Chất ứng với công thức cấu tạo nào sau đây là đi peptit

Đáp án chính xác nhất của Top lời giảicho câu hỏi trắc nghiệm: “Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Peptit là tài liệu ôn tập môn Hoá học 12 dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm:Hợp chất nào sau đây thuộc loại Đipeptit?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH

Trả lời:

Đáp án đúng: B.H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

Hợp chất H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH thuộc loại Đipeptit.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Peptit dưới đây nhé.

Kiến thức tham khảo về Peptit

1. Khái niệm Peptit

a. Khái niệm, cấu tạo, phân loại

* Khái niệm:

- Là loại hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

- Liên kết peptit là liên kết – CO- NH- giữa hai đơn vị α amino axit. Nhóm CO – NH giữa hai đơn vị α amino axit được gọi là nhóm peptit.

* Cấu tạo phân tử:

- Phân tử peptit được hợp thành từ các gốc α-amino axit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm NH2,amino axit đầu C còn nhóm COOH.

* Phân loại:

- Oligopeptit là những peptit có từ 2 – 10 gốc α-amino axit và đc gọi tương ứng là đi-; tri-; …

- Polipeptit là những peptit có từ 11-50 gốc α-amino axit. Đây là cơ sở để tạo nên protein.

- Cách biểu diễn các peptit: ghép từ tên viết tắt của các gốc α-amino axit theo trật tự của chúng.

Ví dụ: Hai đipeptit từ alanin và glyxin là: Ala-Gly và Gly-Ala.

2. Cấu tạo, đồng phân và danh pháp

a. Cấu tạo và đồng phân

- Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH.

- Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n!

- Nếu trong phân tử peptit có i cặp gốc α-amino axit giống nhau thì số đồng phân chỉ còn.

b. Danh pháp

- Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên).

Ví dụ:

3. Tính chất vật lí, hóa học của Peptit

a. Tính chất vật lí

- Thường ở thể rắn.

- Nhiệt độ nóng chảy cao.

- Dễ tan trong nước.

b. Tính chất hóa học

* Phản ứng màu biure: dung dịch peptit + Cu(OH)2- phức chất màu tím đặc trưng

Lưu ý: Đipeptit không có phản ứng này.

* Phản ứng thủy phân:

+ Xúc tác: axit, bazơ hoặc enzim

+ Sản phẩm: các a-amino axit

* Cách viết CTPT của peptit:

- Giả sử peptit tạo bởi các a-amino axit có CTTQ CrH2n+1O2N

+ Tạo đipeptit : 2CnH2n+1O2N → C2nH4nO3N2 + H2O

+ Tạo tripeptit : 3CnH2n+1O2N → C3nH6n-1O4N3 + 2H2O

Tổng quát: CnH2n+1NO2

aCnH2n+1NO2 + (a-1) H2O → CanH2an + 2-aNaOa-1

* Cách tính nhanh phân tử khối của peptit:

- Giả sử một peptit mạch hở X chứa n gốc a-amino axit thì phân tử khối của X được tính nhanh là:

Mx = Tổng PTK của n gốc a-amino axit – 18.(n - 1)

Ví dụ: MGly-Gly-Gly-Gly = 4.75 - 3.18 = 246 (đvC)

MAla-Ala-Ala-Ala-Ala = 5.89 – 4.18 = 373 (đvC)

4. Một số câu hỏi liên quan về Peptit

Câu 1:Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là:

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án đúng: D

Câu 2:Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly.

B. Ala-Ala-Gly-Gly.

C. Ala-Gly-Gly.

D. Gly-Ala-Gly.

Đáp án đúng: A

Câu 3:Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Đáp án đúng: A

Câu 4:Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong phân từ đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân,

C. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

D. Protein đorn giản được tạo thành từ các gốc a-amino axit.

Đáp án đúng: A

Câu 5:Thủy phân 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 25,2.

B. 31,2.

C. 27,9.

D. 30,9.

Đáp án đúng: B

Câu 6:Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nếu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là:

A. 100.

B. 178.

C. 500.

D. 200.

Đáp án đúng: D

Câu 7:Thủy phân hoàn toàn 13,02 gam tripeptit mạch hở X (được tạơ nên từ hai a-amino axit có cùng công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 19,14 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 13,02 gam X bằng dung dịch HC1 dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 19,59.

B. 21,75.

C. 15,18.

D. 24,75.

Đáp án đúng: B

Câu 8:Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân từ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2và H2O bằng 27,45 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 60.

B. 30.

C. 15.

D. 45.

Đáp án đúng: A

Câu 9:Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

A. H2N-CH2-CONH-CH2-CO-NH-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

D. H2N-CH2-CH2-CO-CH2-COOH.

Đáp án đúng: B

Chất nào sau đây là đipeptit?


A.

H2N - CH2 - CONH - CH2 - C(CH3) - COOH    

B.

H2N - CH2 - CONH - CH2 - CONH  - COOH

C.

H2N - CH2 - CONH - CH(CH3) - COOH   

D.

H2N - CH2 - CONH - CH2 - CH2 - COOH

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit

A. H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH.

Đáp án chính xác

B. H2N-CH2-NH-CH2COOH

C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH

D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH

Xem lời giải