Câu hỏi về KỸ thuật bảo quản thuốc

Thuốc có nguồn gốc đa dạng (tự nhiên như động vật, thực vật, khoáng vật,… hoặc nhân tạo như tổng hợp hoá học, sinh học,…) do có bản chất khác nhau nên có tính chất lý- hoá học khác nhau và mức độ bền vững với các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, môi trường cũng khác nhau.

Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Trong những ngày hè khí hậu nóng nực, nhiệt độ có nơi tăng cao đến 38-40°C, độ ẩm nhiều khi rất cao trên 80%. Vì vậy, nếu bảo quản không tốt, không đúng thuốc rất dễ bị hư hỏng, mất tác dụng gây thiệt hại về sức khoẻ và kinh tế của người sử dụng.

Các yếu tố liên quan đến việc bảo quản thuốc
Ảnh hưởng của độ ẩm đến thuốc: Độ ẩm cao dễ làm hút ẩm với các thuốc là các loại thuốc viên bọc đưởng, viên nang. Nó gây vón cục, ẩm mốc thuốc bột; làm giảm hay loãng một số thuốc có trong siro; phá huỷ các thuốc có bản chất là enzym (men tiêu hoá). Đôi khi làm mất tác dụng của một số loại kháng sinh và thuốc nội tiết; gây ra một số phản ứng hoá học, phản ứng thuỷ phân làm hỏng thuốc. Độ ẩm cao còn có khả năng làm thuốc biến đổi, hình thành chất mới gây nguy hiểm cho người sử dụng (tạo ra acid salicylic trong viên thuốc aspirin). Độ ẩm thấp có thể làm cho một số thuốc có bản chất là muối bị mất nước là ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm cho một số phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn, làm thuốc mất hơi nước, kết tinh một số thuốc dạng lỏng (cồn, tinh dầu,…) gây hư hỏng các thuốc như kháng sinh, cao thuốc, cồn thuốc. Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm sẽ làm cho vi sinh vật phát triển nhanh hơn gây hư hỏng thuốc. Nhiệt độ thấp có thể gây hư hỏng một số dạng thuốc ở dạng nhũ tương hoặc kết tủa một số thuốc.

Ảnh hưởng của ánh sáng: Ánh sáng làm thay đổi màu sắc của thuốc; làm phân huỷ nhiều thuốc

Một số lưu ý khi bảo quản thuốc tại nhà:
Mỗi loại thuốc đều có khuyến nghị riêng về bảo quản do đó người sử dụng cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trong hộp thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ về mọi hướng dẫn bảo quản cụ thể.

¹ Môi trưởng lưu trữ, bảo quản thuốc:
- Môi trường lý tưởng của phần lớn các thuốc theo khuyến cáo là nơi có nhiệt độ là 15-25°C, độ ẩm <70%, tránh ánh sáng mặt trời.
- Tại nhà các thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô mát (trừ những thuốc bắt buộc phải để trong tủ lạnh, tủ đông) như tủ thuốc riêng, ngăn kéo tủ quần áo,… không để tủ thuốc trong phòng tắm, nhà bếp, tránh xa tầm nhìn và tầm với của trẻ em, vật nuôi.
- Không để thuốc trong cốp xe, các thuốc cần mang theo sau khi xuống xe thì nên mang theo chứ không để luôn trên xe.

¹ Giữ thuốc trong hộp đựng ban đầu của nhà sản xuất:
- Không nên lấy thuốc ra khỏi bao bì của nhà sản xuất do các bao bì đóng gói đã được nhà sản xuất nghiên cứu phù hợp với điều kiện bảo quản của thuốc (tránh ánh sáng, chống ẩm).
- Người cao tuổi, người bệnh cần sử dụng thuốc hàng ngày thì các thuốc sau khi lấy ra khỏi bao bì đóng gói của nhà sản xuất cũng phải bảo quản tại nơi khô mát.

