Cách vẽ tĩnh vật lọ và quả lớp 8

1. Vẽ hình tĩnh vật

1.1. Tìm hiểu

- Các nhóm tự sắp đặt mẫu lọ hoa và quả theo gợi ý của giáo viên [khoảng 2 đến 3 vật mẫu].

- Quan sát mẫu, thảo luận để tìm hiểu:

+ Đặc điểm của vật mẫu về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ, chất liệu.

+ Vị trí các vật mẫu.

+ So sánh tỉ lệ các vật mẫu với nhau về kích thước, chất liệu.

1.2. Cách thực hiện

Quan sát Hình 6.1 và nhớ lại cách vẽ hình theo mẫu đã học ở lớp 7 để nhận biết cách vẽ hình tranh tĩnh vật. 

1.3. Thực hành

Cá nhân quan sát vật mẫu đã bày theo nhóm để vẽ.

1.4. Nhận xét

Nhận xét, so sánh tương quan tỉ lệ vật mẫu với hình vẽ trong bài của mình/bạn.

2. Vẽ màu tranh tĩnh vật

2.1. Cách thực hiện

- Quan sát Hình 6.2 để nắm được cách vẽ màu tranh tĩnh vật.

- Quan sát Hình 6.3 để tìm hiểu về một số cách thực hiện màu cho tranh tĩnh vật bằng các chất liệu khác nhau [màu sắc và độ đậm nhạt trên các bức tranh, chất liệu thể hiện]. 

- Quan sát Hình 6.4 để tham khảo một số tranh tĩnh vật của các họa sĩ nổi tiếng trên thế giới.

2.2. Thực hành

Sử dụng bài vẽ hình tĩnh vật của chi tiết 1 để thể hiện màu bằng cách vẽ hoặc xé dán theo ý thích. 

2.3. Nhận xét

Nhận xét, so sánh tương quan về màu sắc và độ đậm nhạt của bài vẽ với mẫu vẽ. 

3. Tạo dáng và trang trí chậu cảnh/lọ hoa

3.1. Tìm hiểu

Quan sát Hình 6.5 để tìm hiểu một số chậu cảnh, lọ hoa được thể hiện bằng các hình thức khác nhau:

+ Hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ.

+ Cách trang trí, họa tiết, màu sắc...

+ Chất liệu

3.2. Cách thực hiện

- Quan sát Hình 6.6 để tìm hiểu cách vẽ tạo dáng và trang trí chậu cảnh/lọ hoa.

- Quan sát Hình 6.7 để tìm hiểu về một số cách tạo mô hình chậu cảnh, lọ hoa.

- Tham khảo một số sản phẩm trong Hình 6.8 để có ý tưởng sáng tạo riêng. 

3.3. Thực hành

Cá nhân/nhóm chọn một trong hai cách tạo hình trên để thể hiện sản phẩm chậu cảnh/lọ hoa theo ý thích.

4. Trưng bày các sản phẩm chậu cảnh, lọ hoa, tranh tĩnh vật theo nhóm sản phẩm ở các vị trí thích hợp trong lớp theo chủ đề "Hội hoa xuân".

- Thuyết trình, giới thiệu về sản phẩm:

+ Ý tưởng tạo hình sản phẩm.

+ Chất liệu

+ Màu sắc


1.2. Cách thực hiện

Quan sát Hình 6.1 và nhớ lại cách vẽ hình theo mẫu đã học ở lớp 7 để nhận biết cách vẽ hình tranh tĩnh vật:

  • Vẽ phác khung hình chung; xác định vị trí, tỉ lệ từng vật mẫu để vẽ khung hình riêng cho từng vật mẫu.
  • Xác định tỉ lệ các bộ phận của mẫu và vẽ phác hình bằng nét thẳng.
  • Vẽ chi tiết và hoàn thiện.

1.3. Thực hành

Cá nhân quan sát vật mẫu đã bày theo nhóm để vẽ. Lưu ý:

  • Bố cục và hình dáng của mẫu vẽ ở mỗi vị trí quan sát có thể khác nhau nên phải chú ý bố cục hợp lý trên trang giấy.
  • Quan sát mẫu vẽ từ bao quát đến chi tiết và so sánh ngược lại. 

