Chỉ số icor của việt nam 2023 là bao nhiêu năm 2024

Phóng viên Báo Nhân Dân điện tử đã trao đổi với Tiến sĩ Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam về vấn đề này.

Đã qua giai đoạn

doanh nghiệp phát triển dựa vào vốn

Phóng viên: Sau đại dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng về số lượng nhưng quy mô, tiềm lực tài chính và sức cạnh tranh có gì thay đổi, thưa ông?

Tiến sĩ Lê Duy Bình: Sự gia tăng mạnh mẽ của doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp tái gia nhập thị trường trong năm 2022 vừa qua cho thấy sức sống mãnh liệt của tinh thần kinh doanh. Với những cải cách mạnh mẽ của Luật Doanh nghiệp, tinh thần kinh doanh đã được nuôi dưỡng, động viên, thúc đẩy thành phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ trong cả nước những năm gần đây.

Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó có kinh tế tư nhân đã tăng trưởng rất nhanh, từ 0,8 triệu tỷ đồng năm 2010 lên gần 29 triệu tỷ đồng năm 2021. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân đóng góp vô cùng lớn, tương ứng lần lượt là 0,3 triệu tỷ đồng và 1,7 triệu tỷ đồng.

Về hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư [ICOR], năm 2010 khu vực kinh tế nhà nước cần 9,8 đồng để tạo ra 1 đồng GDP thì khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần sử dụng 4,3 đồng để tạo ra 1 đồng GDP. Con số này cho thấy trong vào thời gian này, khu vực tư nhân sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Tuy nhiên xu hướng này đã đảo ngược trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua. Khu vực tư nhân hiện cần đến 23 để tạo ra 1 đồng GDP trong khi khu vực kinh tế nhà nước vẫn duy trì mức cũ. Sự suy giảm của hệ số ICOR đầu tư tư nhân trong hai năm vừa qua có thể là chỉ dấu báo hiệu thời kỳ gia tăng sản lượng chỉ bằng cách gia tăng nguồn vốn đầu tư đã qua. Trong giai đoạn mới, khu vực kinh tế tư nhân cần tìm kiếm các động lực khác để đóng góp cho gia tăng sản lượng, gia tăng tăng trưởng như công nghệ và nguồn nhân lực.

Hệ số ICOR kém đi của đầu tư tư nhân trong hai năm qua cũng có tác động của đại dịch Covid-19, của quy luật hiệu quả lợi nhuận cận biên giảm dần và cũng là điểm tới hạn của mô hình dựa chủ yếu vào đóng góp của yếu tố đầu vào là vốn mà không chú trọng tới các yếu tố khác.

Đồng thời cũng làm dấy lên câu hỏi liệu các nguồn vốn đầu tư tư nhân như đã đăng ký, thống kê đã thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản lượng và giá trị gia tăng cho nền kinh tế hay không; cách thức phân bổ, bơm vốn như thời gian qua đã hợp lý chưa, đã đến được các doanh nghiệp cần vốn nhất hay chưa.

Phóng viên: Điều này có ảnh hưởng thế nào đến mục tiêu phát triển 1,5 doanh nghiệp vào năm 2025, thưa ông?

Tiến sĩ Lê Duy Bình: Đây là mục tiêu rất thách thức. Thời gian gần đây, mỗi năm cả nước có khoảng 120.000-130.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng tỷ lệ doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể lên đến khoảng 60% so với số doanh nghiệp mới. Vì vậy, muốn có 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 thì mỗi năm phải có thêm ít nhất 400.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, gấp gần 3 lần tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp.

Hiện nay để nhà đầu tư bỏ vốn thành lập doanh nghiệp không khó nhưng để doanh nghiệp đó sống được và phát triển lâu dài là vấn đề còn rất nhiều việc phải làm.

Trong thực tế, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã chậm lại về số lượng và lao động từ trước khi có đại dịch Covid-19. Trong đại dịch, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn, tỷ lệ doanh nghiệp rời bỏ thị trường tăng lên rất cao là vấn đề đáng phải lưu ý.

