Cách sử dụng máy làm lạnh nước

Điện máy Trường Việt chuyên cung cấp dòng máy làm mát nước trái cây chính hãng, giá tốt, chất lượng uy tín và bảo hành cực tốt

Máy làm mát nước trái cây có công dụng bảo quản các loại nước hoa quả tươi ngon trong điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt cách sử dụng máy làm lạnh nước trái cây cực kỳ đơn giản và tiện dụng.


Máy làm lạnh nước trái cây 2 ngăn thiết kế nhỏ gọn

Trước khi sử dụng, vận hành máy làm mát nước hoa quả bạn cần nắm được một số lưu ý quan trọng như sau:

  • Luôn đặt máy ở vị trí bằng phẳng, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời
  • Nên để vật dụng xung quanh nằm cách xa máy khoảng 15cm nhằm đảm bảo máy vận hành tốt
  • Kiểm tra nguồn điện cung cấp, dây dẫn điện nên chọn những loại có tiết diện từ 1,5-2,5mm. Ổ cắm điện cần ở vị trí cố định để bảo đảm an toàn tuyệt đối
  • Bạn nên để mặt trước của máy nằm thấp hơn so với mặt sau thông qua điều chỉnh chân đế nằm ở ngay phía dưới nhằm đảm bảo nước trong khay chảy vào hộp

>>> Có nên mua máy làm lạnh nước hoa quả hàng nhập nội địa Trung Quốc không?


Máy làm lạnh nước hoa quả 3 ngăn đa năng và tiện dụng

Thao tác vận hành và sử dụng máy làm mát nước trái cây cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần áp dụng theo những bước được hướng dẫn cụ thể dưới đây:

Đổ phần nước ép trái cây đã được chuẩn bị sẵn vào bên trong bình.
Lưu ý: mực nước ép không được vượt quá mức chiều cao tiêu chuẩn quy định nếu bạn không muốn nước chảy vào trong linh, phụ kiện của máy bị cháy. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo nhiệt độ của đồ uống ở mức bình thường, không >35 độ C tránh ảnh hưởng tới quá trình làm lạnh.

Bạn cần cắm điện kết nối máy với ổ điện. Lỗ tiếp đất nên được kết nối với chi tiết cố định hoặc dây dẫn bảo vệ mang lại mức độ an toàn tuyệt đối khi sử dụng.

Ấn công tắc làm lạnh. Lúc này quạt nén và hệ thống làm lạnh đồng thời khởi động. Sau khi hoạt động bộ phận que khuấy tiến hành trộn đều nước ép hoặc đẩy nước ra.

Khi nước ép trái cây đạt được nhiệt độ lạnh phù hợp bạn có thể lấy cốc đẩy nhẹ vào vị trí cần gạt vòi. Nước ép sẽ chảy từ miệng vòi vào trong cốc
Lưu ý:

  • Bộ điều khiển nhiệt độ có thể điều chỉnh mức nhiệt độ làm lạnh nước ép. Trong trường hợp nhiệt độ giảm tới mức nhất định thì hệ thống làm lạnh sẽ ngừng hoạt động. Khi nhiệt độ tăng lên thì máy làm lạnh nước trái cây sẽ vận hành tự động trở lại
  • Nếu máy bị dừng đột ngột hay tạm thời thì khoảng 5 phút sau bạn mới khởi động lại để đề phòng tình trạng hỏng máy nén

Trên đây là những thông tin hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng máy làm mát nước trái cây. Hi vọng với những chia sẻ này bạn sẽ không gặp khó khăn trong suốt quá trình sử dụng cũng như đạt được hiệu quả cao nhất.

>>>> Phân loại máy làm mát nước trái cây giá tốt, chất lượng chính hãng

Máy làm lạnh nước công nghiệp là thiết bị có cấu tạo phức tạp, cách vận hành cũng không hề đơn giản. Nếu bạn không nắm được cách lắp đặt và vận hành chính xác thì rất dễ phát sinh các sự cố không đáng có. Vậy lắp đặt, vận hành sử dụng máy làm lạnh nước công nghiệp như thế nào là đúng cách? Hãy cùng Tiến Đạt tìm hiểu ngay nhé!

Chọn vị trí lắp đặt máy làm lạnh nước công nghiệp

Đầu tiên, bạn cần lựa chọn vị trí lắp đặt máy làm lạnh nước công nghiệp. Hãy chọn những nơi có mặt nền bằng phẳng, vững chắc, chịu được trọng lượng của máy. Bên cạnh đó, không đặt máy ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, những nơi có nhiều bụi bẩn, ẩm ướt. Đảm bảo nơi đặt máy làm lạnh nước công nghiệp phải thông thoáng, chắc chắn, thuận lợi cho việc vận hành và bảo dưỡng.

Kết nối ống nước máy làm lạnh nước công nghiệp

Việc kết nối ống nước máy làm lạnh nước công nghiệp giữa cụm máy và ống nước bề ngoài cần phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn của tiêu chuẩn kết nối ống nước điều hòa không khí.

