Cách viết giấy miễn giảm nenkin

 Thời điểm cuối năm gần tới cũng là lúc ở công ty chúng ta sẽ nhận được một số giấy tờ để làm thủ tục 年末調整 [ điều chỉnh tiền thuế cuối năm].

 Đối với các bạn mới đi làm ở Nhật, thì có thể sẽ thấy cơ chế này hơi khó hiểu, vì vậy, mình xin được giải thích ngắn gọn qua một chút về bản chất của 年末調整 một chút trước khi đi vào vấn đề chính nhé.

1. 年末調整 và cơ hội xin giảm thuế

 Khi bạn đi làm và có thu nhập thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế [thường gồm 2 khoản là 所得税 – Thuế thu nhập và 住民税 – Thuế thị dân].

 Khoản tiền thuế này đáng nhẽ ra là từng cá nhân sẽ phải tự kê khai và nộp cho cơ quan thuế, tuy nhiên, đối với các bạn đang đi làm tại các công ty- thì thường bộ phận hành chính của công ty sẽ đại diện làm các thủ tục thay cho bạn.

 Để tránh tình trạng người lao động lao đao vì đùng một phát cuối năm bị báo phải nộp 15-20 man tiền thuế, thông thường các công ty sẽ tự động trừ từ lương hàng tháng của các bạn ra 1 khoản, thường là dựa trên số thuế tính theo thu nhập của bạn hiện tại và tình trạng 扶養 [người phụ thuộc kinh tế vào bạn] mà bạn khai năm trước đó [đối với các bạn đi làm năm đầu thì thường mặc định là扶養者 = 0].

 Đến cuối năm, bạn sẽ làm thủ tục 年末調整 này để xác nhận lại :

① Tình trạng 扶養 thực tế [ví dụ năm ngoái bạn chưa có ai phụ thuộc kinh tế, nhưng từ năm nay bố mẹ nghỉ hưu, bạn gửi tiền về cho bố mẹ –>扶養者 tăng từ 0 lên 2 người] ,

② Các khoản được khấu trừ thuế phát sinh khác trong năm [ví dụ như tiền phí y tế, tiền bảo hiểm nhân thọ,…]

 Dựa vào đó, cơ quan thuế sẽ chốt lại số tiền thuế thực tế mà bạn phải nộp, nếu nó cao hơn số tiền bạn đã nộp thông qua phần mà công ty trích lương hàng tháng thì bạn sẽ phải nộp thêm, còn nếu nó thấp hơn số tiền bạn thực tế nộp, thì bạn sẽ được hoàn thuế.

 Vì vậy, các bạn có thể thấy, việc khai số người phụ thuộc kinh tế vào mình thế nào sẽ ảnh hưởng khá lớn đến số tiền thuế mà chúng ta phải nộp.

 Để hình dung rõ hơn, các bạn có thể thử tính thuế trong trường hợp 扶養者 = 0 và khi 扶養者 = 2 đối với mức lương 20 man/ tháng.

[Thực tế có công thức tính thuế và khấu trừ thuế riêng, nhưng khá phức tạp nên mình dùng cách này để các bạn dễ hình dung]

Link : //e-kyu.com/muryou/zeikin.html

CASE 1: Lương 20 man/ tháng, 扶養者 = 0
    所得税 = 3770y, 住民税 = 6856y
    Tiền thuế phải nộp 1 năm là khoản gần 13 man ?

CASE 2: Lương 20 man/ tháng, 扶養者 = 2 [gửi tiền về nuôi bố mẹ]
    所得税 = 530y, 住民税 = 1356y
    Tiền thuế phải nộp 1 năm là khoảng 2.2 man?

 Như vậy, bạn đã tiết kiệm được hơn 10 man tiền thuế/năm nhờ làm thủ tục đăng ký 扶養 khi khai 年末調整.

 Ngoài ra, đối với các bạn có con nhỏ, việc được giảm thuế này còn giúp tiền học của con ở nhà trẻ công giảm [do tiền học tính theo tiền thuế mà bố mẹ đóng], nên số tiền bạn tiết kiệm được thực tế sẽ còn lớn hơn nữa.

