Cảm nhận của em về nhân vật Sơn trong văn bản Gió lạnh đầu mùa

Hãy viết đoạn văn [khoảng 5 - 7 câu] trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lamdo VnDoc biên soạn với các đoạn văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 6.

Cảm nhận về một nhân trong truyện Gió lạnh đầu mùa

  • Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trẻ em mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùa mẫu 1
  • Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trẻ em mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùa mẫu 2
  • Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trẻ em mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùa mẫu 3

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài: Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết đoạn văn [khoảng 5 - 7 câu] trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị.

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trẻ em mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùa mẫu 1

[1] Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam, em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. [2] Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. [3] Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. [4] Vậy nê, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. [5] Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. [6] Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. [7] Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trẻ em mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùa mẫu 2

[1] Trong câu chuyện Gió lạnh đầu mùa, đã xuất hiện nhiều nhân vật trẻ em, nhưng em ấn tượng nhất vẫn là cậu bé Sơn. [2] Là một thiếu gia trong gia đình khá giả, có vú em chăm sóc, Sơn nghiễm nhiên lớn lên trọng sự đủ đầy và yêu thương của mọi người. [3] Tuy nhiên không vì thế mà em trở nên hư hỏng hay kênh kiệu. [4] Đặc biệt, trong Sơn có một tâm hồn ấm áp, đầy tình yêu thương với mọi người. [5] Điều đó thể hiện rõ qua lần em nhớ đến em Duyên, hay khi em chú ý đến sự lạnh lẽo của cái Hiên, và quyết định lấy chiếc áo bông cũ cho cô bé mặc. [6] Hành động ấy đã giúp em cảm nhận được tình yêu thương to lớn trong thể xác nhỏ bé của Sơn. [7] Chính hình ảnh của cậu bé, đã giúp người đọc nhận được một bài học ý nghĩa về tình người.

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trẻ em mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùa mẫu 3

[1] Đọc truyện Gió lạnh đầu mùa, em đặc biệt yêu thích nhân vật chị Lan. [2] Cũng như Sơn, Lan là một cô bé của gia đình khá giả, được mẹ và vú yêu thương, chăm sóc. [3] Ở em, người đọc cảm nhận được những đức tính tốt đẹp, đáng quý. [4] Dù là mùa đông rét mướt, Lan vẫn dậy sớm cùng mẹ, rồi đi lấy áo ấm mặc cho em. [5] Đặc biệt, trong Lan vẫn có cái hồn nhiên của trẻ thơ, khi em thoải mái vui chơi cùng những đứa trẻ xóm nghèo, không hề có sự kênh kiệu như con Sinh hay hỗn với bà vú. [6] Ngay cả khi Sơn nảy ra ý định cho cái Hiên chiếc áo bông, em cũng đồng ý ngay, không chút nghĩ suy. [7] Từ đó, người đọc nhận cảm nhận được tình cảm ấm áp, trái tim thiện lương của cô bé Lan nhỏ tuổi.

-------------------------------------------------

Ngoài bài Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trẻ em mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùatrên đây giúp các em giải đáp yêu cầu trong chương trình Ngữ văn 6. Ngoài ra, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, cùng các tài liệu học tập hay lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 6:

  • Tài liệu học tập lớp 6
  • Kết nối tri thức với cuộc sống THCS: Giáo án, tài liệu dạy và học miễn phí

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

– Khái quát về nhân vật Sơn.

b. Thân bài:

– Hoàn cảnh của nhân vật Sơn.

– Tính cách của Sơn:

  • Sơn là một em bé rất giàu tình cảm.
  • Sơn là một em bé sống với bạn bè rất có tình người.
  • Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. 

c. Kết bài:

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

– Nhận xét về nhân vật Sơn: Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn ấm áp biết bao!

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Bằng một bài văn ngắn em hãy nêu cảm nghĩ của em về cậu bé Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn – nhân vật chính của tác phẩm.

Truyện mở đầu với việc nhà văn miêu tả khung cảnh thời tiết vào mùa động. Trong hoàn cảnh đó, Sơn thức dậy và thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Sau đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Có thể thấy, nhân vật Sơn hiện lên là một cậu bé giàu tình cảm.

Sơn sống trong một gia đình khá giả. Cậu được mẹ quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Ở đây, nhân vật Sơn tiếp tục hiện lên là một cậu bé hòa đông, thân thiện.

Sơn là một cậu bé rất giàu tình cảm. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.

Như vậy, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Cả tác phẩm thấm thía tình yêu thương giữa con người.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn – được nhà văn xây dựng đầy chân thực.

Truyện mở đầu với sự miêu tả tinh tế của nhà văn về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và Sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị. Mọi người trong gia đình đều đã được mặc áo ấm. Sơn cũng được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.

Không chỉ vậy, Sơn còn giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc.

Như vậy, có thể “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

—–Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp—–

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề