Cách tính trả lãi ngân hàng mới nhất năm 2022

Mua nhà trả góp là lựa chọn của nhiều người khi chưa đủ tài chính để mua đứt một lần. Đối với người mua nhà lần đầu, việc tính lãi suất vay ngân hàng còn khá phức tạp và mơ hồ. Trong bài viết dưới đây, Invert sẽ cung cấp cho bạn cách tính lãi suất vay ngân hàng chi tiết và đơn giản nhất giúp bạn có thể tự tin lên kế hoạch mua nhà cho mình.

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều áp dụng cách tính lãi suất thả nổi [lãi suất theo dư nợ giảm dần] hoặc lại suất cố định theo dư nợ gốc. Theo khảo sát của Invert, lãi suất vay mua nhà hiện nay khoảng 6 - 8%.

Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần

Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần còn gọi là lãi suất thả nổi và lãi suất này sẽ giảm dần dựa trên số tiền gốc giảm hàng tháng, hàng quý hay hàng năm.  Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần như sau:

Tháng đầu tiên, số tiền người đi vay phải trả là: 

T1 =  Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + Số tiền đã vay * Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.

Sang tháng thứ hai thì số tiền phải trả với lãi suất giảm dần như sau:

T2 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + [Số tiền đã vay – số tiền gốc trả T1] * Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.

Cứ như vậy, đến tháng thứ 3, thứ 4,... tháng thứ 12 thì số tiền người vay phải trả là tiền gốc cố định và lãi suất thấp hơn tháng trước vì số nợ còn lại thấp hơn.
Số tiền người vay phải trả Tn = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + [Số tiền đã vay – Tiền gốc trả T1 –…– T10 – Số tiền gốc trả Tn-1] * Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng. [Trong đó n là tháng hiện tại.]
Bạn đừng lo lắng khi thấy nó quá khó khi tính lãi nhé! Khi tư vấn, các nhân viên ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn bảng tính toán lãi phải trả hàng tháng hoặc cung cấp công cụ tính tiền vay để tiện theo dõi hơn.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ gốc cố định

Tức là số tiền phải trả được tính theo tổng nợ gốc ban đầu và lãi suất cố định hàng tháng. Như vậy, người vay phải thanh toán tiền gốc và lãi suất không đổi trong suốt kỳ trả nợ. Vì số tiền trả được tính theo số dư nợ gốc vay ban đầu. Cách tính này sẽ rất đơn giản giúp người đi vay chủ động ngay từ lúc đầu. 
Với cách tính này thì công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng sẽ là:

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền đã vay/số tháng vay + Số tiền đã vay * lãi suất vay cố định hàng tháng

Công thức này rất đơn giản, ví dụ: Bạn vay ngân hàng 500 triệu trong 24 tháng với lãi suất ngân hàng là 12% một năm thì: Lãi suất vay hàng tháng = 12%/12 = 1%/tháng Số tiền lãi phải trả = 500.000.000/24 + 500.000.000*1% = 25.833.000 đồng.

Như vậy, với cách tính này thì bạn phải trả cố định hàng tháng là 25.833.000 trong suốt 24 tháng. 

Nên chọn cách tính lại suất nào để có lợi cho người đi vay?

Nếu nhìn thoáng qua thì có lẽ bạn sẽ thấy cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần khá phức tạp hơn tính lãi theo nợ gốc. Tuy nhiên nó lại có lợi cho người đi vay hơn nếu lãi suất vay tính chấp là "cố định" hàng tháng. Vì vẫn tồn tại rủi ro cho người đi vay là trong thời gian trả nợ, nhiều ngân hàng tung ra mức lãi suất hấp dẫn trong 6- 12 tháng đầu. Sau đó họ sẽ tung ra mức lãi suất thả nổi chênh lệch từ 2 - 4% so với lãi suất giai đoạn đầu.  Chắc chắn người đi vay sẽ chịu thiệt.  Đối với cách tính thứ hai, tổng lãi phải trả sẽ cao hơn cách tính lãi theo dư nợ giảm. Tuy nhiên, nó lại mang đến sự an toàn khi lãi suất vay biến động trong quá trình trả nợ. Người đi vay có thể chủ động kiểm soát tốt tài chính hàng tháng hơn Thử làm một phép so sánh nhé:

Cũng với số tiền vay là 700.000.000 và thời hạn vay là 15 năm.

  • Nếu tính trên dư nợ giảm dần: tổng số tiền tháng đầu tiên bạn phải trả là:  3.889.000đ [gốc] + 8.166.000đ [lãi tháng đầu tiên] = 12.055.000đ. Như vậy, tổng lãi bạn phải trả trong 15 là 739.083.333 đồng.
  • Nếu tính trên lãi suất cố định:  tổng số tiền lãi bạn phải trả trong 15 năm là 1.009.494.111.

Như vậy, khi tổng nợ gốc không đổi thì trả theo dư nợ giảm dần thì người đi vay sẽ hưởng mức lãi thấp hơn nhiều, nhưng bạn phải chịu được áp lực của tháng đầu tiên.
Đố với cách trả theo nợ gốc thì có thể mức lãi cao hơn rất nhiều trong thời gian dài. Tuy nhiên, nó lại giảm áp lực tài chính ban đầu, giúp người đi vay kiểm soát tốt khả năng trả nợ tốt hơn. 

