Cách trả nợ quá hạn FE CREDIT

Mục lục bài viết

  • 1. Vay Fecrecdit không trả nợ có bị phạt tù không ?
  • 2. Yếu tố cấu thành nên tội Lừa đảo
  • 3. Tư vấn về quyền đòi nợ ?
  • 4. Bị ngân hàng buộc phải trả nợ thay cho người khác có hợp pháp không ?
  • 5. Tư vấn về việc trả nợ khi mang xe của bạn đi cầm đồ ?

1. Vay Fecrecdit không trả nợ có bị phạt tù không ?

Xin chào công ty luật minh khuê. Em tên linh hiện tại sinh sống tại sóc trăng em cần tư vấn 1 số vấn đề về việc vay vốn ngân hàng. Em có vay bên ngân hàng fe crecdit 20.000.000 đ mỗi tháng góp 2.306.000 góp 24 tháng. Em đã góp được 6 tháng và còn nợ lại 6tháng.

Do công việc kinh doanh thất bại em có nợ một khoản tiền nên phải đi làm ăn xa để trả nợ và trong thời gian đó ngân hàng ko liên lạc được với em. Ngày13-3-2018 có 1 anh tên tuấn nói là bên tòa án tỉnh lại nhà em làm việc với gia đình em và bảo em rằng sẽ cho em cách giải quyết tối ưu nhất là từ ngày 13-3-2018 đến ngày 16-3-2018 phải đến ngân hàng hoặc bưu điện gửi vào tài khoản của fe số tiền 7. 000000 đ. Và số tiền còn lại sẽ thanh toán mỗi tháng 2. 306000 cho đến hết.

Sau đó em có điện thoại cho a tuấn em có trình bày hoàn cảnh của em hiện tại em đang mang thai và đang nuôi con em không có khả năng trả 7000000 đ nên xin a tuấn giúp em cách trả nào tốt nhất vì em muốn thật lòng trả cho ngân hàng. Nhưng a tuấn đã mắng em và bảo k có cách nào cả không phải bảo mang thai là ko có tiền và bảo em là nếu không trả đúng a nói sẽ gửi hồ sơ em lên tòa án tỉnh và giả quyết phạt tù e từ 2 tháng đến 3 năm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nay em xin công ty có thể giúp em biết luật có phải sẽ xử như thế nào ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy mối quan hệ giữa bạn và Công ty Fe crecdit là quan hệ dân sự - Hợp đồng vay tài sản [vay tiền]

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như định nghĩa đã nêu thì khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng và chất lương; đối chiếu với trường hợp của bạn: bạn vay 20.000.000 đ mỗi tháng góp 2.306.000 góp 24 tháng, nhưng hiện tại mới trả được 6 tháng. Như vậy hành vi mà bạn không tiếp tục thanh toán tiền cho Công ty đã vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền.

Với vi phạm của bạn, phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền thì phía Công ty có thể xử lý vi phạm bằng cách: buộc đóng lãi những tháng chậm, phạt nộp lãi chậm và có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú nếu bạn không tự nguyện thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng.

Đối với hành vi mà nhân viên công ty tài chính thông báo cho bạn rằng: sẽ kiện đến Tòa án và buộc tội bạn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chúng tôi xin được phân tích như sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b] Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d] Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; ...

Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp thì có thể thấy hành vi của bạn không cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; việc bạn chậm trả lãi hàng tháng không phải do cố ý mà là do khó khăn thực tế của cá nhân và gia đình, vì thế đó không phải là một thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của Công ty. Từ đó có thể suy ra, việc người tên là Tuấn nói sẽ bỏ tù bạn là hoàn toàn không có căn cứ.

2. Yếu tố cấu thành nên tội Lừa đảo

Hành vi vay tiền không trả sẽ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn các dấu hiệu sau:

1, Dấu hiệu về mặt khách thể: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác [làm cho chủ sở hữu tài sản không được thực hiện các quyền năng của mình với tài sản]

2, Dấu hiểu về chủ thể của tội lừa đảo: đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

3, Dấu hiệu về mặt khách quan: Là hành vi dùng thủ đoạn gian dối, được hiểu là người phạm tội bằng những hành động, lời nói sai sự thật, tác động đến chủ sở hữu tài sản nhằm làm cho họ hiểu sai sự việc, tin tưởng mình nên tự nguyện giao tài sản cho mình.

Ngoài ra, dấu hiệu mặt khách quan còn được thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu

4, Dấu hiệu chủ quan của tội phạm: người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý; họ biết rằng hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. xâm phạm tài sản của người khác; nhưng vẫn cố tình đưa ra thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt.

Dựa trên những dấu hiệu trên, càng cho thấy rằng hành vi của bạn không phải tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tranh chấp giữa Công ty và bạn vẫn là tranh chấp dân sự thông thường.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

3. Tư vấn về quyền đòi nợ ?

Chào luật sư công ty Luật Minh Khuê, thưa luật sư, hiện nay tôi đang có một số vấn đề liên quan đến quyền đòi nợ nhưng họ lại cố ý gây thương tích cho tôi mong được luật sư tư vấn.

