Cách số cứu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Để giúp quý vị nắm rõ về các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, Bs CKI. Nguyễn Văn Quyết - Khoa Cấp cứu sẽ chia sẻ những vấn đề xoay quanh bệnh lý này.

Chia sẻ hữu ích của Bs CKI. Nguyễn Văn Quyết về bệnh lý "xuất huyết tiêu hóa"

1. Xuất huyết tiêu hóa là gì ?

  • Xuất huyết tiêu hóa  là  tình trạng máu từ lòng mạch chảy vào ống tiêu hoá từ thực quản xuống tới hậu môn gọi là "xuất huyết tiêu hóa".
  • Bệnh thường thể hiện bằng 2 triệu chứng chủ yếu là nôn ra máu và đi cầu ra máu.
  • Theo thống kê của Bộ Y tế, độ tuổi trung bình hay bị "xuất huyết tiêu hóa" là 20-50 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh "xuất huyết tiêu hóa" là nam 60%, nữ là 40%, sở dĩ nam giới bị nhiều hơn chủ yếu là do sử dụng rượu, bia, thuốc lá và ăn uống không điều độ.

2. Nguyên nhân "Xuất huyết tiêu hóa"

     Có rất nhiều nguyên nhân gây “ Xuất huyết tiêu hóa “ và Tuỳ từng loại mà có nguyên nhân khác nhau như sau:

  • Do viêm loét dạ dày - hành tá tràng:
    • Nguyên nhân này chiếm 40% các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa.
    • Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng do lạm dụng thuốc chống viêm, kháng sinh hoặc uống nhiều rượu bia.
  • Bệnh về gan: 
    Viêm gan dẫn đến xơ gan gây  giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản dẫn tới tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
  • Nguyên nhân khác do tổn thương  ở đường tiêu hóa như:
    U tá tràng, u dạ dày, biến chứng loét chảy máu gây "xuất huyết tiêu hóa", bệnh nhân ói nhiều làm rách niêm mạc chỗ nối giữa thực quản và tâm vi của dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa gọi là hội chứng Mallory – Weiss.
  • Chảy máu ở ruột non [do lao, túi thừa Meckel, các loại u].
  • Chảy máu ở đại tràng: thường do đa Polyp đại tràng , các Polyp loét chảy máu .
  • Ở hậu môn trực tràng: nguyên nhân hay gặp là trĩ chảy máu
  • Ngoài ra "xuất huyết tiêu hóa" từ đường mật.
    • Một số trường hợp xuất huyết tiêu hóa xảy ra đột ngột do người bệnh uống phải dung dịch kiềm hoặc acid.
    • Người bệnh đang trong tình trạng căng thẳng, stress quá độ.

Những nguyên nhân làm "TĂNG" sự phát triển của bệnh "xuất huyết tiêu hóa"

3. Phân loại "Xuất huyết tiêu hóa"

Dựa vào giải phẩu ống tiêu hoá người ta chia thành 2 loại "xuất huyết tiêu hoá":

  • Xuất huyết tiêu hoá cao: Xuất huyết từ thực quản - dạ dày tá tràng - đoạn đầu của ruột non [Góc Treitz]
  • Xuất huyết tiêu hoá thấp: là xuất huyết phần còn lại của ruột non – đại tráng ,ống hậu môn trực tràng - trực tràng

4. Dấu hiệu báo trước

  • Đau dữ dội vùng thượng vị, cơn đau xuất hiện đột ngột, đặc biệt là ở người viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Sau khi uống corticoid hoặc aspirin, NSAID cơ thể cảm giác nóng rát, cồn cào vùng thượng vị, mệt lả,...
  • Khi thời tiết thay đổi tự nhiên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn và nôn.

5. Các triệu chứng của Xuất huyết tiêu hóa ?

      a. Nôn ra máu

      Đây là triệu chứng thường gặp của ở người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa. Tùy theo vị trí giải phẫu và mức độ chảy máu mà tính chất nôn khác nhau

  • Số lượng máu: có thể từ vài chục ml đến hàng lít.
  • Màu sắc: đỏ tươi, màu hồng do lẫn dịch tiêu hoá lẫn thức ăn hoặc màu nâu sẫm.
  • Tính chất: máu nôn ra có thể máu tươi ra ngoài mới đông, có thể thành cục [bằng hạt ngô, hạt lạc], có thể chỉ là các gợn đen như hạt tấm lẫn với thức ăn hoặc dịch nhầy.

     b. Đi ngoài ra máu đỏ tươi hoặc phân đen

     Khi quan sát sẽ thấy đại tiện ra máu đỏ tươi hoặc phân có màu đen như hắc mùi tanh.

     c. Mất máu

     Triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, người yếu ớt, xanh xao. Nhiều trường hợp xuất huyết tiêu hóa bị mất máu quá nhiều sẽ dẫn tới ngất xỉu, tụt huyết áp, khó thở,… rất nguy hiểm.

     d. Sốc

  • Trung bình người trưởng thành có khoảng 4-4,5 lít máu.
  • Khi mất trên 20% thể tích máu cơ thể người bệnh sẽ tím tái, da lạnh, mạch nhanh, huyết áp giảm xuống dưới 90mmHg.