Tổng hợp lãi suất vay mua nhà tại một số ngân hàng uy tín

Bảng lãi suất vay của một số ngân hàng uy tín


Trên đây là cách tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà chi tiết và đơn giản nhất. Trước khi quyết định vay ngân hàng mua nhà, bạn nên tìm hiểu bất động sản và lựa chọn ngân hàng vay. Bên cạnh đó, đừng quên cân nhắc về mức tài chính của mình. Mặc dù ngân hàng hỗ trợ vay lên đến 80% giá trị bất động sản. Nhưng bạn cũng nên tính toán khả năng trả nợ và chuẩn bị với các chi phí phát sinh bất ngờ. 

Tags: cách tính lãi suất ngân hàng

Ngân hàng luôn là một địa điểm lý tưởng cho các khách hàng có nhu cầu muốn gửi tiết kiệm hoặc để vay vốn bởi tính an toàn do Nhà nước bảo đảm. Người đi gửi tiết kiệm sẽ thường quan tâm đến ngân hàng có lãi suất cao để sinh lợi nhiều hơn. Còn người đi vay thì thường lựa chọn những ngân hàng có lãi suất thấp để tối thiểu nhất số lãi sẽ sinh ra.

Và nhiều người sẽ thắc mắc và đặt chung câu hỏi: “Cách tính lãi suất ngân hàng trong những trường hợp ấy sẽ như thế nào?” Hiểu được điều ấy, trong bài viết dưới đây Vaythoi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng và cách tính lãi suất vay ngân hàng nhé.

Hướng dẫn cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng

Có 2 hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng là gửi tiết kiệm theo kỳ hạn và gửi tiết kiệm không theo kỳ hạn. Và ứng với mỗi hình thức tiết kiệm sẽ có những cách tính lãi suất khác nhau. Vì thế mà bạn nên xác định rõ hình thức gửi tiết kiệm của mình là gì để áp dụng cách tính chính xác nhất.

Hướng dẫn cách tính lãi suất ngân hàng

Cách tính lãi suất với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Với hình thức gửi tiết kiệm không theo kỳ hạn, người gửi có thể rút tiền mặt bất cứ khi nào họ cần dùng tới. Nhưng đi kèm với đó là mức lãi suất cũng không cao.

Công thức tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất [%/năm] x số ngày thực gửi/360

Ví dụ:

Anh A gửi tiết kiệm 10 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng có mức lãi suất là 4%/năm. Thời điểm khách hàng rút số tiền gửi đó là 06 tháng [180 ngày]. Vậy số tiền lãi anh A nhận được trong trường hợp này là:

Tiền lãi = 10 triệu x 4% x 180/360 = 200.000 đồng

Vậy sau 6 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn với mức lãi suất 4%/năm thì anh A nhận được số tiền lãi là 200.000 đồng.

Cách tính lãi suất với hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Ngân hàng sẽ quy định nhiều mức kỳ hạn khác nhau [theo ngày, tháng, quý, năm] và kèm với đó là mức lãi suất ứng với kỳ hạn đó. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, họ sẽ chọn cho mình hình thức gửi tiết kiệm phù hợp. 

 Ưu điểm của việc gửi tiết kiệm theo kỳ hạn là mức lãi suất cao hơn hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Và nếu khách hàng rút tiền theo đúng thời hạn cam kết thì sẽ nhận được toàn bộ lãi suất sinh ra. Vì thế đây là phương thức được nhiều khách hàng lựa chọn.

Công thức tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn

Cách tính lãi suất tiết kiệm theo ngày

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất [%năm] x số ngày gửi/360.

Cách tính lãi suất tiết kiệm theo tháng

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất [%năm]/12 x số tháng gửi.

Ví dụ:

Anh B gửi tiết kiệm 40 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm tại ngân hàng có mức lãi suất là 6%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, anh B rút số tiền đã gửi ra. Vậy số tiền lãi anh B nhận được trong trường hợp này là:

Số tiền lãi = 40 triệu x 6% = 2,4 triệu đồng

Vậy sau 1 năm gửi tiết kiệm có kỳ hạn với mức lãi suất 6%/năm thì anh B nhận được số tiền lãi là 2,4 triệu đồng.

Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng

Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc

Với hình thức tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc thì số tiền lãi trả mỗi kỳ sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trinh vay. Nó được tính dựa theo số tiền gốc ban đầu. 

Công thức tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc:

Tiền lãi hằng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ :

Anh A vay 30 triệu đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 10%/năm. 

Số tiền gốc phải trả ngân hàng hằng tháng là: 30 triệu/12 tháng = 2,5 triệu đồng

Số lãi phải trả ngân hàng hằng tháng là: [30 triệu x 10%]/12 tháng = 250.000 đồng

Số tiền phải trả hằng tháng là 2,750,000 đồng

Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần

Với hình thức tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần thì số tiền lãi phải trả dựa trên số nợ thực tế còn nợ sau khi đã trả những tháng trước đó. Nghĩa là số dư nợ mà người cho vay sẽ giảm dần cho đến khi trả hết nợ.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần:

  •  Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
  • Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng
  • Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ:

Anh B vay 60 triệu đồng, thời hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 12%/năm

Tiền gốc trả hằng tháng = 60 triệu/12 tháng = 5 triệu đồng

Tiền lãi tháng đầu = [60 triệu x 12%]/12 = 600.000 đồng

Tiền lãi tháng thứ 2 = [60 triệu – 5 triệu] x 12%/12 = 550.000 đồng

Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy cho đến khi trả hết nợ.

Lời kết:

Với những thông tin mà Vaythoi cung cấp trên đây, chúng tôi tin chắc rằng bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về cách tính lãi suất ngân hàng. Các bạn hãy xem xét và lựa chọn số tiền gửi/vay và thời gian gửi/vay phù hợp để nhận được mức lãi suất tốt nhất nhé.

Nội dung được biên tập bởi vaythoi.com

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề