Chính phủ xác định chỉ tiêu chủ yêu về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 mức độ 4 giai đoạn 2022 2025

Chiều ngày 11/11/2021, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng tổ chức Hội thảo chuyên đề “Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là hội thảo chuyên đề thứ 6 thuộc Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Chính phủ số bản chất là Chính phủ điện tử, nhưng cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Chính phủ số bao hàm Chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử đặc trưng bởi “bốn không”: họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt.

Chính phủ số thêm “bốn có”: Có hành động an toàn trên môi trường số; Có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng; Có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu; Có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế- xã hội.

Chính phủ điện tử đặc trưng bởi “bốn không”: họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ số thêm “bốn có”: có hành động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý.

Nghị quyết 52- NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã xác định phát triển Chính phủ số là nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá nhằm cung cấp dịch vụ số cho người dân, doanh nghiệp, toàn bộ các cơ quan nhà nước chuyển sang hoạt động trên môi trường số.

Việt Nam hướng tới có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu vào năm 2025, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu vào năm 2030 theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thông tin, xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên Hợp Quốc năm 2020 tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia, 23/47 Châu Á và 6/11 Đông Nam Á. Chỉ số tổng hợp của Việt Nam cao hơn chỉ số trung bình thế giới và khu vực, thuộc nhóm quốc gia ở mức cao. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cả nước năm 2020 đạt 30,86%, vượt mục tiêu đề ra.

Tính đến ngày 20/8/2021, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cả nước đạt 65,11%; trong đó tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 43,40%.

Bên cạnh đó, mạng truyền số liệu chuyên dùng cơ quan Đảng và Nhà nước đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 100% quận, huyện, thị xã. Một số cơ sở dữ liệu tạo nền tảng đã được xây dựng như: cơ sở dữ liệu về bảo hiểm, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu giáo dục, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã vận hành chính thức từ ngày 01/7/2021…

Trục liên thông văn bản quốc gia đã được xây dựng nhằm kết nối các hệ thống quản lý văn bản điều hành của các bộ, ngành, địa phương. Hiện nay, đã kết nối 94/94 bộ, ngành, địa phương và kết nối với hệ thống quản lý văn bản điều hành của Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các tổ chức...

Từ khi khai trương đến ngày 19/8/2021 đã có tổng số hơn 6,3 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử toàn quốc năm 2020 đạt 90,8%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra… 

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng Chính phủ số, đảm bảo an toàn thông tin, cơ sở dữ liệu; vấn đề chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, từ dịch vụ công trực tuyến thành dịch vụ số; từ sự tham gia của cơ quan nhà nước thành sự tham gia của nhà nước và người dân, doanh nghiệp…

Đưa ra các giải pháp cải thiện xếp hạng quốc tế Chính phủ số của Việt Nam, ông Vũ Kiêm Văn, Phó Tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng, để cải thiện dịch vụ trực tuyến, Việt Nam cần lựa chọn các dịch vụ công nhiều người dân quan tâm, mức độ truy cập tiềm năng nhiều (như khai sinh, thuế, Giấy phép lái xe, giấy phép kinh doanh, môi trường, căn cước công dân, Visa, bảo hiểm xã hội, thanh toán điện, nước, nộp phạt vi phạm hành chính…). Cùng với đó phải tính đến đặc thù kinh tế xã hội từng địa phương và phân loại các dịch vụ công trực tuyến hướng tới từng đối tượng người dân…

Các dịch vụ công trực tuyến cần đảo bảo tính dễ sử dụng, tính liên tục và ổn định, trong đó tăng cường phương thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, phát triển ứng dụng trên các nền tảng số có khả năng tuỳ biến và mở rộng nhanh; cung cấp dịch vụ trên đa kênh (PC/Mobile/API,...).

Cũng theo ông Văn, để cải thiện dịch vụ công trực tuyến cần nâng cao mức độ chia sẻ thông tin tới người dân, đặc biệt là các lĩnh vực được quan tâm nhiều như pháp luật; việc làm; bảo trợ xã hội; môi trường; y tế; giáo dục;… Đại diện Hội truyền thông số đề xuất xây dựng mô hình Chính phủ số vận hành dựa trên dữ liệu. Xu hướng Chính phủ điện tử chuyển sang Chính phủ số, trong đó dữ liệu là trung tâm, quyết định dựa trên dữ liệu và mở dữ liệu…

Theo đó, TP đặt mục tiêu, đến hết năm 2025, tối thiểu 80% TTHC của thành phố có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; phấn đấu 100% TTHC được xác định đủ điều kiện theo quy định pháp luật và các điều kiện kỹ thuật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Bảo đảm ít nhất 80% TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của thành phố được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; phấn đấu đến hết năm 2025, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng hồ sơ của thành phố đạt tối thiểu 50%.