¹ Bảo quản thuốc khi đi xa:
Trường hợp cần thiết phải mang thuốc khi đi xa, đi du lịch cần lưu ý đóng gói thuốc thuận tiện, giữ nguyên bao bì của nhà sản xuất, mang theo đơn thuốc (với các trường hợp xuất cảnh), chuẩn bị các phương tiện bảo quản thuốc đúng (gói chống ẩm, hộp trữ lạnh).

¹ Bảo quản một số dạng thuốc cụ thể:
- Thuốc viên và viên nang: Để trong hộp kín, tránh ánh sáng, giữ nguyên bao bì đóng gói của nhà sản xuất. Không dùng tay ướt/bẩn khi lấy thuốc.
- Thuốc tiêm và vắc-xin: Nhiệt độ bảo quản thông thường là 2-8°C trừ trường hợp đặc biệt, do đó để trong ngăn mát tủ lạnh không bảo quản tại ngăn đá và ngăn rau (ngăn đá có nhiệt độ quá thấp và ngăn rau có nhiệt độ cao hơn gây hỏng thuốc). Không chạm tay vào vắc-xin sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
- Insulin: Khi chưa mở nắp để tại ngăn mát tủ lạnh, sau khi mở nắp bảo quản ở nhiệt độ phòng giúp cho quá trình tiêm thuốc thuận tiện hơn (trừ khi có khuyến cáo đặc biệt của nhà sản xuất).
- Siro thuốc: Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, vặn chặt nắp sau khi mở để tránh vi khuẩn xâm nhập. Hầu hết siro thuốc nên được sử dụng trong vòng 1 tuần sau khi mở nắp.
- Các thuốc nhỏ mắt, mũi, tai: Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, khi sử dụng nên nhỏ thuốc ở một khoảng cách nhất định tránh để vòi/ống thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi, tai làm cho phần thuốc còn lại dễ bị nhiễm bẩn.


Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người. Mục đích là để phòng chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, phục hồi chức năng, …do đó cần phải bảo quản thuốc an toàn từ khâu nguyên liệu, sản xuất, lưu kho. Bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì các hệ thống hồ sơ tài liệu đầy đủ, phù hợp, các giấy tờ biên nhận và xuất phiếu.

Dưới đây là 5 cách sắp xếp và bảo quản thuốc theo đúng tiêu chuẩn GSP (thực hành tốt bảo quản thuốc do Bộ Y Tế ban hành vào ngày 29/01/2001)

Nhà kho chứa thuốc

Địa điểm: nhà kho, xưởng, tủ thuốc cần phải ở nơi cao ráo, thoáng mát, chống mối mọt ẩm mốc. Cụ thể là: tường và mái nhà cần phải vững chắc chống lại các ảnh hưởng từ thời tiết. Nền nhà kho cần phải cao, phẳng, nhẵn mịn, chắc chắn, chống thấm, chống ẩm, sạch sẽ.

Trang bị các thiết bị cần thiết, phù hợp như: hệ thống điều hòa không khí, nhiệt kế và ẩm kế để đo nhiệt độ, độ ẩm trong kho. Kho bảo quản cần lắp các loại đèn chống nổ. Công tắc điện đặt bên ngoài nhà kho.

Điều kiện bảo quản thuốc: Theo tổ chức Y tế thế giới việc bảo quản thuốc cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Bảo quản bình thường nhất là bảo quản trong điều kiện thời tiết khô thoáng, nhiệt độ giao động trong khoảng 15-25 độ C, không lẫn mùi hoặc các tạp chất khác, tránh ánh nắng trực tiếp, các dấu hiệu ô nhiễm khác. Độ ẩm không khí tối đa là 70%.
  • Bảo quản trong kho mát thì nhiệt độ phù hợp là 8-15 độ C
  • Bảo quản thuốc kho lạnh nhiệt độ tối thiểu phải dưới 8 độ C
  • Nếu thuốc cần bảo quản trong kho đông lạnh thì nhiệt độ không vượt quá -10 độ C

Vệ sinh

Câu hỏi về KỸ thuật bảo quản thuốc

Kho để thuốc đúng tiêu chuẩn GSP

Giữ gìn môi trường trong kho bảo quản luôn sạch, thoáng mát. Không tích tụ rác thải, bụi bẩn, không được có côn trùng, sâu bọ. Bố trí phù hợp nơi rửa tay, phòng vệ sinh thông gió tốt.