2. Thủ tục đăng ký người phụ thuộc [扶養者]

 Để được giảm thuế do có người phụ thuộc kinh tế vào mình [扶養者]、bạn cần điền vào tờ khai給与所得者の扶養控除等申告書 [tờ khai xin giảm trừ thuế do có người phụ thuộc kinh tế vào mình] mà công ty phát cho bạn khi tiến hành 年末調整 [tờ khai như trong hình]

 Tham khảo thêm form và cách điền ở đây: //trend-news-today.com/2620.html

+] Nếu bạn đi làm và đón vợ sang ở cùng, vợ bạn có thu nhập dưới 103 man/năm –> điền vào phần A [màu tím] trong form trên.

+] Nếu bạn có gửi tiền về phụng dưỡng cho bố mẹ ở VN và thu nhập của bố mẹ bạn cũng dưới 103 man/ năm –> điền thêm thông tin của bố mẹ bạn vào phần B [màu vàng] trong form trên.

+] Nếu bạn hoặc người phụ thuộc là người khuyết tật hoặc góa vợ, góa chồng hoặc là sinh viên đi làm thêm –> khoanh tròn vào vị trí tương ứng ở phần C [màu xanh lá cây]

+] Điền thông tin về người có chung người phụ thuộc kinh tế được hoàn thuế như bạn vào phần D [màu hồng]. Ví dụ bạn và vợ đều đi làm, có một người con dưới 20 tuổi, thì chỉ một người được hoàn thuế [hoặc vợ hoặc chồng].

+] Nếu người phụ thuộc kinh tế của bạn dưới 16 tuổi –> điền tên người phụ thuộc dưới 16 tuổi vào phần E [màu xanh da trời]

LƯU Ý :

Trường hợp bạn đăng ký bố mẹ phụ thuộc kinh tế vào mình, thì cần phải có thêm 2 giấy tờ chứng minh khác nộp kèm với bản khai trên

① Bản sao giấy khai sinh hoặc hộ khẩu thường trú [nếu cẩn thận thì nên có dịch và công chứng] chứng minh mối quan hệ của bạn và bố mẹ.

② Giấy tờ chứng minh bạn có chuyển tiền về cho bố mẹ bạn do ngân hàng hoăc các cơ quan tài chính phát hành.

 Trung bình khoảng 12-15 man/năm là được. Nếu ít hơn thì có thể cơ quan thuế sẽ ko chấp nhận. Không cần chuyển hàng tháng, bạn chỉ cần chuyển 1 năm/lần vẫn được, tốt nhất nên chuyển trước khi làm thủ tục 年末調整.

 Có nhiều bạn nói ở công ty nói số tiền gửi cho một người phải tối thiểu 30 man, nhưng mình đã gọi lên cục thuế hỏi trực tiếp thì không có quy định gì về số tiền, nên cứ như mọi năm là ổn.

3. Những thay đổi về việc xác nhận người phụ thuộc

+] Những năm trước nếu bạn chuyển tiền chung cho cả bố mẹ thì vẫn được tính là 2 người phụ thuộc, nhưng từ năm nay ai có tên trên giấy chuyển tiền mới được, nên phải chuyển riêng 2 người 2 lần theo 2 tài khoản đứng tên riêng.

→ Nếu trước kia bạn gửi 15-20 man/năm chung cho bố mẹ, thì từ lần này tách ra thành 10 man/người là ổn.

+] Những năm trước khi luật còn đơn giản, thì nhiều bạn không chuyển tiền qua ngân hàng hoặc các công ty chuyển tiền mà nói là về nước và đưa tiền trao tay cho bố mẹ, hộ chiếu có dấu chứng nhận về nước thời điểm đó đem nộp vẫn được chấp nhận. Nhưng 1-2 năm gần đây luật xiết khá chặt nên nếu ko có giấy tờ chứng minh việc chuyển tiền thì thường là bị out.

