Tại sao trẻ em lại thích chơi game

Dù lo ngại lý do bảo mật hay ảnh hưởng tới thị lực, tính cách của trẻ, cha mẹ cũng không nên cấm đoán mà nên giao tiếp hiệu quả, kết hợp với các giải pháp hài hoà để trẻ vẫn được chơi trò chơi điện tử.

Ngày càng nhiều trẻ em sử dụng điện thoại di động và các thiết bị khác để online, cha mẹ cần có hướng dẫn và giao tiếp hiệu quả trong vấn đề này.

Một bé gái đang chơi game trên máy tính bảng tại trung tâm thương mại. [Ảnh: Hải Đăng]

Khi thấy trẻ chơi game, cha mẹ thường sẽ nghĩ đến những ảnh hưởng xấu trò chơi điện tử có thể gây ra cho con mình. Liệu trò chơi này có tác động không tốt đến hành vi của trẻ? Liệu trẻ có gặp ác mộng sau khi chơi game, hay có bị ám ảnh bởi chi tiết nào trong game không? Nếu trẻ bị nghiện game thì sao?

Nghiên cứu do công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky thực hiện vào tháng 5 năm 2020 cho thấy, 4 trên 10 phụ huynh khu vực Đông Nam Á nghĩ rằng con họ trở nên “gắt gỏng hơn bình thường” sau khi chơi game.

Cuộc khảo sát với sự tham gia của 760 người dùng trực tuyến trong khu vực đã xác nhận rằng trẻ em đang dành nhiều thời gian trực tuyến hơn do tình hình đại dịch.

Ông Stephan Neumeier, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Các bậc phụ huynh đang nuôi dạy con trẻ là thế hệ sinh ra trong thời đại số, được tiếp xúc với những thiết bị kỹ thuật số và internet từ rất sớm. Khoảng cách thế hệ thường dẫn đến những khúc mắc trong giao tiếp khi một đứa trẻ biết nhiều xu hướng và thủ thuật trực tuyến hơn cha mẹ”.

“Mặc dù việc phụ huynh lo lắng về thói quen trực tuyến của con trẻ là điều dễ hiểu, nhưng nỗi sợ hãi của cha mẹ đối với trò chơi điện tử đôi khi đi hơi quá xa. Tất nhiên, sẽ có những tác hại xảy ra khi trẻ chơi game quá nhiều, nhưng một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trò chơi điện tử có thể mang lại nhiều lợi ích cho con trẻ. Để làm được việc đó, cha mẹ cần giúp trẻ giữ sự điều độ dưới sự hướng dẫn đúng đắn”, ông nói thêm.

Để giúp các bậc phụ huynh định hướng thói quen chơi game đúng đắn cho con trẻ, Kaspersky chia sẻ từng vấn đề liên quan đến trò chơi điện tử và đề xuất giải pháp để cha mẹ tham khảo.

Lo ngại trẻ sẽ bị tẩy chay nếu bị cấm chơi game

Những bậc cha mẹ hay lo ngại về tác hại của trò chơi điện tử sẽ có xu hướng muốn cấm trẻ chơi game. Đồng thời, họ cũng lại lo sợ rằng điều này dẫn đến việc con trẻ có thể bị đứng ngoài lề các cuộc nói chuyện ở trường nếu bạn bè đều được chơi game, trong khi mình không có cơ hội đó.

Cha mẹ có nên lo lắng? Cấm trẻ chơi game không phải là giải pháp đúng đắn: khi các bạn cùng trang lứa có thể chơi trò chơi điện tử mà mình không được, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy như bị ruồng bỏ. Ngoài ra, trò chơi điện tử không chỉ thú vị mà còn rất hữu ích đối với trẻ, đặc biệt dưới sự định hướng phù hợp của cha mẹ.

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ không nên cấm trẻ chơi game. Thay vào đó, hãy kiểm soát việc này một cách hiệu quả, bằng cách sử dụng phần mềm và cài đặt thiết bị đặc biệt, cũng như thường xuyên nói chuyện với trẻ và giải thích những quy tắc cần thiết.

Lo ngại game có thể gây hại cho thị lực và tư thế của trẻ

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng nếu trẻ dành nhiều thời gian để chơi game, thị lực của trẻ có thể bị giảm. Những cha mẹ khác lo ngại rằng việc ngồi lâu trước máy tính hoặc điện thoại thông minh có thể ảnh hưởng xấu đến tư thế của trẻ.

Về việc này, thiết bị nếu có màn hình chất lượng có thể giúp giảm bớt các vấn đề về thị lực. Các nhà sản xuất màn hình hiện nay cũng đang cố gắng tìm ra nhiều giải pháp giảm thiểu tác hại của màn hình đối với mắt người.

Cần lưu ý đến tư thế thoải mái khi chơi và làm việc trên máy tính. Một chiếc ghế tốt, một chiếc bàn có chiều cao phù hợp, tư thế thoải mái và khoảng cách tốt với màn hình sẽ giúp ích cho tầm nhìn và tư thế của trẻ.

Ngoài ra, để đảm bảo thị lực của trẻ, cần giới hạn thời gian trẻ chơi game. Hỏi ý kiến bác sĩ nhãn khoa khi đưa trẻ đi khám về thời gian phù hợp để trẻ sử dụng thiết bị, hoặc nếu trẻ không đi khám ở bác sỹ nhãn khoa, có thể dựa trên độ tuổi của trẻ để đưa ra thời gian phù hợp. 

Giới hạn sử dụng phần mềm có thể được cài đặt với sự trợ giúp của các chương trình an toàn trực tuyến, hoặc cài đặt thiết bị nội bộ, như bộ giải mã tín hiệu và thiết bị di động sử dụng iOS.

Lo ngại virus trên máy tính 

Một số cha mẹ sợ thiết bị bị nhiễm mã độc khi con trẻ cài đặt trò chơi điện tử. Hoạt động cài đặt phần mềm có thể dẫn đến việc trẻ vô tình tải xuống phiên bản vi phạm bản quyền.

Nghiên cứu gần đây của Kaspersky cho thấy việc tin tặc sử dụng chủ đề chơi game làm mồi nhử tấn công mạng đã gia tăng đáng kể kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đồng thời, tội phạm mạng sử dụng chủ đề game trong các cuộc tấn công cũng không cần sử dụng các phương pháp kỹ thuật phức tạp, mà dựa vào sự cả tin và thiếu hiểu biết của người dùng.

Để giải quyết vấn đề này, trước hết, cần giải thích cho trẻ hiểu phần mềm độc hại là gì, có thể vô tình tải phải phần mềm độc hại ở đâu và tác hại của việc này.

Cha mẹ cũng nên dành thời gian để nói chuyện với con về vi phạm bản quyền.

Thêm vào đó, hãy sử dụng phần mềm chống virus. Điều này không chỉ hữu ích nếu trẻ vô tình cài đặt phần mềm độc hại mà còn trong nhiều trường hợp khác.

Lo ngại hành vi hung hãn do game bạo lực

Phụ huynh không thành thạo về trò chơi điện tử thường e dè và tỏ ra hoảng sợ trước ý kiến cho rằng “trẻ em trở nên hung dữ do chơi game”, từ đó cấm trẻ chơi trò chơi điện tử.

Hành vi hung hăng của trẻ không phải do các trò chơi điện tử gây ra, mà do nhiều yếu tố tác động khác nhau. Cho dù không cho trẻ chơi game, trẻ vẫn có thể đánh nhau với bạn bè, bắn kẻ thù vô hình bằng cung, súng lục, súng phóng lựu hoặc súng ngắn đồ chơi. Cả con trai và con gái đều có thể làm điều này, mặc dù mọi người thường nghĩ những hành động bạo lực thường nghiêng về con trai.

Đồng thời, nếu một trẻ sáu tuổi được cha mẹ cho phép chơi những game kinh dị thì những trò chơi bạo lực, đáng sợ như vậy thực sự có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ, gây ra ác mộng, rối loạn giấc ngủ, và những nỗi sợ hãi vô cớ cho trẻ. Điều tương tự cũng có thể diễn ra khi nói đến tác động của những trò chơi như vậy đối với những trẻ lớn hơn và có sẵn khuynh hướng sợ hãi này.

Cần lưu ý rằng mỗi lứa tuổi sẽ phù hợp những trò chơi điện tử khác nhau. Cha mẹ nên tìm hiểu về xếp hạng độ tuổi. Xếp hạng độ tuổi có thể có sai lệch nhỏ. Nếu bạn thấy một trò chơi được xếp hạng 12+ vẫn ổn, bạn có thể cho trẻ 10 tuổi chơi game này.

Để con bạn không thể khởi chạy các trò chơi không phù hợp với lứa tuổi, hãy sử dụng phần mềm đánh giá độ tuổi để hạn chế khả năng khởi chạy trò chơi hoặc bất kỳ nội dung nào không phù hợp.

Điều quan trọng nhất là bất cứ khi nào bạn cố gắng hạn chế việc con chơi game, trước tiên bạn cần nói chuyện với con và giải thích lý do tại sao bạn lại làm như vậy.

Tóm lại, không nên cấm con trẻ chơi trò chơi điện tử. Nhưng để giữ an toàn cho con, hãy lưu ý sáu điểm sau đây để giúp bạn kiểm soát tốt hơn việc chơi game của trẻ: Giao tiếp, xếp hạng độ tuổi, giới hạn thời gian, bảo vệ chống mã độc, cài đặt hạn chế mua hàng trong ứng dụng, khuyến khích trẻ phát triển sở thích trong thế giới thực.

Hải Đăng [theo Kaspersky]

Một ấn phẩm dạng truyện tranh hướng dẫn các kỹ năng số cơ bản để các bạn trẻ Việt Nam, nhất là những học sinh tiểu học, trung học tự bảo vệ mình trước nguy cơ trên mạng dự kiến sẽ được Cục An toàn thông tin cho ra mắt.

Bậc phụ huynh thường có xu hướng cấm con mình chơi game dù là online hay offline bởi những tác động xấu và những ảnh hưởng từ game mang lại. Thế nhưng không phải game chỉ có những mặt xấu mà nó còn có lợi nếu chơi game có chừng mực.

Trong khi người lớn có hàng tá những thú vui tiêu khiển giải trí thì ngoài việc chơi cùng bạn bè, trẻ con chỉ có game để làm bạn để giải trí sau những giờ học căng thẳng, đôi khi nó còn là phương tiện giúp những đứa trẻ không đủ sức khỏe ra môi trường bên ngoài có cơ hội giao lưu kết bạn.

Đi cùng sự phát triển của công nghệ, chúng ta không thể phủ nhận game đang dần trở thành thú vui giải trí hàng đầu với tỉ lệ người dùng nó xả stress ngày càng tăng. Đối với người lớn việc để con trẻ chơi game sẽ thúc đẩy tính hung hăng hay nghiện game, xao nhãng việc học và cũng không ít người mang những bài nghiên cứu về bệnh tâm thần nếu chơi game nhiều làm bản án áp đặt hàng loạt tính xấu cho game. Nhưng thực tế vẫn có không ít những bài nghiên cứu cho rằng việc chơi game trong khoảng thời gian thích hợp lại mang đến những lợi ích không thể ngờ.

Kích thích sự liên kết và hoạt động của não bộ

Một nghiên cứu về sự nhận thức thông qua phân tích về thành phần cấu trúc và tính liên kết của bộ bảo trên các game thủ được đăng trên tạp chí khoa học Scientific Reports cho thấy: người chơi game lâu năm nhất là thể loại hành động có khả năng nhận thức cao hơn hẳn những người thông thường. Ngoài ra các game thủ còn có sự tập trung cao hơn bình thường và khả năng phối hợp tay và mắt của họ cũng phát triển đáng nể.

Phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn

Những game nhập vai với những pha hàng động sẽ giúp cải thiện khả năng phản xạ của người chơi bởi những tình huống bất ngờ trong game. Việc phản ứng như thế cần có sự chính xác, nhanh nhạy cũng như tương tác với các người chơi khác, dần dần sẽ cải thiện tốc độ kết hợp giữa tay và mắt. Đối với những người chơi các môn thể thao đòi hỏi tính nhanh nhạy như bóng bàn, cầu lông … thì việc chơi game sẽ là cách cải thiện độ nhanh nhạy tuyệt vời.

Đóng vai trò như liều thuốc giảm đau và điều trị những căn bệnh mãn tính

Trong một nghiên cứu khác về tác động của trò chơi điện tử của Đại học Utah [Hoa Kỳ] đã chỉ ra rằng chơi game có thể điều trị một số căn bệnh mãn tính ở đối tượng trẻ em mắc bệnh tự kỷ hoặc bệnh Parkinson. Nhưng không phải toàn bộ, chỉ một số game có khả năng cải thiện khả năng phản hồi và tác động tích cực cho việc giao tiếp của trẻ em mắc bệnh.

Tăng khả năng sáng tạo

Đây có thể là lợi ích dể thấy nhất của game, trong một công trình nghiên cứu của Đại học bang Michigan [Mỹ] trên 500 trẻ em đã chứng minh việc chơi game sẽ giúp tăng khả năng sáng tạo. Thống kê cũng chỉ ra sự vượt trội giữa khả năng sáng tạo của những trẻ chơi game và không chơi game. Những game đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo, những cách chơi, nhiệm vụ, hướng dẫn hay chính vì lí do muốn thắng cuộc chơi bắt buộc trẻ phải tìm tòi ra cách chơi cho mình, từ đó khả năng tư duy của phân tích của bộ nảo được tăng lên đáng kể.

Tăng sự quyết đoán

Với việc chơi game sẽ giúp trẻ có tính quyết đoán hơn những trẻ em cùng độ tuổi. Ngạc nhiên thay, dù cho tính phán xét chỉ tương đương nhau nhưng những quyết định của các game thủ nhí luôn có độ chính xác và hoàn thiện hơn. Những game hành động có cường độ hoạt động nhanh sẽ giúp nâng cao tính quyết đoán nhiều hơn so với những game có nhịp độ nhẹ nhàng chậm rãi.

Những lợi ích trên sẽ phần nào giúp người lớn có cái nhìn thoáng hơn về việc chơi game của con trẻ, tuy nhiên những lợi ích ấy chỉ có nếu chơi game một cách hợp lí có chừng mực. Hãy để game phát huy tốt vai trò và lợi ích của mình, đừng nên lạm dụng game một cách vô tội vạ bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề