Chính sách nhập khẩu ô tô của việt nam

Chính sách nhập khẩu ô tô của việt nam

Thông tư số 45/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quy định về "Điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu". Cụ thể, xe gắn máy phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN 14:2015/BGTVT).

Chính sách quản lý xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy, Thông tư quy định, hồ sơ nhập khẩu, tạm nhập khẩu gồm:

- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 01 - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp.

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô).

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy/động cơ xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu (đối với xe gắn máy).

- Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật của đối tượng quy định ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe (nếu có): 01 bản chính.

- Chứng từ theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (nếu có).

Chỉ thông quan khi có giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật

Thông tư 45/2022/TT-BTC quy định rõ về trình tự thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu. Theo đó, người khai hải quan khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Hải quan, chịu trách nhiệm bảo quản xe tại địa điểm được phép đưa về bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe thực hiện thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu theo quy định. Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ thời điểm hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu, nếu có đủ cơ sở xác định trị giá do người khai hải quan kê khai là chưa phù hợp với hàng hóa thực tế thì cơ quan hải quan phải xác định trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định, ban hành Thông báo trị giá hải quan.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Thông báo trị giá hải quan, nếu người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan thì cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, xử lý vi phạm (nếu có).

Trường hợp người khai hải quan đủ điều kiện để được đưa hàng về bảo quản theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai phân công công chức theo dõi, tra cứu kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, khi có kết quả kiểm tra phải yêu cầu ngay người khai hải quan thực hiện khai bổ sung (nếu có) và thông quan hàng hóa theo quy định.

Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan không tiến hành tiếp thủ tục hoặc cơ quan hải quan có thông tin về việc người khai hải quan không chấp hành quy định về bảo quản hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện kiểm tra việc mang hàng về bảo quản, nếu người khai hải quan không lưu giữ xe tại địa điểm đã đăng ký bảo quản thì thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu chỉ thông quan khi có giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe ô tô) và giấy kiểm tra chất lượng xe gắn máy nhập khẩu (đối với xe gắn máy) của cơ quan kiểm tra chuyên ngành…

Thông tư 45 có hiệu lực thi hành từ 10/9/2022.

Khánh Linh


Việt Nam ta là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng ở khu vực kinh tế năng động là khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Khu vực này đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều, mức sống của người dân cũng ngày càng được cải thiện. Do đó, nhu cầu về nhập khẩu ô tô cao nên thị trường ô tô của Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Vậy chính sách liên quan đến thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam là gì? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên nhé.

Thuế nhập khẩu ô tô là gì?

Thuế nhập khẩu ô tô có thể được hiểu là việc thu thuế của nhà nước đối với các sản phẩm ô tô (nguyên chiếc) có nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia khác được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Cách tính thuế nhập khẩu ô tô khác so với cách tính thuế nhập khẩu của các mặt hàng khác trên thị trường.

Chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam

Khi mua xe ô tô nhập khẩu từ các nước trên thế giới, khách hàng sẽ phải chịu các khoản thuế và chi phí sau:

– Các khoản thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT

– Các khoản phí: Phí trước bạ, phí đường bộ, phí cấp biển số xe, phí BH bắt buộc

Giá lăn bánh của xe nhập khẩu = Giá bán + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế GTGT + Phí trước bạ + Phí đường bộ + Phí cấp biển số xe + Phí BH bắt buộc

Chính sách nhập khẩu ô tô của việt nam
Chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam

Thuế nhập khẩu xe ô tô năm 2022

Công thức tính thuế nhập khẩu ô tô năm 2022:

Thuế nhập khẩu ô tô = Giá bán x Mức thuế

Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng nhiều chính sách thuế nhập khẩu ô tô với mức phí theo từng quốc gia sản xuất và được chia làm các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trước năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô đối với các dòng xe du lịch từ 9 chỗ trở xuống thì mức phí:

