Cách tương tác với thai nhi

Các mẹ cứ nghĩ là khi chào đời thì em bé mới làm quen với thế giới bên ngoài và biết chơi với các trò chơi. Nhưng trên thực tế ngay từ trong bụng mẹ, bé đã có thể chơi đùa cùng mẹ như biết nhăn mặt, nhíu mày, nháy mắt, biết đạp chân đạp tay phát tín hiệu cho mẹ.

Nằm nghiêng hoặc ngồi tựa lưng thoải mái để chơi với bé.

Mẹ tương tác với bé ngay từ khi mang bầu sẽ kích thích sự phát triển não bộ cho thai nhi, sự tương tác này cũng khiến thai nhi vận động nhiều hơn, tốt cho sự phát triển toàn diện. Trước khi chơi đùa cùng thai nhi, mẹ nên chọn tư thế nằm nghiêng một bên hoặc ngồi tựa lưng để cơ thể được thoải mái, thư giãn.

1. Xoa bụng vòng tròn

Mỗi ngày dành ra 5 phút chơi trò "xoa bụng tròn tròn" với bé.

Đầu tiên là xoa, vuốt ve bụng nhẹ nhàng theo vòng tròn sau đó tiếp cận dần vào trung tâm bụng. Sau đó có thể dùng hai tay xoa những vòng tròn có đường kính nhỏ hơn ở bụng.

Ấn nhẹ vào chỗ bạn cảm nhận là vị trí chân của em bé để xem phản ứng của em bé như nào.

Khi thai nhi đã lớn, bạn có thể cảm nhận chỗ nào là chân, tay đầu của em bé khi sờ lên bụng mình, bạn có thể ấn nhẹ vào chỗ bạn cảm nhận là vị trí chân của em bé để xem phản ứng của em bé như nào.

Mới bắt đầu, thai nhi có thể chưa phản ứng với với tác động của mẹ nhưng nếu mẹ làm đều đặn thai nhi sẽ quen và dần có phản ứng hưởng ứng lại. Mỗi lần mẹ có thể chơi với thai nhi như vậy khoảng 5 phút.

2. Thai nhi "dạo bước" trong túi ối

Mẹ đặt hai tay hai bên bụng, nhẹ nhàng đẩy bụng từ bên này sang bên kia để thai nhi cũng vận động cùng.

Mẹ đặt hai tay hai bên bụng, nhẹ nhàng đẩy bụng từ bên này sang bên kia để thai nhi cũng vận động cùng. Mẹ làm dần dần và từ từ để thai nhi quen. Khi thai nhi còn bé, túi ối vẫn rộng, thai nhi di chuyển như được "dạo chơi" trong túi ối.

Thai nhi phản ứng với các tác động của mẹ sau đó giảm dần rồi không vận động nữa tức là thai nhi đã mệt không muốn chơi nữa. Mẹ nên dừng tác động, dùng tay xoa nhẹ và vỗ về con là được.

3. Nhắm trúng mục tiêu của thai nhi

Đặt tay lên bụng, cảm nhận vị trí thai nhi.

Hai tay đặt lên bụng, mẹ cảm nhận vị trí chân thai nhi động đậy ở đâu thì dùng tay xoa ấn nhẹ ở đó. Nếu thai nhi vui sẽ có phản ứng lại như là đá chân liên tục với mẹ.

Thai nhi đạp chân mấy lần sau đó mẹ có thể chuyển vị trí để con cũng hưởng ứng theo, vị trí nên gần ngay chỗ thai nhi vừa đạp vì con chưa thể phản ứng và xoay nhanh được. Có thể sau một lúc thai nhi mới chuyển vị trí hoặc chuyển chân khác để đạp bụng mẹ. Mỗi ngày mẹ có thể chơi với con 2 lần, mỗi lần từ 3 đến 5 phút.

Khi chơi với thai nhi mẹ nên nhẹ nhàng, vừa chơi vừa nói chuyện với thai nhi. Mỗi lần chơi không kéo dài quá lâu, nhiều nhất là khoảng 10 phút.

Sau bữa tối là thời điểm thai nhi hoạt động nhiều nhất.

Thông thường sau bữa tối thai nhi sẽ hoạt động nhiều nhất, mẹ có thể chơi đùa với con lúc này, kết hợp cả nghe nhạc thì bé càng thích, hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.

Việc chơi với thai nhi sẽ giúp thai nhi hoạt động và phát triển hơn đồng thời cũng khiến mẹ cảm nhận được tình cảm của con, giúp mẹ con gắn kết nhiều hơn. Nhưng với các mẹ bị cao huyết áp, sa dây rốn, ra máu, đau bụng hoặc gặp các bất thường trong thai kỳ khác thì không nên áp dụng các cách chơi với thai nhi ở trên.

Video liên quan

Chủ Đề