Cách xin nghỉ học luôn


I. 5 lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất

Trước khi nghỉ, bạn cần có lý do xin nghỉ việc thật thuyết phục và khéo léo để người quản lý của bạn, sếp của bạn không bị mất lòng, vui vẻ cho bạn nghỉ việc và đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến công việc của công ty. Dưới đây là một số lý do khách quan và lý do chủ quan bạn có thể đưa ra để xin nghỉ việc mà bạn có thể tham khảo.

1. Nghỉ vì lý do cá nhân

Vì một số lý do cá nhân, bạn không thể tiếp tục công việc hiện tại trong 1 thời gian dài, không hoàn thành nhiệm vụ được giao gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty nên xin nghỉ là lựa chọn duy nhất của bạn lúc này.

Ví dụ: ốm đau, bệnh tật, di chuyển nơi ở và bị bất cập bởi khoảng cách di chuyển, địa lý có kế hoạch lập gia đình và sinh con,...

>> Lưu ý: Bạn chỉ nên chọn những lý do hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh của mình để thuyết phục sếp một cách khéo léo. 

2. Không phù hợp với công việc

Bạn có thể nói cho sếp của mình biết là sau một khoảng thời gian làm việc, bản thân cảm thấy công việc đó không phù hợp với bạn. Bạn mong muốn tìm một công việc mới để có định hướng đúng với bản thân. Bằng cách chia sẻ thật lòng, mình tin sếp của bạn sẽ không làm khó và cho phép bạn được nghỉ việc.

3. Chuyển bộ phận, vị trí làm việc

Sau khi suy nghĩ và định hướng cho bản thân, bạn thấy công việc ở bộ phận hiện tại không phù hợp với khả năng mình nhưng vẫn muốn gắn bó với công ty, hãy cho sếp của bạn biết được khả năng của bản thân và bạn muốn đạt được những gì.

Bên cạnh đó, bạn có thể nêu rõ bản tại sao thấy không phù hợp với công việc hiện tại và mong muốn có một công việc như thế nào. Một người sếp biết quan sát và hiểu nhân viên của mình chắc chắn sẽ cho bạn một định hướng tốt, tin mình đi.

4. Đi học cao hơn, nâng cao trình độ

Học! Học nữa! Học mãi! Bạn muốn học lên cao, hoặc tìm kiếm công việc khác phù hợp với sở thích và đam mê hơn là công việc hiện tại. Đây cũng là lý do giúp cho bạn có thể xin nghỉ việc một cách dễ dàng mà sếp cũng vui vẻ đồng ý.

5. Ra ngoài tự kinh doanh

Một lý do cũng thuyết phục không kém cạnh là kinh doanh riêng. Ngay khi trong tay bạn đã có đủ số vốn cần có và muốn dành 100% thời gian cho kế hoạch lớn này, đương nhiên bạn sẽ không còn tập trung vào công việc được giao trên công ty nữa. Để có lợi cho cả 2 bên, chắc chắn sếp của bạn sẽ vui vẻ đồng ý cho bạn thực hiện ước mơ hoài bão của bản thân.

II. Cách xin nghỉ việc khéo léo, chuyên nghiệp nhất

Đâu là những điểm lưu ý ngay khi bạn có quyết định xin nghỉ việc?

1. Đưa ra lý do chính đáng, thuyết phục, trung thực

Hãy chuẩn bị cho mình một lý do chính đáng, trung thực và thuyết phục. Khi đã lựa chọn được một lý do phù hợp thì bây giờ là thời điểm bạn cần phải hành động một cách khéo léo để vấn đề nghỉ việc của bạn không làm ảnh hưởng đến những nhân viên khác, không làm ảnh hưởng đến hoạt động làm việc của công ty.

2. Lựa chọn thời gian nghỉ hợp lý

Nếu bạn xin thôi việc vào đúng thời kì công ty đang khó khăn hay gặp trục trặc trong việc kinh doanh đó có thể là sự hiểu lầm bạn “đứng núi này trông núi nọ”, mặc dù nguyên nhân thực sự không phải thế. Vì vậy, nên cân nhắc thật kỹ thời điểm ra đi.

3. Bật tín hiệu xin nghỉ việc một cách khéo léo

Trước khi có quyết định xin nghỉ việc một cách chính xác bạn cần phải bật tín hiệu xin nghỉ việc trước một cách khéo léo để đánh động trước cho sếp của bạn.

Hãy để bạn là người nói chuyện với sếp trực tiếp về lần nghỉ việc này, chứ không phải là một người bạn đồng nghiệp của bạn. Đừng để sếp trực tiếp biết ý định chuyển việc của bạn từ những lời bàn tán của các bạn đồng nghiệp.

