Cách trốn tiết học

Dù lười học nhưng phải công nhận một điều, cậu bé này có IQ rất cao mới nghĩ ra cách trốn học tinh quái như vậy.

Trẻ nhỏ thường mải chơi và ít có tinh thần tự giác học bài. Mỗi khi ngồi học ở nhà, nhiều đứa trẻ thường lén đọc truyện tranh hoặc nghịch điện thoại, iPad,... Tất nhiên nếu để bố mẹ bắt gặp cảnh tượng đang trốn học, trẻ sẽ khó tránh việc ăn một "bữa lươn" no nê. Chính vì vậy, không ít cô cậu tinh quái đã nghĩ ra những độc chiêu có "1-0-2" để vừa có thể trốn học, lại vừa không bị bố mẹ phát hiện và trách mắng.

Một ông bố ở Trung Quốc đã rất mừng rỡ khi thấy con trai mình có ý thức tự giác học. Dù không có ai trông coi nhưng cậu bé vẫn ngồi nghiêm túc đọc sách, lưng thẳng đứng, không hề nằm gục xuống bàn hay ngủ gật.

Ông bố từ ngoài cửa phòng ngó vào mấy lần đều thấy con trai ngồi học nghiêm chỉnh nên rất an tâm và tự hào. Chính vì vậy, ông quyết định đi vào phòng, ngợi khen con một chút. Ai ngờ chính vì vậy mà ông bố phát hiện được chiêu trò trốn học cực kỳ láu cá của cậu con.

Hóa ra con trai ông không hề ngồi học. Cậu bé này đã tự làm một hình nộm, cho mặc quần áo, đội mũ đầy đủ rồi đặt lên ghê ngồi thay mình. Không chỉ vậy, cậu bé còn xếp 2 tay của hình nộm thành tư thế đang chống cằm. Nếu từ ngoài nhìn vào sẽ không ai biết được bí mật động trời này. Còn về phần cậu bé, sau khi sắp xếp người học hộ mình xong xuôi thì thản nhiên chui xuống gầm bàn nằm nghịch điện thoại. 

Sau khi bị bố phát hiện, cậu bé mới hoảng hốt. Đoạn clip này khi được đăng tải trên mạnh weibo đã khiến cộng đồng mạng Trung Quốc được phen cười chảy nước mắt. Hầu hết mọi người đều cho rằng, cậu bé này tuy lười biếng nhưng khá thông minh. 

"Nghĩ ra được chiêu trò này thì IQ cũng không phải dạng vừa đâu" hay "Những người lười đều là người thông minh. Bởi họ luôn nghĩ ra cách giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất. Cậu bé này đúng là như vậy", một số người dùng Weibo bình luận.

Trước đó tại Việt Nam, một cậu học sinh THPT cũng đã áp dụng cách tương tự để trốn học online. Không chỉ làm hình nộm, cậu bạn này còn in hình khuôn mặt mình rồi dán lên hình nộm, sau đó đặt trước camera để lừa cả lớp và cô giáo. Sau khi đăng tải trên mạng, chiêu trò này khiến ai nấy chắp tay bái phục vì độ lầy lội và thông minh.

Một nam sinh ở Việt Nam với màn lừa đỉnh cao không kém.

Thanh Hương

Hiện học sinh [HS] có nhiều “kế sách” nhằm mục đích… được nghỉ học.

Bỗng dưng cấp cứu

Để dẫn chứng, thầy Phan Minh Khoa - Giám đốc Trung tâm giáo dục thường [TTGDTX] Q.Tân Bình, TP.HCM liệt kê hàng loạt những trường hợp dở khóc dở cười của HS trung tâm mình. Đang trong giờ học, một HS ngã lăn ra đau dữ dội, mặt nhăn nhó. Ba bạn ngồi cùng bàn ân cần giúp đỡ, xin giáo viên đưa bạn đi cấp cứu và chăm sóc bạn. Tưởng thật, giáo viên cũng đồng tình, còn đánh giá cao tình bạn của học trò. Sau đó, nhà trường tức tốc cử người đến Bệnh viện quận Tân Bình để xem tình trạng bệnh của HS thế nào. Nhân viên của trường tìm mãi, không thấy HS của mình đâu. Sau khi điều tra mới biết những HS này chỉ viện cớ bỏ học đi chơi chứ không bệnh hoạn gì cả.

