Choristoma là gì

Chuyên đề tuần 7 Nguyễn Thị Tố Quyên Tổ 8Y2012B

Posted in Ống tiêu hóa, tagged Chuyên đề tuần 7 - Nguyễn Thị Tố Quyên - Tổ 8 Y2012B on 06/05/2014| 3 Comments »

HỘI CHỨNG CO THẮT ĐẠI TRÀNG [IRRITABLE BOWEL SYNDROME]

KIẾN THỨC TỔNG QUÁT

Co thắt đại tràng[irritable bowel syndrome IBS: hội chứng kích thích ruột] là một rối loạn phổ biến, ảnh hưởng đến đại tràng. Co thắt đại tràng không phải là một chứng bệnh; nó là một nhóm các triệu chứng xảy ra cùng lúc. Co thắt đại tràng thường gây vọp bẻ, đau vùng bụng,đầy hơi[bloating gas], tiêu chảy và táo bón. Mặc dù có các dấu hiệu và triệu chứng gây khó chịu này, nhưng hội chứng co thắt đại tràng không gây thương tổn vĩnh viễn đến đại tràng của cơ thể bạn. Trong quá khứ, hội chứng co thắt đại tràng được gọi làviêm kết tràng[colitis],viêm kết tràng niêm dịch[mucous colitis],co thắt kết tràng[spastic colon],co thắt ruột[spastic bowel]. Hội chứng này sau đó được đổi tên thành hội chứng co thắt đại tràng, cho thấy rằng rối loạn này có những nguyên nhân về thể chất và tinh thần mà không phải là sản phẩm do ai đó tưởng tượng.

Cấu trúc củađại tràng[large intestine] bao gồmmanh tràng[cecum] cùng vớiruột thừa[appendix] vàkết tràng[colon]; trong một số cách mô tả, đại tràng bao gồm thêmtrực tràng và ống hậu môn[anorectum].

Đại tràng, đoạn cuối của đường ruột và dạ dày, được đặt tên như thế bởi vì nó có đường kính lớn hơn, không phải do chiều dài lớn hơn, so vớiruột non[small intestine: bao gồmtá tràng[duodenum],hỗng tràng[jejunum], vàhồi tràng[ileum]]; thực ra, ruột non có chiều dài lớn hơn so với đại tràng. Đại tràng phát sinh một phần từ đoạn giữa ống thức ăn của phôi thai [midgut: từ manh tràng đến đoạn đại tràng nằm ngang], đoạn sau ống thức ăn của phôi thai [hindgut: từ đoạn đại tràng nằm ngang đến đường răng cưa ở ống hậu môn và trực tràng], vàống hậu môn phôi[proctodeum: bên dưới đường răng cưa].

Hepatic flexure: Điểm uốn gần gan

Taeniae coli: Đai cơ dài bên ngoài đại tràng

Haustra: Các túi đại tràng

Transverse colon: Đại tràng nằm ngang

Splenic flexure: điểm uốn gần lá lách

Descending colon: Đoạn đại tràng hướng xuống

Sigmoid colon: Đại tràng xích ma

Rectum: Trực tràng

Anal canal: Ống hậu môn

Anus: Hậu môn

Cecum: Manh tràng

Appendix: Ruột thừa

Ileocecal valve: Van ở đoạn nối manh tràng và hồi tràng

Ileum: Hồi tràng

Ascending colon: Đoạn đại tràng hướng lên

Đa số những người bị co thắt đại tràng đều nhận thấy rằng các triệu chứng sẽ cải thiện khi họ biết cách kiểm soát tình trạng này. Chỉ có một số nhỏ những người bị co thắt đại tràng có các dấu hiệu và các triệu chứng bị mất khả năng hoạt động.

Một điều may mắn là, không giống như các bệnh đường ruột khác có tính nghiêm trọng hơn, chẳng hạn nhưviêm loét kết tràng[ulcerative colitis] vàbệnh Crohn[Crohns disease], co thắt đại tràng không gây viêm hoặc tạo ra những thay đổi trong mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ bịung thư đại tràng[colorectal cancer]. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể kiểm soát hội chứng co thắt đại tràng bằng cách quản lý chế độ ăn, lối sống và tình trạng căng thẳng tinh thần [stress].

CÁC TRIỆU CHỨNG

Các dấu hiệu và các triệu chứng của hội chứng co thắt đại tràng có thể rất khác nhau ở mỗi cá nhân, và thường có các đặc điểm giống với các chứng bệnh khác. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

Đau hoặc vọp bẻ vùng bụng

Cảm giác trương bụng

Đầy hơi

Tiêu chảy hoặc táo bón thậm chí thỉnh thoảng có những đợt táo bón và tiêu chảy xuất hiện xen kẽ.

Có dịch nhầy trong phân

Có cảm giác đi tiêu [đại tiện] chưa hết

Để phù hợp với các đặc điểm của hội chứng co thắt đại tràng, cơn đau hoặc khó chịu phải gắn liền với 2 trong số 3 triệu chứng sau đây:

bắt đầu với việc đi tiêu [đại tiện], xảy ra nhiều hơn so với bình thường

bắt đầu với hiện tượng phân bị lỏng và có nhiều nước hơn hoặc cứng hơn và có nhiều cục hơn bình thường

cải thiện khi đi tiêu [đại tiện]

Các triệu chứng có thể thường xảy ra sau khi ăn. Để phù hợp với định nghĩa của hội chứng co thắt đại tràng, các triệu chứng phải xảy ra ít nhất 3 ngày một tháng.

Giống như nhiều người, bạn có thể chỉ có những dấu hiệu và các triệu chứng nhẹ của hội chứng co thắt đại tràng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng các vấn đề này làm cho bệnh nhân bị mất khả năng hoạt động. Trong một số trường hợp, bạn có thể có những dấu hiệu và triệu chứng mà phương pháp điều trị y tế tỏ ra không hiệu quả. Vì các triệu chứng của hội chứng co thắt đại tràng có thể xảy ra cùng lúc với các chứng bệnh khác nghiêm trọng hơn, do đó tốt nhất là bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn về các triệu chứng này.

Đối với đa số người, hội chứng co thắt đại tràng là một rối loạn mãn tính [mạn tính], mặc dù có khả năng sẽ có những lúc các dấu hiệu và các triệu chứng trở nên xấu hơn và có những lúc chúng được cải thiện hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác phù hợp với đặc điểm của hội chứng co thắt đại tràng, bao gồm:

Khó tiêu,ợ chua[heartburn]

Buồn nôn, nôn mửa

Suy giảm chức năng tình dục [bao gồmgiao hợp khó hoặc bị đau[dyspareunia] vàgiảm ham muốn tình dục[poor libido]]

Đi tiểu thường xuyên và có cảm giác thôi thúc đi tiểu

Các triệu chứng trở xấu trongthời kỳ sắp có kinh nguyệt[perimenstrual period]

Rối loạn đau cơ xuất hiện cùng lúc[comorbid fibromyalgia: và độc lập với các chứng bệnh khác]

Các triệu chứng liên quan đến yếu tố kích thích gây stress

KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM

Điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ nếu như bạn có sự thay đổi liên tục trong các thói quen đi tiêu [đại tiện] hoặc nếu như bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của hội chứng co thắt đại tràng. Các yếu tố này có thể chỉ ra một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc ung thư đại tràng.

Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra các biện pháp để làm dịu bớt các triệu chứng cũng như loại trừ các chứng bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như viêm loét đại tràng [ulcerative colitis] và bệnh Crohn [Crohns disease], đây là hai dạng bệnh viêm đường ruột.

