Chân xe tải là gì

Khi nói về xe tải thì chúng ta thường phân biệt các loại xe này đơn giản bằng thương hiệu của xe là hãng nào? tải trọng của xe là bao nhiêu? Loại thùng xe là gì?…

Và có một cách phân loại xe khá thông dụng trong thực tế ngày nay đó là theo số chân của xe hay còn gọi là trục hoặc giò.

Trục là một thành phần không thể thiếu của hầu hết các loại xe bánh lốp thực tế. Trong hệ thống treo trục trực tiếp, các trục có nhiệm vụ truyền mô-men xoắn dẫn động đến bánh xe, các trục trong hệ thống này cũng phải chịu trọng lượng của xe cộng với hàng hóa trên xe.

Một trục không dẫn động, chẳng hạn như trục dầm trước trong xe tải hạng nặng và một số xe tải nhẹ dẫn động hai bánh, sẽ không truyền động mà chỉ đóng vai trò như một bộ phận hệ thống treo và lái.

Vậy bạn đã bao giờ nghe cụm từ xe tải 4 chân [four axle truck] hoặc xe tải 4 giò, 4 trục, xe tải 8×4?

Bài viết này sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại xe tải 4 chân là gì.

xe tải 4 chân là gì

Giới hạn trọng lượng hợp pháp của xe phụ thuộc vào trọng lượng được trải đều trên tất cả các trục của xe tải – càng nhiều trục thì xe càng có thể chở được nhiều trọng lượng hàng hóa hơn.

Xe tải 4 chân là một loại xe tải có bốn trục với hai trục phía trước chịu tải, hoạt động điều hướng lái và hai trục phía sau chịu tải, truyền động đến bánh xe.

Hình ảnh mô phỏng chassis và trục xe- 

Có nghĩa là chiếc xe tải 4 giò này có thể chở nặng hơn dòng xe 3 chân 6×4  và quay đầu dễ hơn do có sẵn bốn trục.

Loại cấu hình khung gầm chassis này hầu hết được sử dụng trong ngành khai thác mỏ và vận chuyển thiết bị hạng nặng là vì những lý do đó.

Xe Tải 4 Chân Chở Được Bao Nhiêu Tấn?

Như đã đề cập ở trên, xe tải càng có nhiều cầu thì càng chở được nhiều hàng hóa với trọng lượng lớn, nhưng bên cạnh đó, việc có nhiều trục cũng làm cho xe tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn.

Thông thường, các loại xe tải thùng 4 chân tại Việt Nam có thiết kế tải trọng tối đa cho phép là 17900 kg [dưới 18 tấn], có nghĩ là xe 4 chân chở được 17,9 tấn hàng hóa.

Và cũng theo quy định của nhà nước thì xe ô tô tải 4 chân có tổng tải trọng không quá 30 tấn.

Các Loại Xe Tải 4 Chân Thông Dụng Tại Việt Nam

Thị trường xe tải 4 chân 8×4 tại Việt Nam rất sôi động, các hãng lớn đều có một sản phẩm tải 4 giò cho riêng mình, có thể kể đến như: Dongfeng, Chenglong, Isuzu, Camc, Hino,…

Ô Tô Hoàng Long xin điểm qua một số dòng xe đáng chú ý trong phân khúc này:

Xe tải Dongfeng 4 chân

Động cơ ISL315 có dung tích xi lanh 9460cc, công suất 232 Kw, loại 4 kỳ 6 xi lanh thẳng hàng tăng áp.

Cầu trước 2×7 tấn, cầu sau 2×10 tấn.

Tải 17T9, kích thước lòng thùng 11790 x 2500 x 3570 mm.

Đây là loại xe 4 chân giá rẻ từ đại diện đến từ Trung Quốc- Dongfeng. Xe có thiết kế bên ngoài đẹp, nội thất sang trọng, động cơ liên doanh với Cummins.

Dòng xe 4 chân của Vĩnh Phát – Isuzu Ginga 2020

Đây là dòng xe mới nhất do Vĩnh Phát Motors lắp ráp với linh kiện nhập khẩu 100% từ Isuzu.

Xe trang bị động cơ Isuzu 6UZ1- TCG51 với công suất tối đa 257 kw, dung tích xi lanh 9839 cc.

Kích thước thùng xe 9870 x 2350 x 750/2.150 mm, tải trọng xe 17,9 tấn.

Xe tải Camc 4 chân

Dòng xe Camc hiện đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam do giá thành khá rẻ và chất lượng xe ngày càng được cải thiện trông thấy.

Xe được trang bị động cơ Weichai của Áo là dòng động cơ chuẩn thế hệ thứ 3 của liên minh Châu Âu.

Xe Chenglong 4 chân

Được mệnh danh là con rồng trong nghành vận tải vùng Đông Bắc Á xe tải Chenglong ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng lớn của thị trường thế giới.

Xe trang bị động cơ Yuchai YC6L310-33 với dung tích 8424 cc, công suất tối đa 228kw.

Hình Ảnh Xe Tải 4 Chân

xe tải dongfeng 4 chân
Isuzu 4 chân
CAMC 4 chân
Chenglong 4 chân

Xe tải 2 chân là sản phẩm xe tải thùng có 2 trục, tổng tải trọng thiết kế dưới 16 tấn, tải trọng hàng hóa cho phép chở lớn nhất khoảng 9 tấn.

Bản vẽ xe tải Hyundai 2 chân

Xe tải 2 chân là tên gọi dân dã thường dùng trong giới kinh doanh vận tải dành cho dòng xe tải có công thức bánh 4×2, 4×4 bao gồm các sản phẩm xe tải thùng, xe tải ben…Trong đó phổ biến nhất là các sản phẩm xe tải thùng, khi nhắc đến xe tải 2 chân người ta thường hiểu là dòng xe tải 9 tấn, loại xe có tải trọng cao nhất trong phân khúc xe tải 2 chân, các loại xe có tải trọng thấp hơn thường được gọi là xe tải nhỏ, xe tải thùng ngắn, còn tên gọi xe 2 chân thường dùng với nghĩa là xe có tải trọng lớn sát với xe tải nặng trên 10 tấn.

Xe tải 2 chân Chenglong 9 tấn

Tại sao lại có tên gọi xe tải 2 chân?

Nếu bạn là người có kiến thức hoặc làm việc trong ngành vận tải chắc chắn sẽ không xa lạ gì với tên gọi này bởi thay vì dùng các tên thuật ngữ chuyên ngành như xe tải 4×2, 6×4. Tên gọi bằng những thuật ngữ chuyên ngành như vậy rất khó hiểu và khó nhớ, thậm chí đôi khi gây ra nhầm lẫn, vì vậy người ta gọi tên xe tải theo số trục để dễ nhớ hơn và có thể nhìn thấy một cách trực quan hơn.

Khi bạn ở bên cạnh một chiếc xe tải và nhìn theo hướng vuông góc với trục xe, bạn sẽ thấy hai trục, một trục trước và một trục sau giống như hai chân tiếp xúc với mặt đất, vì vậy mới hình thành nên thuật ngữ xe 2 chân.

Auman C160 thùng đông lạnh

Xe 2 chân có hai công thức bánh xe là 4×2 và 4×4. Xe tải 4×2 là tên gọi cho các loại xe có một cầu chủ động đặt phía sau xe, thông thường đây là các loại xe tải thùng, xe ben cầu láp. Cầu láp là cầu chủ động liên kết trực tiếp với trục bánh xe mà không qua hệ bánh răng hành tinh. Xe tải 4×4 là tên gọi dành cho các loại xe có hai cầu chủ động, một số ít là các loại xe tải thùng chạy trên cung đường đồi núi đặc trưng, thường dùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Phần lớn xe tải 4×4 là xe ben 2 cầu dùng cho vận chuyển vật liệu và san lấp mặt bằng.

Các loại xe tải thùng 2 chân có trên thị trường

Người ta thường phân loại xe 2 chân theo phân khúc rõ ràng như sau:

Xe tải dưới 3.5 tấn: Đây là các loại xe tải thùng cỡ nhỏ với kích thước thùng phổ biến từ 3.5m trở xuống, thường dùng để chở hàng hóa liên tỉnh, trong nội đô thành phố với khoảng cách trung bình hiệu quả dưới 200km. Các thương hiệu nổi bật có trong phân khúc này có thể kể đến như KIA, HYUNDAI, DAEHAN…

Xe tải Kia tải trọng 2.5 tấn

Xe tải 5-7 tấn: Kích thước thùng trung bình từ 5.7 – 6.9m thường sử dụng để chở hàng nông sản, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng với quãng đường vận chuyển dưới 300km mang lại hiệu quả cao nhất. Các sản phẩm trong phân khúc này có cả các thương hiệu lắp ráp trong nước như THACO, VEAM, FUSO hay các sản phẩm xe nhập khẩu cabin chassi, nhập 3 cục như Hyundai, Daewoo…

Xe tải Thaco Foton M4 3.5 tấn

Xe tải 9 tấn: Là sản phẩm gần nhất với tên gọi xe 2 chân, kích thước thùng trung bình từ 7.4 – 9.5m gồm hai phân khúc thùng ngắn và thùng dài. Kích thước xe tải 2 chân cũng phân theo kích thước lòng thùng để phù hợp với các loại hàng hóa ngày càng đa dạng và chuyên biệt hóa như hiện nay. Các sản phẩm nổi bật có trong phân khúc này có thể đến như Chenglong M3, Dongfeng B180, AUMAN C160, VEAM VPT950

Giá xe tải 2 chân dao động như thế nào?

Xe tải Thaco Auman C160 thùng kín 4 cửa hông

Phụ thuộc vào tải trọng, kích thước thùng và xuất xử của sản phẩm nên giá xe 2 chân rất đa dạng nhưng nằm trong khoảng từ 350 – 1300 triệu bao gồm các loại xe nhập khẩu và lắp ráp trong nước. Những sản phẩm xe 2 chân sản xuất mới chưa từng đăng ký ra biển đều được ngân hàng hỗ trợ vay vốn 70-80% giá trị hợp đồng. Vì vậy nếu bạn còn băn khoăn về mặt tài chính hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

Xem thêm >>>>>>> Giá lăn bánh xe tải 2 chân

Video liên quan

Chủ Đề