  • Khu vực ASEAN: 30%
  • Các khu khác (châu Âu, châu Mỹ…): 70-80%

Giai đoạn 2: Từ 01/01/2018, dựa vào nội dung Hiệp định thương mại hàng hóa các nước ASEAN (ATIGA), những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối ASEAN từ 40% trở lên thì mức thuế nhập khẩu sẽ là 0% với điều kiện nhà sản xuất đáp ứng đủ điều kiện:

  • Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn
  • Có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài
  • Có giấy chứng nhận chất lượng từ nhà sản xuất
  • Kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu.
  • Bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con nhập khẩu đã qua sử dụng
  • Có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 01/01/2018

Giai đoạn 3: Từ ngày 01/01/2021, các dòng xe xuất xứ từ EU sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu mới từ 60.5% – 63.8% tùy theo dung tích xy lanh, giảm từ 6.7% – 7.4% so với trước đây. Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) được thông qua thì mức thuế áp dụng cho xe ô tô nhập khẩu từ châu Âu (từ 09 chỗ chở xuống) vào Việt Nam sẽ là 0% trong vòng 7-10 năm nữa. Mức thuế sẽ giảm theo lộ trình theo năm hoặc theo chu kỳ.

– Những xe có phân khối lớn trên 2.500 cc sẽ giảm về 0% sau 9 năm

– Những xe có phân khối dưới 2.500 cc sẽ giảm về 0% sau 10 năm

Ghi chú: Nội dung Hiệp định EVFTA cũng nêu rõ và cam kết thuế của Việt Nam không áp dụng đối với xe đã qua sử dụng, xe con, xe 10 chỗ trở lên và xe chở hàng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt:

Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán x Mức thuế

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho ô tô nhập khẩu được tính dựa trên loại ô tô (số lượng chỗ ngồi) và dung tích xi lanh. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt cụ thể như sau:

TT Loại xe Mức thuế (%)
1 Xe ô tô dưới 9 chỗ trở xuống  
  Loại dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống 35
  Loại dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 40
  Loại dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
  Loại dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 60
  Loại dung tích xi lanh từ 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
  Loại dung tích xi lanh từ 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
  Loại dung tích xi lanh từ 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
  Loại dung tích xi lanh từ 6.000 cm3 trở lên 150
2 Xe ô tô chở người từ 10 – dưới 16 chỗ 15
3 Xe ô tô chở người từ 16 – dưới 24 chỗ 10
4 Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng (dưới 24 chỗ)  
  Loại dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
  Loại dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
  Loại dung tích xi lanh từ 3.000 cm3 trở lên 25
5 Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho cùng loại quy định tại các mục 1,2,3,4 của Biểu thuế này
6 Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho cùng loại quy định tại các mục 1,2,3,4 của Biểu thuế này
7 Xe ô tô chạy bằng điện  
  Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
  Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
  Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
  Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
8 Xe mô – tô – hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh 75

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Bất kỳ sản phẩm hay loại hàng hóa gì tại Việt Nam đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế giá trị gia tăng sẽ được tính theo công thức dựa trên quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung năm 2016 thì cách tính thuế giá trị gia tăng đối với xe ô tô nhập khẩu như sau:

Thuế giá trị gia tăng (VAT) = (Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Theo điều 8, Luật thuế giá trị gia tăng thuế suất giá trị gia tăng là 10%. Ô tô nhập khẩu không nằm trong danh sách miễn thuế (VAT=0%) nên thuế VAT sẽ là 10% áp dụng cho tất cả các dòng xe.

Thuế trước bạ

Cách tính lệ phí trước bạ ô tô được tính như sau:

Lệ phí trước bạ ô tô = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí theo tỷ lệ (%)

hoặc Lệ phí trước bạ ô tô = (Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế GTGT)x Mức thu lệ phí theo tỷ lệ (%)

– Giá tính lệ phí trước bạ sẽ căn cứ theo quy định của Bộ tài chính đối với từng loại xe (Quyết định 618/QĐ-BTC được điều chỉnh, bổ sung Quyết định 1112/QĐ-BTC, Quyết định 2064/QĐ-BTC và Quyết định 452/QĐ-BTC).

– Mức thu lệ phí căn cứ theo khoản 5 điều 7 nghị định 140/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, được quy định:

TT Loại xe ô tô Thuế trước bạ Ghi chú
1 Ô tô, rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự 2%  
2 Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống 10% HN:12%
3 Ô tô vừa chở người, vừa chở hàng (pick up) có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 05 chỗ ngồi trở xuống, ô tô tải Van chở hàng nhỏ hơn 1.500kg 60% mức lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở từ 09 người trở xuống  
4 Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống, ô tô vừa chở người vừa chở hàng (pick -up) có khối lượng chuyên chở cho phép them gia giao thông nhỏ hơn 1.500kg và có từ 05 chỗ ngồi trở xuống, ô tô tả VAN có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500kg nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc  

– Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương thì Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung (tức là không quá 15%).

Cách tính thuế/ phí ô tô nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay

Tổng các khoản thuế/ phí cần phải nộp khi mua ô tô nhập khẩu tại Việt Nam được tính bằng công thức dưới đây:

Tổng các khoản thuế/ phí = (Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế VAT + Thuế trước bạ) + (Phí đăng kiểm + Phí bảo trì đường bộ + Phí cấp biển + Phí bảo hiểm TNDS bắt buộc)

Ví dụ: Tháng 02-2021, một khách hàng tại Hà Nội muốn mua xe nhập khẩu Mercedes – Benz GLA 250 4 Matic SUV 2021 có giá là 38.230 $ tại Đức (tương đương 881.583.800 đồng, với tỷ giá 23.060 đồng)thì tổng các khoản thuế/ phí khách hàng sẽ phải chịu cụ thể như sau:

TT Các hạng mục Tỷ lệ (%) Thành tiền Công thức
1 Giá trị xe   881.583.800  
2 Thuế nhập khẩu 63.8 562.450.464 (1) x 63.8%
3 Thuế tiêu thụ đặc biệt (xe 2.0) 50 440.791.900 (1) x 50%
4 Thuế GTGT 10 188.482.616 ((1)+(2)+(3))x10%
5 Phí trước bạ 12 248.797.053 ((1)+(2)+(3)+(4))x12%
6 Phí kiểm định ô tô (xe 05 chỗ)   340.000  
7 Phí bảo trì đường bộ (1 năm)   1.560.000  
8 Phí làm biển số   20.000.000  
9 Phí BH bắt buộc   480.700  
  Tổng giá trị xe cuối cùng   2.344.485.535 (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)+(7)+(8)+(9)

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam năm 2022“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; xin trích lục quyết định ly hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm

  • Con không hiếu thảo thì có được lập di chúc để lại tài sản cho cháu?
  • Hành vi lan truyền văn hoá phẩm đồi trụy xử phạt thế nào?
  • Tại sao xăng lại có giá cao như vậy?
  • Học trường quốc tế có được tạm hoãn gọi nhập ngũ?

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế nhập khẩu ô tô Việt Nam

– Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
– Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được hoàn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu;
– Sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu;
– Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm.

Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế?

Trường hợp hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn ban hành quyết định kiểm tra; Trường hợp hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định thực hiện kiểm tra sau khi hoàn thuế theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn 10 (mười) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế theo quy định tại Điều 143 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Cách tính tiền thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam được hoàn

Trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau và chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm, thì được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện cấu thành tương ứng với sản phẩm đã xuất khẩu tính trên tổng trị giá các sản phẩm thu được.
Tổng trị giá các sản phẩm thu được là tổng của trị giá sản phẩm xuất khẩu và giá bán sản phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa. Trị giá sản phẩm xuất khẩu không bao gồm phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện mua tại nội địa cấu thành sản phẩm xuất khẩu.