CÁC NGUYÊN NHÂN

Người ta vẫn chưa biết chính xác các nguyên nhân gây ra hội chứng co thắt đại tràng. Thành ruột được lót bằng các lớp cơ có khả năng co bóp và thư giãn theo một nhịp điệu được phối hợp khi chúng di chuyển thức ăn từ dạ dày của bạn qua đường ruột đếntrực tràng[rectum]. Nếu bạn mắc phải hội chứng co thắt đại tràng, thì những sự co bóp này có thể trở nên mạnh hơn và kéo dài lâu hơn bình thường. Thức ăn được đưa qua ruột nhanh hơn, gây ra hiện tượng đánh hơi, trương bụng [bloating] và tiêu chảy.

Trong một số trường hợp, tình trạng ngược lại sẽ xảy ra. Quá trình di chuyển thức ăn bị chậm lại, phân trở nên cứng và khô hơn. Những rối loạn ở hệ thần kinh hoặckết tràng[colon] cũng có thể là nguyên nhân, làm cho bạn cảm thấy khó chịu khi thành ruột bị kéo giãn do đầy hơi.

Có một số các yếu tố khác có thể góp phần gây ra hội chứng co thắt đại tràng. Ví dụ, những người bị co thắt đại tràng có thể có hàm lượng serotonin không bình thường. Serotonin là một chất hóa học truyền tín hiệu, thường liên quan đến các chức năng của não, nhưng chất này cũng tham gia vào các chức năng tiêu hóa thông thường. Cũng có khả năng là những người bị hội chứng co thắt đại tràng không có đủ số lượng các vi khuẩn tốt trong ruột.

Các Yếu Tố Kích Thích Ảnh Hưởng Một Số Người, Nhưng Không Ảnh Hưởng Những Người Khác

Đối với những lý do chưa được rõ ràng, nếu bạn bị hội chứng co thắt đại tràng, bạn có thể phản ứng mạnh đối với các kích thích mà chúng lại không ảnh hưởng đến những người khác. Các yếu tố kích thích hội chứng co thắt đại tràng có thể là hơi [gas] hoặc áp lực lên ruột của một số loại thức ăn, thuốc hoặc các trạng thái cảm xúc. Ví dụ:

Thực phẩm. Nhiều người phát hiện rằng các dấu hiệu và các triệu chứng của họ trở xấu hơn khi họ ăn một số loại thực phẩm nào đó. Ví dụ, sô cô la, sữa và rượu bia có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy. Các loạithức uống có ga[carbonated beverage] và một số loại trái cây [hoa quả] cũng như rau củ có thể gây ra tình trạng trương bụng và khó chịu ở một số người bị co thắt đại tràng. Người ta vẫn chưa hiểu rõ vai trò của tình trạng dị ứng hoặc không thể dung nạp thực phẩm đối với hội chứng co thắt thực quản.

Nếu bạn gặp phải tình trạng vọp bẻ và trương bụng sau khi ăn cácsản phẩm làm từ sữa[dairy product], thực phẩm chứa caffeine, kẹo cao su không đường hoặc kẹo, thì có thể không phải do hội chứng co thắt đại tràng gây ra. Thay vào đó, có thể bạn có thể không thể dung nạp đường [lactose] trong các sản phẩm từ sữa, caffeine hoặc chất tạo ngọt nhân tạo sorbitol.

Stress. Nếu bạn cũng giống như đa số người bị hội chứng co thắt đại tràng, thì bạn có thể phát hiện ra rằng các dấu hiệu và các triệu chứng của bạn sẽ trở xấu hơn hoặc thường xuất hiện trong những lúc bị stress, chẳng hạn như thói quen hàng ngày bị thay đổi. Mặc dù stress có thể làm các triệu chứng thêm trầm trọng, nhưng stress không gây ra các triệu chứng này.

Kích thích tố [hormones]. Vì phụ nữ có nhiều khả năng bị hội chứng co thắt đại tràng hơn, do đó các nhà nghiên cứu tin rằng nhữngthay đổi về kích thích tố[hormone change] góp phần gây ra rối loạn này. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng các dấu hiệu và các triệu chứng trở xấu hơn trong thời gian hoặc gần thời gian họ có kinh nguyệt.

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Nhiều người chỉ thỉnh thoảng xuất hiện các dấu hiệu và các triệu chứng của rối loạn co thắt đại tràng. Tuy nhiên, bạn có nhiều khả năng bị co thắt đại tràng nếu bạn:

Trẻ tuổi. Các triệu chứng của bệnh co thắt đại tràng xuất hiện lần đầu trước tuổi 35 trong khoảng một nửa số bệnh nhân bị rối loạn này.

Là phụ nữ. Có nhiều phụ nữ bị chẩn đoán bị co thắt đại tràng hơn so với nam giới.

Có người trong gia đình bị co thắt đại tràng. Các nghiên cứu cho thấy rằng những người có chung huyết thống chẳng hạn như cha, mẹ, anh chị em ruột bị co thắt đại tràng thì sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải rối loạn này. Người ta vẫn chưa rõ sự ảnh hưởng của bệnh sử gia đình đối với nguy cơ bị co thắt đại tràng có liên quan đến gen di truyền, các yếu tố chung trong môi trường gia đình, hoặc cả hai yếu tố này không.

Hội chứng co thắt đại tràng không liên quan đến bất kỳ chứng bệnh nghiêm trọng nào, chẳng hạn như ung thư đại tràng. Nhưng, tình trạng tiêu chảy và táo bón, hai dấu hiệu của hội chứng co thắt đại tràng, có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc thậm chí có thể gây ra bệnh trĩ.

Tác động của hội chứng co thắt đại tràng lên toàn bộ chất lượng cuộc sống có thể là biến chứng nghiêm trọng nhất. Hội chứng này có thể hạn chế khả năng của bạn trong việc:

Sắp xếp kế hoạch với bạn bè và gia đình. Nếu bạn bị hội chứng co thắt đại tràng, thì vấn đề đối phó với các triệu chứng có thể làm cho bạn không thể tham gia vào các sinh hoạt xã hội.

Tận hưởng đời sống tình dục khỏe mạnh. Sự khó chịu về thể chất của rối loạn này có thể làm cho sinh hoạt tình dục không được thoải mái hoặc thậm chí có thể gây đau đớn.

Những ảnh hưởng này của hội chứng co thắt đại tràng có thể làm cho bạn cảm thấy cuộc sống không được hoàn chỉnh, dẫn đến tình trạng chán nản hoặc thậm chí bị trầm cảm.

CÁC XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN

Việc chẩn đoán hội chứng co thắt đại tràng phụ thuộc phần lớn vàobệnh sử[medical history] và kết quảkiểm tra tổng quát[physical exam].

Các Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán

Vì thường không có các dấu hiệu bên ngoài để có thể chẩn đoán một cách chính xác hội chứng co thắt đại tràng, do đó việc chẩn đoán là một tiến trình loại trừ. Để hỗ trợ tiến trình này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán, có tên là tiêu chuẩn Rome, cho hội chứng co thắt đại tràng và các rối loạn chức năng tiêu hóa khác. Đây là các tình trạng trong đó đường ruột xem ra có vẻ bình thường, nhưng không hoạt động bình thường. Theo các tiêu chuẩn này, thì bạn phải có một số dấu hiệu và triệu chứng trước khi bác sĩ chẩn đoán bạn mắc phải hội chứng co thắt đại tràng.

