Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp đầu là từ đơn đầu là từ phức

Giải bài tập Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Hãy tìm trong từ điển và ghi lại: 3 từ đơn. 3 từ phức

I. Nhận xét

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :

Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, anh / là / học sinh / tiên tiến /

Theo MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HOC 

1. Hãy chia các từ trên thành hai loại:

- Từ chỉ gồm một tiếng [từ đơn]. M : nhờ

- Từ gồm nhiều tiếng [từ phức]. M : giúp đỡ

Gợi ý:

Con suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

- Từ chỉ gồm một tiếng [từ đơn]: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.

- Từ gồm nhiều tiếng [từ phức]: giúp đỡ. học hành, học sinh, tiên tiến.

2. Theo em:

- Tiếng dùng để làm gì ?

- Từ dùng để làm gì ?

Gợi ý:

Con suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

Theo em:

- Tiếng dùng để cấu tạo từ: Có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ. Đó là từ đơn. Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên một từ. Đó là từ phức.

- Từ được dùng để cấu tạo câu. Từ nào cũng có nghĩa. 

II. Luyện tập

1. Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:

Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /

Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /

Rất công bằng, rất thông minh.

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

LÂM THỊ MỸ DẠ

Gợi ý:

- Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn.

- Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.

Trả lời:

Rất / công bằng, / rất / thông minh /

Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang /

Từ đơn: rất, vừa, lại.

Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. 

2. Hãy tìm trong từ điển và ghi lại:

- 3 từ đơn

- 3 từ phức

Gợi ý:

Con suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

- 3 từ đơn: đi, đứng, ngồi.

- 3 từ phức: anh hùng, dũng cảm, thông minh.

3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2.

M : [Đặt câu với từ đoàn kết]

Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta.

Gợi ý:

Con xem lại bài tập trước để hoàn thành bài tập này.

Trả lời:

- Sáng nay tôi đi học sớm.

- Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Giải bài tập Luyện từ và câu: Tính từ trang 110 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

I. Nhận xét

1. Đọc truyện sau :

Cậu học sinh ở Ác-boa

Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn... Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá.

Thế mà chỉ ít lâu sau, Lu-i đã khiến thầy rất hài lòng. Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.

 Theo ĐỨC HOÀI

- Lu-i: Lu-i Pa-xtơ [1822 - 1895], nhà bác học nổi tiếng người Pháp.

- Đồ sộ : hết sức to lớn.

- Nguy nga : [công trình kiến trúc] to lớn, đẹp đẽ.

2. Tìm các từ trong truyện trên miêu tả.

a] Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i

b] Màu sắc của sự vật :

- Những chiếc cầu

- Mái tóc của thầy Rơ-nê

c] Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật :

- Thị trấn

- Vườn nho

- Những ngôi nhà

- Dòng sông

- Da của thầy Rơ-nê

Gợi ý:

Con đọc kĩ và trả lời từng yêu cầu ở các câu.

Trả lời:

Tìm các tính từ trong truyện trên miêu tả.

a. Tính tình tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ, giỏi.

b. Màu sắc của sự vật:

Những chiếc cầu: trắng phau

Mái tóc của thầy Rơ-nê: xám

c. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật: nhỏ con con, nhỏ bé, cổ kính hiền hòa nhăn nheo.

3. Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

Gợi ý:

Theo con "nhanh nhẹn" dùng để miêu tả cho hành động gì?

Trả lời:

Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.

II. Luyện tập

1. Tìm tính từ trong các đoạn văn sau :

a] Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

 Theo Võ NGUYÊN GIÁP

b] Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

BÙI HIỂN

Gợi ý:

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...

Trả lời:

Tìm tính từ trong các đoạn văn:

a. Các tính từ là: gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

b. Các tính từ là: quang, sạch bóng, xám, trắng, dài, xanh, hồng, to tướng, thanh mảnh, ít, dài.

2. Hãy viết một câu có dùng tính từ .

a] Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

b] Nói về một sự vật quen thuộc với em [cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,...].

Gợi ý:

Em suy nghĩ và viết câu cho phù hợp.

Trả lời:

Viết câu

a] Chị em vừa thông minh vừa xinh đẹp.

Mẹ em thật dịu dàng.

b] Cây bút của em còn mới tinh.

Bồn hoa nhà em rất xanh tốt.

Loigiaihay.com

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án và biểu điểm chi tiết kèm theo là tài liệu tham khảo cho các thầy cô cùng các bậc phụ huynh cho các em học sinh ôn tập và ra đề thi giữa học kì 1 lớp 4 hiệu quả. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt

  • 1. Đề bài Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4
  • 2. Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

1. Đề bài Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4

A. Kiểm tra đọc

Đọc thầm bài văn sau:

CHẬM VÀ NHANH

Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen. Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.

Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.

“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.

Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay:

- Em xin được học cùng với bạn Minh.

Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:

- Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại.

Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng:

- Cảm ơn cậu.

- Sao cậu lại cảm ơn tớ?

- Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ.

Dũng cười:

- Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý.

Nhìn Minh đỏ mặt, Dũng thấy buồn cười. Chiều nay, Dũng sẽ xin bố bộ cờ vua, nghe nói, Minh rất thích chơi cờ.

Theo NHỮNG HẠT GIỐNG TÂM HỒN

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1 [0,5 điểm]. Minh là một cậu bé như thế nào?

A. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.

B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.

C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.

Câu 2 [0,5 điểm]. Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh?

A. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh.

B. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cùng bạn chơi cờ vua.

C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt; bạn chậm thì mình phải giúp đỡ bạn tiến bộ.

Câu 3 [0,5 điểm]. Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh?

A. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.

B. Minh và Dũng rất thân nhau.

C. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

Câu 4*[1 điểm]. Nếu chọn bạn để kết thành đôi bạn cùng tiến, em sẽ chọn một bạn như thế nào? Vì sao?

Câu 5 [1 điểm]. Gạch dưới từ dùng sai trong các câu sau và tìm từ có tiếng tự thay thế cho phù hợp.

A. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp.

Từ thay thế:.............

B. Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông.

Từ thay thế:................

Câu 6 [1 điểm]. Tìm danh từ, động từ trong câu Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.

- Danh từ:

- Động từ:

Câu 7 [0,75 điểm]. Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột bên phải:

Câu

Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu

1. Quả đúng là “Học thầy không tày học bạn”.

a. Đánh dấu lời nói trực tiếp

2. Hà là “ca sĩ” nhí của lớp tôi.

b. Đánh dấu từ ngữ mượn của người khác.

3. Mẹ nói: “Con học giỏi, chăm ngoan là món quà lớn nhất đối với mẹ rồi !”.

c. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 8 [1 điểm]. Tìm 2 từ phức [1 từ láy, 1 từ ghép] chứa mỗi tiếng sau và ghi lại vào chỗ chấm:

A. vui:..........

B. thẳng:..................

Câu 9 [0,75 điểm]. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp [chú ý viết hoa lại cho đúng]: [a ma dôn, bắc kinh]

A. Thủ đô của Trung Quốc là

B. Dòng sông lớn chảy qua Bra-xin là

B. KIỂM TRA PHẦN VIẾT

A. Chính tả [2 điểm] Thời gian: 15 phút

Nghe viết:

Buổi sáng trên bờ biển

Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, trên phía quãng đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn, năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

Bùi Hiển

B. Tập làm văn [8 điểm] Thời gian: 25 phút

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Viết một đoạn văn [khoảng 12 đến 15 câu] nói về mơ ước của em.

Đề 2: Hãy viết một bức thư thăm hỏi và động viên một người bạn gặp hoàn cảnh khó khăn mà em biết.

>> Tham khảo đề thi mới nhất: Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Tải nhiều

2. Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

A. Kiểm tra đọc: [10 điểm]

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: [3 điểm]

- Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 9.

- Hình thức:

+ Giáo viên ghi tên bài, số trang và câu hỏi vào phiếu.

+ Gọi học sinh lên bốc thăm và về chuẩn bị trong khoảng 2 phút.

+ Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 75 tiếng/phút [trong bài bốc thăm được] sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc đã nêu trong phiếu.

* Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu [không quá 1 phút]: 1 điểm

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng: 1 điểm

c. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

[Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm]

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: [7 điểm]

MA TRẬN PHẦN ĐỌC HIỂU

Mức độ

Câu

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng sáng tạo

Tổng

1, 2, 3

6, 7, 9

5, 8

4

9

Tổng điểm

1,5 điểm

2,5 điểm

2 điểm

1 điểm

7 điểm

ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU [5 điểm]

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

A

C

C

Điểm

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,75đ

0,75đ

Mức đánh giá

1

1

1

4

3

2

2

3

2

Đáp án các câu tự luận:

Câu 4: HS trả lời theo ý kiến riêng của mình, tập trung vào các mặt như: học tập, đạo đức, địa bàn dân cư,...

VD: Em chọn bạn học khá, giỏi vì bạn có thể hướng dẫn em giải các bài toán khó, viết câu văn hay hơn,...

Em chọn một bạn ở gần nhà em vì ở gần em có thể tới nhà bạn để học nhóm.

Câu 5: Gạch chân đúng mỗi từ dùng sai được 0,25 điểm; tìm được đúng mỗi từ thay thế được 0,25 điểm

A. Từ dùng sai: tự trọng là từ thay thế: tự tin

B. Từ dùng sai: tự mãn là từ thay thế: tự hào

Câu 6: Tìm đúng mỗi danh từ, động từ được 1/3 điểm

- Danh từ: Dũng, Minh.

