Cho Phương trình phản ứng sau K2SO3 2HCl → 2KCl x H2O Công thực hóa học của x là

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Hoàn thành phương trình K2SO3 + HCl?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Hóa học 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Hoàn thành phương trình K2SO3 + HCl?

Phản ứng xảy ra như sau:

K2SO3+2HCl→2KCl+SO2+H2O

Điều kiện phản ứng: điều kiện thường

Cách thực hiện phản ứng

- Nhỏ HCl vào ống nghiệm chứa K2SO3

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Có khí không màu, mùi hắc thoát ra.

Bạn có biết

- K2SO3phản ứng với các axit như H2SO4, HBr… đều giải phóng khí.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Axit Clohydric để cùng nhau làm một số bài tập vận dụng nhé.

Kiến thức tham khảo về Axit Clohydric

I. Axit Clohydirc [ HCl]

1. Khái niệm

- Axit clohidric là một axit vô cơ mạnh được tạo thành từ 1 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử clo, tạo ra từ sự hòa tan của khí hydro clorua [HCl] trong nước

- Hidro clorua HCl, là một chất khí không màu, mùi xốc, độc vànặng hơn không khí,tạo thành khói trắng khi tiếp xúc với hơi ẩm

- Axit clohđric HCl là chất lỏng không màu,thường lẫn clo hòa tan nên có màu vàng nhạt,dễ bay hơi, có tính ăn mòn cao . Dung dịch axit HCl không màu, HCl đậm đặc có nồng độ cao nhất là 40%,bốc khói trong không khí ẩm.

- Các tính chất vật lý của axit clohiđric như điểm sôi và điểm nóng chảy, mật độ, và pH phụ thuộc vào nồng độ mol của HCl trong dung dịch axit.

2. Tính chất hoá học của axit clohiđric HCl

Dung dịch HCl có đầy đủ tính chất của một axit mạnh

a. Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

b. HCl tác dụng với kim loại

HCl tác dụng kim loại đứng trước H tạo thành muối và khí hidro

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

6HCl+2Al→ 2AlCl3+3H2↑

2HCl+Mg→MgCl2+H2↑

c. HCl tác dụng với oxit kim loại

HCl tác dụng oxit kim loại tạo thành muối và nước

6HCl+Al2O3→2AlCl3+3H2O

Fe3O4+ 8HCl → 4H2O + FeCl2+ 2FeCl3

2HCl+CuO→ CuCl2+H2O

d. HCltác dụng với bazơ.

HCl tác dụng bazơ dung dịch hoặc bazơ rắntạo thành muối và nước

3HCl+Al[OH]3→AlCl3+3H2O

2HCl + 2NaOH → 2NaCl + H2O

2HCl+Ca[OH]2→CaCl2+2H2O

2HCl + Fe[OH]2→ FeCl2 + 2H2O

e. HCl tác dụng với muối

HCl tác dụng muối tạo thành muối và axit mới

*Điều kiện: tạo kết tủa, khí bay lên hoặc axit mới yếu hơn

K2CO­3+ 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑

2HCl + BaS→ BaCl2+ H2S↑

CaCO­3+ 2HCl → CaCl2+ H2O + CO2↑

AgNO3+ 2HCl → AgCl↓ + HNO3

g. HCl tác dụng với hợp chất có tính oxi hóa

Ngoàitính oxi hóa khi tác dụng với các kim loại đứng trước H2, HCl cònđóng vai trò chất khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, ...

6HCl + KClO3→ KCl + 3Cl2↑ + 3H2O

2HCl + MnO2→ MnCl2+ Cl2↑ + H2O

14HCl + K2Cr2O7→ 2KCl + 2CrCl3+ 3Cl2↑ + 7H2O

16HCl + 2KMnO4→ 2KCl + 2MnCl2+ 5Cl2↑ + 8H2O

3. Tính chất vật lí

Ở điều kiện thông thường [nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn,chiếu sáng], dung dịch Acid hydrochloric thường được quan sát thấy là mộtchất lỏngkhông màu,trong suốthoặcvàng nhạt[do lẫn hợp chất], có thể bốc khói,hơi nhớt, nặng hơn nước,khúc xạ ánh sángnhiều hơn nước chút đỉnh:

Nồng độ

Mật độ

Nồng độ
mol

pH

Độ nhớt

Nhiệt dung
riêng

Áp suất hơi

Điểm sôi

Điểm
nóng chảy

kgHCl/kg

kgHCl/m3

Baumé

kg/l

mol/dm3

mPa•s

kJ/[kg•K]

Pa

°C

°C

10%

104,80

6,6

1,048

2,87

−0,5

1,16

3,47

0,527

103

−18

20%

219,60

13

1,098

6,02

−0,8

1,37

2,99

27,3

108

−59

30%

344,70

19

1,149

9,45

−1,0

1,70

2,60

1.410

90

−52

32%

370,88

20

1,159

10,17

−1,0

1,80

2,55

3.130

84

−43

34%

397,46

21

1,169

10,90

−1,0

1,90

2,50

6.733

71

−36

36%

424,44

22

1,179

11,64

−1,1

1,99

2,46

14.100

61

−30

38%

451,82

23

1,189

12,39

−1,1

2,10

2,43

28.000

48

−26

Bảng trên sử dụng nhiệt độ 20°C và áp suất 1atm[101,325kPa].