Triệu chứng quan trọng nhất là:

Đau và khó chịu ở vùng bụng kéo dài ít nhất 12 tuần, mặc dù những tuần này không nhất thiết phải xảy ra nối tiếp nhau.

Bạn cũng phải có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau đây:

Có sự thay đổi về tần suất hoặc độ cô đặc của phân ví dụ, bạn có thể đi tiêu [đại tiện] mỗi ngày một lần với cấu trúc phân bình thường rồi trở thành đi tiêu lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày, hoặc bạn có thể chỉ đi tiêu [đại tiện] một lần trong vài ngày với cấu trúc phân cứng.

Khó chịu, bị thôi thúc muốn đi tiêu [đại tiện] hoặc có một cảm giác là bạn không thể đi tiêu trọn vẹn

Có niêm dịch trong phân

Trương hoặc sình bụng

Bác sĩ của bạn có thể sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn đối với các tiêu chuẩn này, cũng như đánh giá xem bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác mà có thể chỉ ra một chứng bệnh khác càng nghiêm trọng hơn không. Một số dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo mà có thể khiến bác sĩ của bạn thực hiện thêm xét nghiệm, bao gồm:

Đợt phát mới sau 50 tuổi

Xuống cân

Chảy máu ở hậu môn[rectal bleeding: máu có thể xuất hiện trong phân, giấy vệ sinh, hoặc bồn cầu [chậu xí]]

Sốt

Buồn nôn hoặc nôn mửa tái phát

Đau vùng bụng, đặc biệt nếu không được thuyên giảm sau khi đi tiêu

Tiêu chảy kéo dài hoặc làm đánh thức bạn trong lúc ngủ

Nếu bạn có các dấu hiệu cảnh báo hoặc các triệu chứng này, bạn sẽ cần phải được xét nghiệm thêm để đánh giá tình trạng bệnh lý của bạn.

Nếu bạn hội đủ các tiêu chuẩn của hội chứng co thắt đại tràng và không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo hoặc các triệu chứng nào, thì bác sĩ có thể đề xuất một chế độ điều trị mà không cần thêm xét nghiệm. Nhưng nếu chế độ điều trị đó tỏ ra không hiệu quả, thì bạn sẽ có khả năng phải được kiểm tra thêm.

Các Kiểm Tra Phụ

Bác sĩ của bạn có thể đề xuất một số kiểm tra, bao gồm các xét nghiệm về phân để kiểm tra các vấn đề nhiễm trùng hoặc khả năng kém hấp thu. Sau đây là các xét nghiệm mà bạn có thể thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng của bạn:

Soi Đại Tràng Xích Ma. Tiến trình này [flexible sigmoidoscopy] kiểm tra phần dưới củađại tràng xích ma[sigmoid colon] bằng một ống có thể uốn dẻo được trang bị đèn soi [sigmoidoscope].

Soi đại tràng. Trong một số trường hợp, bác sĩ của bạn có thể tiến hành tiến trình chẩn đoán này, trong đó một ống nhỏ có thể uốn dẻo được sử dụng để kiểm tra toàn bộ chiều dài của đại tràng.

Chụp CT. Tiến trình này tạo ra các hình chụp X quang theo mặt cắt của các bộ phận bên trong [nội tạng]. Chụp CT vùng bụng và vùng chậu có thể giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng của bạn.

Các xét nghiệm không dung nạp lactose. Lactase là mộtmen[enzyme] mà bạn cần đến để tiêu hóa đường [dạng lactose] được tìm thấy trong các sản phẩm được chế biến từ sữa. Nếu cơ thể bạn không sản sinh loại men này, thì bạn có thể có những vấn đề tương tự như những vấn đề do hội chứng co thắt đại tràng gây ra, bao gồm đau vùng bụng, có ga và tiêu chảy. Để tìm hiểu xem đây có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn không, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành kiểm tra hơi thở hoặc yêu cầu bạn loại bỏ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn uống của bạn trong vài tuần.

Xét nghiệm máu.Bệnh đi tiêu chảy mỡ[celiac disease] là tình trạng mẫn cảm vớiđạm lúa mì[wheat protein], cũng có thể gây ra các dấu hiệu và các triệu chứng tương tự như hội chứng co thắt đại tràng. Các xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ chứng bệnh đó.

ĐIỀU TRỊ VÀ SỬ DỤNG THUỐC

Vì người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng co thắt đại tràng [irritable bowel syndrome: hội chứng kích thích ruột], do đó phương pháp điều trị tập trung vào việc làm thuyên giảm các triệu chứng để bạn có thể trở lại cuộc sống bình thường.

Trong đa số trường hợp, bạn có thể kiểm soát một cách thành công các dấu hiệu và các triệu chứng nhẹ của hội chứng co thắt đại tràng nếu biết cách quản lý stress cũng như thay đổi chế độ ăn uống và thay đổi lối sống. Nhưng nếu các vấn đề của bạn mang tính nghiêm trọng hoặc vừa phải, bạn có thể phải cần làm nhiều thứ hơn.Bác sĩ của bạn có thể đề xuất:

Thực phẩm chức năng cung cấp chất xơ [fiber supplements].Sử dụng các loại thực phẩm chức năng cung cấp chất xơ, chẳng hạn như psyllium [Metamucil] hoặcmethylcellulose [Citrucel], với chất lỏng có thể giúp kiểm soát tình trạng táo bón.

Các loại thuốc chống tiêu chảy [anti-diarrheal medications]. Các loại thuốc chống tiêu chảy mua không cần toa bác sĩ, chẳng hạn nhưloperamide[Imodium], có thể giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy.

Loại bỏ những thực phẩm tạo hơi. Nếu bạn bị tình trạng đầy hơi hoặc đánh hơi thường xuyên, thì bác sĩ có thể đề xuất bạn tránh tiêu thụ các sản phẩm như thức uống có ga, xà lách, trái cây [hoa quả] và rau củ sống đặc biệt làbắp cải[cabbage],bông cải xanh[broccoli], vàsúp lơ[cauliflower: cải hoa].

Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm kích thích đường ruột. Các loại thực phẩm này bao gồm: cà phê, trà, soda. Tránh ăn nhiều, nhưng cố gắng tiêu thụ nhiều chất xơ.

Các loại thuốc chặn acetylcholine. Một số người cần đến các loại thuốc tác động đến một số hoạt động củahệ thần kinh tự động[autonomic nervous system] để làm giảm các cơn co thắt đường ruột gây đau. Các loại thuốc này [anticholinergics:dicyclomine,propantheline, belladonna, vàhyoscyamine, uống trước bữa ăn 30 phút] có thể có lợi cho những người bị các cơn tiêu chảy, nhưng chúng có thể làm cho tình trạng táo bón trở xấu.

Các loại thuốc chống trầm cảm. Nếu các triệu chứng của bạn bao gồm tình trạng đau nhức hoặc trầm cảm, thì bác sĩ có thể đề xuất một loại thuốc chống trầm cảm tricyclic hoặcthuốc ức chế tái hấp thụ serotonin chọn lọc[selective serotonin reuptake inhibitor SSRI]. Các loại thuốc này giúp hạ giảm tình trạng trầm cảm cũng như ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh có chức năng kiểm soát đường ruột. Nếu bạn bị tiêu chảy và đau vùng bụng nhưng không bị trầm cảm, bác sĩ có thể đề xuất một liều thuốc chống trầm cảm tricyclic thấp hơn liều bình thường, chẳng hạn nhưimipramine[Tofranil] vàamitriptyline. Các tác dụng phụ của những loại thuốc này bao gồm buồn ngủ và táo bón. Các loại thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin chọn lọc, chẳng hạn nhưfluoxetine[Prozac,Sarafem] hoặcparoxetine[Paxil], có thể có lợi nếu bạn bị trầm cảm cũng như bị đau nhức và táo bón. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể làm cho tình trạng tiêu chảy trở xấu.