 Chuyển tiền qua các ngân hàng của Nhật lệ phí rất đắt [khoảng 6000-7000y cho 10 man], nên các bạn có thể lựa chọn dịch vụ chuyển tiền của các công ty chuyển tiền có uy tín như SBI hay Dcom, họ là pháp nhân và có giấy tờ đàng hoàng nên vẫn dùng làm thủ tục khai thuế được mà lệ phí chỉ tầm 1000y cho 10 man chuyển khoản, thủ tục cũng nhanh gọn.

→ Do đó, hãy lựa chọn dịch vụ chuyển tiền có uy tín và giữ lại hóa đơn chuyển tiền để làm thủ tục hoàn thuế cuối năm.

+] Sau khi ghi đầy đủ thông tin vào tờ khai và chuẩn bị 2 giấy tờ trên, bạn nộp lại cho công ty để làm thủ tục 年末調整 thì sẽ được hoàn lại 1 phần tiền thuế đã đóng dôi của năm trước [khi chưa khai 扶養], và từ các năm sau cũng sẽ tự động được khấu trừ rất tiện lợi.

 Nếu công ty ko làm thủ tục này cho bạn, các bạn có thể lên trực tiếp 税務署 [cơ quan thuế] của các quận để xin khai giảm trừ thuế [gọi là thủ tục 還付申告].

 Nếu các năm trước đó các bạn đã từng gửi tiền về cho bố mẹ mà ko biết để làm thủ tục xin giảm trừ thuế, và vẫn giấy đầy đủ các giấy tờ chuyển khoản thì có thể lên 税務署 để làm thủ tục hoàn lại thuế cho tối đa 5 năm trở về trước. 

** Để được hướng dẫn thủ tục cụ thể, các bạn cầm đầy đủ bảng tổng kết lương cuối năm(源泉徴収票 げんせんちょうしゅうひょう)và giấy gửi tiền [đăng ký phụ thuộc ai thì phải có giấy chuyển tiền tên người đó] lên sở thuế rồi nói : 「還付申告(かんぷしんこく)したいです。手続き(てつづき)を教えてください」 là nhân viên sở thuế sẽ hướng dẫn bạn cụ thể.

+] Đối tượng mà bạn có thể đăng ký cho vào 扶養 ngoài bố mẹ ruột/bố mẹ vợ [chồng] và vợ/chồng ra còn có thể đăng ký cho anh/chị em ruột, anh chị em dâu [quan hệ 3 đời], ví dụ như bạn gửi tiền nuôi em trai ăn học đại học ở nhà,… nhưng cũng phải có giấy tờ chuyển tiền hợp lệ nhé. Thường thì tiện nhất là đăng ký bố mẹ 2 bên + vợ [nếu vợ ko là seishain] là cũng được 4-5 người rồi.

Nhằm hỗ trợ sinh viên nước ngoài, chính phủ Nhật Bản cho phép du học sinh xin miễn Nenkin khi đến Nhật học tập. 

Chắc chắn rằng bất cứ ai ở Nhật cũng không ít hơn một lần đau đầu về việc đóng tiền Nenkin. Khoản phí này ở Nhật là vô cùng đắt đỏ, đặc biệt là đối với người nước ngoài. Tuy nhiên, nếu bạn là du học sinh của các trường đại học hay Senmon… ở Nhật thì bạn sẽ được hưởng chế độ miễn Nenkin trong suốt thời gian học tập.

Vậy làm thế nào để du học sinh Nhật xin miễn Nenkin? HSB JAPAN sẽ hướng dẫn bạn thực hiện trong bài viết này. Xem ngay nhé!  