Tương tự, cô Nguyễn Thị Út - chuyên viên tham vấn tâm lý của Trường THCS Cửu Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, cho biết: “Việc thường thấy nhất là HS giả bệnh để xuống phòng y tế nằm nghỉ cả tiết học, có khi cả buổi. Khi y tá khám, không phát hiện bệnh, nhưng HS cứ run bần bật. Đến hết giờ học, “bỗng dưng” khỏe mạnh”. “Có HS đã tâm sự thẳng thắn với tôi, rất nhiều lần em uống một loại thuốc ho, để cho người ngầy ngật, vào lớp không học nổi, thế là được xuống phòng y tế nằm cho hết buổi học”, cô Út nói.

Mỗi lần chán học thì các nữ sinh lại giả vờ đau bụng vì tới “chu kỳ”. Với chiêu này thì nhà trường có muốn kiểm tra nữ sinh có giả vờ không thì cũng bó tay. Đáng nói, có trường hợp, 1 tháng nhưng tới chu kỳ đến 2 lần.

Trốn vào nhà vệ sinh

Cũng tại TTDGTX Q.Tân Bình, có HS còn thuê xe ôm làm người nhà đến đón sớm với lý do: lúc thì ông cố đau nặng, lúc thì bà ngoại nhập viện xin vào gặp lần cuối, lúc thì ông năm, dì tư té xe…

Có HS còn táo bạo hơn, lưu vào danh bạ của bạn số điện thoại của cha hoặc mẹ mình. Sau đó nhờ bạn nhắn tin vào điện thoại với nội dung: “Về nhà gấp, có chuyện khẩn”... Với chứng cứ này, HS lại đến xin giáo viên chủ nhiệm và giám thị để nghỉ học về nhà.

Cô Nguyễn Thị Út cũng đang là giáo viên của Trường THCS Nguyễn Văn Bé [Q.Bình Thạnh, TP.HCM], cho biết: “Có lần HS ở trường này còn đem cả bột năng, bột mì vào lớp, tới giờ học nào không thích sẽ tung bột lên mịt mù với ý nghĩ: Để phòng ốc trở lại bình thường thì cũng phải mất gần một giờ. Nếu vậy, các em sẽ được nghỉ một tiết”.

Tại Trường THCS Cửu Long, HS còn đem “bom thối” [những chất hóa học gây thối được bọc kín trong giấy kiếng] vào lớp đập, khiến cho phòng học có mùi hôi thối nồng nặc hàng giờ liền mới khỏi. Thực hiện việc này, mục đích cuối cùng của các em là được nghỉ học. 

Ông Trần Tấn Tài - Phó phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM, cho biết có HS còn lấy nước ngọt đổ lên bàn, khiến cho cả lớp và giáo viên phải mất thời gian lau chùi. Một việc thường thấy nhất ở các trường phổ thông hiện nay là HS trốn vào nhà vệ sinh đến hết tiết. “Đáng nói là việc trốn vào nhà vệ sinh, các bạn cùng lớp không tố giác, mà còn bao che cho nhau. Giáo viên bộ môn thì không thể nào biết là lớp hôm nay có ai vắng?”, cô Út nói.

Nên hiểu tâm lý học sinh

Theo thầy Phan Minh Khoa, khi phát hiện những trường hợp cố tình lừa dối, trung tâm sẽ công khai kiểm điểm HS vào giờ sinh hoạt dưới cờ thứ hai hằng tuần, trừ điểm hạnh kiểm, báo về cho phụ huynh. Đối với các trường hợp bệnh, nhân viên y tế sẽ kiểm tra độ tin cậy. Nếu thấy nặng, thông báo người nhà vào chăm sóc. Đối với các HS cần phải cho về nhà, báo cho phụ huynh để cùng giám sát. Trường hợp thân nhân vào liên hệ xin phép, giám thị sẽ kiểm tra mối quan hệ qua học bạ, phản hồi lại cho giáo viên chủ nhiệm, báo ban giám đốc quyết định.

Cô Nguyễn Thị Út nêu vấn đề: “Nhiều HS tâm sự thầy cô chỉ thích la mắng chứ không thể nói nhẹ nhàng với những sai phạm của các em. Điều này làm cho các em chán học nên tìm lý do để nghỉ học. Có em còn cố tình chống đối để thầy cô phạt hoặc đuổi ra khỏi lớp vì đây là điều mà các em mong muốn. Tâm lý tuổi học trò là khi cảm nhận được thầy cô bộ môn nào thương mình, các em sẽ rất hạnh phúc, luôn muốn gần gũi và chuyên cần học tập môn đó”. 