- Động từ: biết, cố gắng.

Câu 7: Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm.

1 - b

2 - c

3 – a

Câu 8: Tìm đúng mỗi từ được 0,125 điểm

Tiếng

Từ ghép

Từ láy

A. Vui

Vui mắt, vui thích, vui tai,...

Vui vẻ, vui vầy,...

B. Thẳng

Thẳng tính, thẳng băng, ngay thẳng,...

Thắng thắn, thẳng thừng,...

Câu 9: Chọn đúng mỗi từ và viết hoa đúng được 0,375 điểm

A. Bắc Kinh

B. A-ma-dôn

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả [2 điểm]:

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn: 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết [sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định]: trừ 0,25 điểm/1 loại lỗi.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: [8 điểm]

Đề 1: Viết một đoạn văn [khoảng 12 đến 15 câu] nói về mơ ước của em.

- Đảm bảo được các yêu cầu sau:

+ Học sinh viết được một đoạn văn theo yêu cầu của đề một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

Bài làm tham khảo

Hà Nội, ngày … tháng… năm ,….

Hải thân mến!

Đã lâu lắm rồi chúng mình không gặp nhau kể từ một năm trước cậu chuyển trường. Cậu vẫn khỏe chứ? Tình hình học tập của cậu dạo này thế nào rồi? Bố mẹ cậu với em Tít dạo này sao rồi?

Về phần tớ vẫn khỏe và vẫn giữ vững học lực giỏi năm học vừa rồi. Tớ vẫn nhớ như in ngày nào chúng mình ngồi bên nhau nói về ước mơ của mình và đều có chung một ước mơ về sau làm bác sĩ để chữa bệnh cho người thân và những người không may bị mắc bệnh. Tớ luôn nghĩ về những trẻ em không may mắc bệnh hiểm nghèo và phải chịu đau đớn mỗi ngày. Cậu còn theo đuổi ước mơ đó chứ. Còn tớ vẫn đang cố gắng phấn đấu học tập thật tốt để thực hiện ước mơ đó. Nhưng theo tớ làm bác sĩ rất khó nên chúng ta phải cố gắng rất nhiều đó Hải à!

Thôi muộn rồi, tớ phải đi ngủ sớm sáng mai còn đi học. Cuối thư, tớ chúc cậu khỏe và luôn theo đuổi ước mơ làm nghề cao quý đó. Tớ mong hè sau chúng mình sẽ gặp nhau.

Bạn thân của câu

Hà Đức Chinh

Chi tiết các bài văn mẫu: Viết thư cho người thân [hoặc bạn bè] kể về ước mơ của em [15 mẫu]

Đề 2: Hãy viết một bức thư thăm hỏi và động viên một người bạn gặp hoàn cảnh khó khăn mà em biết.

- Đảm bảo được các yêu cầu sau:

+ Học sinh viết được một bức thư đúng cấu trúc [có phần mở đầu, phần chính, phần cuối thư] một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Biết thăm hỏi và động viên bạn lúc khó khăn. Lời thăm hỏi tự nhiên, tình cảm.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

Bài tham khảo

Đà Lạt, ngày… tháng… năm...

Hoa thân mến,

Khi được cô giáo báo tin rằng bố bạn đã qua đời vì Covid 19 và ảnh hưởng bởi bệnh nền. Mình và cả lớp đều cảm thấy rất buồn. Nhưng chắc chắn người cảm thầy buồn nhất chính là bạn. Vì vậy, mình viết lá thư này để bày tỏ sự thương tiếc cũng như mong bạn sớm vượt qua nỗi buồn để tiếp tục công việc học tập.

Hoa à, mình hiểu được rằng bạn đã cảm thấy tồi tệ như thế nào khi mất đi người cha đáng kính. Chúng mình còn quá nhỏ để phải chịu đựng nỗi mất mát người thân phải không? Nhưng bạn hãy mạnh mẽ lên nhé. Hãy nghĩ đến mẹ bạn - người sẽ phải thay cha gánh vác cả gia đình. Nếu bạn không mạnh mẽ thì ai sẽ là chỗ dựa tinh thần cho mẹ bạn đây?

Hoa đừng quên, bạn vẫn còn có thầy cô và bạn bè nữa đúng không? Chúng mình sẽ luôn ở bên động viên và giúp đỡ bạn. Chính vì vậy, mình mong bạn sớm vượt qua nỗi buồn nhé. Yêu thương bạn rất nhiều.

Bạn thân

Thu Trang

>> Tham khảo chi tiết các bài văn mẫu: Viết thư thăm hỏi động viên bạn bè, người thân có chuyện buồn

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

  • Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018
  • Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 4 năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22
  • Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22 năm học 2017 - 2018

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề