Cách tính điểm quá trình đại học

HƯỚNG DẪN HỌC SINH, SINH VIÊN CÁCH TÍNH ĐIỂM MÔN HỌC

Căn cứ vào quyết định số 3a/QĐ-ĐVĐN về việc ban hành quy chế cao đẳng, trung cấp hệ chính quy. Trong quy chế đào tạo tại điều 14 hướng dẫn học sinh, sinh viên cách tính điểm như sau:

Điều 14: Cách tính điểm môn học, điểm trung bình chung học kỳ/ năm học/ khóa học và điểm trung bình chung tích lũy

1. Điểm môn học

a] Điểm môn học bao gồm điểm trung bình các điểm kiểm tra có trọng số 0,4 và điểm thi kết thúc môn học có trọng số 0,6;

- Đối với hệ Trung cấp: Điểm TBC môn học đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở lên [Trong hệ đào tạo theo niên chế]

- Đối với hệ Cao đẳng: Điểm TBC môn học đạt yêu câu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 4,0 trở lên [Trong đào tạo theo tín chỉ]

b] Điểm trung bình chung kiểm tra:

- Đối với hệ Trung cấp:

* Cách tính điểm TBC kiểm tra: trọng số 0,4

[1] Điểm kiểm tra thường xuyên: Hệ số 1

[2] Điểm kiểm tra định kỳ: Hệ số 2

=> Điểm TBC Kiểm tra = [Điểm hệ số 1 + [Điểm hệ số 2 x 2]]/ tổng hệ số

Điểm TBC kiểm tra đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở lên

- Đối với hệ Cao đẳng:

* Cách tính điểm TBC kiểm tra: Trọng số 0,4. Trong đó:

[1] Điểm thái độ: Trọng số 0,3

[2] Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ: Trọng số 0,7

=> Điểm TBC kiểm tra = [ Điểm thái độ x 0,3] + [Điểm kiểm tra x 0,7]

Điểm TBC kiểm tra đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở lên

c] Điểm trung bình chung môn học

* Cách tính điểm TBC môn học [Hệ Trung cấp, Cao đẳng]

Điểm TBC môn học = [Điểm TBC kiểm tra x 0,4] + [Điểm thi x 0,6]

2. Điểm trung bình chung học kỳ/ năm học/ khóa học và điểm trung bình chung tích lũy

a] Công thức tính điểm trung bình chung học kỳ/ năm học/ khóa học và điểm trung bình chung tích lũy:

Trong đó:

+ A: là điểm trung bình chung học kỳ/ năm học/ khóa học và điểm trung bình chung tích lũy;

+ i: là số thứ tự môn học;

+ ai: là điểm của môn học thứ i;

+ ni: là số chứng chỉ của môn học thứ i;

+ n: là tổng số môn học trong học kỳ/ năm học/ khóa học hoặc số môn học, mô-đun đã tích lũy.

b] Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình chung của các môn học mà học sinh, sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ;

c] Điểm trung bình chung học kỳ/ năm học/ khóa học, điểm trung bình chung tích lũy bao gồm cả điểm môn học được bảo lưu, không bao gồm điểm môn học được miễn trừ và môn học điều kiện;

d] Trường hợp học sinh, sinh viên được tạm hoãn học môn học thì chưa tính khối lượng học tập của môn học đó trong thời gian được tạm hoãn.

3. Điểm trung bình chung học kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ, năm học hoặc khóa học được tính theo kết quả điểm thi kết thúc môn học lần thứ nhất; để xét điều chỉnh tiến độ học, buộc thôi học được tính theo kết quả lần thi kết thúc môn học có điểm cao nhất.

4. Môn học Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh là hai môn điều kiện; kết quả đánh giá hai môn học này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy, xếp loại tốt nghiệp nhưng là một trong các điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và được ghi vào bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp.

Bạn đang thắc mắc về CÁCH TÍNH ĐIỂM cho từng môn học của mình?
Điểm từng môn học bao nhiêu là ĐẠT [không nợ -> không phải học lại]?
Bạn chưa hiểu rõ CÁCH QUY ĐỔI ĐIỂM SỐ môn học từ thang điểm hệ 10 sang điểm hệ 4?
Hãy cùng Trung tâm Hỗ trợ học vụ, tìm hiểu cụ thể cách tính điểm môn học và quy đổi điểm để có thể theo dõi và lên cho mình một kế hoạch học tập thật tốt nhé.

Bảng Quy đổi thang điểm hệ10 sang thang điểm hệ4


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn hãy liên hệ với TT.HTHV để được hỗ trợ:
- Facebook: UEF - Trung tâm Hỗ trợ học vụ
- Tư vấn học vụ trực tuyến:
//www.uef.edu.vn/tththv
- Điện thoại: 028 5448 4050 - 002, 003
- Trực tiếp: Trung tâm Hỗ trợ học vụ [Tầng 4], Trường ĐH Kinh Tế - Tài Chính UEF

Dưới đâylà hướng dẫn Cách tính điểm trung bình môn đại học : Bạn đang băn khoăn về cách tính điểm trung bình môn đại học? Điểm môn học bao nhiêu là đạt, bao nhiêu là không đạt. Hiểu rõ được điều đó, trong bài viết dưới đây Mobitool sẽ giới thiệu đến các bạn Cách tính điểm từng môn học theo tín chỉ.

Web Tính điểm đại học Online

Cách tính điểm trung bình môn đại học ? Bao nhiêu điểm thì qua môn ? Web tính điểm trung bình môn đại học

Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, người ta áp dụng các thang điểm đánh giá kết quả học tập [gồm thang điểm 10, thang điểm chữ A, B, C, D, F và thang điểm 4]. Đây là hệ thống thang điểm rất khoa học, đ­­ược các trư­­ờng đại học hàng đầu trên thế giới áp dụng và đây cũng là tiêu chí để đánh giá quá trình đào tạo theo hình thức tín chỉ.

Là đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy được trong 15 giờ tín chỉ. Theo đó tín chỉ là đại lượng đo thời lượng học tập của sinh viên, được phân thành ba loại theo các hình thức dạy – học và được xác định như sau:

  • Một giờ tín chỉ lên lớp bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học
  • Một giờ tín chỉ thực hành bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học
  • Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhưng được kiểm tra đánh giá.

Giá tiền học phí trên mỗi tín chỉ sẽ tùy thuộc và mỗi trường đại học, có trường thấp và có trường lại cao các bạn nhé.

Điểm tích lũy là điểm trung bình chung tất cả các môn học trong cả khóa học của mình. Thích gọi thế cho mới thôi chứ cũng tương tự như điểm trung bình cả năm của các bạn khi còn học sinh đấy.

Trong đó

  • “A” chính là số điểm trung bình chung các môn của mỗi học kỳ, hoặc A cũng có thể là điểm trung bình tích lũy.
  • “i” chính là số thứ tự của các môn học trong chương trình học.
  • “ai” chính là điểm trung bình của môn học thứ “i”.
  • “ni” là kí hiệu của số tín chỉ của môn học thứ “i” đó.
  • “n” chính là tổng toàn bộ các môn học được học trong học kỳ đó hoặc tổng toàn bộ tất cả các môn học đã được tích lũy.

Máy Tính điểm tín chỉ Online nhanh nhất

Hoặc

Web tính điểm trung bình môn đại học

– Thông thường, theo thang điểm 10 nếu sinh viên có điểm tích lũy dưới 4,0 sẽ học lại hoặc thi lại học phần đó. Việc này do tùy trường quyết định số lần thi lại của sinh viên hoặc sẽ học lại môn học đó mà không được thi lại.

  • Từ 4.0 – dưới 5.0 được quy sang điểm chữ là D và theo hệ số 4 sẽ được 1.0.
  • Từ 5.0 đến dưới 5.5 quy sang điểm chữ là D+ và hệ số 4 là 1.5.
  • Từ 5.5 đến dưới 6.5 quy sang điểm chữ là C và hệ số 4 là 2.0
  • Từ 6.5 đến dưới 7.0 quy sang điểm chữ là C+ và hệ số 4 là 2.5.
  • Từ 7.0 đến dưới 8.0 quy sang điểm chữ là B và hệ số 4 là 3.0
  • Từ 8.0 đến dưới 8.5 quy sang điểm chữ là B+ và hệ số 4 là 3.5.
  • Từ 8.5 đến dưới 9.0 quy sang điểm chữ là A và hệ số 4 là 3.7.
  • Từ 9.0 trở lên quy sang điểm chữ là A+ và hệ số 4 là 4.0.

[Tùy thuộc vào mỗi trường đại học sẽ có thêm mức điểm C+, B+, A+ nhưng đại đa số các trường đều quy đổi điểm như điểm chúng tôi đưa ra].

– Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

  • Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
  • Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
  • Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
  • Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;
  • Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

Từ cách tính đó ta có bảng cụ thể sau

Xếp loại Thang điểm 10 Thang điểm 4
Điểm chữ Điểm số
Giỏi 8,5 → 10 A 4,0
Khá 7,8 → 8,4 B+ 3,5
7,0 → 7,7 B 3,0
Trung bình 6,3 → 6,9 C+ 2,5
5,5 → 6,2 C 2,0
Trung bình yếu 4,8 → 5,4 D+ 1,5
4,0 → 4,7 D 1,0
Không đạt Kém 3,0 → 3,9 F+ 0,5
0,0 → 2,9 F 0,0

Cách quy ra hệ điểm chữ A, B+, B, C+, C, D+, D và F của một số trường đại học ở nước ta hiện nay rất hợp lý, vì cách quy đổi này hạn chế tối đa khoảng cách quá lớn giữa 2 mức điểm. Còn nếu như áp dụng thang điểm theo Quy chế 43 thì chưa phản ánh đúng lực học của SV.

Ví dụ, theo thang điểm chữ chưa được chia ra các mức thì 2 SV, một được 7,0/10 và một được 8,4/10 đều xếp cùng hạng B, mặc dù lực học của hai SV này rất khác nhau.

Với thang điểm chữ nhiều mức, SV được hưởng lợi nhiều hơn. Bên cạnh việc phân loại khách quan lực học của SV, thang điểm này còn cứu được nhiều SV khỏi nguy cơ bị buộc thôi học hoặc không được công nhận tốt nghiệp.

Ví dụ, một SV trong quá trình học tập, có 50% số học phần đạt điểm D và 50% số học phần đạt điểm C. Theo thang điểm chữ chưa được chia ra các mức, SV này không đủ điều kiện tốt nghiệp, vì điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học mới chỉ 1,5. Nhưng áp dụng thang điểm chữ chia ra nhiều mức, với 50% số học phần đạt điểm D+ và 50% số học phần đạt điểm C+, SV đủ điều kiện tốt nghiệp, vì điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học là 2,0.

Đánh giá học phần trong đào tạo theo HTTC là đánh giá quá trình với điểm thi học phần, có thể chỉ chiếm tỷ trọng 50% tỷ trọng điểm học phần. Điều này làm cho SV phải học tập, kiểm tra, thực hành, thí nghiệm trong suốt học kỳ chứ không phải trông chờ vào kết quả của một kỳ thi đầy may rủi, nhưng có nhiều cơ hội không học mà có thể đạt. Vì thế, điểm học phần không đạt phải học lại để đánh giá tất cả điểm bộ phận và thi lại, chứ không thể đơn thuần tổ chức thi kết thúc học phần thêm lần 2.

Việc chuyển từ thang điểm 10 sang thang điểm chữ [A,B,C,D,F] nhằm phân loại kết quả kiểm học, phân thành các mức độ đánh giá và quy định thế nào là điểm đạt và không đạt. Thang điểm chữ này mang tính chất thang điểm trung gian. Tiếp theo, lại chuyển từ thang điểm chữ sang thang điểm 4, ta l­­ưu ý điểm F. Điểm F trong thang điểm 10 có giá trị từ 0 đến 3,9 như­­ng với thang điểm 4 thì chỉ có giá trị 0. Nh­­ưng giá trị 0 này vẫn tham gia vào tính điểm trung bình chung học kỳ. Đây chính là bản chất đào tạo sạch của HTTC [ nó không chấp nhận bất cứ một kết quả nào d­­ưới 4 của thang điểm 10].

Với hình thức đánh giá trực tuyến [thi trực tuyến], khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.

Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

  • Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;
  • Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;
  • Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0
  • Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

Video liên quan

Chủ Đề