Nhiệt độ nóng chảy là một hàm của nồng độ HCl trong nước.

Cáctính chất vật lýcủa acid hydrochloric nhưđiểm sôivàđiểm nóng chảy,mật độ, vàpHphụ thuộc vàonồng độmol của HCl trong dung dịch acid. Chúng thay đổi trong dung dịch với nồng độ phần trăm rất thấp từ 0% HCl đến hơn 40% HCl.

Acid hydrochloric ở dạng hỗn hợp hai hợp phần gồm HCl và H2O có điểm sôihỗn hợp đẳng phíkhi nồng độ 20,2% HCl và nhiệt độ 108,6°C [227°F]. Có bốnđiểm eutectikết tinhcố định đối với HCl, giữa các dạngtinh thểcủa HCl•H2O [68% HCl], HCl•2H2O [51% HCl], HCl•3H2O [41% HCl], HCl•6H2O [25% HCl], và đóng băng [0% HCl]. Cũng có điểm eutectic rất ổn định ở nồng độ 24,8% giữa dạng băng và HCl•3H2O kết tinh.

4. Điều chế HCl

Trong phòng thí nghiệm[phương pháp sunfat]

NaClrắn+H2SO4đặc→150-250°CNaHSO4+HCl

2NaClrắn+H2SO4đặc→500-600°CNa2SO4+2HCl

Trong công nghiệp [phương pháp tổng hợp]

H2+ Cl2→to 2HCl

5. Ứng dụng của axit clohidric

Axit clohidric được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp:

- Tẩy gỉ thép.

-Sản xuất các hợp chất hữu cơ.

-Sản xuất các hợp chất vô cơ chứa clo.

-Kiểm soát và trung hòa pH [điều chỉnh pH của nước].

-Tái sinh các nhựa trao đổi ion [rửa các cation từ các loại nhựa].

-Xử lý da, vệ sinh và xây dựng nhà cửa.

-Sản xuất thực phẩm, các thành phần thực phẩm và phụ gia thực phẩm.

-Công nghiệp khoan, công nghiệp khai thác dầu.

6. Lưu ý khi sử dụng HCl

Acid hydrochloric đậm đặc tạo thành các sương mù acid. Cả dạng sương mù và dung dịch đều có khả năng gây ảnh hưởng ăn mòn cácmôcon người, có khả năng gây tổn thươngcơ quan hô hấp,mắt,davàruột. Khi trộn acid hydrochloric với các chất oxy hóa phổ biến khác nhưnatri hypochlorit[Nachlor] hoặckali permanganat[KMnO4] làm giải phóng khí độcchlor.

Nachlor + 2 HCl → H2O + NaCl + Cl2

2KMnO4+ 16 HCl → 2 MnCl2+ 8 H2O + 2 KCl + 5 Cl2

Đồ bảo hộnhưgăng taycao su,kínhbảo vệ mắt, vàquần áo,giàychống chất hóa học được sử dụng để giảm thiểu những tác tại của việc tiếp xúc với loại acid này.

Mức độ nguy hiểm của dung dịch acid hydrochloric phụ thuộc vào nồng độ của nó. Bảng bên dưới liệt kê theo cách phân loại của EU về nồng độ acid này.

II. Phản ứng trao đổi [ K2SO3 + HCl – Phản ứng giữa muối và axit ]

Điều kiện phản ứng của axit + muối :

+ Các chất tạo thành phải có ít nhất một chất kết tủa hoặc dễ bay hơi hay dễ phân huỷ, hoặc yếu hơn so với chất tham gia [đối với acid].

+ Acid [mới] có thể mạnh hơn acid cũ nếu muối [mới] là: CuS, HgS, Ag2S, PbS, CdS

+ Vậy phương trình trêm đủ điều kiện để xảy ra phản ứng.

III. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:

Nhỏ HCl vào ống nghiệm chứa K2SO3thu được hiện tượng là

A. Có khí không màu, mùi hắc thoát ra.

B. Có khí màu nâu đỏ thoát ra.

C. Có khí màu vàng lục, mùi xốc thoát ra.

D. Không có hiện tượng gì.

Hướng dẫn giải

K2SO3+ 2HCl → 2KCl + SO2+ H2O

SO2: khí không màu, mùi hắc.

Đáp án A.

Ví dụ 2:

Thể tích khí ở dktc thoát ra khi cho 15,8g K2SO3phản ứng hoàn toàn với lượng dư HCl là

A. 1,12 lít.B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.D. 4,48 lít.

Hướng dẫn giải

K2SO3 + 2HCl → KCl +SO2 + H2O

0,1 0,1mol

V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Đáp án B.

Ví dụ 3:

Cho 1,58g K2SO3phản ứng hoàn toàn với lượng HCl, khối lượng muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng là

A. 1,548 gam.B, 0,745 gam.

C. 0,475 gam.D. 1,49 gam.

Hướng dẫn giải

K2SO3 + 2HCl → KCl +SO2 + H2O

0,01 0,01 mol

khối lượng muối = 0,02.74,5 = 1,49 gam.

Đáp án D.

Video liên quan

Chủ Đề