Cảm nhận của bạn như thế nào về nghệ thuật âm nhạc

 Có nhiều người cho rằng Âm nhạc đã giúp họ tìm thấy sự tĩnh lặng những khi tâm hồn họ xáo động”. Để rồi chẳng có ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca. Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thăng trầm của khúc nhạc…

Điều kì diệu của âm nhạc trong cuộc sống mỗi người

 Nếu cuộc sống không có âm nhạc chắc chắn sẽ buồn tẻ và trở nên vô nghĩa. Bởi âm nhạc mang đến nguồn hạnh phúc cho loài người và cả vạn vật. Âm nhạc có ở khắp mọi nơi từ chuyển động của gió, biển… đến tiếng hót của các loài chim muông... Âm nhạc cũng vì thế mà dần dần đi sâu vào đời sống tinh thần của mỗi con người. Khi chúng ta vui hay buồn đều muốn bật một bài nhạc để thư giãn. Tùy tâm trạng và sở thích chúng ta có thể lựa chọn những dòng nhạc phù hợp nhất.

 Vậy âm nhạc là gì? Không phải ai cũng có thể định nghĩa hơn được Âm nhạc là gì? Trong bài viết này Thu Âm Việt sẽ cùng bạn tìm hiểu về một số kiến thức Âm nhạc  và  điều kỳ diệu của âm nhạc đối với cuộc sống của chúng ta.

1. Âm nhạc là gì?

 Đó là một bộ môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người. Tất cả mọi thứ xung quanh bạn đều có thể tạo ra âm nhạc như tiếng nước chảy, tiếng chim hót, tiếng cửa, tiếng xe nổ máy, tiếng dậm chân, vỗ tay….

 Về cơ bản âm nhạc chỉ là âm thanh : Âm thanh là những rung động trong môi trường chúng ta, bằng cách cảm nhận được những rung động ấy ta nói  mình “nghe được âm thanh”. Nhưng không phải âm thanh nào cũng được gọi là âm nhạc nhé! 

 Để những loại âm thanh ấy có thể gọi là âm nhạc khi ta kết hợp giai điệu, tiết tấu hoà quyện và diễn tả cảm xúc cuộc sống.

Âm nhạc trong cuộc sống con người

Âm nhạc gồm hai thể loại chính là thanh nhạckhí nhạc :

  • Thanh nhạc: Âm nhạc dựa trên lời bài hát để diễn tả những tâm tư tình cảm, cảm xúc, thể hiện ý tưởng của người viết.
  • Khí nhạc: Âm nhạc dựa trên các âm thanh thuần túy của những loại nhạc cụ. Vì thế, thanh nhạc khá trừu tượng, gây cảm xúc và sự liên tưởng cho thính giả.

 2. Vị trí âm nhạc trong cuộc sống đối với chúng ta

 Âm nhạc là một hình thái biểu cảm cảm xúc của con người trong xã hội, cũng giống như hội họa biểu hiện cảm xúc bằng đường nét, hình khối và màu sắc, văn thơ bằng sức mạnh ngôn từ… thì âm nhạc thông qua âm thanh đặc trưng nói lên tất cả của đời sống con người: vui, buồn, hạnh phúc, trăn trở, ước mơ…

 Và cũng chỉ có âm nhạc mới có thể mang đến những cảm xúc mãnh liệt, những sắc thái tình cảm tinh tế nhiều màu sắc, đưa con người trải qua hết từ tâm trạng này đến tâm trạng khác, mang sự phong phú đến cho tâm hồn con người bằng âm thanh.

Vị trí của âm nhạc trong cuộc sống là vô cùng quan trọng

Âm nhạc cũng là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí mang sự sống của mỗi người, chính vì vậy, âm nhạc có mặt ở khắp mọi nơi, khắp mọi chỗ và có ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống con người.

3. Điều kỳ diệu của âm nhạc trong cuộc sống của chúng ta

Theo nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới âm nhạc chính là một loại thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người. Những bản nhạc có tiết tấu nhanh như thể loại nhạc Pop, Chachacha, Disco...giúp cho con người tỉnh táo năng động nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống.

 Âm nhạc là một loại thần dược cho tâm hồn và sức khỏe

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích của việc nghe nhạc là giúp bộ não giải phóng dopamine, một dạng dẫn truyền thần kinh giúp bạn cảm thấy hạnh phúc.

Khi bạn muốn cải thiện tâm trạng, bạn hãy lắng nghe bản nhạc yêu thích trong vòng 15 phút. Đặc biệt thưởng thức những ca khúc yêu thích giúp con người thư thái và có rất nhiều trải nghiệm thú vị.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc tham gia sáng tác hay chơi nhạc cụ sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển hơn so với việc ngồi yên lắng nghe nhạc.

Âm nhạc là liều thuốc rất hữu hiệu mà lại không mang bất cứ rào cản về ngôn ngữ hay văn hóa nào. Thói quen nghe những bài hát yêu thích sẽ giúp bạn giảm hormone gây căng thẳng trong cơ thể và những triệu chứng căng thẳng mãn tính. Đây là một phát hiện quan trọng vì căng thẳng chiếm 60% nguyên nhân gây các loại bệnh.

Âm nhạc không chỉ giải trí, tác động vào cảm xúc mà còn rất tốt đối với sức khỏe. Nghiên cứu của các nhà khoa học, âm nhạc là thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người. Các bản nhạc có tiết tấu nhanh như disco, chachacha, pop… giúp chúng ta tỉnh táo, năng động và nhạy bén hơn. Những bản nhạc không lời, piano, Baroque … còn giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Đây chính là nguyên nhân khiến con người có nguy cơ cao bị mắc cách bệnh về tim mạch, huyết áp.

Bạn khó ngủ và mất ngủ triền miên, bạn hãy thử nghe vài điệu nhạc không lời có âm hưởng nhẹ nhàng như Bach hay Mozart . Âm nhạc giúp thư giãn, làm giảm hoạt động của hệ thần kinh, giảm căng thẳng và tạm quên cách suy nghĩ nên làm cho giấc ngủ đến dễ dàng và ngon giấc hơn.

Âm nhạc là liệu pháp có tác dụng tốt cho trí não giúp khả năng tập trung, tư duy tốt hơn. Âm nhạc là ngôn ngữ của trí nhớ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy lợi ích của âm nhạc trong việc học tập và ghi nhớ là rất đáng kể.

Bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây. Khi bạn xuống tinh thần, một số loại nhạc cổ điển và nhạc nhẹ có thể giúp bạn cải thiện cảm xúc. Nhưng hãy hạn chế nghe nhạc mạnh hay nhạc EDM để tránh cảm thấy mệt mỏi hơn.

4. Kết luận về điều kì diệu của âm nhạc đối với cuộc sống: 

 Âm nhạc và cuộc sống luôn song hành và gắn liền với nhau. Có cuộc sống, âm nhạc mới được hình thành, phát triển, và có âm nhạc, cuộc sống mới thêm đa dạng, phong phú. Cá nhân mỗi người đều có một sở thích, một gu âm nhạc riêng. Hãy bồi dưỡng cho tâm hồn phong phú bằng những bản nhạc ý nghĩa. Hãy chọn lọc những bản nhạc hay, có giá trị để tăng khả năng nhận thức của bản thân nhận ra được điều kỳ diệu mà âm nhạc mang lại. Có như vậy, âm nhạc mới làm tròn vai trò của mình trong việc tô điểm cuộc đời.

 Có thể nói rằng sự xuất hiện của âm nhạc đúng lúc sẽ giúp chúng ta cân bằng tâm hồn và cân bằng cuộc sống. Âm nhạc là món ăn tinh thần gắn liền với bao thế hệ. Cuộc sống của mỗi con người sẽ bớt căng thẳng hơn khi có âm nhạc. Và con người trở nên yêu đời hơn khi được hòa mình vào âm nhạc và tận hưởng thế giới âm nhạc của riêng mình.

 Trên đây là một số gợi ý của THU ÂM VIỆT cho những người đam mê âm nhạc và muốn phát triển khả năng âm nhạc của mình

Bài viết liên quan :

>> Tìm hiểu về cach luyện giọng hát và cách hát hay như ca sĩ

>> Cách hát hay và lên được nốt cao dễ dàng

>> Bật mí 6 giai đoạn để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp

Cảm xúc của con người thường biểu lộ bằng nhiều trạng thái vui, buồn, giận hờn, ghen ghét, yêu thương… hầu như ai cũng cảm nhận được, nhưng nếu tổng hợp các thứ ấy lại thì tôi lại nghĩ đến Âm nhạc, vì theo như tôi thấy thì trong các loại hình nghệ thuật, chỉ có âm nhạc mới có đủ điều kiện hội tụ các cảm xúc ấy một cách kỳ diệu, do vậy mà tôi mới ghi cái tiêu đề trên là vậy.Ở đây tôi không dám lý luận về Âm nhạc, cái đó dành cho các nhà phê bình. Tôi chỉ muốn chia sẻ một vài cảm nhận về âm nhạc, và tôi thấy thật là diệu kỳ khi ta biết cảm nhận về nó, sống với nó và lạ thay, ta được thăng hoa cùng âm nhạc lúc nào không hay nữa. Kỳ diệu là thế đó.

Có lắm người khi nói đến âm nhạc thì họ lắc đầu, bảo rằng chẳng quan tâm, hầu như trong cuộc đời họ ít sinh hoạt cộng đồng, miệng chẳng bao giờ cất tiếng hát, tôi thấy thật là uổng, có lẽ họ cho rằng những việc khác quan tâm hơn, có lợi hơn là việc ca hát hoặc thưởng thức âm nhạc. Suy nghĩ như thế thì thật là thiếu sót, vì tại sao sự kỳ diệu của cảm xúc đang ở quanh ta mà ta lại chối từ nhỉ? Uổng thiệt đó nghen!

Tôi xin kể lại câu chuyện này để thấy được cái sự kỳ diệu đó: Chuyện xảy ra ở nước Áo cách đây mấy thế kỷ, vào một đêm nọ, trong khu phố nghèo nàn của thủ đô Vienne, có tiếng khóc nghẹn ngào của một cô gái bên giường bệnh của cha cô đang cơn hấp hối. Trong cơn đau đớn cùng cực trước khi chết, người cha chỉ muốn được nhìn lại hình bóng người vợ thân thương của mình qua đời đã lâu, nhưng không tài nào thực hiện được, cô gái nhìn cha mà khóc ngất, thương cha nhưng không biết làm cách nào giúp cha, chỉ biết ôm lấy bàn tay cha đang lạnh dần mà khóc nức nở. Đúng lúc đó thì cửa mở, một chàng thanh niên bước vào hỏi cô vì sao mà như vậy, có thể giúp cô được gì không. Nghe cô gái kể lại nguyện vọng của cha mình, anh chàng suy nghĩ một lúc rồi nhìn thấy cây đàn piano cũ ở trong góc nhà, anh đứng dậy phủi bụi rồi mở nắp đàn. Cô gái chẳng hiểu chuyện gì, chẳng lẽ trong giờ phút đau buồn thương tâm này mà lại đàn ca nữa ư? Nhưng cô không dám hé môi, chỉ biết chăm chú nhìn anh ta. Chàng trai nhẹ nhàng lướt trên phím đàn từng nốt nhạc lúc thì trầm bổng lúc thì thanh cao, lúc nghe như tiếng gió, lúc lại như tiếng nước suối reo róc rách, lúc lại dặt dìu như những bước chân đi… Bỗng dưng cô gái thấy môi cha mình nhoẻn một nụ cười nhẹ, ông kêu lên: “Con ơi, cha thấy rồi… cha thấy rồi, đúng là ngày ấy, cha gặp mẹ cũng bên bờ suối này đây… cái tiếng nước reo… cha vẫn nhớ! Ấy, mẹ con đang đến kìa! Cha thấy rồi, con yêu ơi, cha mãn nguyện lắm!…” Tiếng nhạc của chàng trai vẫn réo rắt, diễn tả làm sao cho hợp với nỗi lòng của ông cụ đáng kính kia, âm nhạc đã tạo nên hình ảnh, tạo nên kỷ niệm trong đầu óc người cha đang hấp hối, cho đến khi ông chìm vào giấc ngủ. Cô gái quay sang chàng trai hỏi: “Thưa ông, tôi xin cám ơn ông, vì nhờ ông mà cha tôi thấy lại được những kỷ niệm xa xưa như lòng mong ước, không còn cảm thấy đau đớn, nhưng xin hỏi ông, ông làm thế nào mà cha tôi lại có thể thấy được những hình ảnh thân thương ấy hở ông?” Chàng trai trả lời: “Có phải tôi làm đâu! – anh chỉ vào cây đàn – Chính nó làm đấy cô ạ!“. Cô gái nói tiếp: “Cám ơn ông, xin ông cho tôi được biết quý danh để mà nhớ đến chứ?“. Chàng trai đáp: “Vâng, thưa cô, tên tôi là Mozart, Wolfgang Amadeus…” Quả thật, đối với bậc thầy âm nhạc như Mozart thì có lẽ chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi ông biến những nốt nhạc thành hình ảnh được như thế.Vậy đó, sự kỳ diệu của âm nhạc có thể khiến người ta liên tưởng được nhiều thứ, thấy được rất nhiều thứ ngay trên cảm xúc của mình. Do vậy mà tôi rất quý trọng âm nhạc, rất yêu nó, tuy rằng chỉ thỉnh thoảng mới có chút thời gian hiếm hoi để được sống cùng nó. Ai ai cũng có thể hiểu được rằng âm nhạc dễ dàng đi với chúng ta trong suốt cuộc hành trình làm người, từ bé, đã nghe tiếng mẹ ru, lớn lên, vui đùa hát ca cùng nắng sớm, cùng hoa đồng cỏ nội, lớn lên nữa, tha thiết trong lời yêu với những bản tình ca, lớn nữa như chúng tôi đây, sâu lắng với hoài niệm cuộc đời, và cuối cùng, chìm dần trong bản Requiem để đi vào cõi vĩnh hằng của mỗi con người. Bạn có còn nhớ bài Requiem trong phim Titanic không? Khi biết rằng tàu chìm, không còn đủ xuồng cứu hộ để thoát thân được nữa, mấy anh nhạc công trên tàu đã quây quần lại, cùng cất cao tiếng đàn tiếng hát bài ca cầu hồn ấy để cùng nhau ra đi theo con tàu đang chìm dần… Âm nhạc là thế đó, nó cao đẹp cho đến giờ phút cuối cùng của mỗi con người. Do vậy mà các entry của tôi thường hay nói đến âm nhạc là vậy.Âm nhạc còn là những lời nhắn nhủ nhẹ nhàng cho riêng mình, êm ái và đằm thắm, tự mình an ủi mình, vì thân phận làm người lắm khi xúc cảm và buồn đau, hời hợt ngay cả với chính mình, cố nhạc sĩ tài hoa Họ Trịnh chính là người đi đầu trong dòng nhạc sâu lắng này:Hãy cứ vui như mọi ngày,Dù chiều nay không ai qua đây,Hỏi thăm tôi một lời.Vẫn yên chờ đêm tới.Lòng ta trăm con hạc gầy vút bay…

Âm nhạc nó đi vào tâm hồn không chỉ người cảm nhận mà còn người sáng tác ra nó nữa. Nhạc sĩ Phạm Duy có lần đã tâm sự, một trong những giây phút hạnh phúc nhất trong đời nhạc sĩ của ông là vào một đêm nọ, ông đang thơ thẩn trên ban công nhà mình, chợt nghe tiếng hát của một chị gánh nước mướn phía đầu con hẻm, chị ca sai be bét, nhưng một cái sai rất hồn nhiên khiến ông cầm lòng không đậu, muốn rơi cả nước mắt vì sung sướng: “Ngày chở dề, anh bước lê, chên quãn đườn đê đến bên lũy che, nắng vàng hoe, vườn dau chước hè chờ đón người dìa…“. Điều gì tạo nên cái hạnh phúc kia nếu không phải là âm nhạc?
Mấy ai nghe lại bài Lời gọi chân mây của Lê Uyên Phương ngày nào với những nét chấm cách cực kỳ bay bổng, phân lời ca ra từng chữ ngọt ngào và buồn thương, để cho người hát những xúc cảm vô cùng mãnh liệt, thế mới biết âm nhạc nó diệu kỳ như thế nào?!
Em ơi, xin em, xin em nói, yêu đương, đậm đà,để rồi, ngày mai… cách xa…Anh ơi, xin anh, xin anh lúc, chân mây, mệt nhoài,trở về, lòng êm, thân ái…Nhớ đến, ngày, còn gần, nhau…Nước mắt, rơi…khóc phút không ngờ…Nhớ, thương, ngậm, ngùi, cách, xa…

Biết đến bao giờ?…

Khi vui ta hát ca đã đành, nhưng khi buồn tôi cũng cố mà đàn mà hát, lắm khi vừa hát vừa rưng rưng, cái tính mẫn cảm là thế mà! Cố lấy cái âm nhạc mà quên đi sự đời, biết rằng nó khó đấy, nó đắng đấy, nó đau đấy, nhưng mà vẫn thích, vẫn say mê. Nhiều khi chỉ thích dăm ba người bạn đêm về ngồi trên ban công ngắm trăng, một đĩa mồi, vài xị rượu, một cây ghita và muôn vàn bài hát, thấy cuộc đời chẳng khác gì chốn thần tiên, hát những bài tình ca hợp gu với nhau, nhẹ nhàng, buông lơi, cho đến khi mệt lử và chìm dần vào giấc ngủ, không còn gì sung sướng hơn.Một lần em có nói,Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này…Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này…Sẽ không còn ngàn kiếp truân chuyênVà hết nhân duyênTôi trở về khép đọng linh hồnlàm mặt đá xây hồ lãng quên…

Một lần em có nói…


Vậy đấy! Cảm xúc thăng hoa là thế, nỉ non yêu thương là cũng thế. Âm nhạc tuyệt vời như vậy thì sao ta lại buông ra được nhỉ? Sao ta dại gì mà không tận hưởng nhỉ? Mình có hứa với một vài người bạn rồi nhé, nhất định thế nào cũng thực hiện. Có rượu, có bạn, có nhạc, thế thì không thần tiên là gì nhỉ?

Moonwalk - Michael Jackson - Billie Jean - The First Moonwalk King Of Pop

Video liên quan

Chủ Đề