Thuốc kháng sinh [trụ sinh]. Người ta vẫn chưa rõ vai trò của các loại thuốc kháng sinh trong việc điều trị hội chứng co thắt đại tràng. Một số người có các triệu chứng do vi khuẩn phát triển nhiều trong đường ruột có thể có hiệu quả khi được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhưng cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Tư vấn. Nếu các loại thuốc chống trầm cảm tỏ ra không hiệu quả, bạn có thể có kết quả tốt hơn nhờ tư vấn nếu stress có khuynh hướng làm cho các triệu chứng của bạn trở xấu.

Thuốc Đặc Trị cho Bệnh Co Thắt Đại Tràng

Hai loại thuốc hiện nay được chấp thuận sử dụng cho các trường hợp đặc biệt của bệnh co thắt đại tràng, bao gồm:

Alosetron [Lotronex].Alosetronlà một loạithuốc chặn thụ thể tế bào thần kinh[nerve receptor antagonist], được thiết kế để giúp thư giãn đại tràng và làm chậm sự di chuyển của chất thải thông qua quá trình đi tiêu [đại tiện]. Loại thuốc này bị thu hồi khỏi thị trường ngay sau khi được chấp thuận lần đầu tiên, vì nó có liên quan đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ [FDA] sau đó đã cho phép sử dụng thuốc alosetron trở lại nhưng với những hạn chế. Loại thuốc này chỉ có thể được bác sĩ đăng ký trong một chương trình đặc biệt kê đơn và được chỉ định sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng bị co thắt đại tràng với tình trạng tiêu chảy nhiều ở phụ nữ mà tỏ ra không hiệu quả khi sử dụng các phương pháp điều trị khác. Thuốc alosetron không được chấp thuận cho sử dụng ở nam giới.

Thông thường, alosetron chỉ nên được sử dụng nếu phương pháp trị liệu thông thường cho hội chứng co thắt đại tràng không thành công. Ngoài ra, thuốc này chỉ nên đượcbác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột[gastroenterologist] có kinh nghiệm điều trị hội chứng co thắt đại tràng kê đơn sử dụng, do các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Lubiprostone [Amitiza].Lubiprostoneđược chấp thuận sử dụng cho phụ nữ và nam giới thành niên bị hội chứng co thắt đại tràng với tình trạng táo bón. Lubiprostone là một loạithuốc kích hoạt kênh chlorua[chloride channel activator], loại thuốc này được sử dụng mỗi ngày 2 lần. Nó có tác dụng làm tăng khả năng tiết ra chất lỏng trong ruột non để giúp di chuyển phân. Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm buồn nôn, tiêu chảy và đau vùng bụng. Cần thêm nghiên cứu để hiểu được hoàn toàn tính hiệu quả và tính an toàn của thuốc lubiprostone. Hiện nay, loại thuốc này thường chỉ được kê toa cho những người bị co thắt đại tràng và táo bón nghiêm trọng mà các phương pháp điều trị khác tỏ ra không thành công.

LỐI SỐNG VÀ CHỮA TRỊ TẠI NHÀ

Trong nhiều trường hợp, những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống của bạn có thể giúp làm thuyên giảm hội chứng co thắt đại tràng. Mặc dù cơ thể bạn có thể không phản ứng lại những thay đổi này ngay tức khắc, nhưng mục tiêu của bạn là tìm kiếm những giải pháp lâu dài:

Kết hợp chất xơ trong chế độ ăn của bạn, nếu có thể. Khi bạn mắc phải hội chứng co thắt đại tràng, thì chất xơ trong chế độ ăn có thể sẽ có những kết quả khác nhau. Mặc dù chất xơ có thể giúp giảm bớt tình trạng táo bón, nhưng nó cũng có thể tạo hơi và làm cho tình trạng co thắt trở nên xấu hơn. Phương pháp tiếp cận tốt nhất là giảm từ từ số lượng chất xơ trong chế độ ăn của bạn trong vòng vài tuần. Những loại thực phẩm chứa chất xơ bao gồmngũ cốc nguyên hạt[whole grain], trái cây [hoa quả], rau củ và đậu. Nếu các dấu hiệu và các triệu chứng của bạn vẫn không thay đổi hoặc trở xấu, thì hãy báo cáo cho bác sĩ của bạn biết. Bạn cũng có thể nên trao đổi với mộtchuyên gia dinh dưỡng[dietitian].

Một số người sẽ được cải thiện nhiều hơn khi hạn chế tiêu thụ chất xơ từ thực phẩm, thay vào đó họ sử dụng một loạithực phẩm chức năng cung cấp chất xơ[fiber supplement] mà ít tạo ga và gây trương bụng. Nếu bạn sử dụng thực phẩm chức năng cung cấp chất xơ, chẳng hạn như Metamucil hoặc Citrucel, thì phải sử dụng từ từ và uống nhiều nước mỗi ngày để giảm đến mức tối thiểu số lượng ga, tình trạng trương bụng và táo bón. Nếu bạn nhận thấy rằng tiêu thụ chất xơ giúp ích cho hội chứng co thắt đại tràng, thì bạn nên sử dụng đều đặn để có được các kết quả tốt nhất.

Tránh các loại thực phẩm tạo vấn đề. Nếu một số loại thực phẩm làm cho các dấu hiệu và các triệu chứng của bạn trở xấu, thì bạn nên ngưng tiêu thụ những loại này. Các thực phẩm gây ra vấn đề bao gồm rượu bia, sô cô la, thức uống chứa caffeine chẳng hạn như cà phê và nước ngọt, các loại thuốc chứa caffeine, các sản phẩm từ sữa, các chất tạo ngọt không đường chẳng hạn như sorbitol hoặc mannitol. Nếu bạn gặp phải tình trạng đầy hơi, thì các loại thực phẩm làm cho các triệu chứng trở xấu có thể bao gồm các loại đậu, bắp cải, bông cải trắng [cauliflower] và bông cải xanh [broccoli]. Các thực phẩm giàu chất béo cũng có thể gây ra vấn đề cho một số người. Nhai kẹo cao su [gum] hoặc uống bằng ống hút có thể làm cho bạn nuốt vào không khí, gây đầy hơi.

Ăn ít hơn. Nếu bạn bị tiêu chảy, thì bạn có thể phát hiện ra rằng khi bạn ăn ít nhưng ăn nhiều lần sẽ giúp cho bạn cảm thấy khá hơn.

Tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Nếu bạn bị tình trạng không dung nạp đường lactose, thì hãy thử thay thế sữa bằng sữa chua. Hoặc sử dụng một loạisản phẩm tạo men[enzyme product] để giúp phân hủy đường lactose. Tiêu thụ một số lượng nhỏ các sản phẩm từ sữa hoặc phối hợp chúng với các loại thực phẩm khác cũng có thể có lợi cho bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể phải loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm làm từ sữa. Trong trường hợp đó, bạn phải tiêu thụ đầy đủ protein và canxi từ các nguồn khác. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn phân tích các loại thực phẩm bạn tiêu thụ và đảm bảo cho bạn hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

Uống nhiều chất lỏng. Cố gắng uống nhiều chất lỏng mỗi ngày. Nước là loại chất lỏng tốt nhất. Rượu bia và các loại thức uống chứa caffeine sẽ kích thích ruột và có thể làm cho tình trạng tiêu chảy của bạn trở xấu, còn các thức uống có ga [carbonated drink] thì có thể làm cho bạn bị đầy hơi.

Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có thể giúp làm thuyên giảm tình trạng trầm cảm và stress, kích thích các hoạt động co bóp của ruột và có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Nếu bạn là người ít vận động, hãy bắt đầu từ từ rồi tăng dần thời gian tập thể dục. Nếu bạn có những chứng bệnh khác, bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục.

Sử dụng thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng một cách thận trọng.Nếu bạn thử các loại thuốc chống tiêu chảy mua không cần toa bác sĩ [over-the-counter medication], chẳng hạn như Imodium hoặc Keopectate, thì bạn nên sử dụng liều thấp nhất mà có thể có hiệu quả. Imodium có thể có hiệu quả nếu được sử dụng 20 30 phút trước khi ăn, đặc biệt nếu món ăn bạn chuẩn bị có khả năng gây tiêu chảy. Theo thời gian, các loại thuốc này có thể tạo ra các vấn đề cho bạn nếu không sử dụng chúng một có hợp lý. Các loại thuốc nhuận tràng cũng có các kết quả tương tự. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về các loại thuốc này, hãy kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ.

LIỆU PHÁP THAY THẾ

Các liệu pháp không truyền thống sau đây có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng co thắt đại tràng:

Châm cứu. Mặc dù các kết quả nghiên cứu về các tác dụng của phương pháp châm cứu đối với các triệu chứng co thắt đại tràng vẫn chưa thống nhất, nhưng một số người vẫn sử dụng phương pháp châm cứu để giúp thư giãn tình trạng co thắt cơ và cải thiện chức năng đi tiêu [đại tiện].

Thảo dược.Cây bạc hà cay[peppermint: một loại rau húng cây] là một loại thảo dược tự nhiên chống co thắt, giúp thư giãn các cơ trơn ở ruột. Cây bạc hà cay có thể làm thuyên giảm tạm thời các triệu chứng bệnh co thắt đại tràng, nhưng các kết quả nghiên cứu vẫn chưa nhất quán. Nếu bạn muốn thử cây bạc hà cay, thì bạn nên sử dụng các loạiviên nang được hấp thu ở ruột[enteric-coated capsule].

Thôi miên. Thôi miên có thể làm giảm cơn đau bụng và tình trạng đầy hơi. Một chuyên gia thôi miên sẽ chỉ cho bạn cách thức đi vào một trạng thái thư giãn tinh thần rồi sau đó hướng dẫn bạn cách thư giãn các cơ ở vùng bụng.

Các vi khuẩn có lợi. Các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe [probiotics] thường sống trong ruột của bạn và được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa chua [yogurt], và các loại thực phẩm chức năng. Các chuyên gia đề xuất rằng những người bị hội chứng co thắt đại tràng có thể không có đủ các vi khuẩn tốt trong ruột, và cho rằng bổ sung thêm các vi khuẩn tốt có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng các vi khuẩn tốt có thể làm thuyên giảm các triệu chứng co thắt đại tràng, chẳng hạn như đau bụng và trương bụng, nhưng cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Thường xuyên tập thể dục, yoga, xoa bóp [mátxa] hoặc thiền. Đây có thể là các phương pháp hữu hiệu giúp giảm stress. Bạn có thể tham gia các lớp yoga và thiền hoặc thực tập tại nhà bằng sách vở hoặc video.

CÁCH ĐỐI PHÓ VÀ SỰ HỖ TRỢ

Bệnh nhân bị co thắt đại tràng gặp phải những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Hội chứng co thắt đại tràng có thể gây đau đớn hoặc trở ngại và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Các đề xuất sau đây có thể giúp bạn đối phó một cách dễ dàng hơn:

Tìm hiểu nhiều hơn về bệnh co thắt đại tràng. Hãy nói chuyện với bác sĩ, tìm kiếm các thông tin trên internet từ các nguồn đáng tin cậy, và đọc sách viết về chứng bệnh này. Biết nhiều thông tin về tình trạng bệnh của bạn có thể giúp bạn kiểm soát rối loạn này tốt hơn.

Xác định các yếu tố kích thích gây co thắt đại tràng. Đây là một bước quan trọng trong việc quản lý bệnh và giúp bạn cảm thấy có thể làm chủ được cuộc sống.

Làm bạn với những người bị bệnh co thắt đại tràng. Trò chuyện với người khác về những trải nghiệm của bạn với tình trạng này có thể giúp tạo lại sự tự tin. Hãy tham gia vào các nhóm hỗ trợ bệnh nhân bị co thắt đại tràng trên internet hoặc trong cộng đồng của bạn.

NGĂN NGỪA

Bất kỳ ai cũng có thể bị rối loạn đường tiêu hóa do lo lắng hoặc lo nghĩ quá nhiều. Nhưng nếu bạn bị hội chứng co thắt đại tràng, thì các vấn đề liên quan đến stress chẳng hạn như đau vùng bụng và tiêu chảy sẽ có khuynh hướng xảy ra với tần suất và cường độ lớn hơn. Tìm cách đối phó với stress có thể có lợi cho việc phòng chống hoặc làm dịu các triệu chứng:

Tư vấn. Trong một số trường hợp, chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn học cách giảm stress bằng cách nhìn vào phương pháp bạn phản ứng lại các sự kiện, rồi sau đó cùng làm việc với bạn để bổ sung hoặc thay đổi cách phản ứng của bạn.

Phản hồi sinh học. Phương pháp giảm stress giúp bạn giảm bớt tình trạng căng cơ và làm chậm nhịp tim với sự hỗ trợ phản hồi của một dụng cụ. Sau đó, bạn được hướng dẫn cách tạo ra những thay đổi này. Mục tiêu là giúp bạn đi vào trạng thái thư giãn để bạn có thể đối phó với stress dễ dàng hơn.

Các bài tập thư giãn. Các bài tập này giúp bạn thư giãn các cơ trong cơ thể, từng nhóm cơ một. Bắt đầu bài tập bằng cách làm căng cứng các cơ ở bàn chân, rồi tập trung làm cho các cơ này thư giãn từ từ. Kế tiếp, làm căng cứng rồi thư giãn các cơ ở các bắp chân. Tiếp tục cho đến khi tất cả các cơ trong cơ thể bạn, bao gồm các cơ ở mặt và đầu, đều được thư giãn.

Hít thở sâu. Đa số người thành niên hít thở bằng ngực. Nhưng khi bạn hít thở từcơ hoành[diaphram: cơ nằm giữa ngực và bụng] thì bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Khi bạn hít vào, cho phép bụng của bạn phình to ra. Khi bạn thở ra, bụng của bạn sẽ tự nhiên co vào. Hít thở sâu còn có thể giúp thư giãn các cơ ở bụng của bạn, mà điều này có thể làm cho việc đi tiêu trở nên dễ dàng và thường xuyên hơn.