Chính phủ xác định chỉ tiêu chủ yêu về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 mức độ 4 giai đoạn 2022 2025

  Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Công Hùng
Để hoàn thành mục tiêu trên, UBND TP giao Giám đốc các sở, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ vào chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch này, trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực hiện. Trong đó, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch này vào kế hoạch, chương trình công tác hằng năm của đơn vị; bố trí kinh phí triển khai thực hiện. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân công, đảm bảo chất lượng, tiến độ và thời gian theo yêu cầu. Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền về những tiện ích việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Văn phòng UBND TP được giao là cơ quan Thường trực, tham mưu giúp UBND thành phố hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện kế hoạch này bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng yêu cầu, tiến độ... Đồng thời, tham mưu UBND TP cập nhật, bổ sung các tiêu chí, yêu cầu, điều kiện kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia khi Chính phủ, Văn phòng Chính phủ ban hành các hướng dẫn cụ thể theo từng giai đoạn. Đồng thời, phối hợp, hướng dẫn các nội dung chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến theo quy định với các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện kế hoạch này.

Sở TT&TT Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND TP thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng, vận hành và quản lý Cổng dịch vụ công thành phố, hệ thống “một cửa điện tử” của thành phố bảo đảm theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định; rà soát, nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công thành phố và hệ thống “một cửa điện tử” thành phố bảo đảm việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống “một cửa điện tử” các bộ, ngành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Các cơ quan báo chí, tuyên truyền thành phố phối hợp với Văn phòng UBND TP, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng, có trọng tâm bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác cải cách TTHC; đồng thời giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận và hiểu rõ hơn về các nội dung, cách thức thực hiện các TTHC bằng nhiều hình thức, cách thức theo đúng mục tiêu bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, hướng tới chuyển từ giao dịch trực tiếp sang giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính.

Chính phủ xác định chỉ tiêu chủ yêu về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 mức độ 4 giai đoạn 2022 2025

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử Bộ, ngành, địa phương ngày 26/8/2020.

Để phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai ngay các nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, về thể chế, chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trình Chính phủ xem xét, ban hành trong năm 2020.

Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thành các thủ tục trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử trong Quý III năm 2020.

Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trong Quý III năm 2020, bảo đảm phù hợp xu thế phát triển của thế giới và đặc thù của Việt Nam.

Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, ít nhất đạt mục tiêu 30% trong năm 2020, theo hướng sử dụng các nền tảng dùng chung để tiết kiệm chi phí, thời gian, phấn đấu năm 2021, hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 4. Hằng tháng, Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê tỉ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của từng bộ, địa phương để đôn đốc triển khai.

Đồng thời, tập trung tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến để tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; thực hiện kết nối Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh với Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, quản lý để đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương. Bộ Thông tin và Truyền thông cần có phương án rõ ràng, bảo đảm không ách tắc, tránh lãng phí.

Văn phòng Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm đáp ứng các mục tiêu Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP và Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Thông tin và Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thống nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc kết nối Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh với Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, quản lý.

Tháng 7/2021 đưa vào khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Về triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đến tháng 7 năm 2021 đưa vào khai thác sử dụng chính thức trên toàn quốc.

Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu thực hiện cách làm mới để đẩy nhanh tiến độ triển khai, khẩn trương hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia trong tháng 7 năm 2021.

Về các nền tảng, hạ tầng Chính phủ số, các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh trong tháng 10 năm 2020 và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; triển khai biện pháp giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung và kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trong năm 2020.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, kết hợp cả đầu tư và thuê dịch vụ phát triển một số hạ tầng truyền dẫn, điện toán đám mây, nền tảng chuyển đổi số quan trọng.

Từ năm 2021 đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số hàng năm

Về việc triển khai chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, triển khai các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số, trong đó, lồng ghép các nội dung Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, Chính phủ số, chính quyền số, đô thị thông minh và kinh tế số. Hoàn thành trong quý III năm 2020; duy trì, tiếp tục phát triển các hoạt động trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội sau thời gian dịch bệnh COVID-19 để chuyển sang một trạng thái bình thường mới, khi các hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức được chuyển dần lên môi trường số, dựa nền tảng công nghệ số.

Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương xây dựng, công bố Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của quốc gia, từng ngành, từng địa phương trong năm 2020. Bắt đầu từ năm 2021 thực hiện đánh giá, công bố xếp hạng chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp, đề xuất bổ sung quy hoạch và thành lập các khu công nghệ thông tin tập trung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Cùng với đó, xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Đề án kiện toàn, nâng cấp, tổ chức lại Cục Tin học hoá (Bộ Thông tin và Truyền thông) với cơ cấu tổ chức phù hợp và các chế độ ưu đãi, cơ chế tài chính đặc thù nhằm thu hút được nguồn nhân lực chất lượng, bảo đảm đủ năng lực, nguồn lực để tổ chức triển khai tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Đề án phát triển kinh tế số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, bảo đảm phù hợp với các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Đề án hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Bộ Nội vụ chủ trì làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan về phương án kiện toàn, nâng cấp đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin thành các đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số tại các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Vũ Phương Nhi