Chỉ ra sự khác nhau giữa hạt giống tốt và cỏ dại xấu xí được nơi đến trong đoạn trích

Problem

Chỉ ra sự khác nhau giữa hạt giống tốt và cỏ dại xấu xí được nơi đến trong đoạn trích

Solution

Sự thức tỉnh đời sống ý thức của Mị trước hết là nhờ tác động của hoàn cảnh, một hoàn cảnh khá “điển hình” – đấy là mùa xuân về trên miền núi cao Tây Bắc. Mùa xuân gợi dậy ở con người và thiên nhiên sực sống tiểm tàng và nhũng khắt vọng. Người Mông ăn Tết khi ngô lúa đã gặt xong, mùa xuân có thêm niềm vui thu hoạch mùa màng. Cái Tết năm ấy đến vào lúc gió và rét dữ đội, nhưng vẫn không ngăn được những sắc màu của mùa xuân trong thiên nhiên và cẫ ở con người. Sự sống của tạo vật và con người như được mùa xuân khơi dậy, làm bừng tỉnh. Và thời điểm để ngọn lửa sống trong lòng Mị bừng lên đã đến. Đấy là mộl “đêm tình mùa xuân”. Tiếng sáo gọi bạn tình cứ thiết tha, bổi hồi “tai MỊ văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”. Với Mị, tiếng sáo gọi bạn là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát vọng hạnh phúc : “Ngày trước, MỊ thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. MỊ uốn chiếc lả trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết nào nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Cái nồng nàn của đêm xuân lại được tăng thêm bởi bữa rượu ngày tết, trong tiếng chiêng đánh ầm ĩ vá những người lên đồng, người hát : “Ngày Tết, MỊ cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say…”. Chính trong một trạng thái đã được kích thích bởi men rượu, bởi những âm thanh náo động của bữa cơm cúng ma trong nhà Pá Tra và sự lôi cuốn của tiếng sáo gọi bạn ngoài đừờng, MỊ đã vượt ra khỏi tâm trạng thờ ơ, nguội lạnh lâu nay của mình.Dấu hiệu đẩu tiên là Mị sống lại với những hổi tưởng về những ngày xuân quá khứ, những kỷ niệm đẹp về ngày trước, những ngày hạnh phúc ngắn ngủi của tuổi trẻ. Bằng việc nhớ lại quá khứ, MỊ đã vượt qua tình trạng sống “phi thời gian”, sống mà như đã chết bấy lâu nay, rồi MỊ sống lại vứi niềm ham sống của tuôi trẻ : Mị thấy phơi phới trở lại trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm Mị vẫn còn trẻ. MỊ muốn đi chơi”. Sức sống bấy lâu nay bị đè nén, tướng đã tắt lim thì nav bỗng trỗi dậy. Phản ứng đầu tiên của Mị là ý nghĩ : “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Ý nghĩ về cái chết lúc này là sự phản kháng với hoàn cảnh, nó chứng tỏ rằng MỊ đã ý thức lại được tình cảnh đau xót dai dẳng của mình. Trong khi ấy thì tiếng sáo -. biểu tượng của khát vọng tình yêu và tự do – cứ theo sát diễn biến tâm trạng của MỊ. Nó là ngọn gió thổi bùng lên đốm lửa trong lòng Mị. Tiếng sáo từ chỗ là một hiện tượng ngoại cảnh (“tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”) đã xâm nhập thế giới nội tâm của MỊ, trở thành một hiện hữu ở trong tâm linh nhân vật : “Trong đầu MỊ đang rập rờn tiếng sáo”. Đến đây, tính cách nhân vật có bước phát triển quyết định : từ những sôi sục trong tâm tư, MỊ đã hành động. Đầu tiên là một hành động có nhiều ý nghĩa : “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Đấy là hành động của sự thức tỉnh. MỊ thắp sáng ngọn đèn trong căn phòng vốn âm u, mờ mịt của mình, cũng tức là Mị thắp lên một ánh sáng trong cuộc đời tăm tối triền miên của mình trong nhà Pá Tra. Và hành động này thúc đẩy hành động tiếp theo như những đợt sóng tiếp nhau. Dường như không đếm xỉa gì đến những trói buộc khắt khe của nhà Pá Tra, đến A Sử, Mị tự mình hành động như một con người tự do, theo tiêng gọi cua lòng mình : quấn lại tóc, rút lấy cái váy hoa, sửa soạn đi chơi Tết.

chị ơi giải giúp em câu 2 với

Chỉ ra sự khác nhau giữa hạt giống tốt và cỏ dại xấu xí được nơi đến trong đoạn trích

Kim Lân - một nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam vào giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Ông là một người yêu quê hương đất nước, giàu lòng thương người. Kim Lân đã khắc họa rất thành công bức tranh của nạn đói năm Ất Dậu, nạn đói lịch sử của nước ta năm 1945 qua tác phẩm truyện ngắn “Vợ Nhặt”. Đặc biệt là qua hình ảnh nhân vật Tràng, một người nông dân nghèo đói, bất hạnh nhưng trong anh lại có một tấm lòng giàu tình thương người, giàu khát vọng hạnh phúc. Tất cả được thể hiện qua câu chuyện đầy bất ngờ của Tràng - câu chuyện nhặt vợ giữa ngày đói. Tràng một thanh niên chất phát, anh chính là người đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo khổ, sống ở xóm ngụ cư nuôi mẹ già, công việc hằng ngày kiếm sống chính là đẩy xe bò mướn. Người ta thường nói cuộc đời vốn dĩ công bằng, nhưng có lẽ đối với người thanh niên Tràng thì lại quá bất công, số phận khổ cực bần cùng của chàng trai đi đôi với ngoại hình xấu xí, thô kệch với cái đầu trọc lóc, cái lưng to bè như lưng gấu, đôi mắt thì nhỏ tí gà gà. Tính tình Tràng thì lại dở hơi nhưng cũng vô cùng tốt bụng, và rất mực yêu trẻ con, chàng thường hay vui đùa với những đứa trẻ trong xóm. Một người vô cùng bất hạnh và tội nghiệp. Nhưng run rủi sao, một con người thấp hèn ấy, một hoàn cảnh cơ cực như thế lại trở thành một chú rể, đây có phải là một sự may mắn, là hạnh phúc của Tràng không. Bỗng dưng có vợ - Tràng nhặt được vợ chỉ sau hai lần gặp gỡ, chỉ qua vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc giữa ngày đói. Có thể nói, chuyện lấy vợ của Tràng giống như là một điều lạ nhưng thú vị, giống như đùa nhưng cũng là thật. Mới ban đầu, khi người phụ nữ đói nghèo, rách rưới là thị đồng ý lấy không Tràng, lúc đó, người thanh niên này cũng thấy hơi chột dạ, cũng biết chợn vì “Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi Tràng chặc lưỡi và suy nghĩ đến đâu hay đến đó. “Chậc, kệ!”- câu nói như đồng ý, như chấp nhận số phận, như bắt đầu một cuộc sống mới, một cuộc sống có vợ. Việc hai người này đến với nhau tuy ngẫu nhiên nhưng cũng là điều tất nhiên, Tràng cần một người vợ để biết đến hạnh phúc còn Thị - người đàn bà nghèo ấy cần một chỗ dựa để qua khỏi hoàn cảnh đói kém, một sự chở che. Đây chính là cuộc sống thường nhật trên đời. Đọc lướt qua câu chuyện ta ngỡ như việc “nhặt vợ” của Tràng là tình cờ nhưng nghĩ cho kĩ ta sẽ thấy rằng việc làm ấy xuất phát từ tình yêu thương của con người chân chính. Tình thương người đã cho anh quyết định dứt khoát là đưa người đàn bà xa lạ về chung sống. Hành động ấy của Tràng còn tiềm ẩn khát vọng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình mà trước đây anh không dám ao ước. Chính khát vọng và tình thương đã làm cho Tràng biến đổi từ dáng vẻ bên ngoài đến bên trong tâm hồn. “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Với cách miêu tả ấy dường như trước mắt người đọc là một anh Tràng khác hẳn. Từ một con người mang mặc cảm về thân phận, một trái tim cằn cỗi nay lại hồi sinh. Khi đã có vợ rồi niềm vui sướng trong anh Tràng ngập. Dường như anh đã quên đi cuộc sống tối tăm thường nhật và cảm nhận một sự thay đổi. Tràng ý thức được trách nhiệm, bổn phận của người chồng, người chủ gia đình “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng…Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”. Từ một con người cục mịch, sống vô tư, chỉ biết việc trước mắt, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi, đây là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay. Trong ý nghĩ của anh lại vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ. Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận, tiếc rẻ và trong óc vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới… Tràng được khắc hoạ nổi bật trong bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945. Những người năm đói được miêu tả với “khuôn mặt hốc hác u tối”, “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người” càng tô đậm cảm giác tang tóc thê lương. Cái đói huỷ diệt cuộc sống tới mức khủng khiếp. Trong một bối cảnh như thế Kim Lân đặt vào đó một mối tình thật là táo bạo, dở khóc, dở cười giữa Tràng và Thị, một mối duyên bắt nguồn từ bốn bát bánh đúc giữa ngày đói. Kim Lân đã tạo nên một tình huống độc đáo: Tràng nhặt được vợ để từ đó làm nổi bật khao khát hạnh phúc, tình yêu thương, cưu mang đùm bọc lẫn nhau của những con người đói. Ngay cái nhan đề Vợ nhặt đã bao chứa một tình huống như thế: nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm 1945, người dân lao động dường như khó ai thoát khỏi cái chết, giá trị một con người thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo, chỉ nhờ có mấy bát bánh đúc ngoài chợ. Như vậy thì cái thiêng liêng (vợ) đã trở thành rẻ rúng (nhặt). Nhưng tình huống truyện còn có một mạch khác: chủ thể của cái hành động “nhặt” kia là Tràng, một gã trai nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, đang thời đói khát mà đột nhiên lấy được vợ, thậm chí được vợ theo thì quả là điều lạ. Lạ tới mức nó tạo nên hàng loạt những kinh ngạc cho hàng xóm, bà cụ Tứ – mẹ Tràng và chính bản thân Tràng nữa. Mặc dù người vợ được hắn nhặt về, nhưng Tràng không hề rẻ rúng, khinh miệt thị. Trái lại, Tràng vô cùng trân trọng, coi chuyện lấy thị là một điều nghiêm túc. Khát vọng mái ấm gia đình đã khiến Tràng vượt qua lo lắng về cái đói “đến thân còn chẳng lo nổi, lại còn đèo bòng”. Tràng chậc lưỡi “kệ” cái đói, mua cho thị cái thúng con, vài xu dầu và dẫn thị về căn nhà lụp xụp rách nát của mẹ con mình. Tràng hồi hộp chờ câu đồng ý chấp thuận của bà cụ Tứ. Ở cuối tác phẩm, ta thấy trong suy nghĩ của Tràng xuất hiện cảnh những người nghèo đói khổ đang kéo nhau ầm ầm đi trên đê Sộp, ở đằng trước là một lá cờ đỏ sao vàng. Đoàn người đang đi phá kho thóc Nhật. Đây là một hiện thực và cũng là ước mơ tin về tương lai, tin về Đảng và cách mạng của Tràng cũng như của những người như Tràng. Kim Lân rất xuất sắc và thành công khi có thể lột tả được sự thay đổi củng như miêu tả được tâm lý nhân vật bằng ngòi bút nhân đạo vô cùng sâu sắc của tác giả. Tràng giống như một đứa con tinh thần của Kim Lân. Tình huống nhặt vợ đầy bất ngờ và đặc biệt nhưng đã thể hiện được tư tưởng sâu sắc của tác phẩm đó chính là dù người nghèo đói, cùng cực nhưng họ luôn nghĩ đến sự sống chứ không phải là cái chết, luôn có niềm tin vào tương lai tươi đẹp. Qua Tràng ta cũng đã cảm nhận được một tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của người dân lao động nghèo đó chính là tình người và hi vọng.