Những biến chứng bạn nên biết

Lâm sàng: Nôn máu hay đi cầu ra máu ,có kém theo hc mất máu cấp ,da xanh ,niêm nhạt ,mạch nhanh ,huyết áp tụt

Cận lâm sàng:

  • Dựa vào xét nghiệm công thức máu để chẩn đoán mức độ mất máu nhẹ, trung bình hay nặng để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
  • Nội soi dạ dày tá tràng ống mềm có thể giúp bệnh nhân chẩn đoán được xuất huyết tiêu hóa trên.
  • Nội soi đại trực tràng có thể giúp bệnh nhân chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá dưới.

7. Điều trị xuất huyết tiêu hoá

Đó là các cấp cứu vừa nội khoa, vừa ngoại khoa.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa sẽ phụ thuộc vào :  nguyên nhân, mức độ "xuất huyết tiêu hóa" nhẹ ,trung bình hay nặng  và vị trí chảy máu.

Mục tiêu chung điều trị "xuất huyết tiêu hóa": cầm máu, chống sốc, khôi phục lượng đã mất, điều trị nguyên nhân và triệu chứng.

  • Bác sĩ cần thực hiện hồi sức bệnh nhân bằng cách truyền dịch tĩnh mạch và truyền máu
  • Với  trường hợp máu chảy từ dạ dày người bệnh cần sử dụng thuốc ức chế proton IV [PPI] như omeprazole  để ức chế acid.
  • Can thiệt cầm máu  :
    • Đối với các khối u, ung thư: phẫu thuất cắt khối u.
    • Đối các trường hơp lành tính cầm máu bằng nội soi: thắt tĩnh mạch thực quản , chích thuốc cầm máu qua nội soi.

8. Phòng tránh xuất huyết tiêu hoá

Theo Bs CKI. Nguyễn Văn Quyết - Khoa Cấp cứu tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

-----------------------------------------------------------

▶ Đặt lịch khám với Bs. Văn Quyết tại: TẠI ĐÂY

Bệnh XHTH là một căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm. Tuy nhiên trong thực tế, đa số bệnh nhân tới viện vì các triệu chứng nôn ra máu và đi ngoài phân đen, thường là mất máu mức độ vừa tới nặng, thậm chí nhiều trường hợp vào viện trong tình trạng cấp cứu. Các triệu chứng do mất máu XHTH: mất máu kéo dài làm ảnh hưởng tới toàn trạng, bệnh nhân thường xanh xao, yếu mệt, hoa mắt, chóng mặt; trường hợp mất máu mức độ nặng thường kèm theo triệu chứng sốc: da xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu ít, khó thở, có thể co giật... Tuy vậy ngay cả khi không có bằng chứng xuất huyết, bệnh nhân chỉ có các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị hoặc đau bụng khi dùng các thuốc có hại cho dạ dày hoặc bệnh nhân xanh xao, hoa mắt, chóng mặt... cũng cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dù chảy máu ít hay nhiều, việc chẩn đoán và điều trị nguyên nhân càng sớm càng tốt vì tuy chảy máu ít nhưng nếu để kéo dài có thể gây mất máu nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa về sau.

Khi người bệnh bị chảy máu đường tiêu hóa tại nhà dẫn đến ngất xỉu, toát mồ hôi, chúng ta cần đặt người bệnh nằm trên giường hoặc cáng, để đầu thấp. Liên hệ ngay với nhân viên y tế kịp thời truyền dịch nhằm cải thiện tình trạng mất máu đồng thời chống sốc bằng các loại thuốc nâng huyết áp, thở ôxy [nếu có khó thở].

Khi tình hình đã được cải thiện thì ngay lập tức vận chuyển người bệnh về bệnh viện gần nhất có đầy đủ phương tiện để cấp cứu.

Mời độc giả đón đọc phần 3:"Cách phòng xuất huyết tiêu hoá" vào lúc 14h ngày 1/9/2015

BS. Quốc Đạt


Video liên quan

Chủ Đề