cần phơi nắng hoặc sấy

Có một cách làm dưa món mà bạn không cần phải phơi nắng hoặc sấy. Tùy vào điều kiện lúc bạn làm mà lựa chọn cho phù hợp nhé.

Rau củ sau khi ướp muối và đã xả kỹ với nước lạnh và vắt ráo thì bạn cho đường vào và trộn đều. Bạn dùng khoảng 300 g đường cho 1,5 kg rau củ. Đường sẽ giúp cho rau củ được giòn ngon.

Sau khi trộn đường xong rồi thì cho 1 cái đĩa lên trên rau củ và dùng vật nặng đè lên. Mục đích là để rau củ nhanh tiết ra nước và trở nên giòn hơn.

Sau 12 tiếng thì bạn thấy rau củ đã tiết ra được rất nhiều nước. Nước này là nước của đường và rau củ tiết ra.

Bạn gắp phần rau củ cho vào hũ thủy tinh sạch có nắp đậy. Còn phần nước đường thì bạn cho lên bếp nấu cùng với nước mắm đến sôi thì tắt bếp.

Nếu bạn ăn chay, có thể thay nước mắm bằng nước tương với 1 lượng tương tự nhé.

Sau đó bạn để cho phần nước mắm này thật nguội rồi mới cho vào trong rau củ. Bạn phải để thật nguội vì nếu không dưa món sẽ bị chín, không còn giòn và lại còn nhanh hỏng nữa.

Bạn đậy kín hũ dưa món và có thể lấy ra ăn sau 8 tiếng.

Bạn thấy thế nào? Cách làm này rất phù hợp với những ngày không có nắng hoặc bạn không có lò sấy. Kết quả thu được vẫn là những miếng rau củ giòn rụm, mặn mặn, ngọt ngọt ăn ngon vô cùng thích thú.

Cách làm dưa món ăn liền - dưa món chua ngọt

Nếu bạn đang rất muốn ăn dưa món rồi và không muốn chờ đợi lâu thì phải làm sao? Không sao. Đã có ngay cách làm dưa món ăn liền siêu nhanh cho bạn rồi đây.

Thay vì làm hỗn hợp mắm đường thì chúng ta sẽ làm hỗn hợp giấm gạo, đường và nước nhé. Bạn cho 700 ml giấm gạo, 700 ml nước, 200 g đường vào nồi và cho lên bếp đun. Bạn đun đến khi đường tan hết thì tắt bếp và để thật nguội.

Bạn cũng cho rau củ vào hũ thủy tinh sạch và đổ nước giấm đường vào ngập rau củ nhé. Bạn có thể ăn sau 2 tiếng nhé. Để lâu hơn thì rau củ sẽ thấm và ăn càng ngon hơn.

Cách làm này sẽ cho ra dưa món chua chua ngọt ngọt. Rất thích hợp để ăn cùng với các món chiên và nướng. Sau khi làm, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng được lâu nhé.

Dưa món củ kiệu - đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Năm mới Tết đến, nhà nhà không ai là không có hũ kiệu và dưa món, bên cạnh đó là bánh tét, bánh chưng cùng nồi thịt kho tàu. Tuy nhiên, mỗi miền lại có một kiểu làm củ kiệu khác nhau.

Và để làm dưa món củ kiệu thì nên lựa chọn loại kiệu Huế làm mới ngon. Kiệu Huế không dày, đuôi mảnh và thắt ở phần eo. Lúc lựa kiệu cũng nhớ lựa những củ vừa phải, củ to quá vị sẽ hăng nồng, khó thấm gia vị nên không ngon.

Bây giờ mình sẽ cùng khám phá xem cách làm dưa món củ kiệu của mỗi miền khác nhau như thế nào bạn nhé.

Cách làm dưa món củ kiệu kiểu miền Bắc

Đầu tiên, củ kiệu sẽ làm sạch và ngâm kiệu vào nước tro để kiệu được trắng. Sau đó kiệu sẽ được rửa sạch rồi đem phơi nắng cùng cà rốt trong 2 ngày.

Người miền Bắc làm phần nước ngâm kiệu bằng nước mắm ngon nguyên chất, đường phèn và đường trắng. Đặc biệt, nước mắm sau khi sôi sẽ được tiếp tục nấu với lửa nhỏ cho đến khi keo lại thì mới được. Cách sử dụng đường phèn khiến cho phần nước mắm có vị ngọt thanh và ngon hơn rất nhiều.

Kết quả là bạn thu được là dưa món củ kiệu với phần nước mắm vàng sóng sánh đẹp với củ kiệu trắng giòn, xen lẫn với màu đỏ của cà rốt như đem lại may mắn cho năm mới.

Dưa món củ kiệu miền Trung

Món dưa món của miền Trung thì có nhiều thành phần hơn. Gồm có củ kiệu, cà rốt, củ cải trắng và su hào. Củ kiệu sẽ được ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 12 tiếng để giảm bớt vị hăng, giúp kiệu dai giòn hơn.

Sau khi ngâm muối xong thì đem kiệu đi rửa sạch và tiếp tục ngâm kiệu trong nước phèn chua từ 2-3 tiếng. Phèn chua có tác dụng làm cho củ kiệu được trắng đẹp, nhìn ngon mắt.

Sau khi ngâm phèn thì mới đem kiệu đi làm sạch. Kiệu được làm sạch rễ, lột bỏ phần vỏ bên ngoài, rửa sạch và để ráo nước.

Tiếp theo là chuẩn bị hỗn hợp nước mắm. Phần nước mắm sẽ gồm có nước mắm, nước, đường và bột ngọt.

Khi ngâm rau củ, cho thêm tỏi tươi cắt đôi, ớt tươi cả quả vào cùng.

Món dưa món củ kiệu thập cẩm này của người Trung ăn rất ngon với củ kiệu thơm giòn đặc trưng, giòn rụm từ cà rốt và giòn sần sật từ củ cải.

Cách làm dưa món củ kiệu kiểu miền Nam

Dưa món của người Nam thì thông thường chỉ có mỗi củ kiệu mà thôi. Và dưa kiệu không ngâm trong hỗn hợp mắm đường mà là giấm đường.

Củ kiệu mua về sẽ được ngâm vào hỗn hợp nước tro và phèn [hoặc vôi trong] trong 48 giờ. Sau đó kiệu mới được vớt ra và cắt rễ, làm sạch. phơi nắng trong 2-3 ngày.

Củ kiệu sau khi phơi nắng thì cho vào nước giấm đường đã chuẩn bị. Củ kiệu làm ngon sẽ rất giòn nhưng không hề hăng. Kiệu có vị chua chua ngọt ngọt rất ngon, rất thích hợp ăn kèm với thịt kho tàu, bánh chưng, bánh tét,... Độ chua ngọt sẽ tùy chỉnh theo khẩu vị của từng người có thích ngọt nhiều hay không.

Ở miền Nam ngày Tết sẽ không thể thiếu hũ củ kiệu và hũ dưa món thập cẩm mà mình đã chia sẻ cách làm từ đầu.

Không biết rằng tại sao món ăn này lại có tên là “dưa món” nhưng nó đã có mặt từ rất lâu. Ngày Tết đến thì không thể nào thiếu dưa món này.

Tùy vào sở thích của mỗi người mà có thể làm dưa món có củ cải trắng, cà rốt, đu đủ, su su, dưa chuột, củ kiệu... Vị chua chua mặn mặn ngọt ngọt cùng với sự giòn rụm của các loại rau củ đưa cơm vô cùng. Nhiều người khéo léo thì còn tỉa thêm những miếng cà rốt thành hình hoa làm cho hũ dưa món càng bắt mắt và trông ngon lành hơn.

