Sau khi hoàn thành vào chỗ trống của đoạn thơ có bao nhiêu so sánh trong các câu thơ trên

Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài So sánh

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài So sánh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:Có những kiểu so sánh nào?

  • A. So sánh tương đồng và so sánh tương hỗ.
  • B. So sánh ngang bằng, so sánh không không bằng.
  • C. So sánh hơn, so sánh kém, so sánh nhất.
  • D. So sánh hơn, so sánh kém.

Câu 2:Tình từ nào không thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành thành ngữ?

  • A. Đen
  • B. Bẩn
  • C. Sạch
  • D. Tối

Câu 3:So sánh là gì?

  • A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau
  • C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau
  • D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 4:Trong phép so sánh không ngang bằng:

  • A. Có thể có nhiều từ phủ định
  • B. Nhất thiết phải có từ phủ định
  • C. Không nhất thiết phải có từ phủ định
  • D. Phải có từ phủ định

Câu 5: Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?

  • A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi
  • B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc
  • C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập
  • D. Cả B và C

Cho đoạn thơ sau trả lời cho câu hỏi từ 6-9

Cổ tay em trắng…

Đôi mắt em liếc … dao cao

Miệng cười… hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể ….

Câu 6: Điền vào chỗ còn trống trong đoạn thơ trên:

  • A. trắng- nhìn-giống-màu đỏ
  • B. tinh- giống- chúm chím- rất đẹp
  • C. như ngà- như là- như thể- hoa sen
  • D. như ngà- như là- giống là- xinh xinh

Câu 7: Sau khi hoàn thành vào chỗ trống của đoạn thơ, có bao nhiêu so sánh trong các câu thơ trên?

  • A. Ba
  • B. Bốn
  • C. Năm
  • D. Sáu

Câu 8:Tác dụng của phép so sánh trong câu thơ trên là gì?

  • A. Gợi hình, biểu cảm, miêu tả sự vật, sự việc cụ thể, sinh động
  • B. Chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả
  • C. Làm cho câu văn trở nên hơi đưa đẩy và bóng bẩy.
  • D. Không có tác dụng gợi cảm.

Câu 9: Từ nào thích hợp điền vào dấu [......] để hoàn thiện câu tục ngữ: "[......] như chĩnh trôi sông"

  • A. Lập lờ.
  • B. Lỉnh kỉnh.
  • C. Đủng đỉnh.
  • D. Rập rình.

Câu 10:Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

  • A. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
  • B. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
  • C. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
  • D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

Câu 11:Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?

  • A. Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước
  • B. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên
  • C. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả
  • D. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.

Câu 12: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

  • A. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh [có thể lược bớt]
  • B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • D. Vế A, vế B

Câu 13:Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  • A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh
  • B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn
  • C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế
  • D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 14:"Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ."

[Vượt thác, sgk Ngữ văn 6, tập2]

Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh?
  • A. Bốn lần.
  • B. Hai lần.
  • C. Năm lần.
  • D. Ba lần.
Xem đáp án

Thực hành tiếng Việt trang 67 Văn 6 chân trời sáng tạo: Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào?...

Hướng dẫn trả lời câu 1, 2, 3, 4 trang 67, 68, 69 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 – sách Chân trời sáng tạo:Thực hành Tiếng Việt

Câu 1.Đọc đoạn ca dao sau:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cơ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.

a. Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải.

b. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.

c. Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn ca dao trên.

d.Trong dòng thơ cuối, có thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” được không? Sự lựa chọn từ “bút hoa” góp phần thể hiện sắc thái ý nghĩa gì của bài ca dao.

Trả lời:

a. Từ “phồn hoa” được hiểu là cảnh sống giàu có, xa hoa còn “phồn vinh” được dùng để miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. Vì vậy, câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.

b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố – mắc cửi, đường – bàn cơ => Tác dụng: giúp người đọc hinh dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.

c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

d. Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc của người làm nên bài thơ sử dụng từ này có ý nghĩa và hay hơn so với từ “bút đây”.

Câu 2. Đọc bài ca dao sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn


a. Từ “sẵn” trong câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” có nghĩa là gì? Việc lựa chọn từ “sẵn” trong bài ca dao này có phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện không? Vì sao?

b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên

Trả lời:

a. Từ “sẵn” được hiểu là có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Việc lựa chọn từ “sẵn” phù hợp với nội dung bài thơ để nhằm thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho con người vùng đất Tháp Mười.

b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.

Câu 3. Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A

A

Câu

B

Từ điền vào chỗ trống

1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động… những phương án giải quyết.a. hoàn thành
2. Bạn Nga… bạn Nam làm lớp trưởngb. con
3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang… bà một ít cam ạ!c. chú
4. Ngày chia tay mái trương Tiểu học, tôi đã… cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.d. lung linh
5. Một bài văn… cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.đ. Long lanh
6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ… những bài tập còn lại nhé!e. đề xuất
7. Người thợ săn bị một… hổ tấn công.g. đề cử
8. … mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.h. biếu
9. Đôi mắt nó… như hai hòn bi ve.i. hoàn chỉnh
10. Bóng trăng… trên mặt nướck. tặng

Trả lời:Nối câu

1e – 2g – 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d

Câu 4. Đoạn đoạn văn sau:

Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc cảu mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.

Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Trả lời:Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến. Các từ láy đó góp phần nhấm mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao và giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.


    Bài học:
  • Bài 3: Vẻ Đẹp Quê Hương [Chân trời sáng tạo]
  • Thực hành tiếng Việt trang 67 [Chân trời sáng tạo]

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo


Bài trướcBài viết đã thể hiện cảm xúc gì của tác giả khi đọc bài ca dao? Nêu một số chi tiết trong văn bản làm căn cứ cho ý kiến của em.
Bài tiếp theoViết ngắn: Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước

Luyện từ và câu - Tuần 5 trang 21

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 1
  • Câu 2
Bài khác

Câu 1

Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau. Viết lại các từ chỉ sự so sánh.

Câu

Từ so sánh

a] Bế cháu ông thủ thỉ:

- Cháu khoẻhơnông nhiều!

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.

- hơn

- ......

- ......

b] Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

c] Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Phương pháp giải:

Gợi ý:Em hãy đọc kĩ các câu trên, nhận biết hình ảnh so sánh và các từ ngữ so sánh.

Lời giải chi tiết:

Câu

Từ so sánh

a] Bế cháu ông thủ thỉ:

-Cháukhoẻhơnôngnhiều!

Ônglàbuổi trời chiều

Cháulàngày rạng sáng.

- hơn

- là

- là

b] Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuyasáng hơnđèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

- hơn

c] Nhữngngôi saothức ngoài kia

Chẳng bằngmẹđã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹlàngọn giócủa con suốt đời.

- chẳng bằng

- là

Câu 2

a] Gạch chân các sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau :

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.

b] Tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh.

[M : tàu dừanhưchiếc lược chải vào mây xanh]

Viết kết quả vào bảng sau :

Sự vật A

Từ so sánh có thể thêm vào câu chưa có từ so sánh

Sự vật B

a] Quả dừa

như, .........................

..............

b].............

tựa, ..........................

..............

Phương pháp giải:

a: Em hãy đọc kĩ các câu thơ, tìm các sự vật được so sánh với nhau.

b: Em thêm các từ chỉ sự so sánh ngang bằng để hoàn chỉnh câu.

Lời giải chi tiết:

a] Các sự vật được so sánh với nhau là:

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa-đàn lợncon nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa-chiếc lượcchải vào mây xanh.

b] Tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh :

Sự vật A

Từ so sánh có thể thêm vào câu chưa có từ so sánh

Sự vật B

a] Quả dừa

như, giống, là, như là, giống như, tựa

đàn lợn.

b] Tàu dừa

tựa, như, giống, là, như là, giống như

chiếc lược.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Chính tả - Tuần 5 trang 22

    1. Điền tiếng thích hợp có vần oam vào chỗ trống

  • Tập làm văn - Tuần 5 trang 23

    Em là tổ trưởng. Để chuẩn bị họp tổ, em hãy : 1. Chọn nội dung họp thích hợp [bằng cách gạch dưới nội dung em chọn]

  • Chính tả - Tuần 5 trang 20

    1. Điền vào chỗ trống :

  • Luyện từ và câu - Tuần 21 Trang 12
  • Luyện từ và câu - Tuần 19 Trang 2
  • Chính tả - Tuần 19 trang 1
  • Luyện từ và câu - Tuần 2 trang 7
Quảng cáo
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 3 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Luyện từ và câu: So sánh trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Câu 1

Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau :

a] Bế cháu ông thủ thỉ :

Cháu khỏe hơn ông nhiều.

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.

PHẠM CÚC

b] Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

TRẦN ĐĂNG KHOA

c] Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

TRẦN QUỐC MINH

Phương pháp giải:

Em hãy tìm các sự vật có nét giống nhau được so sánh trong câu.

Lời giải chi tiết:

a]Các hình ảnh so sánh :

- Sức cháu được so sánh với sức ông: Cháu khỏehơnông nhiều.

- Ông được so sánh với buổi trời chiều vì ông đã già.

- Cháu được so sánh với ngày rạng sáng vì cháu ngày càng lớn và khỏe mạnh.

b] Hình ảnh so sánh :

- Trăng được so sánh với đèn : Trăng khuya sánghơnđèn.

c] Hình ảnh so sánh :

- Những ngôi sao được so sánh với mẹ : Những ngôi sao thức ngoài kia /Chẳng bằngmẹ đã thức vì chúng con

- Mẹ được so sánh với ngọn gió của con: Mẹngọn gió của con suốt đời

Câu 2

Ghi lại các từ so sánh trong các khổ thơ trên :

Phương pháp giải:

Các từ so sánh thường dùng để chỉ sự ngang bằng hoặc hơn kém.

Lời giải chi tiết:

- Các từ so sánh đó là: hơn, là, là, hơn, chẳng bằng, là.

Câu 3

Tìm các sự vật được so sánh trong đoạn thơ sau :

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

TRẦN ĐĂNG KHOA

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

Các sự vật đượcso sánh :

- Quả dừa được so sánh với đàn lợn

- Tàu dừa được so sánh với chiếc lược

Câu 4

Hãy tìm từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3.


Phương pháp giải:

Ở những câu thơ trên bài 3 chưa có từ so sánh [chỉ dùng dấu gạch ngang]. Em hãy thêm từ chỉ sự so sánh ngang bằng để hoàn thành câu. Ví dụ:như, là, tựa như, tựa là, giống như, giống,...

Lời giải chi tiết:

Quả dừa

như, là, tựa như, tựa là, giống như

đàn lợn con nằm trên cao

Tàu dừa

như, là, tựa như, tựa là, giống như

chiếc lược chải vào mây xanh

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Cuộc họp của chữ viết trang 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Cuộc họp của chữ viết trang 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?

  • Chính tả: Mùa thu của em trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2 bài Chính tả: Mùa thu của em trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 2. Tìm tiếng có vần oam thích hợp với chỗ trống :

  • Tập làm văn: Tập tổ chức cuộc họp trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Tập làm văn: Tập tổ chức cuộc họp trang 45 SGK Tiếng Việt tập 1. Dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà em đã biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ.

  • Soạn bài Mùa thu của em trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Mùa thu của em trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu ?

  • Chính tả: Người lính dũng cảm trang 41 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Chính tả: Người lính dũng cảm trang 41 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 3. Chép vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :

  • Soạn bài Ông tổ nghề thêu trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Ông tổ nghề thêu trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?

  • Soạn bài Bàn tay cô giáo trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3 bài Bàn tay cô giáo trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì ?

  • Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 4. Đọc lại bài tập đọc Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi

  • Soạn bài Ở lại với chiến khu trang 13, 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Ở lại với chiến khu trang 13, 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?

ĐỀ THI MÔN VĂN LỚP 6 HỌC KÌ 1

THPT Sóc Trăng Send an email
0 1 hours read

Nội dung

    • 0.1 Đề kiểm tra học kì I lớp 6 môn Ngữ văn phòng Giáo dục Bảo Lộc – Lâm Đồng
    • 0.2 Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
      • 0.2.1 ĐỀ thi học kì 1 lớp 6 môn Văn SỐ1
      • 0.2.2 ĐỀ thi học kì 1 lớp 6 môn Văn SỐ 2
    • 0.3 Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2019 – 2020
      • 0.3.1 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn – Đề 1
      • 0.3.2 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn – Đề 2
    • 0.4 Bộ đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019 – 2020
      • 0.4.1 Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn – Đề 1
      • 0.4.2 Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn – Đề 2
      • 0.4.3 Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 6 của Phòng GD & ĐT Thanh Oai 2019
      • 0.4.4 Thi cuối học kì 1 môn Văn lớp 6 năm 2019 trường TH&THCS Bình Tân
      • 0.4.5 Đề thi cuối học kì I môn Văn lớp 6
      • 0.4.6 Thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
      • 0.4.7 Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 6
      • 0.4.8 Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6
      • 0.4.9 Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 6
      • 0.4.10 Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1
      • 0.4.11 Đề kì 1 môn Văn lớp 6 huyện Kim Bôi
      • 0.4.12 Đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 trường THCS Hòa Bình năm 2016
      • 0.4.13 Đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 trường THCS Trần Quốc Toản mới nhất 2016
      • 0.4.14 Thi học kì 1 môn Toán, Văn lớp 6 trường THCS Long Mỹ 15-16
      • 0.4.15 Đề học kì 1 lớp 6 môn Văn – Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường năm 2016
      • 0.4.16 Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn của phòng Giáo dục huyện Nghĩa Hưng, Nam Định năm học 2018 – 2019
      • 0.4.17 Đề thi môn Vănlớp 6 Trường THCSLộc Hạ– Nam Định
      • 0.4.18 Đề thi học kì 1 lớp 6mônVănnăm học 2015 – 2016 của trường THCSHoa Lư
      • 0.4.19 Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn sở giáo dục Bắc Ninh
      • 0.4.20 Đề thi, kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Văn trường THCS Võ Thị Sáu – Đắk Lắk
      • 0.4.21 Đề cương ôn tập thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2015
      • 0.4.22 Đề học kì 1 lớp 6 môn Văn năm học 2014-2015
      • 0.4.23 Đề kiểm tra học kỳ I môn Văn lớp 6 năm học 2018 – 2019 của phòng GD và ĐT Tân Châu
      • 0.4.24 Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn năm học 2018 – 2019 trường THCS Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai
      • 0.4.25 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Văn trường THCS Hành Minh, Nghĩa Hành năm học 2018 – 2019
      • 0.4.26 90 phút kiểm tra học kì 1 Văn 6 năm 2018
      • 0.4.27 Giới thiệu Đề thi HK1 Văn lớp 6 – THCS Bình Giang
      • 0.4.28 Đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Hòn Đất 2015 Trường THCS Bình Giang
    • 0.5 2 Đề kì 1 Ngữ Văn lớp 6 của Phòng GD & ĐT Tứ Kỳ 2015
      • 0.5.1 Thi học kỳ 1 môn Vănlớp 6 – Trường THCS Tiên Động –Phòng GD & ĐT Tứ Kỳ
        • 0.5.1.1 PHÒNGGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTỨ KỲ
        • 0.5.1.2 Trường THCS Tiên Động
        • 0.5.1.3 Môn: Văn– Lớp 6
        • 0.5.1.4 A. Đề Văn năm học 2015 – 20161:[ 4điểm]
      • 0.5.2 B.Đề thi HK1 Văn 6 năm 2009 -2010
        • 0.5.2.1 1[1 điểm].
  • 1 Thi học kì 1 lớp 6 Ngữ Văn – Vĩnh Phúc năm 2017
      • 1.0.1 Môn văn lớp 6 của Sở GD Vĩnh Phúc 2017
      • 1.0.2 Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 6 – Phòng GDĐT Nông Cống năm 2016
      • 1.0.3 Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 6 của Phòng GDĐT Sơn Dương, Tuyên Quang năm 2016
      • 1.0.4 Tham khảo đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn tuyển chọn hay nhất 2016
      • 1.0.5 Thi học kì 1 môn Văn lớp 6 của Phòng GD&ĐT Bến Cát năm 2016
      • 1.0.6 Đề thi học kì 1 lớp 6 Văn năm 2016
      • 1.0.7 Thi – kiểm tra kì 1 môn Văn lớp 6 – THCS Nam Điền
      • 1.0.8 Thi cuối kì 1 lớp 6 môn Văn – Bảo Thắng, Lào Cai năm 2017
      • 1.0.9 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Văn -trường THCS Thị Trấn Trảng Bàng, Tây Ninh năm 2015
          • 1.0.9.0.1 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
      • 1.0.10 Đề thi môn Văn lớp 6 Thái Thụy năm 2018
      • 1.0.11 Đề thi cuối học kì 1 môn Văn lớp 6 năm học 2017 – 2018 của phòng giáo dục huyện Tân Châu
      • 1.0.12 Thi học kì 1 Văn 6 – Bạc Liêu
      • 1.0.13 Tuyển chọn đề thi kì 1 lớp 6 Văn 2017
      • 1.0.14 Huyện Nghĩa Hưng – Kiểm tra kì 1 môn Văn 6 năm 2017 – 2018
      • 1.0.15 Đề thi kì 1 môn Văn lớp 6 THCS Châu Thành 2018
      • 1.0.16 Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 6 Đề 1
      • 1.0.17 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 – Đề số 2
      • 1.0.18 Đề số 3 – Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
      • 1.0.19 Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 – Đề số 4
      • 1.0.20 Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 6 [Đề 5]
      • 1.0.21 Đề số 8 – Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1
      • 1.0.22 Đề số 7 – Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
      • 1.0.23 Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 – Đề số 9
      • 1.0.24 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 – Đề số 10
      • 1.0.25 Đề số 11 – Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
      • 1.0.26 Đề số 12 – Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 6
      • 1.0.27 Đề số 13 – Đề kiểm tra ngữ văn lớp 6 học kì 1
      • 1.0.28 Đề số 14 – Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
      • 1.0.29 Đề thi trường THCS & THPT Trung Hóa cuối học kì I môn Văn lớp 6 năm 2018
      • 1.0.30 Đề thi môn Văn lớp 6 thi cuối học kì I trường THCS Đông Thành
      • 1.0.31 Thi môn Văn cuối học kì I lớp 6
      • 1.0.32 Đề thi học kì I môn Văn lớp 6
      • 1.0.33 Đề thi học kì I môn Văn 6
      • 1.0.34 Đề thi cuối học kì I UBND Quận Nam Từ Liêm môn Văn lớp 6 năm 2018
      • 1.0.35 Thi cuối học kì I môn Văn lớp 6 năm 2018
      • 1.0.36 Đề thi môn Văn cuối học kì I lớp 6

Đề kiểm tra học kì I lớp 6 môn Ngữ văn phòng Giáo dục Bảo Lộc – Lâm Đồng

PHÒNG GIÁO DỤCBẢO LỘC – LÂM ĐỒNGĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ IMÔN NGỮ VĂN, LỚP 6Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan[4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm].

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?

Bạn đang xem: ĐỀ THI MÔN VĂN LỚP 6 HỌC KÌ 1

Bài viết gần đây
  • Giới thiệu về quê hương bằng tiếng Anh [3 Mẫu]

  • 27 đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 10

  • Bộ đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 10

  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 10

A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh B. Sọ Dừa

C. Ếch ngồi đáy giếng D. Sự tích Hồ Gươm

2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì?

A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận

3. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì?

A. Tái hiện trạng thái sự vật

B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận

D. Trình bày diễn biến, sự việc

4. Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự?

A. Nhân vật, sự việc

B. Cảm xúc, suy nghĩ

C. Luận bàn, đánh giá

D. Nhận xét

5. Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến việc đánh giặc ngoại xâm?

A. Bánh chưng, bánh giầy B. Con Rồng, cháu Tiên

C. Thành Gióng D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

6. Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì?

A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước

B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông

C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai

D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống

7. Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?

A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang

B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan

C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì

D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải

8. Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì?

A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người

B. Khuyên nhủ, răn dạy con người

C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể

D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý

9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn?

A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn

B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa

C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú

D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ

10. Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào?

A. Sử dụng tiếng cười

B. Tình tiết ly kỳ

C. Nhân vật chính thường là vật

D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc

11. Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Ăn cho chắc bụng

B. Sống để bụng, chết mang theo

C. Anh ấy tốt bụng

D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc

12. Từ nào dưới đây là từ ghép?

A. Lồng lộng B. Xinh đẹp C. Hồng hào D. Mù mịt

13. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Đang nổi sóng mù mịt

B. Một toà lâu đài to lớn

C. Không muốn làm nữ hoàng

D. Lại nổi cơn thịnh nộ

14. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ?

A. Cái máng lợn sứt mẻ

B. Một cơn giông tố

C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em

D. Lớn nhanh như thổi

15. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen.

B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn.

C. Một cuốn sách nhỏ nhen.

D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ.

16. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị

C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

II. Tự luận [6 điểm].Chọn một trong hai đề sau, viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ.

Đề 1. Đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn bé trong truyện “Mẹ hiền dạy con” để kể lại câu chuyện.

Đề 2. Kể một kỷ niệm đáng nhớ của em.

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

ĐỀ thi học kì 1 lớp 6 môn Văn SỐ1

Câu1.Thếnàolàdanhtừ?Cấutạođầyđủcủacụmdanhtừ?[2điểm]

Câu2.Đặtcâucódanhtừhoặccụmdanhtừlàmchủngữ?[Gạchchândanhtừhoặccụmdanhtừlàmchủngữ][1điểm]

Câu3.EmhãykểtómtắttruyệnẾchngồiđáygiếng?[1điểm]

Câu4.TruyệnẾchngồiđáygiếngngụýphêphán,khuyênrănđiềugì?[1điểm]

Câu5.Tậplàmvăn:HãyđóngvaiMãLươngtrongtruyện“Câybútthần”đểkểlạicâuchuyệnấy?[5điểm]

ĐỀ thi học kì 1 lớp 6 môn Văn SỐ 2

A.TRẮCNGHIỆMKHÁCHQUAN:[3.0điểm][Thờigian15phút]

Khoanhtrònvàochữcái[a,b,choặcd]trướcđápánđúng.

Câu1:NgườixưadùngtrítưởngtượngđểsángtạorahìnhtượngSơnTinh,ThuỷTinhnhằmmụcđích

a.tuyêntruyền,cổvũchoviệcchốngbãolụt.

b.kểchuyệnchotrẻemnghe.

c.phêphánnhữngkẻpháhoạicuộcsốngcủangườikhác.

d.phảnánh,giảithíchhiệntượnglũlụtvàthểhiệnướcmơchinhphụcthiênnhiên.