hoặc thân bài e có thể tập trung viết theo những í trong dàn i như này nhé

Tình huống nhặt vợ: Tràng – anh nông dân nghèo thô kệch, dân ngụ cư bỗng “nhặt” được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. + Lần gặp 1: lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình. + Lần gặp 2: Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng. Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ. + Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ. => Trong cái nạn đói khủng khiếp của năm 1945, người ta nuôi thân còn chả xong vậy mà trong cái đói khổ ấy Tràng lại đem vê một người vợ. - Tâm trạng và hành động của Tràng: + Lúc đầu Tràng tỏ ra lo lắng trước cảnh nghèo “… thóc gạo này mà còn đèo bòng” sau cũng tặc lưỡi "chậc, kệ".

chị giải gup em câu 2 phần đọc hiểu và câu 1 phần làm văn với ạ

ảnh đề k có phần đoạn trích nên chị không làm 2 câu i đc e ạ.em chụp lại đủ để rồi đặt thêm câu hỏi nhé

Chỉ ra sự khác nhau giữa hạt giống tốt và cỏ dại xấu xí được nơi đến trong đoạn trích

Chỉ ra sự khác nhau giữa hạt giống tốt và cỏ dại xấu xí được nơi đến trong đoạn trích

câu 2: biện pháp tự từ đueocj sử dụng chủ yếu câu hỏi tu từ e nhé

đặt ra liên tục các câu hỏi để bộc lộ sự băn khoăn,trăn trở của tác giả về lối sống"bỏ hình bắt bóng"