Từ Bắc vào Nam cũng đều có sự hiện diện của món dưa dân dã này trong những ngày Tết. Đặc biệt khi ăn bánh tét hoặc bánh chưng chiên lên cùng dưa món thì không còn gì tuyệt vời bằng.

Cùng xem cách làm dưa món của người Nhật

Dạo 1 vòng trên mạng, mình thấy ngoài kiểu muối dưa món của Việt Nam, muối kim chi của  Hàn Quốc, thì Nhật Bản cũng là một đất nước có phong phú các loại dưa món. Dưa món trong tiếng Nhật là Tsukemono. Họ cũng làm món ăn này từ những loại rau củ quen thuộc nhưng lại tạo ra hương vị và màu sắc riêng.

Mình rất muốn tự tay làm thử những loại dưa món mới lạ này bởi nó nhìn rất ngon lành các bạn ạ!

Nào mình cùng tìm hiểu nha!

Dưa món cần tây

Đúng như tên gọi thì dưa món chỉ có mỗi 1 thành phần là cần tây. Phần nước mắm sẽ bao gồm nước mắm, nước tương, giấm gạo, nước cốt chanh, nước, đường và tỏi.

Dưa món cần tây này rất mặn, nhưng hương vị thì lại rất thơm ngon. Cách làm thì cực kỳ đơn giản. Các thành phần trên trộn đều và khuấy cho tan hết. Cần tây bỏ lá, cắt khúc vào cho vào ngâm trong hỗn hợp nước mắm từ 1-2 ngày là có thể ăn được.

Và món ăn này có thể bảo quản được trong ngăn mát tủ lạnh trong vài tuần. Ai thích ăn cay thì khi ngâm cùng vài trái ớt nữa nhé.

Kyurizuke - dưa món từ dưa chuột

Dưa chuột 🥒 Nhật Bản dài và chắc, có ít hạt và nhỏ. Kyurizuke được làm từ dưa chuột muối trong cám gạo hoặc tương miso. Loại dưa món có thể được tìm mua dễ dàng trong các cửa hàng tạp hóa Nhật Bản.

Loại dưa món này của Nhật Bản được ướp trong hỗn hợp tương miso hoặc cám gạo, muối và đường trong một đến hai tuần, cho đến khi chúng teo và có độ giòn ngon.

Món ăn này có vị mặn, rất đậm đà hương vị nước tương. Người ta ăn loại dưa món từ dưa chuột này với cơm trong bữa ăn.

Fukujinzuke - dưa món hấp dẫn

Fukujinzuke được người Nhật gọi là "món ăn may mắn" vì có liên quan đến một truyền thuyết của Nhật Bản về bảy vị thần may mắn. Do vậy sẽ có bảy loại rau củ khác nhau nhằm tượng trưng cho tinh thần này.

Công thức làm món ăn này sẽ khác nhau tùy thuộc vào sở thích của người nấu trong việc lựa chọn rau củ. Nhưng 4 loại chính được sử dụng gồm củ cải, cà tím, củ sen và dưa chuột. Một số phiên bản còn tạo màu đỏ may mắn với tía tô.

Để làm món ăn này, các loại rau củ sẽ được xắt nhỏ và ướp trong hỗn hợp nước tương và đường qua đêm hoặc lâu hơn. Khi ăn nó sẽ có vị ngọt ngọt, mặn mặn và giống như vị của tương ớt vậy.

Điều đặc biệt là người Nhật sẽ ăn kèm loại dưa món này với cơm cà ri.

Và ở Nhật còn rất nhiều kiểu dưa món khác nữa mà mình không thể kể tên hết ra đây. Chúng có thể làm từ bất kỳ loại rau củ quả nào với nhiều màu sắc khác nhau. Bạn đã từng thử được bao nhiêu loại trong hình dưới đây?

Dưa món là món ăn kèm ngon miệng và lại còn lành mạnh nữa. Bạn hãy tự tay làm dưa món để cả nhà cùng thưởng thức nhé!

*Ảnh: Nguồn Internet

Video liên quan

Chủ Đề