Cách tra cứu BCTC trên thuế điện tử

Hướng dẫn tra cứu thông báo dịch vụ nộp thuế điện tử

Nguồn: Tổng Cục Thuế

Những thông tin liên quan đến Báo cáo tài chính là vấn đề mà các nhà đầu tư hay các chủ doanh nghiệp luôn quan tâm đến. Tại sao lại các nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp lại như vậy vì báo cáo tài chính là một loại tài liệu hết sức đặc biệt, nó mang nhiều nội dung tổng hợp quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính và cách tra cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã nộp theo quy định của pháp luật hiện hành tham khảo bài viết sau để biết được thông tin.

Báo cáo tài chính [BCTC] cung cấp những thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: doanh thu, tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, dòng tiền…

Báo cáo tài chính thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm

Báo cáo tài chính gồm có 2 loại:

  • Báo cáo tài chính tổng hợp
  • Báo cáo tài chính hợp nhất

Một bộ báo cáo tài chính phải có những giấy tờ, chứng từ gì mới đáp ứng yêu cầu của chủ doanh nghiệp, sự quản lý của cơ quan Nhà nước và những thông tin hữu ích cho những người sử dụng báo cáo tài chính cho việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Bộ báo cáo tài chính nộp cơ quan nhà nước gồm những những chứng từ giấy tờ như sau:

  • Các tờ khai quyết toán thuế:
  • Tờ khai quyết  toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
  • Bộ báo cáo tài chính:
  • Bảng cân đối kế toán
  • Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
  • Bảng lưu chuyển tiền tệ

Phụ lục đi kèm :Thuyết minh báo cáo tài chính

Nội dung của báo cáo tài chính phải gồm những gì ?

Báo cáo tài chính [BCTC]  phải cung cấp được những thông tin cụ thể như sau:

  • Tài sản
  • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
  • Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị
  • Những luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản ‘’Thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp, các chính sách kế toán áp dụng  để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như:

  • Hình thức kế toán
  • Nguyên tắc ghi nhận,
  • Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…

Hướng dẫn tra cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã nộp, qua mạng nhanh nhất và chính xác và hiệu quả nhất.  Chỉ  với vài bước thao tác đơn giản kế toán doanh nghiệp có thể tra cứu  báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã nộp trước đó.

Để tra cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã nộp có thể thực hiện bằng một số cách thông thường và hay dùng là thực hiện các bước sau:

Cách tra cứu báo cáo tài chính trên thuế điện tử:

Bước 1: Đăng nhập vào trang web thuedientu

Thực hiện truy cập vào hệ thống thuế điện tử: //thuedientu.gdt.gov.vn/ và đăng nhập mã số thuế và mật khẩu của doanh nghiệp

Bước 2: 

Các bạn thực hiện điền ngày, tháng, chọn tờ khai thuế đích danh muốn tìm ví dụ như muốn tra cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã nộp/ tra cứu thuế điện tử,…hoặc không cần. Sau đó các bạn ấn vào “Tra cứu” màn hình sẽ hiển thị toàn bộ tờ khai thuế các bạn cần tìm, sau đó tải về. Như vậy khi kế toán  đã tải được tờ khai thuế hay tra cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã nộp hoặc các tài liệu liên quan khác mà doanh nghiệp cần.

  • Kỳ lập báo cáo tài chính hàng năm: Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính  theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. 

Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.

  • Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ: Kỳ lập báo cáo tài chính  giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính [không bao gồm quý IV].
  • Kỳ lập báo cáo tài chính khác: Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác [như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…] theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.

Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

Các doanh nghiệp nên chú ý thời hạn nộp báo cáo tài chính đúng quy định để tránh gặp phải rủi ro nộp chậm và bị phạt vì lỗi này.

Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 [bốn mươi lăm] , kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động.

Theo chế độ quy định, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Với các công ty, tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính năm ra còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. 

Đối với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngoài báo cáo tài chính  năm còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ [báo cáo quý – trừ Quý IV] dạng đầy đủ. Riêng đối với tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp [BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện bắt buộc từ năm 2008]. Bắt đầu từ năm 2008, các công ty mẹ và tập đoàn phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và báo cáo hợp nhất cuối niên độ kế toán và BCTC hợp nhất sau khi hợp nhất  kinh doanh.

Tra cứu báo cáo tài chính doanh của  nghiệp đã nộp vẫn còn khá là khó khăn đối với những doanh nghiệp chưa nắm rõ các quy định về tài liệu này

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý

Thông thường từ  01 đến 03 ngày làm việc

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể

Báo cáo tài chính [BCTC] cung cấp những thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: doanh thu, tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, dòng tiền…

Hy vọng  bài viết này sẽ giúp cho các bạn các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính cũng như các quy định về báo cáo tài chính và cách tra cứu báo cáo tài chính của  doanh nghiệp đã nộp dễ dàng hơn.

Mọi thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về cách tra cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã nộp hay các vấn đề về kế toán các quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Công ty luật ACC để được tư vấn thêm.

Kể từ khi thành lập, doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan có thẩm quyền theo thời hạn quy định. Báo cáo tài chính phải được lưu trữ tại doanh nghiệp để phòng ngừa trường hợp được các cơ quan yêu cầu hoặc thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, với hệ thống thuế điện tử như hiện nay, doanh nghiệp chỉ cần lên hệ thống để tải báo cáo tài chính đã nộp. Vậy làm thế nào để thực hiện, ACC xin Hướng dẫn chi tiết tra cứu báo cáo tài chính trên thuế điện tử, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của ACC để có thêm thông tin chi tiết và cụ thể.

Hướng dẫn chi tiết tra cứu báo cáo tài chính trên thuế điện tử

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính [BCTC] năm. Đối với các công ty [tổng công ty] có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp [hợp nhất] vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ [báo cáo quý -trừ quý IV].

Căn cứ theo Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định như sau:

2.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

Báo cáo tài chính quý:

  • Đơn vị kế toán: Nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
  • Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Nộp BCTC chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Báo cáo tài chính năm

  • Đơn vị kế toán: Nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước: Nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

2.2. Doanh nghiệp khác không thuộc Nhà nước

Đối với đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Thời hạn nộp BCTC của các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.

Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Nơi nhận báo cáo
CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP  Kỳ lập báo cáo Cơ quan tài chính Cơ quan Thuế Cơ quan Thống kê DN cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp Nhà nước Quý, Năm x x x x x
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x x x x
Các loại doanh nghiệp khác Năm x x x x

3.1  Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính [Cục Tài chính doanh nghiệp].

  • Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính [Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm].
  • Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

3.2 Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính [Tổng cục Thuế].

3.3 Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

3.4 Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

3.5 Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

3.6 Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

3.7 Các doanh nghiệp [kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài] có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống thuế điện tử

Đầu tiên bạn truy cập vào hệ thống thuế điện tử tại đường link: //thuedientu.gdt.gov.vn/ .

Nếu như bạn chưa đăng nhập được xin vui lòng làm theo hướng dẫn đăng nhập vào hệ thống thuế điện tử sử dụng bằng tài khoản quản trị nhé.

Bước 2: Lựa chọn phân hệ tra cứu tờ khai thuế

Các bạn chọn vào mục Tra cứu => Tờ khai. Màn hình hiển thị như sau:

Bước 3: Hiển thị kết quả tờ khai thuế, báo cáo tài chính

Các bạn thực hiện điền ngày, tháng, chọn tờ khai thuế đích danh muốn tìm hoặc không cần. Sau đó các bạn ấn vào “Tra cứu“, màn hình sẽ hiển thì toàn bộ tờ khai thuế các bạn cần tìm, sau đó tải về. Như vậy, các bạn đã tải được tờ khai thuế, báo cáo tài chính đã nộp của công ty.

Trên đây là Hướng dẫn chi tiết tra cứu báo cáo tài chính trên thuế điện tử của chúng tôi dựa trên các quy định hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến tra cứu báo cáo tài chính trên thuế điện tử, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin bên dưới:

  • Hotline: 19003330
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Video liên quan

Chủ Đề