Vào ngày 09/07/2015,chị ruột của tôi đang mua bán tạp hóa ở nhà mẹ ruột tôi,thì có bà H đến nhà đòi nợ,tôi vô tình đi ngang thì nghe đòi nợ,tôi hỏi bà hiền ai thiếu nợ ở đây mà tới đòi,bà H nói anh rể tôi thiếu nợ nên tới đây đòi. Lúc đó gia đình tôi và tôi mới đuổi bà H ra khỏi nhà,tôi kêu bà H đi tìm anh rể tôi mà đòi,ở đây không ai thiếu tiền bà, ra ngoài đường bà H không về mà ở lại chửi gia đình tôi,lúc đó tôi và bà H có chửi qua lại,rồi bà HIỀN lấy điện thoại gọi thêm 1 số nam nữ thanh niên lại nữa[tôi biết được 1 nam thanh niên tên G],lúc đó gia đình tôi mới gọi điện thoại báo công an, thấy vậy nhóm nam nữ thanh nhiên kia mới bỏ đi. Vào lúc khoảng 20h ngày 19/7/2015 trên đoạn đường chạy xe đi về nhà ,thì tôi bị một chiếc xe máy từ phía sau nẹt ga lớn vượt lên dùng thứ gi đó đánh vào đầu tôi ,làm bể nón bảo hiểm của tôi, rồi bỏ chạy, tôi kịp nhận biết được đó là xe sirus,người nam chở người nữ đánh tôi. Sự việc tôi đã trình báo đến công an địa phương. Công an hỏi tôi có mâu thuẩn với ai không,tôi kể là có mâu thuẩn với bà H ,sự việc xảy ra như trên.Công an lấy lời khai xong,nói là sẻ xác minh,điều tra, nhưng tôi chưa thấy trả lời.

Vào sáng ngày 20/08/2015 trên đường đi làm, tôi nhìn thấy lại người phụ nữ ngồi trên xe sirus đánh tôi đêm đó,qua vài ngày tìm hiểu và hỏi thăm bà con xung quanh,tôi biết được tên và nơi ở của người phu nữ kia tên là T, hiện đang cư ngụ tại phường Vĩnh Mỹ.T là chị ruột của G. Vào ngày 24/08/2015 tôi đã làm đơn trình báo khẩn cấp đến công an xã Mỹ Đức,công an huyện Châu Phú ,và công an phường Vĩnh Mỹ, về việc bắt gặp được người phụ nữ đánh tôi đêm đó, đến nay là 10/09/2015 nhưng chưa thấy cơ quan nào giải quyết dùm. Ngày nào tôi cũng phải đi làm 1 mình, tính mạng tôi đang bi đe dọa. Nhờ luât sư tư vấn dùm tôi cách giải quyết vụ việc trên.

Cho tôi xin hỏi: bà H và 1 số nam nữ thanh niên kia đi đòi nợ vậy là đúng hay sai ? Nếu sai pháp luật xử lý họ thế nào ? [Riêng: Bà T và ông G cách đây 2 tháng đã có tiền án bị xử phạt hành chánh 350.000đ về tội đánh nhau ].

Xin chân thành cảm ơn luật sư đã tư vấn !

Người hỏi : H.D

>>Luật sư tư vấn luật dân sự về đòi nợ, gọi : 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác41

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b] Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c] Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d] Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ] Có tổ chức;

e] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g] Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h] Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i] Có tính chất côn đồ;

k] Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c] Phạm tội 02 lần trở lên;

d] Tái phạm nguy hiểm;

đ] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này...

- Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự như sau:

Điều 32. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.

Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định.

Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác.

Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định.

Như vậy, bà H và 1 số nam nữ thanh niên kia đi đòi nợ vậy là sai quy định của pháp luật, bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền để bảo vệ sức khỏe của mình và cơ quan công an sẽ căn cứ tùy theo mức độ nghiêm trọng để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Bị ngân hàng buộc phải trả nợ thay cho người khác có hợp pháp không ?

Chào luật sư, tôi hiện là sinh viên. Ngày 22/4/2018, tôi có mua một sim điện thoại ở thế giới di động và làm thủ tục mua sim theo nghị định 49/2017/nđ-cp của bộ thông tin & truyền thông [tt&tt] sau 2 ngày sử dụng tôi luôn bị số điện thoại lạ gọi tới hỏi : 'có phải anh T không. ' và tôi bảo nhầm số nhưng họ vẫn gọi tới hàng ngày tôi luôn nhận được khoảng 2-3 cuộc gọi của nhiều số lạ hỏi về người tên T đó khiến tôi bị áp lực, căng thẳng trong khi tôi đang ôn tập để thi cuối khóa. Hôm nay tôi nhận được tin nhắn như sau: "[vpb fc] thong bao: theo ket qua dieu tra cua phong an ninh-phong chong lua dao cua vpb fc xac minh ong/ba nguyen minh thang va nguoi co ten trong hd co hanh vi lua dao chiem doat tai san cua ngan hang. Vui long ong ba co mat tai tand binh tan tp ho chi minh luc 8h00 ngay 26/05/2018 de ho tro dieu tra dong thoi tat toan hop dong cung nhu chiu hoan toan an phi theo qui dinh cua phap luat. Neu trong thoi gian tren ong/ba van co tinh tron tranh hoac bat hop tac khong thanh toan tien, chung toi don phuong khoi to hinh su theo dieu 140: lam dung tin nhiem chiem doat tai san "luật sư cho tôi hỏi bây giờ phải giải quyết như thế nào. Nếu như tôi muốn kiện ngược lại thì phải làm như thế nào ?

Cảm ơn luật sư.

- NHT

Luật sư trả lời:

Với trường hợp của bạn, bận cần phải xác định rõ hai vấn đề, cụ thể:

Một là, bạn không có nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp này:

Như bạn đã nêu trên, bạn là người mua sim điện thoại từ một cửa hàng di động và thực hiện thủ tục đăng ký thông tin chủ thuê bao đồng thời bạn cũng không có giao dịch vay, mượn tiền với ngân hàng do vậy trong trường hợp này có thể đây là thuê bao cũ của người vay hoặc người vay bịa đặt thông tin gian dối về số điện thoại để khai khi vay tiền ngân hàng. Bạn đã giải thích và phối hợp làm rõ vấn đề với bên cho vay, do vậy ở đây bạn không phải chịu trách nhiệm về khoản vay này cũng như không có trách nhiệm phải tìm kiếm người vay nợ.

Hai là, bạn không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Căn cứ khoản 1 điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Bạn không có hợp đồng vay mượn tiền với ngân hàng nêu trên do vậy bạn không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Ba là, xử lý vi phạm hành chính với hành vi quấy rối qua điện thoại

Căn cứ vào điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viên thông, công nghệ thông tin quy định:

Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g] Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Khi đó, bạn có thể tiếp tục yêu cầu tổ chưc tín dụng này ngừng hành vi làm phiền qua điện thoại. Nếu họ vẫn tiếp tục, bạn có thể báo [trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hoặc thư điện tử] cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết. Theo đó, doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại, tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại cần theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối. Nếu chủ thuê báo quấy rối cố tình vi phạm, doanh nghiệp đó ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời báo cáo kết quả cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp.

5. Tư vấn về việc trả nợ khi mang xe của bạn đi cầm đồ ?

Kính chào Luật Minh Khuê, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em có mượn xe máy của 1 người bạn tên A đem cầm với giá là 2,5 triệu [mệnh giá cao nhất của cửa hàng đưa ra] được sự đồng ý của A nhưng do trễ đóng lãi suất nên cửa hàng đã thanh lý xe.

Em và A đã thỏa thuận em sẽ trả cho A số tiền 3 triệu với hình thức mỗi tháng em sẽ trả từ 4-5 trăm do hoàn cảnh kinh tế em đang gặp khó khăn không thể trả 1 lần hết được và được sự đồng ý của A. Cậu của A [người cho A chiếc xe đó] sau khi biết được không đồng ý bắt em phải trả đền 7 triệu nếu không sẽ thưa em ra công an giải quyết, A thì lệ thuộc vào cậu mình. Vậy em muốn hỏi là giờ em cần phải làm gì ? Vì giá cậu A đưa ra cao hơn mức giá chiếc xe quá nhiều. Nếu ra công an thì em sẽ bị truy cứu như thế nào ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.V.A

>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Điều 385, Bộ luật dân sự 2015 về khái niệm hợp đồng dân sự:

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hình thức hợp đồng sẽ dựa vào loại hợp đồng quyết định.

Điều 401 quy định về hiệu lực của hợp đồng dân sự như sau:

Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Do A và bạn đã thỏa thuận với nhau giá trị của chiếc xe là 3 triệu và A đồng ý cho bạn trả khoản tiền từ 4-5 trăm một tháng đến khi hết phần tiền mà bạn nợ. Khi đó, giữa bạn và A đã xác lập lên 1 hợp đồng dân sự bằng miệng và đã có hiệu lực khi cả hai bên đồng ý với các điều khoản đưa ra.

Về cậu của A: cậu của A là chủ cũ của chiếc xe đó nhưng đã tuyên bố cho A chiếc xe đó nên tài sản lúc này thuộc về A, cậu của A không có bất cứ quyền gì của chủ sở hữu được quy định tại điều 164:"Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật."

Vì vậy, cậu của A không liên quan đến hợp đồng thỏa thuận bằng lời nói của bạn với A trước đó và cũng không có quyền để đưa vụ việc yêu cầu công an giải quyết trừ khi có sự đồng ý của A - người đã giao kết hợp đồng bằng lời nói với bạn.

Nên bạn hoàn toàn yên tâm trả số tiền cho A với hình thức đã thỏa thuận trước đó.

Nếu A nghe lời cậu, yêu cầu bạn bồi thường giá trị chiếc xe là 7 triệu đồng thì có nghĩ A đã vi phạm hợp đồng dân sự đã thỏa thuận với bạn trước đó, khi đó bạn sẽ không có trách nhiệm phải thực hiện hợp đồng mà bạn và A đã thỏa thuận nữa.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề