câu 16. bảo tàng an giang hiện đang lưu giữ bao nhiêu bảo vật quốc gia? *

Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang tích cực chuẩn bị cho trưng bày đặc biệt “Bảo vật quốc gia Việt Nam” từ ngày 10/1/2017 đến tháng 5/2017.

Đây là trưng bày đầu tiên giới thiệu tổng thể các bảo vật quốc gia đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia cùng giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Sẽ có 16 hiện vật quốc gia được trưng bày lần này, nhằm giúp khách tham quan có cái nhìn hệ thống về bảo vật quốc gia tại Bảo tàng, khám phá những câu chuyện lịch sử, văn hóa chuyên sâu, hấp dẫn của mỗi bảo vật.

Các hiện vật văn hóa Đông Sơn [thế kỷ 7 trước Công nguyên - thế kỷ 1-2 sau Công nguyên] được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia [Hà Nội].

Trong 16 hiện vật sắp trưng bày có thể kể đến trống đồng Ngọc Lũ của văn hóa Đông Sơn, cách nay khoảng 2000 – 2500 năm được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Trống đồng Ngọc Lũ thuộc nhóm A, loại I Heger. Là chiếc trống đẹp nhất, nguyên vẹn nhất và có hình dáng cân đối, hài hòa nhất trong những trống Đông Sơn đã phát hiện. Hoa văn trang trí vô cùng phong phú, hoàn hảo, tinh mỹ. Tiếp đó là trống Hoàng Hạ bằng đồng cũng thuộc văn hóa Đông Sơn. Trống được phát hiện tại xóm Nội Thôn, làng Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Sơn Bình [nay là Hà Nội]. Trống đồng Hoàng Hạ là loại trống H1 điển hình, kiểu dáng, đề tài hoa văn trang trí độc đáo còn khá nguyên vẹn. Trống đồng Hoàng Hạ có kích thước lớn là một tiêu bản đặc biệt được xếp vào cùng nhóm trống đồng Ngọc Lũ, nhóm trống đặc trưng tiêu biểu nhất. Các bảo vật được trưng bày lần này còn có: Thạp Đào Thịnh; tượng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn; cây đèn hình người quỳ; mộ thuyền Việt Khê; bia Võ Cạnh; chuông chùa Vân Bản; ấn “Môn hạ sảnh ấn”; bình vẽ thiên nga; bia điện Nam Giao; trống Cảnh Thịnh; ấn “Sắc mệnh chi bảo”; tác phẩm “Nhật ký trong tù”, sách Đường Kách mệnh; bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”… Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ, bảo quản gần 20 vạn tài liệu, hiện vật gốc có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học; phản ánh truyền thống, bản sắc văn hóa, tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Các hiện vật đều gắn với những chiến công hiển hách của dân tộc ta trong quá trình đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc…

Trong khối hiện vật đồ sộ này, có rất nhiều hiện vật quý hiếm, độc đáo, chứa đựng giá trị đặc biệt, tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của đất nước. Sau 4 đợt xếp hạng, hiện Bảo tàng Lịch sử quốc gia là cơ quan lưu giữ, phát huy số lượng bảo vật quốc gia nhiều nhất với 16 bảo vật quốc gia. Những bảo vật này đang được trưng bày giới thiệu, phát huy giá trị tại hệ thống trưng bày thường trực và ngoài trời, tại các giai đoạn lịch sử tương ứng...

Nguồn: HànộiMới

Đài thờ Mỹ Sơn A10 được công nhận là bảo vật Quốc gia [Ảnh quangngaitv.vn].

Cụ thể, 23 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm:

1- Trống đồng Gia Phú [Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai].

2- Thạp đồng Văn hóa Đông Sơn [Niên đại: Thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh].

3- Mặt nạ vàng Giồng Lớn [Niên đại: Thế kỷ I trước Công nguyên - thế kỷ II sau Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu].

4- Sưu tập qua đồng Long Giao [Niên đại: Thế kỷ I - III; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai].

5- Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc [Niên đại: Thế kỷ III - IV; hiện lưu giữ tại Ban Quản lý di tích Văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang].

6- Nhẫn Nandin Giồng Cát [Niên đại: Thế kỷ V; hiện lưu giữ tại Ban Quản lý di tích Văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang].

7- Tượng Thần Vishnu Bình Hòa [Niên đại: Khoảng thế kỷ VI - VII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai].

8- Sưu tập vàng lá chạm khắc hình voi Gò Thành [Niên đại: Thế kỷ VI - VIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang].

9- Đài thờ Mỹ Sơn A10 [Niên đại: Thế kỷ IX - X; hiện lưu giữ tại đền A10, khu đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam].

10- Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long [Niên đại: Thế kỷ XI; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội].

11- Sưu tập gốm men trắng An Biên [Niên đại: Thế kỷ XI - XII; hiện lưu giữ trong Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng].

12- Phù điêu Thần Hộ pháp Mả Chùa [Niên đại: Thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định].

13- Thống gốm hoa nâu An Sinh [Niên đại: Thế kỷ XIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh].

14. Thạp gốm hoa nâu thời Trần [Niên đại: Thế kỷ XIII - XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh].

15- Bàn thờ Phật bằng đá chùa Xuân Lũng [Niên đại: Thế kỷ XIV; hiện lưu giữ tại chùa Xuân Lũng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ].

16- Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long [Niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội]. 

17- Bình gốm men vẽ nhiều màu [Niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh].

18- Tháp đất nung đền An Xá [Niên đại: Thế kỷ XVI - XVII; hiện lưu giữ tại đền An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên].

19- Cây hương chùa Tứ Kỳ [Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia].

20- Hương án chùa Keo [Thái Bình] [Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình].

21- Ấn “Hoàng đế Tôn thân chi bảo” [Niên đại: Năm 1827; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia].

22- Mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” [Niên đại: Năm 1885; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh].

23- Bộ sưu tập bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của Họa sĩ Bùi Trang Chước [Niên đại: Năm 1953 - 1955; hiện lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ].

Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Vũ Phương Nhi


1. Nơi nào ở Việt Nam đang lưu giữ nhiều Bảo vật quốc gia nhất?

  • Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
  • Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
  • Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia [Hà Nội] hiện là nơi lưu giữ số lượng Bảo vật quốc gia nhiều nhất trong hệ thống các bảo tàng, di tích trên toàn quốc. Theo giới thiệu của bảo tàng, trong tổng số hơn 200.000 tài liệu, hiện vật đang lưu giữ ở đây, có 20 hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia với những giá trị lịch sử tiêu biểu, độc đáo và quý hiếm. Trong ảnh là cây đèn hình người quỳ, chất liệu đồng, niên đại văn hóa Đông Sơn khoảng 2.500-2.000 năm trước, được công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012.

2. Tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, trống đồng nào thuộc văn hóa Đông Sơn là Bảo vật quốc gia?

  • Trống Ngọc Lũ
  • Trống Hoàng Hạ
  • Cả 2 trống trên

Trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Hoàng Hạ đều thuộc niên đại văn hóa Đông Sơn, cùng được công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012. Trong ảnh là trống Ngọc Lũ, được phát hiện tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vào năm 1893. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là trống đẹp nhất trong những trống đồng Đông Sơn được phát hiện cho đến nay ở Việt Nam, với tất cả đề tài trang trí trên trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ, thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật luyện kim, đúc đồng...

3. Được công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012, thạp đồng Đào Thịnh có niên đại thế nào?

  • Văn hóa Đông Sơn
  • Văn hóa Sa Huỳnh
  • Văn hóa Óc Eo

Thạp đồng Đào Thịnh niên đại văn hóa Đông Sơn, được phát hiện tại thôn Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vào năm 1961. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là thạp có kích thước lớn, trang trí hoa văn phong phú và độc đáo nhất trong số những thạp đồng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay. Trên nắp thạp đúc nổi 4 khối tượng là những cặp nam nữ đang giao hợp, phản ánh khát vọng sinh sôi nảy nở, sự phồn thịnh của con người và vạn vật...