chị giúp em câu 1phần làm văn với ạ

Chúng ta thường quan tâm đến việc nuôi dưỡng cơ thể bằng những loại thức ăn nào bổ dưỡng, lành mạnh, nhưng lại rất ít khi quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn. Thật ra, tâm hồn ta cũng cần được nuôi dưỡng. Và xét về nhiều khía cạnh, tâm hồn là quan trọng và cần chú ý quan tâm hơn rất nhiều. Một tâm hồn trong sáng, khoẻ mạnh dễ mang lại cho ta cuộc sống yên vui, hạnh phúc, ngay cả khi ta gặp phải những nghịch cảnh khó khăn. Việc nuôi dưỡng tâm hồn cũng có những vấn đề của nó. Khi ta sử dụng thức ăn cho cơ thể, ta cần biết được những món nào là bổ dưỡng và những món nào là độc hại. Những thức ăn độc hại sẽ làm cơ thể ta thương tổn, suy yếu. Việc nuôi dưỡng tâm hồn cũng vậy. Ta cần biết phân biệt những điều gì giúp ta hàm dưỡng được sự tốt đẹp cho tâm hồn, và những điều gì là độc hại, không tốt. Trong phần tinh thần của ta, ngoài những gì thuộc về ý thức được bộc lộ bằng hình thức suy nghĩ, cảm xúc…, còn có một phần khác tinh tế hơn. Đó là những gì được ghi nhận lại trong tiềm thức. Những yếu tố này được ghi nhận lại sau mỗi lần có một ý tưởng, cảm xúc nào đó được thể hiện. Và sau đó chúng sẽ đóng vai trò như những hạt giống ngủ yên, chờ đợi lúc thuận tiện để sinh khởi trở lại. Sự so sánh này càng chính xác hơn khi chúng ta biết rằng những gì được thể hiện nơi ý thức sẽ hình thành không phải một mà là nhiều hạt giống khác cùng loại với nó trong tiềm thức. Và những hạt giống này lại chờ đợi có dịp để tiếp tục phát lộ ra bên ngoài. Khi ta tức giận với ai đó chẳng hạn. Ngoài những cảm xúc mạnh mẽ của sự nóng giận được bộc lộ ra, cơn giận ấy còn gieo cấy vào tiềm thức của ta nhiều hạt giống khác của sự giận dữ. Những hạt giống này sẵn sàng chờ dịp để nảy mầm. Và điều này có nghĩa là về sau ta càng dễ có những cơn giận tương tự như vậy bộc phát. Nếu ta tham lam, nghi ngờ, ganh tỵ… hay yêu thương, vị tha, cảm thông… tất cả cảm xúc ấy đều để lại những hạt giống của chúng trong tiềm thức. Khi hiểu được điều này, chúng ta càng phải cẩn thận hơn trong việc chăm sóc những cảm xúc và suy nghĩ của mình. Vâng, ngay cả những suy nghĩ cũng độc hại không kém gì hành động. Đôi khi ta thù ghét ai đó và chưa có một biểu lộ nào ra bên ngoài, nhưng ta thường xuyên nuôi dưỡng những ý nghĩ về sự thù ghét. Như vậy là ta đang nung nấu, làm khổ sở tâm hồn mình bằng ngọn lửa thù hận. Và hơn thế nữa, ta còn gieo cấy thêm những hạt giống xấu của sự thù hận vào tiềm thức. Khi có dịp, sự thù ghét đó sẽ sẵn sàng được bộc lộ ra thành hành động. May mắn thay, điều ngược lại cũng là sự thật. Nếu ta nuôi dưỡng những ý nghĩ về sự thương yêu, chia sẻ, cảm thông, lòng vị tha… chúng ta cũng sẽ gieo cấy được những hạt giống của sự thương yêu, chia sẻ, cảm thông, vị tha… Khi có dịp, những hạt giống này chắc chắn sẽ nảy nở làm tươi mát cho cuộc sống chúng ta. Theo cách hiểu này, ngay cả việc thường xuyên tiếp xúc với những môi trường xấu xa, như đọc sách báo, xem phim ảnh, nghe nhạc… với những nội dung không lành mạnh, cũng sẽ gieo cấy vào tâm hồn ta vô số những hạt giống xấu. Ngược lại, chỉ cần một cử chỉ cảm thông trước nỗi khổ đau của người khác, hoặc chân thành chia sẻ niềm vui của một người bạn vừa thành đạt… những điều nhỏ nhặt đến thế cũng đã gieo cấy được vào tâm hồn ta những hạt giống tốt lành. Vấn đề khác biệt nằm ở nơi đây. Sự tham lam, nóng giận, nghi ngờ, ghen tỵ… là những tính xấu, không phải chỉ là vì theo như các tiêu chí đạo đức mà chúng ta đã được giáo dục. Chúng ta còn có thể dễ dàng tự mình cảm nhận được sự tai hại mà chúng mang đến cho tâm hồn chúng ta. Bất kể là sự tham lam, nóng giận, nghi ngờ, ghen tỵ… của ta có gây ra điều gì tổn hại cho ai đó hay chưa, nhưng chúng đã thật sự làm tổn hại chính tâm hồn ta khi ta nuôi dưỡng chúng. Bạn sẽ không bao giờ có được một giây phút nào yên vui, thanh thản nếu trong lòng bạn chất chứa đầy thù hận, sự nghi ngờ, ghen tỵ… hay theo đuổi một tham vọng chưa đạt được. Ngược lại, khi ta nuôi dưỡng tâm hồn bằng sự yêu thương, chia sẻ, cảm thông, vị tha… chúng ta tự mình cảm nhận được niềm vui nhẹ nhàng của sự thanh thản, tươi sáng. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ khi biết rằng để có được một cuộc sống thật sự yên vui hạnh phúc, một tâm hồn trong sáng thanh thản, chúng ta cần phải biết nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những gì tươi mát, tốt đẹp, tránh xa những gì độc hại, gây thương tổn. Mặt khác, một trong những khuynh hướng thông thường của chúng ta là khi có điều gì không vừa ý hoặc bất đồng, ta thường hay nhắc đến. Nhưng ngay cả việc phê phán, chỉ trích những điều xấu mà vượt quá mức độ cần thiết, nghĩa là không còn nhằm mục đích xây dựng nữa, cũng sẽ có tác dụng gieo cấy trong tâm hồn ta những hạt giống của sự độc hại. Hãy nhớ rằng, chỉ cần nghĩ đến, nhắc đến những điều xấu thôi, cũng đã đủ để làm thương tổn tâm hồn ta nhiều khi rất nặng nề. Ngược lại, đôi khi có những việc nhỏ nhặt tưởng như vô ích, nhưng thật sự mang lại cho ta rất nhiều ích lợi. Chẳng hạn, bạn có thể vô tư thưởng thức vẻ đẹp của một bông hoa buổi sáng, hoặc một áng mây bay qua trên bầu trời trong xanh… Những điều ấy cũng đủ gieo cấy trong tâm hồn bạn những hạt giống tươi mát, nhiệm mầu. Sự nảy mầm của những hạt giống ấy sẽ giúp bạn gần gũi hơn, tiếp xúc một cách trọn vẹn hơn với cuộc sống tươi đẹp này. Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy dẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài. Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác. Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.

hoặc e có thể tham khảo qua dàn i như này để vuết nhé

. Mở bài: - Xác định vấn đề cần nghị luận: cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn II. Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận 1. Giải thích - Tâm hồn con người là tổng hoà của nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng… Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người. - Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người. 2. Bàn luận - Nuôi dưỡng tâm hồn là điều rất quan trọng và thật cần thiết. Việc làm ấy cần được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi còn nhỏ. - Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau: + Biết lắng nghe sự chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo + Không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết + Luôn hướng thiện và có tâm hồn đồng cảm với người khác + Biết cách sống mình vì mọi người, bản thân không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống + Tránh gây tổn thương cho những người xung quanh + Biết chia sẻ niềm vui mà bạn mình vừa nhận được,… lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong… - Làm thế nào để có một tâm hồn đẹp: Biết quan sát, lắng nghe, học hỏi, nhạy cảm, thấu hiểu, chia sẻ với người khác để cùng hướng tới những điều thiện - Phản đề: Phê phán một số người hiện nay thường chỉ quan tâm đến vẻ đẹp hình thức, ra sức chăm chút cho vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài mà không quan tâm trau dồi vẻ đẹp tâm hồn (công, dung, ngôn, hạnh) III. Kết bài: Bài học nhận thức - Cái đẹp tiềm ẩn bên trong phẩm chất, tính cách mới tạo nên giá trị đích thực của mỗi con người, vẻ đẹp tâm hồn tôn vinh thêm cho vẻ đẹp hình thức - Vẻ đẹp tâm hồn làm nên giá trị sâu xa, bền vững của con người. - Con người ta chỉ hoàn thiện khi có sự hài hoà giữa vẻ đẹp hình thức với vẻ đẹp tâm hồn.

ừm OK thì chấp nhận đáp án và đánh giá cho c nhà.c cám ơn?

Chỉ ra sự khác nhau giữa hạt giống tốt và cỏ dại xấu xí được nơi đến trong đoạn trích

em ơi nếu muốn đặt thêm câu hỏi thì thêm vào yêu thích gửi chị nhé hoặc e đặt câu hỏi riêng cho lầm sau nha.

Still don't get it?Ask this question to QANDA teacher