Cách tính dòng điện định mức 3 pha

Bạn muốn hiểu rõ hơn về công thức tính dòng điện 3 pha, đặc biệt là cách nó ứng dụng vào máy biến áp.

Điện ba pha không còn quá xa lạ với chúng ta, nhưng để biết được công thức tính dòng điện 3 pha cũng như chính xác bản chất của chúng. Thì chắc hẳn không ai trong chúng ta điều hiểu rõ, cùng Ngôi Sao Việt tìm hiểu vấn đề này để có được cách chính chính xác nhất!

Dòng điện 3 pha là gì?

Dòng điện 3 pha được cấu tạo từ 4 dây trong đó gồm 3 dây pha và 1 dây trung tính. Dây pha được đặt lệch nhau 120 độ, thường được sử dụng kết nối theo hai dạng là nối hình sao và nối hình tam giác. Mục đích là biến điện năng thành cơ năng dựa vào nguyên lý cảm ứng điện từ. 

Từ công thức tính công suất điện 3 pha được ứng dụng nhiều trong việc giải quyết vấn đề tiêu hao năng lượng của các thiết bị lớn và sản xuất công nghiệp.

Dòng điện 3 pha là gì?

Công thức tính

Hiện tại chúng ta có hai công thức tính dòng điện 3 pha cụ thể như sau: 

  • I = P / [căn 3 x U x cosphi x hiệu suất]. Trong đó cụ thể I là dòng điện, P là công suất và U là điện áp. Công thức này có độ chính xác cao.
  • Dùng công suất của động cơ đem nhân hai sẽ ra được dòng điện dây.

Cảm ứng điện từ

Một dây dẫn khi đặt trong một từ trường khác nhau thì điện áp sẽ xuất hiện ở đầu đối diện nó. Dòng điện bắt đầu hoạt động trong khi vòng lặp từ mạch dần được đóng lại, điều kiện dây dẫn đặt trong các từ trường khác nhau và truyền qua các đường sức từ.

Dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều cơ bản được tạo ra từ một máy phát điện xoay chiều theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Máy chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện từ, từ hai bộ phận chính là stato và roto.

Máy phát điện được dùng công thức tính công suất tiêu thụ điện 3 pha để ứng dụng. Thường làm từ nguồn của các từ trường khác nhau, dẫn qua các đường sức từ. Nam châm sẽ như nguồn từ trường được sử dụng phổ biến hơn.

Dòng điện xoay chiều 3 pha

Để tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều 3 pha tất cả điều dựa trên nguyên lý hoạt động và xây dựng của máy phát điện. Các đường sức từ đi qua cuộn dây, dịch chuyển và tạo ra được một giá trị khác bên trong cuộn dây.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

Máy phát điện 3 pha được ứng dụng từ công thức tính điện áp 3 pha với cấu tạo từ hai phần chính là phần ứng và phần cảm, cùng các bộ phận hỗ trợ khác. Cụ thể hệ thống dòng điện xoay chiều 3 pha được tạo thành từ dòng điện có cùng biên độ, tần số nhưng được đặt lệch pha nhau và cả ba cuộn dây đặt lệch nhau 1 phần 3 vòng tròn.

  • Phần ứng: 3 cuộn dây giống nhau cùng kích thước, số vòng nhưng được đặt lệch nhau 120 độ.
  • Phần cảm: nam châm quay quanh trục cố định tạo ra từ trường biến thiên.
  • Bộ phận khác: nắp, bộ chỉnh lưu, cánh quạt, puli.

Cấu tạo dòng điện 3 pha

Điện 3 pha hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Nam châm quay quanh cuộn dây tạo nên điện áp ở đầu cuộn dây, điện áp sẽ sinh ra dòng điện xoay chiều. Công thức tính điện áp 3 pha được ứng dụng tạo máy phát điện có cùng cường độ và hiệu điện thế nhưng khác pha nhau, tạo ra sự chênh lệch trong quá trình làm việc để hỗ trợ nhau.

