Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu khi mang thai

Căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ có thể do nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Vậy căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!

Căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ là bệnh gì?

Căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ là hiện tượng bất thường và phần lớn đều xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý: Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Phụ nữ có đường niệu đạo ngắn hơn nam giới nên dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây tổn thương niêm mạc và phá hủy tế bào, dẫn đến viêm nhiễm, kích thích bàng quang, gây triệu chứng căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ.

Viêm âm đạo

Âm đạo của phụ nữ thường dài từ 8 – 11cm, nối tử cung và âm hộ. Khi bị viêm âm đạo có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Dịch âm đạo có mùi và màu lạ, đau rát âm đạo khi quan hệ, hay căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ,…

U nang buồng trứng

Người bị u nang buồng trứng giai đoạn đầu thường có dấu hiệu căng tức bụng dưới buồn tiểu. Khối u nang phát triển càng lớn, lấp đầy khoang bụng khiến áp lực tăng, gây chèn ép cơ quan trong vùng chậu, tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu ngày càng nghiêm trọng. 

Sỏi đường tiết niệu

Người bị sỏi đường tiết niệu có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau quặn bụng, đi tiểu liên tục, tiểu buốt, căng tức bụng dưới buồn tiểu,…

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu khi mang thai

Sỏi đường tiết niệu có thể xuất hiện triệu chứng căng tức bụng dưới buồn tiểu

Viêm tuyến tiền liệt

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm tuyến tiền liệt, dẫn đến tổn thương, sưng đỏ, đau tức bụng dưới buồn đi tiểu. Người bị viêm tuyến tiền liệt có thể xuất hiện một số triệu chứng như tiểu liên tục, tiểu nhiều, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu.

Bàng quang kích thích

Bàng quang kích thích là một trong những nguyên nhân gây căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ. Bình thường, bàng quang có khả năng chứa đựng 400 – 620ml nước tiểu, sau đó mới có cảm giác mắc tiểu. Tuy nhiên, ở những người cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, dễ dẫn đến bàng quang kích thích, gây nên tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu. 

Căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ cải thiện bằng cách nào?

Tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:

Chế độ ăn uống hợp lý

Một số thực phẩm chua, cay,… có thể kích thích bàng quang, khiến cho tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu không may mắc phải rối loạn tiểu tiện này, bạn hãy tránh xa những thực phẩm có thể kích thích bàng quang nhé!

 

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu khi mang thai

Chế độ ăn uống hợp lý cải thiện tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ

Rèn luyện thói quen đi tiểu 

Nhịn tiểu quá lâu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến căng tức bụng dưới buồn tiểu. Vì vậy, nếu mắc tiểu bạn chớ nên nhịn tiểu quá lâu, sao cho khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu khoảng 2 giờ là hợp lý. 

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược để cải thiện chứng căng tức bụng dưới buồn tiểu ngày càng phổ biến. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính bạch tật lê. Theo nghiên cứu năm 2008 ở Iraq, hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất hữu cơ cùng dung dịch nước từ quả, lá và rễ cây bạch tật lê được sử dụng làm thuốc chống nhiễm trùng đường tiết niệu. Không chỉ vậy, bạch tật lê còn có tác dụng làm tăng trương lực cơ, trong đó có các cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường ở bàng quang và vùng chậu như cơ chóp, cơ thắt niệu đạo trong - ngoài, cơ sàn chậu; từ đó làm tăng sức khỏe của bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang; giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu. Bạch tật lê còn chứa nhiều thành phần quý khác có tác dụng làm sạch các mô bàng quang, giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh, giảm sưng viêm, cân bằng lượng nước tiểu thích hợp.

Thời gian mang thai quả là dài với nhiều “hiện tượng” gây khó chịu cho sinh hoạt thường ngày của chị em phụ nữ. Trong đó, việc thường xuyên đi tiểu và tiểu về đêm là một trong những nỗi khổ mà phần đông các mẹ bầu gặp phải. Đây là hiện tượng bình thường, thường gặp trong thai kỳ và cũng thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.

Đi tiểu nhiều đôi khi là hệ quả của một bệnh lý, hoặc do thói quen. Với bà bầu, chứng đi tiểu nhiều xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây nên, vừa do bệnh lý, vừa do sự thay đổi sinh lý bên trong cơ thể khi mẹ mang bầu.