Câu hỏi về KỸ thuật bảo quản thuốc

Thuốc để trên kệ trung tải bửng tole bảo đảm yếu tố vệ sinh

Các quy trình bảo quản thuốc

Nguyên liệu chế biến thuốc, thành phẩm cần được bảo quản đúng các điều kiện nhằm đảm bảo chất lượng thuốc. Thuốc cần được luân chuyển trong kho hợp lý: những lô nhập trước hoặc có hạn dùng trước sẽ được sử dụng trước. Việc xuất – nhập thuốc thường tuân thủ theo nguyên tắc FIFO (First In/First Out) nhập trước - xuất trước hoặc nguyên tắc FEFO (First Expired/First Out) hết hạn trước - xuất trước.

Câu hỏi về KỸ thuật bảo quản thuốc

Hàng hóa trong kho cần được ghi chú nhãn hiệu rõ ràng

Thuốc trong kho chờ loại bỏ cần phải có dán nhãn rõ ràng, biệt trữ riêng biệt để tránh việc nhầm lẫn trong khâu cấp phát.

Ngoài ra, cần phải có hệ thống sổ sách theo dõi, có quy trình thao tác rõ ràng nhằm đảm bảo công tác bảo quản, kiểm kê, theo dõi việc nhập xuất và kiểm định chất lượng thuốc

Sắp xếp và bảo quản thuốc theo quy tắc 3 dễ 5 chống

3 Dễ

5 Chống

  • Chống ẩm nóng, mối mọt, côn trùng, nấm mốc, ánh sáng trực tiếp
  • Chống cháy nổ
  • Chống nhầm lẫn
  • Chống quá hạn sử dụng
  • Chống hư hao, đổ vỡ

Kiểm soát, luân chuyển hàng và kiểm soát hàng hết hạn

Tất cả các loại thuốc, nguyên liệu thuốc cần phải kiểm tra kỹ về hạn dùng.

Câu hỏi về KỸ thuật bảo quản thuốc

Kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc trước khi xuất kho

Không cấp phát thuốc trong tình trạng tem mác bị rách, không rõ ràng. Nguyên liệu chế biến thuốc có bao bì hư hại hoặc có nghi ngờ về chất lượng.

Nguyên liệu chế biến thuốc, thùng đựng nguyên liệu cần phải được đóng kín để tránh rơi vãi, nhiễm khuẩn.

Các sai lệch, thất thoát trong quá trình kiểm tra cần phải được điều tra cụ thể để xác định nguyên nhân (do nhập chưa đúng, do nhầm lẫn, do trộm cắp, ...)

Việc đạt tiêu chuẩn GSP là yếu tố vô cùng quan trọng thể hiện chất lượng các sản phẩm thuốc. Do đó, để xây dựng một hệ thống nhà kho đạt chuẩn cần tham khảo thêm tiêu chí lựa chọn kệ kho thuốc.

Trên đây là một vài típ tư vấn nhỏ trong việc bảo quản thuốc, dược phẩm, nguyên liệu thuốc. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn. Cần tư vấn để triển khai một nhà kho chứa thuốc đạt chuẩn với hệ thống kệ chuyên dùng cho ngành dược hãy liên hệ ngay với Cơ Khí Việt để được các chuyên gia trong ngành tư vấn miễn phí và báo giá một cách nhanh chóng.