Nguồn[Sources]:

//www.mayoclinic.com/health/irritable-bowel-syndrome/DS00106

//digestive.niddk.nih.gov/ddiseases/pubs/ibs/#4

//emedicine.medscape.com/article/180389-overview

//emedicine.medscape.com/article/1948929-overview

Read Full Post »

Chuyên đề Tuần 05 Nguyễn Thu Hiền tổ 02 Y2008A

Posted in Ống tiêu hóa, Chuyên đề, Ung bướu on 04/05/2014| 3 Comments »

KHỐI U RUỘT NON: U SẮC TỐ ÁC TÍNH DI CĂN KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC

Từ khóa: u tế bào sắc tố [melanoma], di căn [metastatic], ác tính [malignant]
Trích dẫn: H BALAMOUN, S DOUGHAN. Small Bowel Mass: Metastatic Malignant Melanoma Of Unknown Primary; A Case Report.. The Internet Journal of Surgery. 2009 Volume 25 Number 2.
Tóm lược:
U tế bào sắc tố ác tính thường cho di căn đến ruột non. Sự hiện diện của u ác tính đường tiêu hóa mà không có bất kỳ bằng chứng của tổn thương nguyên phát ở da hay cơ quan khác là cực kỳ hiếm. Chúng tôi trình bày một trường hợp một bệnh nhân nữ 58 tuổi có khối u sắc tố ác tính di căn đến ruột non, không rõ nguồn gốc khởi phát.
Case lâm sàng:
Bệnh nhân nữ 58 tuổi đau bụng tăng dần tại hố chậu [T], đầy hơi và tăng cân đáng kể 8kg trong vài tháng gần đây. Bà có hút thuốc lá, không uống rượu, không có tiền căn bệnh lý nào khác trước đây.
Bệnh nhân được chụp CTscan cho kết quả trong giới hạn bình thường, chụp MRI thấy một khối vùng chậu có chứa mỡ và khí, nguồn gốc không rõ ràng. Bệnh nhân được cho phẫu thuật nội soi chẩn đoán, kết quả là có một khối u tại ruột non, cuộc phẫu thuật chuyển sang mổ hở và xác định đó là một khối u lớn tại ruột non, bề mặt dính vào bàng quang và ống dẫn trứng [T], gan sạch không sang thương, không có dịch ổ bụng và không có cổ trướng.
Khối u được gỡ dính khỏi bàng quang, cắt bỏ đoạn ruột chứa u và nối lại 2 đầu. Hóa trị không được chỉ định, theo guidelines quốc gia. CTscan được thực hiện 6 tháng sau phẫu thuật cho thấy không có hiện diện u tái phát hay di căn.

MRI cho thấy có một khối u ở bụng

Nhuộm H&E, độ phân giải x400

Hình ảnh cho thấy thâm nhiễm các tế bào nội mô không điển hình trong thành ruột non, rải rác nhiều tế nào sắc tố nâu.

Nhuộm kháng thể Melan A, độ phân giải x200

Hình ảnh cho thấy các tế bào không điển hình phản ứng với kháng thể Melan A, nhuộm màu nâu.

Điều này khẳng định đây là khối u ác tính.

Thảo luận:
U ác tính tế bào sắc tố chiếm 1-3% những sang thương ác tính đường tiêu hóa. Đa số các ung thư này lây lan từ một cơ quan nguyên phát, thường là ở da, cũng có thể bắt nguồn từ võng mạc, hậu môn và giường móng. Hầu hết bệnh nhân có khối u ác tính di căn đường tiêu hóa thì không có triệu chứng và các triệu chứng khi hiện diện cũng rất mơ hồ, không đặc hiệu.

Thiếu máu được báo cáo trong 70% trường hợp và xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính ở 50% số bệnh nhân có khối u ác tính di căn đến đường tiêu hóa, cũng có tài liệu ghi nhận các triệu chứng đau bụng [60%], tắc ruột [47%], buồn nôn và nôn [41%], xuất huyết tiêu hóa [30%]. Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm ruột thừa cấp, kém hấp thu và mất protein cũng có thể hiện diện. Khối u ở bụng được xác định chỉ khoảng trong 10% bệnh nhân.

Hơn nữa, trước một bệnh nhân mà bệnh hệ thống không có, không rõ ràng, bị thiếu máu mạn tính hoặc các triệu chứng mơ hồ ở bụng thì phải được nội soi chẩn đoán cẩn thận, đánh giá hình ảnh học phóng xạ. Thông thường, nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng được sử dụng cho việc đánh giá bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý đường tiêu hóa. Tuy nhiên ở bệnh nhân có tổn thương tại ruột non thì các xét nghiệm này thường cho kết quả âm tính, không rà soát được. Độ nhạy ước tính của các xét nghiệm chỉ khoảng 60-70% ở những bệnh nhân có biểu hiện tổn thương ruột non. Viên nang nội soi [capsule endoscopy] có hiệu quả xác định khối u ở ruột non mà không thể phát hiện được qua những xét nghiệm thông thường khác [tác động chẩn đoán = 52,6%] và thay đổi được hiệu quả điều trị [tác động điều trị = 12,3%].

Mặc dù bệnh nhân có khối u ác tính di căn đường tiêu hóa có một tiên lượng xấu, gần như tất cả các bệnh nhân có khối u ác tính di căn dạ dày-ruột có thể thuyên giảm triệu chứng dựa vào phẫu thuật cắt bỏ u với tỉ lệ tái phát và tử vong tối thiểu. Trên thực tế, tỉ lệ sống sót sau 5 năm là 28% đã được báo cáo sau cắt bỏ hoàn toàn u sắc tố di căn tiêu hóa trên những bệnh nhân mà sang thương nguyên phát đã được loại bỏ.

Kết luận:
Chẩn đoán trước mổ của u ác tính di căn ruột non là rất khó khăn. Các triệu chứng không đặc hiệu, hiệu quả chẩn đoán thấp của các xét nghiệm cận lâm sàng sẵn có là một thách thức cho các nhà lâm sàng trước phẫu thuật để chẩn đoán sớm được khối u di căn ác tính. Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh học mới như viên nang nội soi hay MRI ruột có thể đóng một vai trò quan trọng trong tương lai để hỗ trợ chẩn đoán.

Phẫu thuật cắt bỏ vẫn luôn luôn là chỉ định chính trong điều trị u ác tính ở ruột non, mặc dù tiên lượng còn phải tùy thuộc vào giải phẫu bệnh học.

Tham khảo
1. Blecker D, Abraham S, Furth EE, Kochman ML: Melanoma in the gastrointestinal tract. Am J Gastroenterol; 1999; 94[12]: 3427-33.
2. Atmatzidis KS, Pavlidis TE, Papaziogas BT, Papaziogas TB: Primary malignant melanoma of the small intestine: report of a case. Surg Today; 2002; 32[9]: 831-33.
3. Kadakia SC, Parker A, Canales L: Metastatic tumors to the upper gastrointestinal tract: endoscopic experience. Am J Gastroenterol; 1992; 87[10]: 1418-23.
4. Pirisi M, Leutner M, Grazioli S, Bartoli EG: A woman with anemia and a small-bowel obstruction. CMAJ; 2004; 170[5]: 788.
5. Wilson BG, Anderson JR: Malignant melanoma involving the small bowel. Postgrad Med J; 1986; 62: 355-7.
6. Raymond AR, Rorat E, Goldstein D, Lubat E, Strutynsky N, Gelb A: An unusual case of malignant melanoma of the small intestine. Am J Gastroenterol; 1984; 79[9]: 689-92.
7. Bender GN, Maglinte DD, McLarney JH, Rex D, Kelvin FM: Malignant melanoma: Patterns of metastasis to the small bowel, reliability of imaging studies, and clinical relevance. Am J Gastroenterol; 2001; 96[8]: 2392-400.
8. Ricaniadis N, Konstadoulakis MM, Walsh D, Karakousis CP: Gastrointestinal metastases from malignant melanoma. Surg Oncol; 1995; 4: 105-10.
9. Wong LS, Boughli I, Odogwu S, Roberts PN: Metastatic melanoma of the small bowel as a cause of occult intestinal bleeding. J R Coll Surg Edinb; 1999; 44: 241-3.
10. Dae YC, In-Seok L, Dong KC, Jin OK, Jae HC, Byung IJ, Yong-S K, Cheol HP, Kwang JL, Ki-Nam S, Ji-Kon R, Jae-H D, Jeong-Seop M, Byong DY, Kyung-Jo K, Yun JL, Myung-Gyu C, Hoon-Jai C: Capsule endoscopy in small bowel tumors: A multicenter Korean study. Journal of Gastroenterology and Hepatology; 2010; 25[6]: 1079-1086.
11. Ollia DW, Essner R, Wanek LA, Morton DL. Surgical resection for melanoma metastatic to the gastrointestinal tract. Arch Surg; 1996; 131: 975-80.

Read Full Post »

Chuyên đề Tuần 04 Nguyễn Thu Hiền tổ 02 Y2008A

Posted in Ống tiêu hóa, Chuyên đề on 04/05/2014| 3 Comments »

HỘI CHỨNG WILKIE: HỆ QUẢ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY SUY DINH DƯỠNG NGHIÊM TRỌNG

MỘT TRƯỜNG HỢP ÍT GẶP

Từ khóa: suy dinh dưỡng [malnutrition], động mạch mạc treo tràng trên [superior mesenteric artery syndrome], hội chứng Wilkie [Wilkies syndrome].

Trích dẫn: N Kumar, B Rehmani. Wilkies Syndrome: Effect Or Cause Of Severe Malnutrition An Unusual Case Report.. The Internet Journal of Surgery. 2013 Volume 29 Number 1.

Tóm lược:
Hội chứng Wilkie là một trong những rối loạn tiêu hóa hiếm gặp nhất. Trong hội chứng này, sự gập góc cấp tính của động mạch mạc treo tràng trên gây chèn ép đoạn D3 tá tràng giữa động mạch mạc treo tràng trên và động mạch chủ, dẫn đến tắc nghẽn tá tràng. Chúng tôi báo cáo một trường hợp hiếm hoi của hội chứng Wilkie sau bệnh lao phổi, gây ra suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở bệnh nhân nam 30 tuổi. Bệnh nhân đã lập gia đình và có chế độ dinh dưỡng bình thường trong 2 năm trở lại đây. Ông trở thành suy dinh dưỡng nghiêm trọng do hội chứng Wilkie cấp tính. Các chi tiết lâm sàng, khó khăn trong chẩn đoán và điều trị đã được đưa ra thảo luận.

Giới thiệu:
Hội chứng Wilkie là do sự chèn ép đoạn D3 tá tràng giữa động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên. Còn được gọi là hội chứng động mạch mạc treo tràng trên, hội chứng rễ mạc treo ruột và tắc tá tràng mãn tính. Bệnh được mô tả lần đầu bởi Carl Freiherr von Rokitansky vào năm 1861, nhưng được ghi nhận khi Wilkie công bố đầy đủ, toàn diện trên 75 bệnh nhân lần đầu tiên trong năm 1927. Góc bình thường giữa động mạch mạc treo tràng trên và động mạch chủ bụng là 38-650. Mất lớp mỡ sau phúc mạc bởi bất kỳ nguyên nhân nào sẽ làm giảm góc độ này. Hội chứng Wilkie xảy ra khi góc động mạch chủ-mạc treo trở thành 6-150. Bệnh biểu hiện bằng cảm giác no sớm [trong dân gian hay gọi là no ngang], buồn nôn, nôn và đau bụng sau khi ăn. Điều này dẫn đến suy dinh dưỡng nghiêm trọng do bệnh nhân ít chịu ăn, nếu có ăn cũng nôn ra nhiều nên không hấp thụ được dinh dưỡng, mặt khác suy dinh dưỡng cũng làm trầm trọng thêm các triệu chứng sẵn có. Vì vậy, hội chứng Wilkie vừa là hệ quả cũng vừa là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng.

Case lâm sàng:
Một bệnh nhân nam 30 tuổi than phiền vì nôn và sụt cân trong 2 năm nay, có khối gồ vùng thượng vị khoảng 1,5 năm và nuốt khó cả thức ăn đặc lẫn thức ăn lỏng 3 tháng nay, táo bón kèm sốt trong 15 ngày. Trước đó bệnh nhân có tiền căn lao phổi 2,5 năm và chán ăn. Bệnh nhân có điều trị lao nhưng không đều và không đầy đủ. Khi nhập viện, bệnh nhân đã có lại cảm giác ngon miệng nhưng lại mau thấy no. Đồng thời ông cũng có tiền căn loét dạ dày cách đây 2 năm. Không tiền căn nôn ra máu hay đi tiêu phân đen. Ông bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng với trọng lượng cơ thể chỉ 25kg [cách đây 3 năm ông nặng 54kg], và có cong vẹo cột sống. Sinh hiệu trong giới hạn bình thường. Bụng mềm, không chướng, không đau với dấu óc ách [+], nhu động ruột bình thường, thăm khám hậu môn trực tràng không thấy gì bất thường. Bệnh nhân được cho nhập viện với chẩn đoán hẹp môn vị. Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy: Hb 12.5mg/dl, TLC 5010/cmm, chức năng gan, thận, ion đồ trong giới hạn bình thường. Nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng cho thấy có viêm thực quản Grade D, dạ dày và tá tràng dãn. CECT [contrast-enhanced computed tomography: CTscan có cản quang] bụng cho thấy dạ dày và tá tràng dãn đến D3 mà không có bất cứ khối sang thương nào. Thực hiện bữa ăn Barium cũng cho thấy dạ dày và tá tràng dãn đến D3. Siêu âm Doppler màu cho thấy góc động mạch chủ-động mạch mạc treo tràng trên là 10-200. Chẩn đoán hội chứng Wilkie đã được đặt ra, bệnh nhân được điều trị bảo tồn với TPN [nuôi ăn qua đường tĩnh mạch] trong 4 tuần nhưng không cải thiện và sau đó được phẫu thuật nối tá-hỗng tràng. Sau khi mở bụng phát hiện dạ dày và tá tràng dãn tới D3 với một chỗ hẹp khá nhỏ ở D3-D4. Phẫu thuật Duodenojenunostomy [mở thông và nối tá-hỗng tràng bên-bên] đã được thực hiện giữa đoạn D3 tá tràng và đoạn hỗng tràng cách ranh giới tá-hỗng tràng 10cm. Bữa ăn Barium đã được thực hiện vào ngày hậu phẫu thứ 5 cho thấy thuốc xuống ruột non bình thường mà không gặp trở ngại nào. Bệnh nhân hồi phục tốt trong suốt giai đoạn hậu phẫu, không còn triệu chứng nào của tắc nghẽn.

Xquang cho thấy có lao phổi [T] và cong vẹo cột sống

CTscan bụng thấy hẹp tại tá tràng D3, dạ dày và đoạn gần tá tràng dãn

CTscan cho thấy có chèn ép D3 tá tràng, dạ dày và đoạn gần của tá tràng dãn

Mở bụng bệnh nhân thấy dãn đoạn gần của tá tràng và mất lớp mỡ mạc treo ruột

Dạ dày và phần đầu tá tràng dãn với mất lớp mỡ mạc treo ruột

Phẩu thuật mở thông và nối bên-bên tá-hỗng tràng

Thảo luận:
Hội chứng Wilkie đặc trưng bởi sự chèn ép D3 tá tràng giữa động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên. Có các mô sau phúc mạc và mô bạch huyết giữa động mạch mạc treo tràng trên và động mạch chủ bụng, có tác dụng như một tấm đệm cho tá tràng. Đệm này bảo vệ tá tràng khỏi lực đè nén của động mạch mạc treo tràng trên. Bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến mất lớp mỡ sau phúc mạc và các tế bào bạch huyết đều sẽ làm giảm góc động mạch chủ-động mạch mạc treo tràng trên gây ra chèn ép vào D3 tá tràng.
Hội chứng Wilkie có thể chia 2 loại: cấp tính và mạn tính.

Wilkie mạn tính bệnh nhân sẽ có cảm giác no ngang, buồn nôn và nôn, đau bụng sau ăn [do chèn ép 2 bên tá tràng và tăng nhu động ruột qua chỗ hẹp], kèm suy dinh dưỡng nghiêm trọng , tiếp tục làm trầm trọng thêm các triệu chứng sẵn có, và ngược lại. Yếu tố nguy cơ của hội chứng Wilkie mạn tính là suy nhược cơ thể, lồng tá tràng đoạn cao vào dây chằng góc Treitz, động mạch mạc treo tràng trên đóng thấp và sự xoay của ruột xung quang trục động mạch mạc treo tràng trên.

Hội chứng Wilkie cấp tính biểu hiện bằng tắc ruột cao với suy dinh dưỡng nặng hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng mạn tính. Thường xảy ra ở những bệnh nhân tổn thương tủy sống, nẳm bất động lâu tại giường, vẹo cột sống và cắt thận [T]. Yếu tố ảnh hưởng hội chứng Wilkie là nhu động kém của đường tiêu hóa, khối u sau phúc mạc, chán ăn, kém hấp thu, chấn thương bụng, giảm cân nhanh chóng hay nhịn đói lâu ngày, 75% trường hợp xảy ra giữa 10-30 tuổi. Những bệnh có thể đi kèm là tăng tiết acid dạ dày [50%], loét dạ dày-tá tràng [25-45%], viêm tụy và vẹo cột sống.

Chẩn đoán khó khăn và thường là chẩn đoán loại trừ. Nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng và chụp CTscan có cản quang [CECT] [cả đường TM và đường uống] vùng bụng-chậu nên được thực hiện. Nội soi cho phép hình dung được sự dãn dạ dày tá tràng không có kèm theo bất kỳ nguyên nhân tại chỗ nào. CECT bụng-chậu có thể thấy được sự dãn nở đoạn tá tràng gần và sự chèn ép đoạn xa ở giữa động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên.

Trường hợp cấp tính thường được kiểm soát bởi điều trị nội khoa và các trường hợp mạn tính đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật. Nguyên tắc điều trị là loại bỏ hoặc làm đảo ngược yếu tố nguyên nhân, cung cấp dinh dưỡng hợp lý, điều chỉnh rối loạn nước-điện giải. Dinh dưỡng có thể áp dụng nuôi ăn qua mở hỗng tràng hay TPN qua ống thông trung tâm. Các triệu chứng sẽ được cải thiện sau khi bệnh nhân tăng cân, ngoại trừ xuất hiện nhu động ngược hay chất béo không thể tập trung tại góc động mạch chủ bụng-động mạch mạc treo tràng trên. Khi điều trị bảo tồn thất bại, hoặc trong trường hợp hội chứng Wilkie mạn tính, phẫu thuật nên được thực hiện. Phẫu thuật phổ biến nhất là mổ hở hoặc nội soi mở thông vùng tá-hỗng tràng. Nó được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1907 bởi Bloodgood. Trong quá trình phẫu thuật, mở thông và nối bên-bên giữa tá tràng D3 và hỗng tràng được thực hiện. Như vậy, sự chèn ép tá tràng sẽ bị bỏ qua. Một phẫu thuật ít được thực hiện hơn là Roux-en-Y: mở thông tá-hỗng tràng, nối vị-tràng. Nếu sau phẫu thuật các triệu chứng vẫn còn tồn tại dai dẳng, cần truy tìm sự hiện diện của nhu động ngược. Một thủ thuật dẫn lưu tá tràng hình vòng tròn [DCDP] có thể được tiến hành để chỉnh sửa nhu động ngược này. DCDP được thực hiện lần đầu tại Trung Quốc. Bệnh nhân của chúng tôi đã bị chứng cong vẹo cột sống, lao phổi, chán ăn và bệnh viêm loét dạ dày. Những yếu tố này đã dẫn đến sụt cân nghiêm trọng và hội chứng Wilkie cấp tính ở tuổi trưởng thành của bệnh nhân, gây nên rối loạn mạch máu dạ dày và tiếp tục làm trọng thêm suy dinh dưỡng. Vì vậy, hội chứng Wilkie được xem vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân của suy dinh dưỡng nặng.

Tham khảo
1. Shetty A: Superior Mesenteric Artery Syndrome. eMedicine. WebMD. //www.emedicine.com/ped/topic2175.htm [2006-07-16, retrieved 2008-04-09].
2. Laffont I, Bensmail D, Rech C, Prigent G, Loubert G, Dizien O: Late superior mesenteric artery syndrome in paraplegia: case report and review. Spinal Cord; 2002; 40: 88-91. doi:10.1038/sj.sc.3101255. PMID 11926421.
3. Welsch T, Büchler MW, Kienle P: Recalling superior mesenteric artery syndrome. Dig Surg; 2007; 24: 149-56. doi:10.1159/000102097. PMID 17476104.
4. Wilkie D: Chronic duodenal ileus. Br J Surg; 1921: 204-14.
5. Lippl F, Hannig C, Weiss W, Allescher HD, Classen M, Kurjak M: Superior mesenteric artery syndrome: diagnosis and treatment from the gastroenterologists view. J Gastroenterol; 2002; 37: 640-3.
6. Baltazar U, Dunn J, Floresguerra C, Schmidt L, Browder W: Superior mesenteric artery syndrome: an uncommon cause of intestinal obstruction. South Med J; 2000; 93: 606-8. PMID 10881780.
7. Hines JR, Gore RM, Ballantyne GH: Superior mesenteric artery syndrome. Diagnostic criteria and therapeutic approaches. Am J Surg; 1984; 148: 630-2.
8. Yang WL, Zhang XC: Assessment of duodenal circular drainage in treatment of superior mesenteric artery syndrome. World J Gastroenterol; 2008; 14: 303-6. PMID: 18186572; PMCID: PMC2675131. //www.wjgnet.com/1007-9327/14/303.pdf.
9. Manu N, Martin L: Weight loss induced small bowel obstruction. The Internet Journal of Gastroenterology 2006; 4 [2].
10. Gersin KS, Heniford BT: Laparoscopic duodenojejunostomy for treatment of superior mesenteric artery syndrome. JSLS; 1998; 2: 281-4.
11. Richardson WS, Surowiec WJ: Laparoscopic repair of superior mesenteric artery syndrome. Am J Surg; 2001; 181: 377-8.

Read Full Post »

Video liên quan

Chủ Đề