Cùng điểm mặt 7 nguyên nhân chính gây chứng đi tiểu nhiều khi mang thai:

Thai chèn ép vào bàng quang

Thông thường, bàng quang của phụ nữ có thể chứa một lượng nước tiểu tương đối lớn, khoảng 400-500ml. Khi mang thai, tử cung bắt đầu phát triển hơn, nó ngày càng mở rộng và chèn ép lên bàng quang khiến cho bàng quang không chứa được nhiều nước tiểu và hệ quả là mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần.

Sự thay đổi nội tiết tố

Khi bắt đầu mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của mẹ thay đổi. Chỉ số hCG hoạt động là một trong những nguyên nhân khiến mẹ đi tiểu nhiều trong thai kỳ. Sở dĩ có điều này là do hormone hCG có tác dụng làm tăng lưu lượng về phía vùng chậu, tử cung và thân nên sẽ khiến cho bàng quang bị chèn ép và nhu cầu đi tiểu tăng lên.

Tăng sự đào thải ở thân

Thời gian mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên rất nhiều, lên đến 50% so với giai đoạn không mang thai. Do đó, lượng chất lỏng dư thừa được xử lý qua thận cũng tăng lên, sau đó chúng được đưa đến bàng quang và khiến tần suất đi tiểu của mẹ bầu tăng cao.

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu khi mang thai

Vì nhiều nhân mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng đi tiểu nhiều lần

Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nếu nhiễm trùng tiết niệu hoặc nhiễm trùng bàng quang không được chữa trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với mẹ bầu và cả thai nhi. Trong đó có tình trạng đi tiểu nhiều lần ở mẹ. 

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như đi tiểu đau, nước tiểu lẫn máu, cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nghiêm trọng hơn, những nhiễm trùng này có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai nếu bệnh diễn biến nặng.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày vô cùng khó chịu.

Áp lực từ tử cung người mẹ

Khi mang thai, kích thước tử cung của mẹ không ngừng tăng theo tỷ lệ thuận với kích thước thai nhi. Sự gia tăng này gây áp lực lên xương chậu, chèn ép bàng quang, nhất là những tháng cuối thai kỳ, tần suất đi tiểu của mẹ càng lớn.

Tăng tĩnh mạch

Trong thời kỳ mang thai, tuần hoàn máu của mẹ tăng dẫn đến nước tiểu được bài tiết nhiều hơn và hệ quả là mẹ bầu đi tiểu nhiều lần.

Đi tiểu nhiều khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu. Tình trạng này không gây nguy hiểm nếu nó xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý, thay đổi nội tiết tố…

Ngược lại, nếu chứng đi tiểu nhiều ở mẹ bầu gây ra bởi nguyên nhân bệnh lý thì nó thật sự nguy hiểm không chỉ đối với mẹ mà còn nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí gây sinh non.

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu khi mang thai

Đi tiểu nhiều lần do bệnh lý có thể khiến mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu

Nếu mẹ bầu đi tiểu nhiều và gặp phải tình trạng như: kèm theo cảm giác nóng rát, đi tiểu đau, đôi khi lẫn máu… thì mẹ nên đi khám bác sĩ ngay vì đây không phải là hiện tượng sinh lý bình thường nữa vì có khả năng mẹ đang bị nhiễm trùng tiết niệu hoặc gặp phải các vấn đề liên quan đến cô bé.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng có thể gặp ở bất cứ cơ quan nào trong hệ tiết niệu như niệu quản, thận, bàng quang, niệu đạo. Nếu không được chữa trị, bệnh lý này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả thai nhi như gây đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh, sảy thai…

Tất cả các nhiễm trùng từ nhiễm trùng tiết niệu hay những bệnh phụ khoa xuất hiện trong thời kỳ mang thai đều gây hại đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

Tiểu nhiều lần trong ngày ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày và sức khỏe của mẹ. Chính vì vậy, tìm kiếm và thực hiện tốt các giải pháp khắc phục tình trạng này là việc mà các mẹ bầu nên làm. Hãy tham khảo 7 cách khắc phục đi tiểu nhiều khi mang thai hiệu quả dưới đây:

Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ

Việc đi tiểu nhiều lần gây bất tiện đối với mẹ bầu nhưng mẹ tuyệt đối không nên vì thế mà uống ít nước bởi nếu không cung cấp đủ nước cho nhu cầu của cơ thể, việc hấp thu dinh dưỡng cho thai nhi sẽ bị giảm sút, mẹ cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

Thay vì hạn chế uống nước, mẹ hãy uống nhiều nước vào ban ngày và chịu khó chấp nhận tình trạng đi tiểu nhiều lần. Đừng uống bất kỳ loại nước nào trước 1-2 tiếng trước khi đi ngủ để hạn chế đi tiểu nhiều vào ban đêm rất bất tiện.