1.4. Nhận xét

Sau khi vẽ xong và thực hiện những lưu ý như trên, học sinh tự nhận xét, so sánh tương quan tỉ lệ vật mẫu với hình vẽ trong bài của mình. 

2.2. Thực hành

Sử dụng bài vẽ hình tĩnh vật của chi tiết 1 để thể hiện màu bằng cách vẽ hoặc xé dán theo ý thích. Lưu ý sử dụng màu theo hòa sắc và có đậm nhạt. 

3.2. Cách thực hiện

- Quan sát Hình 6.6 để tìm hiểu cách vẽ tạo dáng và trang trí chậu cảnh/lọ hoa.

+ Tạo dáng:

  • Phác khung hình và đường trực [nếu có] để tìm hiểu hình dáng chung của chậu cảnh/lọ hoa.
  • Xác định tỉ lệ các phần [miệng, cổ, thân] vẽ các nét tạo thành hình dáng của chậu cảnh/lọ hoa.

Trang trí: 

  • Tìm bố cục và họa tiết trang trí [phong cảnh, hoa lá, con vật]
  • Dựa vào hình dáng của chậu cảnh/lọ hoa để sắp xếp họa tiết.
  • Vẽ màu sắc hài hòa phù hợp với họa tiết [không nên dùng quá nhiều màu].

- Quan sát Hình 6.7 để tìm hiểu về một số cách tạo mô hình chậu cảnh, lọ hoa:

  • Lựa chọn nguyên liệu để tạo hình chậu cảnh/lọ hoa. Ước lượng tỉ lệ các phần miệng, thân, đáy,...chậu cảnh/lọ hoa cho cân đối. Lựa chọn màu sắc phù hợp với hình dáng của chậu hoa/lọ hoa.
  • Tìm họa tiết trang tri chậu cảnh/lọ hoa cho phù hợp với hình dáng đã chọn.
  • Tìm cây, hoa phù hợp với chậu cảnh và lọ để gắn kết tạo thành sản phẩm chậu cảnh/lọ hoa hoàn thiện [có thể sử dụng hoa, cây cảnh thật hoặc tự làm]. 

3.3. Thực hành

Cá nhân/nhóm chọn một trong hai cách tạo hình trên để thể hiện sản phẩm chậu cảnh/lọ hoa theo ý thích.

4. Trưng bày các sản phẩm chậu cảnh, lọ hoa, tranh tĩnh vật theo nhóm sản phẩm ở các vị trí thích hợp trong lớp theo chủ đề "Hội hoa xuân".

- Thuyết trình, giới thiệu về sản phẩm:

+ Ý tưởng tạo hình sản phẩm.

+ Chất liệu

+ Màu sắc

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Bài 7: Vẽ theo mẫu – Lọ hoa và quả trong sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 8. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của Bài 7

- Biết cách  trình bày mẫu như thế nào cho hợp lí.

- Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.

- Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật qua bố cục bài vẽ.

Tóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 8 Bài 7

1. Quan sát, nhận xét

 

- Mẫu vẽ gồm lọ hoa và quả [có hình dáng và màu sắc khác nhau].

- Khung hình chữ nhật đứng [khung hình chung] quả [hình vuông]

- Lọ có dạng hình trụ

- Quả có dạng hình cầu.

2. Cách vẽ hình:

- Vẽ phác khung hình chung của toàn bộ mẫu

- Vẽ phác khung hình riêng của lọ hoa và quả

- ước lượng tỉ lệ của lọ, quả, vẽ hình bằng nét thẳng mờ.

- Tìm kích thước của lọ [miệng, cổ, vai, thân, đáy], của quả và vẽ hình

- Quan sát mẫu vẽ chi tiết cho sát với mẫu

Hướng dẫn Soạn Mĩ thuật lớp 8 Bài 7

Vẽ tĩnh vật: Lọ hoa và quả [vẽ hình]

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 7: Vẽ theo mẫu – Lọ hoa và quả trong SGK Mĩ thuật lớp 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Mĩ thuật. Chúc các bạn học giỏi!

Video liên quan

Chủ Đề