4. Được công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012, bình hoa lam vẽ thiên nga được phát hiện thế nào?

  • Khai quật tàu đắm Hòn Cau [Bà Rịa - Vũng Tàu] năm 1998-2000
  • Khai quật tàu đắm Bình Châu [Quảng Ngãi] năm 1998-2000
  • Khai quật tàu đắm Cù Lao Chàm [Hội An, Quảng Nam] năm 1998-2000

Bình hoa lam vẽ thiên nga bằng chất liệu gốm, niên đại thời Lê sơ, thế kỷ 15. Hiện vật được phát hiện qua khai quật tàu đắm Cù Lao Chàm [Hội An, Quảng Nam] năm 1998-2000. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là hiện vật độc bản, kích thước lớn nhất trong sưu tập gốm phát hiện ở tàu đắm Cù Lao Chàm, có đề tài trang trí đẹp, sinh động với phong cảnh đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, giữa không gian ấy là 4 con thiên nga trong 4 tư thế khác nhau...

5. Bia điện Nam Giao được công nhận Bảo vật quốc gia vào năm nào?

  • 2012
  • 2015
  • 2018

Bia điện Nam Giao được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2015. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bia bằng chất liệu đá, niên đại 1679, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 4, đời vua Lê Hy Tông, triều Lê Trung hưng. Với kích thước lớn, bia điện Nam Giao được chạm khắc tinh xảo với hình rồng, phượng, kỳ lân, hoa lá... Nội dung văn bia nêu rõ chức năng, vị trí của đàn Nam Giao và lễ Tế Giao, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, giữ vững nền thịnh trị...

6. Được công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2015, Ấn Sắc mệnh chi bảo làm bằng chất liệu gì?

  • Đồng
  • Cẩm thạch trắng
  • Vàng 10 tuổi

Ấn Sắc mệnh chi bảo được đúc năm Minh Mệnh thứ 8, thời Nguyễn [1827]. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ấn làm bằng chất liệu vàng 10 tuổi, gồm 2 phần là quai ấn và ấn. Quai được tạo hình rồng, đầu vươn về phía trước, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân rồng 5 móng. Mặt ấn đúc nổi 4 chữ Hán kiểu chữ Triện là "Sắc mệnh chi bảo" [Bảo ấn của các sắc lệnh]. Trên lưng ấn khắc 2 dòng lạc khoản, nội dung dịch nghĩa là vàng 10 tuổi, nặng 223 lạng 6 tiền, đúc vào ngày lành, tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8.

7. Được công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012, bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến do ai viết?

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tại ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Dương, làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây [nay thuộc Hà Đông, Hà Nội], nhằm kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Sáng 20/12/1946, Lời kêu gọi được phát trên Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam.

40 giây tái hiện nhịp sống vội vã của thủ đô Cuộc sống ở Hà Nội luôn ồn ã và sôi động. Nhịp sống tấp nập ở thủ đô được tái hiện hoàn hảo qua thước phim timelapse.

Thành phố trực thuộc tỉnh nào có diện tích lớn nhất Việt Nam?

Trực thuộc một tỉnh ở vùng đông bắc đất nước, thành phố này có diện tích gần 1.120 km2, nằm bên bờ vịnh di sản nổi tiếng.

15:47 13/9/2021

Rú Chá và những rừng ngập mặn hấp dẫn du khách

Rú Chá là một trong số ít rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn sót lại trên cả nước, có vẻ đẹp độc đáo.

10:13 16/9/2021

Phú Quốc học được gì từ lần mở cửa của Phuket, Bali?

Với vị trí địa lý thuận lợi, dễ kiểm soát, cơ sở hạ tầng y tế tốt, đảo Phú Quốc [Kiên Giang] là điểm đến phù hợp để mở cửa một phần cho du lịch.

13:13 19/9/2021

Video liên quan

Chủ Đề