Ngoài ra, hệ thống ống nước của nước giải nhiệt cần phải lắp thêm: van một chiều, bộ lọc, đồng hồ đo áp lực nước, ống giảm rung, nhiệt kế,…Hệ thống ống nước lạnh cần lắp thêm: máy bơm, đồng hồ đo áp lực nước, van một chiều, lọc Y, van khóa, ống giảm rung, công tắc dòng chảy,…

Kết nối hệ thống điện cho máy làm lạnh nước công nghiệp

Khi kết nối hệ thống điện cho máy làm lạnh nước công nghiệp, bạn cần chú ý tuân thủ theo những quy định kết nối đường điện của công trình cơ điện, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và giúp máy vận hành ổn định nhất.

Quy trình khởi động máy làm lạnh nước công nghiệp

Trước khi khởi động máy làm lạnh nước công nghiệp, bạn cần kiểm tra dây điện kết nối với cụm máy đã sẵn sàng để hoạt động chưa, kiểm tra nguồn nước dùng đã đủ lượng nước chưa và xem van bổ sung nước đã mở chưa, kiểm tra hoạt động của bơm, mô tơ quạt tháp [ đối với máy lạnh giải nhiệt nước]; kiểm tra máy lạnh có vật cản cửa thoát gió không,…[ đối với máy lạnh giải nhiệt gió].

Thêm vào đó, cũng cần kiểm tra van khóa của từng vị trí, kiểm tra tủ điện đã hoàn chỉnh chưa, đồng hồ áp lực máy có vấn đề gì không, dầu làm mát đã đủ chưa?…Khi tất cả đã ổn định, bạn mới bắt tay vào việc vận hành máy.

Việc khởi động máy làm lạnh nước công nghiệp được thực hiện theo trình tự sau:

Motor quạt của AHU => motor quạt giải nhiệt [đối với hệ thống máy làm lạnh có tháp giải nhiệt] => máy bơm nước giải nhiệt tuần hoàn => máy bơm nước lạnh tuần hoàn => motor máy nén.

Bên cạnh việc lắp đặt và sử dụng đúng nguyên tắc, bạn cũng cần chú ý vấn đề bảo dưỡng máy làm lạnh nước công nghiệp định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất, phát hiện kịp thời những sự cố để khắc phục kịp thời.

Để tìm hiểu thêm thông tin về máy làm lạnh nước công nghiệp, vui lòng liên hệ với Tiến Đạt ngay để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng miễn phí nhé!

Đối với các doanh nghiệp ngành nhựa, việc thường xuyên bảo dưỡng hệ thống máy làm lạnh nước Chiller là điều rất cần thiết. Bởi sau một thời gian dài hoạt động với tần suất liên tục, khả năng vận hành của hệ thống máy rất dễ bị ảnh hưởng. Do đó, công tác bảo dưỡng sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn. Trong đó, khâu làm sạch, vệ sinh, thay dầu, tẩy cặn bình ngưng và hóa chất là những khâu quan trọng nhất trong quá trình bảo dưỡng máy làm lạnh nước Chiller.

Xem thêm:

Máy làm lạnh Chiller có vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất công nghiệp

1. Quy trình bảo dưỡng chung

Hệ thống máy làm lạnh nước công nghiệp muốn hoạt động tốt và bền bỉ cần thực hiện bảo dưỡng thường xuyên và đúng cách. Tuy nhiên, trước khi đi vào quy trình bảo dưỡng chi tiết các bộ phận máy, bạn cần tham khảo qua một số thao tác bảo dưỡng chung sau đây:

  • Hiệu chỉnh áp suất và kiểm tra đầu đẩy, đầu hút của máy nén.
  • Căn chỉnh, kiểm tra hoạt động của máy nén về độ rung lắc, nhiệt độ nước vào và nước ra.
  • Kiểm tra đường ống gas, nạp bổ sung gas, dầu cho máy lạnh trung tâm.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị bảo vệ máy nén.
  • Vệ sinh, hiệu chỉnh, chạy thử chế độ hoạt động của các máy lạnh trung tâm.

Thường xuyên bảo dưỡng máy làm lạnh Chiller giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn

2. Quy trình bảo dưỡng máy làm lạnh chi tiết 

Để hệ thống máy làm mát nước công nghiệp hoạt động ổn định, sự kết hợp tuần tự và chuẩn xác của nhiều thiết bị trong hệ thống là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy, với quy trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy Chiller cũng cần thực hiện theo từng bộ phận trong hệ thống này.

2.1/ Bảo dưỡng máy nén

  • Máy hoạt động hơn 6000 giờ thì phải kiểm tra 1 lần.
  • Kiểm tra về độ kín và tình trạng hiện tại của các van xả, van hút của máy nén.
  • Kiểm tra bên trong của máy nén, tình trạng dầu, xem các chi tiết máy có hư hao gì không.
  • Kiểm tra lại mức độ mài mòn của các thiết bị lạnh so với kích thước tiêu chuẩn ban đầu. Mỗi một chi tiết đều có yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau. Khi độ mòn đo được vượt mức cho phép thì cần phải thay mới.
  • Thường xuyên kiểm tra, vau chùi và vệ sinh bộ lọc hút của máy nén. 