Ở Nhật không chỉ có một mà có rất nhiều loại Nenkin khác nhau

Đối tượng xin miễn Nenkin

Đối tượng xin miễn Nenkin

Là sinh viên có thu nhập trong thời gian đi học dưới 118 đang học tập ở một trong các trường đại học, Senmon… trong danh sách sau được liệt kê theo tỉnh và quận sau đây:

– Hokkaido [Click here]

– Quận Aomori [Click here]

– Quận Iwate [Click here]

– Tỉnh Miyagi [Click here]

– Quận Akita [Click here]

– Tỉnh Yamagata [Click here]

– Quận Fukushima [Click here]

– Quận Ibaraki [Click here]

– Tỉnh Tochigi [Click here]

– Quận Gunma [Click here]

– Quận Saitama [Click here]

– Quận Niigata [Click here]

– Quận Nagano [Click here]

– Chiba [Click here]

– Tokyo [Click here]

– Tỉnh Kanagawa [Click here]

– Tỉnh Yamanashi [Click here]

– Quận Toyama [Click here]

– Quận Ishikawa [Click here]

– Quận Gifu [Click here]

– Quận Shizuoka [Click here]

– Quận Aichi [Click here]

– Quận Mie [Click here]

– Tỉnh Fukui [Click here]

–  Osaka [Click here]

– Quận Hyogo [Click here]

– Quận Shiga [Click here]

– Quận Kyoto [Click here]

– Tỉnh Nara [Click here]

– Quận Wakayama [Click here]

– Quận Tottori [Click here]

– Quận Shimane [Click here]

– Quận Okayama [Click here]

– Quận Hiroshima [Click here]

– Tỉnh Yamaguchi [Click here]

– Quận Tokushima [Click here]

– Tỉnh Kagawa [Click here]

– Quận Ehime [Click here]

– Tỉnh Kochi [Click here]

– Quận Fukuoka [Click here]

– Quận Saga [Click here]

– Quận Nagasaki [Click here]

– Quận Kumamoto [Click here]

– Quận Oita [Click here]

– Tỉnh Miyazaki [Click here]

– Tỉnh Kagoshima [Click here]

– Quận Okinawa [Click here]

– Các trường đại học nước ngoài có chi nhánh ở Nhật [Click here]

Thủ tục xin miễn Nenkin

Hồ sơ và giấy tờ cần thiết

– Đơn đăng ký [Click here]

Đơn đăng ký

– Thẻ học sinh [photo 2 mặt] hoặc giấy chứng nhận sinh viên do trường đại học cấp [bản gốc]

– Sổ Nenkin hoặc 基本年金番号

– Thẻ ngoại kiều [在留カード]

Cách điền đơn đăng ký xin miễn Nenkin cho du học sinh Nhật

Cách điền đơn đăng ký

1. Mã số cá nhân [myNumber] hoặc số ghi trên giấy thông báo đóng Nenkin

2. Ngày tháng năm sinh

3. Họ và Tên

4. Số điện thoại

5. Thời gian xin miễn Nenkin

6. Thời gian học ở trường.

7. Tên trường đang theo học.

8. Địa chỉ trường đang theo học.

9. Có kê khai thuế hay không.

10. Thu nhập của năm trước.

Cách nộp hồ sơ

Sau khi hoàn tất, bạn hãy nộp hồ sơ theo 4 cách sau. Bạn nên cân nhắc và lựa chọn cách thuận tiện nhất.

– Nộp trực tiếp tại văn phòng Nenkin gần nhất

– Nộp tại văn phòng thị trấn/thành phố nơi bạn sinh sống

– Gửi theo đường bưu điện đến văn phòng thị trấn/thành phố nơi bạn sinh sống

– Nộp tại trường

Trên đây là tất tần tật về cách xin miễn Nenkin cho du học sinh ở Nhật. Nếu bạn đang là sinh viên nước ngoài tại Nhật thì bạn đừng bỏ qua mà hãy ghi nhớ những thông tin này và thực hiện ngay nhé. Chúc bạn thành công!

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về Nenkin và thủ tục lấy tiền Nenkin khi về nước thì hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Hotline: 03-5937-2465 để được giải đáp thắc mắc một cách tận tình nhất. Ngoài ra, HSB JAPAN cũng cung cấp dịch vụ lấy Nenkin 1 lần, đảm bảo bạn sẽ nhận được toàn bộ tiền Nenkin một cách nhanh chóng, an toàn mà không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức.

Video liên quan

Chủ Đề