Minh Luân

Chắc hẳn trong đời học sinh - sinh viên, bạn đã không ít lần trốn học đúng không?

Trốn học đi chơi game chắc chắn đã không còn quá xa lạ với thế hệ học sinh - sinh viên hiện nay. Nhưng làm thế nào để trốn học mà vẫn không ảnh hưởng tới kết quả học tập thì vẫn nan giải. Giải pháp của bạn như thế nào, có nằm trong những cách nào dưới đây không?

Học sinh

Trốn học thêm

Ở lớp học thêm, khả năng trốn học của học sinh là cao nhất. Lớp học thêm thường sẽ không có giáo viên quản lý hay sổ ghi đầu bài. Những bạn học sinh sẽ rất dễ dàng khi trốn học ở lớp học này.

Tuy nhiên, có những giáo viên rất trách nhiệm. Kể cả khi học thêm, họ vẫn có khả năng quản lý học sinh và luôn có sự liên lạc với phụ huynh học sinh. Các bạn học sinh nên cân nhắc trường hợp này nếu muốn trốn học.

Trốn tiết phụ

Những tiết học như Toán, Văn, Anh sẽ rất quan trọng và giáo viên thường sẽ kiểm soát học sinh rất tốt. Trốn học ở những tiết học như thế sẽ khiến bạn phải chịu hậu quả rất khó lường. Những tiết học như Họa, Nhạc, Giáo Dục Công Dân sẽ thoải mái hơn những môn học chính kia.

Giả vờ ốm

Có lẽ đây là lý do của phần lớn học sinh hiện nay. Chỉ cần một tờ giấy xin phép nghỉ học và chữ ký phụ huynh, bạn có thể thoải mái ngồi ở quán net mà không phải lo sợ điều gì. Tuy nhiên, nếu “ốm” nhiều quá thì giáo viên chủ nhiệm của bạn chắc chắn sẽ nghi ngờ đó.

Không màng hậu quả

Đây là một quyết định rất liều lĩnh của game thủ. Nhiều lần bị ghi tên vào sổ ghi đầu bài, đuổi học là hậu quả cao nhất bạn sẽ phải chịu.

Sinh viên

Nhờ điểm danh hộ

Không chỉ trốn ra ngoài chơi game, tất cả mọi lý do nghỉ học của sinh viên đều có thể dùng cách này. Thông thường, một giảng đường sẽ có rất nhiều sinh viên, giảng viên thường sẽ không quản lý được tất cả sinh viên. Chỉ cần nhờ người điểm danh hộ là bạn có thể ra ngoài thoải mái bay nhảy.

Tuy nhiên, sẽ có những giảng viên quản lý sinh viên rất chặt, điểm danh hộ có thể gây ra cho bạn rất nhiều hậu quả.

Điểm danh xong rồi chơi

Đây là cũng là một cách trốn tiết phổ biến của giới sinh viên. Tuy nhiên, với những giảng viên điểm danh 2 lần thì bạn cần phải cân nhắc để không bỏ lỡ lần điểm danh nào.

Xin nghỉ có giấy phép

Cũng như học sinh, khi đã có giấy xin nghỉ học thì sinh viên cũng chẳng cần phần lo ngại gì nữa. Tuy nhiên, giấy xin phép ở đại học - cao đẳng sẽ khó được chấp nhận hơn ở trường phổ thông. Để được chấp nhận, bạn sẽ cần một sự xác minh chính xác của giáo viên chủ nhiệm.

Nghỉ không quá số buổi cho phép

Mỗi môn học đều được quy định số buổi nghỉ tối đa, nếu bạn nghỉ quá số buổi đó thì chắc chắn bạn sẽ phải học lại. Hãy nắm chắc được số buổi mình đã nghỉ để có những quyết định hợp lý. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng nghỉ học sẽ ảnh hưởng đến bảng điểm của bạn.

Kết

Nghỉ học không phải lúc nào cũng là xấu. Tuy nhiên, nghỉ học nhiều quá chắc chắn là rất xấu. Bạn có những cách lách luật, nghỉ học nào khác nữa không?

Theo EndGame

Video liên quan

Chủ Đề