2.2/ Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

Thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của toàn bộ hệ thống máy Chiller. Vì vậy, khi sử dụng nên vệ sinh thiết bị ngưng tụ 3 tháng/lần. Một số công việc cụ thể khi bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ đó là:

  • Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị.
  • Xả phần dầu còn tích tụ bên trong thiết bị.
  • Xả khí không ngưng ở thiết bị.
  • Sơn và sửa bên ngoài thiết bị.
  • Kiểm tra các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan trực tiếp đến hiệu suất của thiết bị ngưng tụ.

2.3/ Bảo dưỡng thiết bị bay hơi

Bảo dưỡng dàn bay hơi không khí, bảo dưỡng dàn lạnh xương cá và bảo dưỡng bình bay hơi là một số thao tác bảo dưỡng cơ bản đối với các thiết bị bay hơi phổ biến của hệ thống máy làm lạnh nước water chiller.

2.4/ Bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Thông thường thì 1 tháng sẽ vệ sinh tháp giải nhiệt một lần [tùy theo điều kiện nơi làm việc mà có thể xác định thời gian vệ sinh phù hợp]. Nhìn chung, quá trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt bao gồm các công việc chủ yếu sau: 

  • Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm, dây đai.
  • Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước.
  • Xả cặn bẩn ở đáy tháp, vệ sinh và thay nước mới.
  • Kiểm tra dòng hoạt động của motor, quạt và tình trạng làm việc của van phao. 
  • Bảo dưỡng bơm quạt giải nhiệt.

2.5/ Bảo dưỡng bơm

Toàn bộ bơm đều có nguyên lý và cấu tạo khá giống nhau nên quy trình bảo dưỡng của chúng cũng tương tự, cụ thể là:

  • Kiểm tra tình trạng làm việc của bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm.
  • Kiểm tra khớp nối truyền động và bôi trơn bạc trục .
  • Kiểm tra và hiệu chỉnh áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
  • Các bơm dự phòng hoán đổi chức năng của nhau.
  • Kiểm tra dòng điện hệ thống và so sánh với bình thường.

2.6/ Bảo dưỡng quạt

  • Kiểm tra độ rung động, ồn bất thường.
  • Kiểm tra độ căng của dây đai hệ thống, hiệu chỉnh và thay thế.
  • Kiểm tra bạc trục và bôi dầu mỡ cho hệ thống.
  • Thường xuyên vệ sinh cánh quạt của hệ thống.

2.7/ Bảo Dưỡng Định Kỳ Máy Làm Lạnh

Một số công việc bảo dưỡng định kỳ cho máy Chiller là: 

  • Kiểm tra điện áp của nguồn điện.
  • Kiểm tra lại hoạt động của các máy bơm nước.
  • Kiểm tra quá trình hoạt động của quạt tháp giải nhiệt.
  • Kiểm tra nước nguồn cấp cho hệ thống.
  • Kiểm tra các van nước lạnh.
  • Kiểm tra cường độ dòng điện cấp.
  • Kiểm tra áp suất cao và áp suất thấp.
  • Kiểm tra nhiệt độ vào máy nén.
  • Kiểm tra nhiệt độ vào bình ngưng hoặc dàn ngưng tụ.
  • Kiểm tra lại độ ồn của máy nén…

Cần bảo dưỡng tuần tự các bộ phận cấu tạo nên hệ thống Chiller

Tưởng chừng như công tác bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy làm lạnh nước Chiller rất đơn giản nhưng trên thực tế cần phải thực hiện đúng cách, thường xuyên và quan trọng là chú ý đến tuần tự các bộ phận trong hệ thống vì mỗi bộ phận cấu thành đều có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau. Hy vọng rằng, với những thông tin mà Carno vừa chia sẻ đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về quy trình bảo dưỡng máy Chiller, qua đó có thể ứng dụng hệ thống này một cách dễ dàng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang quan tâm về giá máy làm lạnh nước công nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ ngay về cho Carno để nhận được báo giá chi tiết cũng như sự tư vấn chu đáo nhất!

Carno Việt Nam – Thương hiệu uy tín chuyên sản xuất và cung cấp các loại máy móc trong ngành nhựa. Bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng, Carno hướng đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam về máy móc thiết bị ngành nhựa. Mua hàng tại Carno, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng, cùng với đó là:

  • Quy trình mua hàng đơn giản, tiện lợi
  • Phương thức thanh toán dễ dàng, nhanh chóng
  • Chính sách bán hàng uy tín, chuyên nghiệp

Mọi thắc mắc về sản phẩm, giá bán, chương trình ưu đãi, bạn vui lòng liên hệ Carno Việt Nam theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH MACHINERY CARNO VIỆT NAM:

  • Phone: 02822459555
  • Hotline: 0906769585
  • Email: 
  • Miền Nam: 1650 Nguyễn Duy Trinh, KP. Tam Đa, Phường Trường Thạnh, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh. [Đối diện địa chỉ 1745].
  • Miền Bắc: Chợ Rồng Thôn Tống Xá – Xã Thanh Quang – Xuyện Nam Sách – Tỉnh Hải Dương.

Video liên quan

Chủ Đề