Tránh xa các thức uống có tính chất lợi tiểu

 Chỉ cần uống nước lọc cũng đã khiến mẹ khó chịu với tình trạng đi tiểu nhiều lần. Vậy nên, nếu mẹ bầu uống các loại nước có tính chất lợi tiểu như coca, cafe, soda… thì tình trạng đi tiểu nhiều lại càng tăng mạnh. Mẹ phải tránh xa những loại nước này nếu không muốn mình mệt mỏi và khó chịu thêm nữa.

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu khi mang thai

Mẹ bầu không nên uống nhiều nước trước khi ngủ để hạn chế tiểu đêm

Đi tiểu trước khi đi ngủ

Mẹ bầu hãy cố gắng đi tiểu trước khi lên giường ngủ để hạn chế tối đa tình trạng phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu khi đang ngủ. Mẹ hãy cố gắng sắp xếp khoảng cách từ giường ngủ đến nhà vệ sinh an toàn, không có vật cản, công tắc đèn được bố trí ở vị trí thuận tiện để đảm bảo an toàn trong quá trình mẹ đi tiểu vì ban đêm rất dễ xảy ra các yếu tố xấu.

Ngồi chúi người về phía trước khi đi tiểu

Có thể nhiều mẹ bầu không biết nhưng việc ngồi chúi người khi đi tiểu sẽ giúp tạo một lực ép lên bàng quang để bàng quang có thể đẩy hết nước tiểu ra ngoài, không để sót lại. Điều này giúp cho khoảng cách giữa các lần đi tiểu xa nhau hơn.

Đi tiểu ngay khi có nhu cầu

Nếu mẹ bầu có cảm giác muốn đi tiểu thì hãy đi ngay, đừng cố chịu đựng. Nguyên nhân là do nếu nhịn tiểu nhiều lần có thể khiến cơ sàn chậu của mẹ suy yếu và dễ dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.

Dùng băng vệ sinh hàng ngày

Biện pháp này không quá phổ biến nhưng nó cũng giúp ích cho mẹ bầu rất nhiều. Nước tiểu có thể bị rò rỉ khi mẹ hắt hơi, ho hoặc hoạt động mạnh. Lúc này mang băng vệ sinh sẽ giúp mẹ thoải mái và bảo vệ mẹ tốt nhất.

Thực hiện bài tập Kegel

Các bài tập Kegel sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu, các cơ bắp quanh niệu đạo và giúp giảm tình trạng đi tiểu không tự chủ ở một số bà bầu.

Bên cạnh đó, các bài tập Kegel còn giúp mẹ kiểm soát bàng quang tốt hơn và giúp thu nhỏ cô bé sau sinh một cách an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, mẹ có thể tập chúng bất cứ lúc nào, mỗi ngày chỉ cần thực hiện khoảng 3 lần, với 10 – 20 cơn co thắt trong khoảng 10 giây.

Bài tập Kegel thực hiện rất đơn giản. Trước tiên mẹ bầu cần xác định vị trí cơ sàn chậu bằng cách ngừng tiểu khi bạn đang đi tiểu. Nước tiểu sẽ bị ngừng bởi cơ sàn chậu khép lại.

Sau khi xác định được vị trí của cơ sàn chậu, hãy làm tương tự như việc ngừng tiểu và giữ trong 10 giây. Sau đó, lặp lại động tác này 4-5 lần và thực hiện 3 lần trong ngày.

Mẹ bầu hãy thực hiện những biện pháp này để hạn chế tối đa chứng đi tiểu nhiều lần. Việc này sẽ giúp mẹ thoải mái và khỏe khoắn hơn nhiều đó ạ.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/