Tôi cho rằng đã đến lúc cần chú trọng đến mục tiêu phát triển doanh nghiệp đang hoạt động thay vì hướng đến mục tiêu là số lượng doanh nghiệp đăng ký mới. Cần có các cải cách mang tính đột phá trong Luật Doanh nghiệp, các luật về quản lý thuế, thuế và một số luật có liên quan nhằm hình thành một hình thức pháp lý phù hợp, một khung pháp lý thuận lợi, phù hợp với loại hình doanh nghiệp một chủ, doanh nghiệp cá thể.

Đây là biện pháp căn cơ để khuyến khích hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp và xa hơn là 2 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Việc chuyển dịch cơ cấu cùng với thúc đẩy nhanh công tác giải ngân đã góp phần quan trọng và việc duy trì, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng. Theo tính toán, khi giải ngân đầu tư công tăng thêm 1% thì tăng trưởng GDP sẽ tăng thêm 0,058%; giải ngân 1 đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,61 đồng vốn đầu tư của khối ngoài nhà nước, góp phần kích cầu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Thực tế, trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trung bình 83,4% kế hoạch hàng năm, đóng góp vào tăng trưởng GDP bình quân 6,01%. Năm 2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 93,47% đóng góp vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng 2,56%. Đây được coi là kết quả đáng ghi nhận khi dịch bệnh COVID-19 tác động nặng nề. Việt Nam hiện là một trong số ít quốc gia duy trì được mức tăng trưởng dương và xếp trong nhóm những nước tăng trưởng cao trên thế giới.

Đặc biệt, năm 2022 vốn giải ngân đạt 93,50% đóng góp vào mức tăng trưởng ấn tượng 8,02%. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đạt 30,49%, qua đó tạo tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế trong bối cảnh hậu dịch bệnh COVID-19, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.

Hai là, khẳng định vai trò dẫn dắt của vốn đầu tư công, đóng vai trò chống suy thoái, tạo điểm tựa cho đầu tư của các thành phần khác. Giai đoạn 2016-2023, cơ cấu huy động vốn đầu tư toàn xã hội có sự dịch chuyển tích cực, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật. Theo đó, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước đã giảm từ mức trung bình 39,04% giai đoạn 2011-2015 xuống còn 26,98% giai đoạn 2016-2020 và tiếp tục giảm xuống 25,22% giai đoạn 2021-2022. Cùng với đó, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước xu hướng tăng dần, từ mức 38,26% giai đoạn 2011-2015 lên 55,34% giai đoạn 2016-2020 và tiếp tục tăng lên 58,77% trong giai đoạn 2021-2022.

Hình 2: Cơ cấu vốn đầu tư trong tổng đầu tư toàn xã hội [%]

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016-2022

Bên cạnh đó, định hướng “Đầu tư công kích hoạt huy động các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước, đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng chiến lược”, đã được thực hiện và bước đầu có những kết quả tích cực. Giai đoạn 2021-2022, đã triển khai 08 dự án hợp tác công - tư [PPP] mới trong đó 07 dự án lĩnh vực giao thông, 01 dự án lĩnh vực nước sạch. Các dự án này khi hoàn thành sẽ hình thành 253,44km đường cao tốc, 02 cảng hàng không quốc tế tiêu chuẩn 4C và sân bay quân sự cấp II, góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng của các địa phương. Bên cạnh đó, thông qua các dự án này, dự kiến huy động được 58.574 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân.

Ba là, kế hoạch đầu tư công trung hạn đã ưu tiên đầu tư vốn NSNN cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, sự cố ô nhiễm môi trường biển ờ các tỉnh miền Trung; ưu tiên bố trí vốn các dự án quan trọng, cấp bách, liên kết vùng, có tính chất lan tỏa, tạo động lực thu hút đầu tư tư nhân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hình 3: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo loại hình kinh tế [%]

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016-2022

Bốn là, đầu tư công đã góp phần quan trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nguồn vốn đầu tư công đã được tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, công trình thiết yếu của nền kinh tế, các công trình giao thông then chốt, nâng cấp và xây mới các công trình thủy lợi, khu công nghiệp, các bệnh viện, trường học, công trình văn hóa thể thao, đầu tư nhiều hơn cho các chương trình mục tiêu quốc gia… qua đó góp phần giải quyết những yêu cầu bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hình 4: Cơ cấu đầu tư công từ ngân sách Trung ương cho các vùng kinh tế giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025 [%]

Chủ Đề