Thay vào đó, hãy để sếp trực tiếp là người đầu tiên biết ý định chuyển việc của bạn trong công ty, như thế sếp sẽ cảm thấy bạn luôn tôn trọng sếp ngay cả khi bạn không còn ý định làm ở đấy nữa.

4. Thông báo trước cho cấp trên, đồng nghiệp và bộ phận nhân sự

Lưu ý rằng, người đầu tiên biết tin bạn nghỉ việc phải là người quản lý bạn, người sếp của bạn. Việc làm này thể hiện bạn là người làm việc có trước có sau, bạn tôn trọng người quản lý của mình.

Bạn thông báo chính thức và gửi đơn xin thôi việc với người sếp của mình trước khi gửi đến bộ phận hành chính nhân sự. Như vậy người quản lý của bạn sẽ cảm thấy được tôn trọng hớn và điều đương nhiên là quản lý của bạn sẽ giúp bạn hoàn thiện thủ tục xin nghỉ việc một cách tốt nhất.

5. Soạn một lá thư lịch sự, chân thành

Lời cảm ơn là điều không thể thiếu trong lá đơn xin nghỉ việc, bạn cần phải đưa ra lời cảm ơn những người đồng nghiệp của mình, người sếp của bạn trong thời gian bạn làm việc đã giúp đỡ bạn. Lời cảm ơn là một phần quan trọng trong lá đơn của bạn, chính vì vậy mà bạn không nên bỏ qua lời cảm ơn.

Lời nói, câu văn lý do trong đơn xin nghỉ việc cũng là những phần rất quan trọng Dùng câu văn lịch sự để gửi đến sếp của bạn. Nó thể hiện bạn là người lịch sự người có ăn có học và hiểu biết.

Cuối cùng, bạn phải chắc chắn rằng là thư của bạn không bị sai lỗi chính tả. Hãy kiểm tra thật kỹ những lỗi này để vấn đề xin nghỉ việc của bạn được diễn ra một cách thuận lợi.

III. Nên làm gì trước khi nghỉ việc


1. Làm thật tốt công việc trước khi nghỉ việc

Hoàn thành tốt công việc trước khi nghỉ việc. Điều này giúp mức lương, thưởng của bạn được đảm bảo giữ nguyên. Đây cũng là cách thể hiện tinh thần trách nhiệm của bạn.

2. Bàn giao công việc

Mặc dù có khoảng thời gian để chuyển giao cho người mới nhưng mình khuyên bạn nên lưu dần thông tin công việc, dự án đang phụ trách ngay từ lúc quyết định nghỉ việc. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về trách nhiệm của người tiếp nhận vị trí đó để nhận ra thuận lợi, khó khăn và truyền đạt kỹ càng hơn cho người mới.

3. Dọn dẹp máy tính, vị trí làm việc

Nếu bạn đang sử dụng máy tính của công ty cấp thì sau khi nghỉ việc, bạn sẽ phải để lại nó cho người sau. Do đó, hãy dành một ít thời gian để xóa các thông tin cá nhân, trang web đã truy cập, hình ảnh không liên quan đến công việc,… trong máy tính.

Nếu sử dụng máy tính cá nhân, hãy đảm bảo bạn đã loại bỏ toàn bộ dữ liệu liên quan đến công ty trước khi nghỉ nhé.

4. Giữ bí mật về thông tin đi tìm công việc mới

Khi chưa sẵn sàng mọi thứ, đừng vội chia sẻ thông tin nghỉ việc cho đồng nghiệp, dù cho người đó rất thân với bạn. Làm việc bình thường, giữ thái độ hòa nhã và lặng lẽ đi tìm công việc mới là cách tốt nhất để bạn không tự gây ra những xáo trộn, phiền phức cho bản thân.

5. Tạo thiện cảm, giữ mối quan hệ thật tốt với mọi người

Trong thời gian chuyển giao công việc để rời công ty, bạn hãy giữ cho mình hình ảnh chuyên nghiệp trọn vẹn cho đến lúc chấm dứt. Những gì bạn trao đổi khoảng thời gian này thường sẽ được mọi người ghi nhớ rất lâu, vì vậy cần thận trọng một chút.

Thêm nữa, bạn cũng nên gửi lời cảm ơn đến sếp và đồng nghiệp trong suốt thời gian làm việc cùng nhau, biết đâu những mối quan hệ này sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai thì sao.

6. Tổ chức một bữa tiệc nhỏ trước khi chia tay

Suy cho cùng, bạn cũng đã dành nhiều năm làm việc tại đây và tạo được nhiều mối quan hệ tuyệt vời. Vì vậy hãy tổ chức một bữa tiệc nhỏ, để nhắc lại những sự kiện vui vẻ mà bạn đã có với các đồng nghiệp ở đây.

7. Nghỉ khi có người thay thế

Hãy nghỉ khi có người thay thế vị trí của bạn và đồng thời giúp công ty đào tạo nhân viên mới. Mỗi công việc đều có đặc thù riêng, đòi hỏi kinh nghiệm và trách nhiệm mà không phải ai mới đảm nhận cũng có thế biết hết và không phải vấn đề nào cũng có thể bàn giao được trên giấy tờ hay file lưu trữ, cấp trên của bạn sẽ rất biết ơn và tôn trọng bạn nếu bạn là một người có trách nhiệm với vị trí của mình. Vì vậy hãy nhiệt tình giúp đỡ và bàn giao công việc cho người mới đến.

8. Không nghỉ việc đột ngột khi chưa có sự đồng ý của cấp trên

Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng. Hãy ghi nhớ rằng công ty cũng phụ thuộc vào bạn và họ cần một người thay vào vị trí của bạn. Nếu vì lý do chưa tuyển được người thay thế trong thời gian quy định và sếp chưa đồng ý cho bạn nghỉ việc, hãy tuân theo quy định đó, đừng nên nghỉ việc đột ngột.

[Xem thêm]

>> 15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc [Phần 1]

>> Cách trả lời email phỏng vấn chính xác, chuyên nghiệp, ấn tượng

>> Kỹ năng mềm ảnh hưởng như thế nào đến công việc

Cách xin nghỉ việc khéo léo, thuyết phục nhất không chỉ giúp bạn giữ được cảm tình với cấp trên mà còn giúp đơn xin nghỉ việc của bạn được phê duyệt sớm, được thanh toán lương đầy đủ. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn thuận lợi nghỉ việc và sớm tìm được một công việc mới ưng ý. Chia sẻ bài viết hữu ích và chúc bạn thành công!

Sau thời gian hết mình với công việc, bạn mong muốn dành cho bản thân một khoảng thời gian nghỉ ngơi? Hay bạn đang có việc cá nhân cần nghỉ phép nhưng chưa biết mở lời sao cho được lòng sếp? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý bạn những lý do xin nghỉ phép khéo léo, thuyết phục nhất.

Lựa chọn lý do xin nghỉ phép như thế nào cho hợp lý?

Lý do xin nghỉ phép thuyết phục

Có những lúc bạn không thể nói chính xác lý do xin nghỉ phép của mình với ban lãnh đạo. Và bạn bắt đầu loay hoay tìm một nguyên nhân hợp lý để được thông qua đơn xin nghỉ phép. Bỏ túi ngay những lý do dưới đây để nghỉ phép không ảnh hưởng tới ấn tượng của sếp về bạn.

Nghỉ phép vì lý do sức khỏe

Chúng ta luôn công nhận một điều “có sức khỏe là có tất cả”, do đó việc bạn quan tâm đến sức khỏe của mình là không hề đáng trách. Bạn đã dốc sức chạy deadline bao ngày tháng, và bạn có thể gặp một vài vấn đề sức khỏe cần được chữa trị. Hoặc bạn đang chịu những cơn đau trên cơ thể, bị ốm, mắc các bệnh lý cần đến bệnh viện thăm khám. 

Đây hoàn toàn là lý do chính đáng và bạn sẽ nhận được thông báo cho phép nghỉ không lương hoặc có lương. Để tăng thêm khả năng thuyết phục, bạn có thể nói rằng đi làm với sức khỏe hiện tại sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc. 

Lý do xin nghỉ phép vì ốm là hợp lý

Nhớ đảm bảo rằng bạn đang dựa trên tình trạng cơ thể thực tế của mình. Sẽ thật kỳ cục nếu bạn bỗng dưng mắc một loại bệnh nan y khó chữa và chỉ trong vài ngày sau đã khỏe mạnh.

👉 Xem thêm: Quy trình xin nghỉ phép tiêu chuẩn

Nghỉ phép vì đi chăm người thân bị bệnh

Việc người thân trong gia đình bị bệnh, nằm viện là không thể tránh khỏi. Bạn cũng không thể tính trước được nên đây có thể là một sự kiện bất ngờ. Vì nhiều nguyên nhân và bạn bắt buộc phải nghỉ phép để đi chăm người thân. Đây là lý do xin nghỉ phép hợp lý để bạn đề xuất với ban lãnh đạo. 

Nghỉ phép vì lý do gia đình có việc đột xuất

Tương tự như lý do bên trên, gia đình bạn có thể xảy ra rất nhiều vấn đề không lường trước được. Không chỉ công việc, bạn còn cần quan tâm, chăm sóc đến gia đình mình. Do đó, khi có sự việc đột xuất, bạn xin nghỉ phép là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, đừng lạm dụng lý do này để xin nghỉ phép quá nhiều. Bạn không nên thể hiện mình là một người không thể dung hòa giữa công việc và gia đình. 

Nghỉ phép vì muốn giảm stress 

Nghỉ phép một vài ngày để lấy lại tinh thần

Chắc hẳn sếp đã nhìn thấy những đóng góp, nỗ lực của bạn thời gian qua. Bạn đã làm việc vô cùng chăm chỉ, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Cũng chính những áp lực “chạy deadline” có thể gây ra nhiều căng thẳng, bức bối trong bạn. Nếu bạn tiếp tục làm việc với tâm trạng thiếu động lực, thiếu niềm vui thì hiệu quả sẽ giảm sút đáng kể.

Bạn đừng ngại chia sẻ trực tiếp với sếp và đề nghị một vài ngày nghỉ phép để bản thân có cơ hội thư giãn. Hơn nữa, sau khoảng thời gian nghỉ ngơi bạn nên hứa sẽ làm việc chăm chỉ, năng suất hơn.

Những việc phải làm trước khi xin nghỉ phép

Để được chấp thuận một vài ngày nghỉ phép, bạn nên đảm bảo đã hoàn thành một số việc dưới đây. Hãy nhớ bạn luôn cần cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc của mình. Bên cạnh đó, lý do xin nghỉ phép của bạn cũng sẽ dễ dàng được thông qua hơn nếu bạn đã nghiêm túc với công việc.

Hoàn thành những công việc còn lại

Bạn có thể bàn giao hoặc nhờ đồng nghiệp xử lý công việc giúp

Điều quan trọng nhất là bạn không thể rời đi và bỏ lại một chồng nhiệm vụ chưa hoàn thành. Đừng để việc nghỉ phép làm trễ deadline. Điều này sẽ để lại ấn tượng vô cùng xấu trong mắt sếp và đồng nghiệp. Nếu sự cố đột xuất khiến bạn chưa kịp xử lý công việc còn lại; đừng ngại nói chuyện và nhờ đồng nghiệp hay sếp giải quyết giúp bạn. 

Ngoài ra, bạn cũng cần bàn giao công việc rõ ràng, đầy đủ trước khi nghỉ phép. Bạn có thể đang trong vai trò leader một đội nhóm, mọi chuyện sẽ trở nên rối loạn nếu bạn nghỉ mà không có sự sắp xếp công việc cho các thành viên. Hãy là một nhân viên có trách nhiệm dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào nhé.

Xin nghỉ trước vài ngày hoặc sớm nhất có thể

Tổ chức là một tổng thể chung thống nhất, do đó thiếu đi bất kỳ vị trí nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung. Bạn hãy chắc chắn rằng mình sẽ thông báo trước vài ngày để sếp và đồng nghiệp có thể sắp xếp lại công việc. 

Đương nhiên trong nhiều trường hợp lý do xin nghỉ phép của bạn là đột xuất. Mặc dù khó khăn nhưng hãy cố gắng hết sức để xin phép sớm nhất có thể. Điều đó sẽ giúp mọi người có chuẩn bị trước cho sự vắng mặt của bạn.

Thông báo về ngày đi làm lại

Trong đơn xin nghỉ phép, bạn bắt buộc phải cam kết về ngày đi làm lại. Thời gian nghỉ phép không chỉ ảnh hưởng đến chấm công mà còn cả vấn đề phân bố nhân sự. Bạn cần cho ban lãnh đạo biết được khi nào sẽ đi làm lại để họ tiếp tục giao nhiệm vụ cho bạn. Bạn cũng đừng lạm dụng để nghỉ quá nhiều, chỉ nên dành một vài ngày để xử lý việc cá nhân và quay trở lại công ty.

👉 Xem thêm: Xin nghỉ việc sao cho “sang”?

Cách viết đơn xin nghỉ phép được lòng ban lãnh đạo

Bạn có thể thực sự cần nghỉ phép, tuy nhiên không phải lúc nào đơn xin của bạn cũng được chấp thuận. Dù chỉ là một lá đơn đơn giản bạn cũng nên viết cẩn thận và chỉnh chu.

Mẫu đơn xin nghỉ phép

Đảm bảo đơn xin nghỉ phép của bạn có đầy đủ những thông tin về:

  • Họ tên, vị trí, phòng làm việc.
  • Lý do xin nghỉ phép.
  • Ngày bắt đầu nghỉ và ngày quay lại tổ chức.
  • Thông tin liên hệ.
  • Người bàn giao công việc [nếu có].
  • Những thông tin/ vấn đề khác.
  • Lời cảm ơn
  • Ký tên

Kết

Lý do xin nghỉ phép có vẻ chẳng hề phức tạp nhưng lại không dễ để nhận được chấp thuận từ cấp trên. Nếu không thể nói thẳng vấn đề cá nhân, hãy khéo léo lựa chọn cho mình một lý do nghỉ phép hợp lý mà bài viết đã gợi ý.

Video liên quan

Chủ Đề