Đơn vị đo dòng điện 3 pha

Để có thể dùng công thức tính dòng điện 3 pha, cũng như tính được chính xác chúng ta cần xác định được đơn vị đo lường chuẩn. Theo như khái niệm cường độ dòng điện là một đại lượng đặc trưng thường dùng để đo lường độ mạnh hoặc yếu của dòng điện. Dựa vào các điện tử đi qua dây dẫn trong một đơn vị thời gian nhất định.

Đơn vị dùng để đo cường độ dòng điện 3 pha thường là Ampe ký hiệu A. Cường độ nhỏ dùng Miliampe ký hiệu mA. 1Am bằng 1/1000 A - 1000 mA = 1A. Và cường độ dòng điện thường được ký hiệu là I.

Cách đo lường điện 3 pha

Hiện tại để có thể đo được cường độ dòng điện một cách nhanh chóng, tiện lợi, chính xác chúng ta thường sử dụng các dụng cụ hỗ trợ. Để từ công thức tính công suất 3 pha có thể ứng dụng vào từng công việc cụ thể.

  • Đo bằng ampe kìm: bằng cách kẹp kìm vào dây nguồn của thiết bị điện, và kết quả sẽ được hiện lên từ màn hình của ampe kìm.
  • Đồng hồ: dùng đồng hồ đo dòng điện để xác định, có 2 dạng hiển thị là A và mA thiết bị có chốt âm dương để phân biệt và lắp đúng.
  • Đồng hồ vạn năng: thiết bị đòi hỏi bạn phải cài đặt chức năng thích hợp để kết quả chính xác hơn.
  • Cảm biến dòng điện: dùng cảm biến dòng điện truyền trực tiếp về PLC, biến tần để điều khiển.

Ưu điểm khi ứng dụng điện 3 pha

  • Sử dụng được cho công nghiệp và gia đình. Cần sử dụng ổn áp để mục đích ổn định dòng điện khi dùng cho gia đinh.
  • Có cấu tạo và đặc tính hơn một pha khi dùng để áp dụng.
  • Truyền tải điện năng tiết kiệm hơn.

Máy biến áp 3 pha

Vấn đề liên quan đến công thức tính dòng điện 3 pha đã được chúng tôi trình bày rất thực tế. Bạn có thể dùng nó để áp dụng hoặc chọn lựa những sản phẩm phù hợp. Chi tiết vui lòng liên hệ để được tư vấn hỗ trợ.
 

Lý thuyết về dòng điện định mức

Dòng điện định mức là gì? 

Dòng điện định mức hay còn được gọi là cường độ dòng điện định mức là một đại lượng cường độ có vai trò quan trọng trong việc giúp hoạt động và công suất của các thiết bị vận hành với tần suất cao nhất. Dòng điện định mức cũng chính là đại lượng giới hạn cho phép của dòng điện. Nếu cường độ dòng điện định mức của thiết bị vượt quá giá trị cho phép thì sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ, hỏng hóc.

Đối với các thiết bị sử dụng điện như: tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa,… thì dòng điện định mức thường được ghi trên các nhãn máy.

Đơn vị của dòng điện định mức là Ampere, kí hiệu là A

Xem thêm: Tìm hiểu Ampe là gì và vai trò của dụng cụ đo cường độ dòng điện

Dòng điện định mức có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống. Bởi nó xác định được công suất của động cơ hoặc máy phát để điều khiển tải, hạn chế tối thiểu các tình trạng tải tiêu thụ bị quá so với dòng điện đã được định mức từ đó giúp máy hoạt động ổn định hơn, không gây tổn thất về hệ số công suất.

Dòng điện định mức có đơn vị là Ampere, kí hiệu là A.

Công thức tính dòng điện định mức

Ta sẽ có công thức tính dòng điện định mức như sau:

 I = P/U 

Trong đó:

  • I: Là cường độ của dòng điện định mức
  • P: Là công suất điện, đơn vị W
  • U: Là hiệu điện thế, đơn vị V

Ví dụ: Tính cường độ dòng điện định mức của một thiết bị ấm điện có ghi nhãn là 220V-990W.

Như vậy dựa theo công thức trên đây, ta có công thức tính cường độ dòng điện định mức ấm như sau:

I= P/U  tương đương I= 990/220 =4,5 [A]

Vậy dòng điện định mức của ấm điện có nhãn 220V-990W là 4,5 A.

Dòng điện định mức thường được ghi trên các nhãn năng lượng của thiết bị

Công thức tính dòng điện định mức 3 pha 

Thông thường ta sẽ có 2 cách để tính dòng điện định mức 3 pha như sau:

Cách 1: Với cách tính này bạn chỉ có thể tính được ra kết quả gần đúng.

Công thức tính như sau:

Công suất động cơ  x 2 = Dòng điện dây dẫn.

Ví dụ: 25kW thì có nghĩa là dòng điện định mức của dây dẫn sẽ xấp xỉ là  50A

Cách 2: Với cách tính thứ hai này chúng ta sẽ nhận được kết quả có độ chính xác cao hơn so với cách tính trên.

Công thức tính như sau:

I = P/ [căn 3 x U x cosphi x hiệu suất]

Trong đó:

  • I: là dòng điện định mức của dây dẫn, đơn vị A
  • P: là công suất điện, đơn vị W
  • U: là điện áp 380 V

Tìm hiểu dòng điện định mức của một số dây dẫn

Dây dẫn cáp nhôm vặn xoắn

Dây cáp nhôm vặn xoắn

Ngoài tên gọi như trên thì loại dây dẫn này còn được gọi là cáp vặn xoắn hạ thế ruột nhôm. Loại dây dẫn này thường được dùng để truyền tải và phân phối điện năng. Nó thường cung cấp điện áp là 0,6KV và được treo lơ lửng trên không nhờ hệ thống cột điện.

Nhiệt độ tối đa của cáp nhôm vặn xoắn là 80 độ C, nhiệt độ cực đại khi ngắt mạch là 250 độ C duy trì trong khoảng 5 giây.

Dòng điện định mức của dây dẫn cáp nhôm vặn xoắn được thống kê như sau:

STT Tiết diện của dây dẫn [mm2] Dòng điện định mức

[đơn vị A]

1 16 78
2 25 105
3 35 125
4 70 185
5 95 225
6 120 260
7 150 285

Dây cáp đồng

Dây cáp đồng được sử dụng rất phổ biến trong đời sống

Dây cáp đồng là loiaj dây dẫn có ruột được cấu tạo từ đồng và hai lớp cách điện là XLPE và PVC. Loại dây cáp này thường cung cấp và truyền tải điện từ 0,6KV và được gọi là cáp điện hạ thế.

Dây cáp đồng được ứng dụng rất rộng rãi trong thang cáp, ống đi trên, hệ thống dây điện trong tường hoặc các dây được nối từ nguồn đến máy móc,…

Dòng điện định mức của dây cáp đồng có giá trị được thể hiện như sau:

STT Số lõi dây Tiết diện dây [mm2] Dòng điện định mức [đơn vị A]
1 2 1.5 22
2 2 2.5 29
3 2 4 38
4 2 6 46
5 2 10 68
6 2 16 91
7 2 25 122
8 2 35 149
9 2 50 182

Như vậy bài viết trên vừa chia sẻ cho bạn đọc các thông tin hữu ích liên quan đến dòng điện định mức là gì, công thức tính và giá trị dòng điện định mức của một số loại dây dẫn. Hy vọng các thông tin chia sẻ trên sẽ cung cấp được cho bạn đọc các kiến thức thú vị phục vụ cho học tập.

Video liên quan

Chủ Đề