cách trồng.khoai.lệ phố

Khoai môn và khoai sọ đều có đặc điểm tương đối giống nhau, cả 2 loại khoai này đều chứa rất nhiều tinh bột, ăn ngon và bở. Khoai môn và khoai sọ được trồng làm cây lương thực ở khá nhiều nơi cho hiệu quả kinh tế cao. Tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng khoai môn và khoai sọ hiệu quả.

Cách trồng khoai môn & Kỹ thuật trồng khoai sọ

Khoai môncó nhiều loại giống như môn trắng, khoai môn ruột đỏ, khoai môn tím, khoai môn xanh, khoai môn tía, khoai môn sáp,... Đối với khoai sọ thì cũng giống như khoai môn, tuy nhiên khoai sọ thì nhiều tinh bột hơn, có củ nhỏ, nhiều củ con, khoai sọ có các loại như khoai sọ trắng, khoai sọ nghệ, khoai sọ dọc tía,...

Khoai môn và khoai sọ có thể trồng quanh năm, thời vụ thích hợp nhất là trồng vào cách thời vụ từ tháng 3 - 4 và tháng 8 - 12.

Khoai môn và khoai sọ là cây trồng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, có thể trồng hầu hết các loại đất, tuy nhiên nơi trồng phải cao ráo, dễ thoát nước, tốt nhất vẫn là được trồng trên các loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất vườn miền núi trung du cho năng suất cao, củ to và chất lượng tốt, ăn không sượng, không ngứa.

Nếu trồng trong xô chậu hay thùng xốp thì cần chọn loại chậu có độ sâu và rộng để đảm bảo củ khoai tây được phát triển tốt nhất.

Hướng dẫn chi tiết trồng khoai môn, khoai sọ

Cách trồng khoai môn & Kỹ thuật trồng khoai sọ cho năng suất cao

Bước 1: Chọn giống khoai môn, khoai sọ

Trước khi trồng 1 tháng nên chọn những củ giống tốt đem ủ trong cát ẩm, tro trấu, nơi ít ánh sáng để củ giống mọc mầm. Suốt thời gian ủ cần tưới nước cách 2 - 3 ngày tưới một lần, chú ý không tưới nhiều nước gây ẩm ướt sẽ khiến mục khoai bị thối, nhưng nếu quá khô sẽ khiến mục khoai lâu mọc mầm.

Thường xuyên kiểm tra nếu mục khoai nào bị thối thì phải mang ra xử lý. Lưu ý trong giai đoạn ủ tro mục giống thường dễ bị sâu thối nên phun thuốc Validacin, Kasai, Kitazin, để ngăn ngừa nấm bệnh.

Sau 12 - 15 ngày ủ tro thì mầm khoai môn và khoai sọ sẽ mọc mầm khoảng 3 - 5cm, lúc này có thể mang đem ra trồng.

Chọn củ giống khoai môn và khoai sọ không sâu bệnh

Bước 2: Trồng củ khoai giống

Trước khi trồng 15 - 20 ngày phải tiến hành làm đất, dọn sạch cỏ dại và bón lót vôi bột, phun thuốc cỏ, phơi ải để tiêu diệt mầm bệnh trong đất. Khoai môn và khoai sọ có bộ rễ ăn nông nên đất phải được cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp, trộn đều phân chuồng ủ hoại với đất rồi lên liếp cao 0,5m và rộng 1,5 - 2m.

Dùng dao đào hốc sâu 2 - 3 cm, cho lớp tro trấu xuống rồi đặt mầm khoai xuống dưới. Trồng mỗi mục giống cách nhau 30 - 40cm, hàng cách hàng 60cm. Sau khi trồng phủ lớp đất mỏng lên và phủ rơm rạ lên để giữ ẩm. Tiến hành tưới nước 2 ngày 1 lần.

Trồng khoai môn, khoai sọ trong thùng xốp hoặc bao tải

Nếu trồng khoai môn và khoai sọ trong thùng xốp, xô chậu hoặc bao cát thì cần chọn loại thùng có độ sâu 0,5m trở lên. Đổ đầy đất đã xử lý trộn phân chuồng ủ mục vào thùng hoặc bao rồi tiến hành đặt các mục giống khoai lên tương tự như cách trồng bình thường ở trên.

Chăm sóc khoai môn, khoai sọ

Cùng giống như cách trồng và chăm bón khoai mỡ, loại khoai môn và khoai sọ có khả năng tự sinh trưởng rất tốt mà không cần chăm bón nhiều, chỉ cần chú ý tưới nước vừa đủ cung cấp độ ẩm cho cây. Sau khi trồng mục giống 10 ngày thì nên tưới kali để khoai phát triển thân lá nhanh hơn.

Khoai môn và khoai sọ cần bón chủ yếu là phân chuồng ủ hoại kết hợp với NPK. Sau khi trồng 20 - 25 ngày nên bón phân đạm và kali để thúc cây phát triển thân lá. Chú ý bón phân đều cách gốc 15cm kết hợp vun nhẹ gốc cây.

Sau 20 ngày sau tiến hành bón thúc đợt 2 với đạm urê, xới rãnh liếp và vun đất vào gốc khoai. Tiếp tục 1 tháng sau bón thêm NPK và phân chuồng ủ hoại để cây nuôi củ lớn. Cần tưới nước giữ ẩm và tưới nước sau khi bón phân để phân dễ tan

Để giúp rễ phát triển tốt, cho củ to thì có thể kết hợp phun phân bón lá loại Bloom hoặc Hydrophos định kỳ 20 ngày/lần.

Thu hoạch khoai môn & khoai sọ


Thời gian để cây khoai môn và khoai sọ trưởng thành và cho thu hoạch củ từ 4 - 5 tháng. Thời điểm cây chuyển lá vàng và rũ héo xuống, đất ở gốc đã nứt nẻ nhiều thì tiến hành thu hoạch củ. Trước khi thu hoạch 20 ngày nên hạn chế tưới nước để củ chuyển hóa tinh bột hoàn toàn. Cắt toàn bộ thân lá cách gốc 10 - 15 cm để củ khoai không bị trầy xước. Khi bảo quản củ khoai cần chọn nơi khô mát.

Tìm hiểu thêm

  • Cách trồng khoai mỡ & Kỹ thuật trồng khoai tía
  • Hướng dẫn kinh nghiệm trồng rau lang lấy củ
  • Cách trồng Khoai tây và kỹ thuật trồng Khoai tây
  • Cách trồng củ dền và kinh nghiệm trồng củ dền đỏ
Chuyên mụcTrồng trọt
Bản quyền thuộcHội Nuôi Trồng
Copyright @hoinuoitrong.com
Tìm hiểu thêm cách trồngkhoai
cách trồng khoai môn, khoai sọ
cách trồng khoai môn, khoai sọ trong thùng xốp
kinh nghiệm trồng củ khoai môn, khoai sọ
kỹ thuật trồng khoai môn, khoai sọ
phân biệt khoai môn, khoai sọ

Danh mục:

Cách Trồng Củ Hoa Khoai Môn Khoai Sọ Phân Bón Quả Rau Rau Củ Rau Củ Quả Trồng Trọt

    Share This:

Video liên quan

Chủ Đề