Câu2:Trongcáccụmtừdướiđây,cụmđộngtừlà

a.đùngđùngnổigiận.b.mộtngườichồngthậtxứngđáng.

c.mộttúplếulátbênbờbiển.d.sunsunnhưconđỉa.

Câu3:Trongcáccụmdanhtừsau,cụmtừcóđủcấutrúcbaphần[phầntrước,phầntrungtâm,phầnsau]là

a.nhữngchiếcthuyềnbuồm.c.mộtchiếcthuyềnbuồm.

b.nhữngchiếcthuyền.d.mộtchiếcthuyềnbuồmmàuxanh.

Câu4:ThánhGiónglàtruyềnthuyếtvềđờiHùngVương

a.thứnăm.b.thứsáu.c.thứmườibảy.d.thứmườitám.

Câu5:Cáctừ“kia,ấy,nọ”thuộctừloại

a.danhtừ.b.độngtừ.c.chỉtừ.d.tínhtừ.

Câu6:NhânvậtThạchSanhtrongtruyệncổtích“ThạchSanh”thuộckiểunhânvật

a.nhânvậtbấthạnh.

b.nhânvậtdũngsĩ.

c.nhânvậtthôngminhvànhânvậtngốcngếch.

d.nhânvậtlàđộngvật.

Câu7:Khiviếttênngười,tênđịalíViệtNamcầnviếthoa

a.chữcáiđầutiêncủamỗitiếng.b.chữcáiđầutiêncủatên.

c.toànbộchữcáitừngtiếng.d.khôngviếthoatênđệm.

Câu8:Saulầngiảiđượccâuđốcủasứgiảnướclánggiềng,embétrongtruyện“Embéthôngminh”đượcvua

a.phongtrạngnguyên.c.xâydinhthựbêncạnhhoàngcungchoemở.

b.cướicongáivua.d.phongtrạngnguyên,xâydinhthựchoemở.

Câu9:Quatruyện“Treobiển”,ôngchatamuốnkhuyênnhủchúngta

a.nênnghenhiềungườigópý.

b.chỉlàmtheolờikhuyênđầutiên.

c.phảitựchủtrongcuộcsống,tiếpthucóchọnlọcýkiếnngườikhác.

d.khôngnênnghelờiaicả.

Câu10:Danhtừlànhữngtừchỉ

a.trạngthái,hànhđộngcủasựvật.

b.người,vật,hiệntượng,kháiniệm…

c.đặcđiểm,tínhchấtcủasựvật,hànhđộngtrạngthái.

d.đikèmvớidanhtừđểchỉvềsốlượng.

Câu11:Quacácsựviệctrongtruyệnngụngôn“Thầybóixemvoi”,nhândântamuốntỏtháiđộ

a.phêphánsựhồđồcủacácthầybói.

b.phêphánnhữngkẻíchkỉ.

c.châmbiếmnhữngkẻkhôngbiếtnhìnnhậnvấnđề.

d.châmbiếnnhữngkẻthamlam.

Câu12:Cáctừ:vua,hoànghậu,hoàngtửthuộctừloại

a.danhtừ.b.đạitừ.c.độngtừ.d.tínhtừ.

B.PHẦNTỰLUẬN:[7.0điểm][Thờigian75phút]

Câu1:[1.0điểm]Thếnàolàđộngtừ,tínhtừ?

Câu2:[1.0điểm]Quatruyệnngụngôn“Ếchngồiđáygiếng”ôngchatamuốnkhuyênnhủchúngtabàihọcgì?

Câu3:[5.0điểm]Kểvềsựđổimớicủaquêhươngem.

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2019 – 2020

Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn – Đề 1

Đề bài

Câu 1[2 điểm]:Em hãy trình bày khái niệm về truyền thuyết? Kể tên các truyện truyền thuyết em đã học ?

Câu 2[1 điểm]:Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”?

Câu3[2điểm]:Chép các cụm động từ dưới đây vào mô hình cụm động từ ?

a] đã đi nhiều nơi

b] còn đang đùa nghịch ở sau nhà

c] đang cắt cỏ ngoài đồng

d] sẽ học thật giỏi

Phần trướcPhần trung tâmPhần sau

Câu4[5 điểm]:

Kể về một lần em mắc lỗi [bỏ học, nói dối hoặc không làm bài tập…]?

Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn – Đề 2

Đề bài

I. Trắc nghiệm [2 điểm]

Câu 1 [1 điểm]:Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất

“ … Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và các phép thần thông”

1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Thánh Gióng

B. Lạc Long Quân

C. Thạch Sanh

D. Lang Liêu

2. “Thiên thần” là từ mượn

A. Đúng

B. Sai

3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A. Biểu cảm

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Tự sự

4. Dòng nào dưới đây là phần trung tâm của cụm danh từ “ mọi phép thần thông”?

A. Thần thông

B. Phép

C. Mọi

D. Thần

Câu 2 [0,5 điểm]:Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm

[1]…………………… là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là làm [2]………………..

Câu 3 [0,5 điểm]:Nối cột A với cột B để hoàn thiện các khái niệm

Cột ANốiCột B
1. Từ láy2. Từ đơn3. Từ ghép1+2+a. là từ chỉ gồm một tiếngb. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng có quan hệ về âm với nhau

II. Tự luận [8 điểm]

Câu 4 [1 điểm]: Cho câu sau, phát hiện lỗi sai và sử lại cho đúng

Nam hay nói năng tự tiện trong lớp

Lỗi sai:…………………………………………….

Sửa lại: …………………………………………..

Câu 5 [2 điểm]:Tìm các danh từ chỉ sự vật mà em biết, phát triển một trong các danh từ đó thành cụm danh từ và đặt câu

Câu 6 [5 điểm]Viết bài văn ngắn kể về một người thân yêu và gần gũi nhất với mình [Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị ,em …]

Bộ đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019 – 2020

Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn – Đề 1

SỞ GD&ĐT………….TRƯỜNG ………..ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I.Năm học 2019 – 2020Lớp 6Môn: Ngữ VănThời gian làm bài: 90 phút

Đề bài

I. Phần trắc nghiệm:[2 điểm]

Ghi lại tên chữ cái đứng đầu đáp án đúng

Câu 1. Kể tên truyện truyền thuyết đã học

A. Con Rồng cháu Tiên.

B. Sơn Tinh Thủy Tinh.

C. Bánh chưng bánh giầy, Con rồng cháu Tiên,

D. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh.

Câu 2:Vua Hùng phong Gióng là gì?

A. Thánh

C. Phù Đổng Thiên Vương

B. Thiên Vương

D. Vương

Câu 3:Truyền thuyết Thánh Gióng nhằm giải thích hiện tượng này

A. Tre đằng ngà có màu vàng óng

C. Có nhiều hồ ao để lại

B. Thánh Gióng bay về trời

D. Có một làng được gọi là làng Gióng

Câu 4:Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:

Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng

A. Đúng

B. Sai

Câu 5:Nguyên nhân chính nào dẫn đến dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?

A. Vua Hùng kén rể

B. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.

C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh

D. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.

Câu 6:Tại sao em bé trong văn bản “ Em bé thông minh” được hưởng vinh quang?

A. Nhờ may mắn và tinh ranh

B. Nhờ thông minh, hiểu biết.

C. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh

D. Nhờ có vua yêu mến

Câu 7:Truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh phản ánh hiện thực và ước mơ gì của người Việt cổ?

A. Chống thiên tai và chế ngự lũ lụt

B. Dựng nước của vua Hùng.

C. Giữ nước của vua Hùng

D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc vua Hùng.

Câu 8: Mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” là gì?

A. Ca ngợi tài năng, trí tuệ con người.

B. Phê phán những kẻ ngu dốt.

C. Khẳng định sức mạnh của con người.

D. Gây cười.

II. Phần tự luận: [7 điểm]

Câu 1: [3 điểm]:

Đọc kĩ đoạn văn sau:

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

a] Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?

b] Văn bản thuộc thể loại gì? Hãy nêu khái niệm của thể loại đó.

c] Kể thêm 3 văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em biết.

Câu 2: [5 điểm]:

Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu nêu ý nghĩa của chi tiết: Bà con góp gạo nuôi Gióng [Thánh Gióng]. Trong đoạn sử dụng ít nhất 1 từ ghép, 1 từ láy [Gạch chân – chỉ rõ từng loại]

Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn – Đề 2

Đề bài

Câu 1: [1,0 điểm]

Trình bày khả năng kết hợp của danh từ.

Hãy nêu 1 ví dụ.

Câu 2: [1,0 điểm]

Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng.

Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái của con người.

Câu 3: [2,0 điểm]

a] Nêu điểm khác nhau giữa hai thể loại truyện dân gian: truyền thuyết và cổ tích.

b] Nêu ý nghĩa truyện “Em bé thông minh”

Câu 4: [1,0 điểm]

Cho biết các chi tiết có liên quan đến sự thật lịch sử trong truyện “Thánh Gióng”.

Câu 5:Tập làm văn: [5,0 điểm]

Đề: Kể về một lần em mắc lỗi.

Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 6 của Phòng GD & ĐT Thanh Oai 2019

PHẦN I. [4,0 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Giặc đã đến chân núi Trâu.Thế nước rất nguy, người hoảng hốt.Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa.Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội.Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.”

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc kiểu truyện dân gian nào em đã học?Hãy ghi lại khái niệm về loại truyện đó?

2. Xác địng phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

3. Trong đoạn văn trên ai là nhân vật chính? Vì sao em lại xác định như vậy?

4. Nêu nội dung chính của đoạn văm trên bằng một câu văn hoàn chỉnh trong đó có sử dụng một cụm động từ – Gạch chân cụm động từ đó?

PHẦN II. [6,0 điểm]

Trong vai Thái y lệnh hoh Phạm, em hãy kể lại truyện “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”.

Thi cuối học kì 1 môn Văn lớp 6 năm 2019 trường TH&THCS Bình Tân

Đề bài

Câu 1 [3 điểm]Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”

[Ngữ Văn 6, tập 1]

a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, thuộc thể loại nào?

b, Cho biết phương thức biểu đạt.

c, Xác định ngôi kể.

d, Tìm từ láy. Đặt một câu có sử dụng một trong những từ láy tìm được.

Câu 2 [2 điểm]Từ đoạn trích em hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Sơn Tinh. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một chỉ từ, gạch chân chỉ từ đó.

Câu 3 [5 điểm]Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.

Đề thi cuối học kì I môn Văn lớp 6

Đề bài 1

I- Đọc hiểu [ 3.0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

Dế và lừa

Một chú lừa sau khi nghe dế hát liền ngỏ ý muốn theo dế học hát. Nghe vậy, dế nói:
– Muốn học hát cũng được nhưng mỗi ngày anh chỉ được uống một vài giọt sương thôi !
Thế là chú lừa làm theo lời dế, mỗi ngày chỉ uống vài giọt sương. Thế rồi chỉ mấy hôm sau chú lừa chết vì đói khát.

[ Hạt giống tâm hồn, tập 14, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí minh, tr 77]

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2:Câu chuyện trên được kể theo thứ tự kể nào? Nêu đặc điểm của thứ tự kể ấy?

Câu 3:Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 4:Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình.

II- Tập làm văn [ 7.0 điểm]

Câu 1 [2.0 điểm]Qua những điều rút ra từ câu chuyện ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn [ khoảng 200 chữ] với câu chủ đề : Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy.

Câu 2 [ 5 điểm]Đóng vai Lang Liêu em hãy kể lại truyện Bánh chưng, bánh giày.

Đề bài 2

I, Trắc nghiệm [2 điểm]

Câu 1[1điểm]:Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất

“ … Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và các phép thần thông”

1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Thánh Gióng B. Thạch Sanh C. Lạc Long Quân D. Lang Liêu

2. “Thiên thần” là từ mượnA.Đúng B. Sai

3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A. Biểu cảm B. Nghị luậnC. Thuyết minh D. Tự sự

4. Dòng nào dưới đây là phần trung tâm của cụm danh từ “ mọi phép thần thông”?

A.Thần thông B. Mọi C.Phép D. Thần

Câu 2[0,5 điểm]: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm

[1]…………………… là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là làm [2]………………..

Câu 3[0,5 điểm]: Nối cột A với cột B để hoàn thiện các khái niệm

Cột ANốiCột B
1. Từ láy2. Từ đơn3. Từ ghép1+2+a. là từ chỉ gồm một tiếngb. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng có quan hệ về âm với nhau

II, Tự luận [8 điểm]

Câu 4 [1điểm]:Cho câu sau, phát hiện lỗi sai và sử lại cho đúng

Một số bạn còn bàng quang với lớp.

Phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng

Lỗi sai:……………………………………………………………………………………………………..

Sửa:.………………………………………………………………………………………………………..

Câu 5 [2 điểm]:Tìm các danh từ chỉ sự vật mà em biết, phát triển một trong các danh từ đó thành cụm danh từ và đặt câu

Câu 6[5 điểm]:Kể một kỉ niệm với thầy hoặc cô giáo của em.

Thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

I. Phần trắc nghiệm: [3 điểm]

Em hãy đọc kĩ đoạn văn rồi khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

“Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”

1.Đoạn văn trên được biểu đạt theo phương thức nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

2.Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

3.:Trong đoạn văn có mấy từ láy:

A. Một B. Hai

C. Ba D. Bốn

4.Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là cụm danh từ ?

A. Nổi lềnh bềnh

B. Một biển nước.

C. Dâng lên lưng đồi sườn núi

D. Ngập ruộng đồng

5.Từcảtrong cụmcả đất trờithuộc từ loại nào?

A. Số từ. B. Lượng từ

C. Chỉ từ D. Tính từ

6.Trong đoạn văn có mấy danh từ riêng ?

A. Một B. Hai

C. Ba D. Bốn

7.Các từ:hô, gọi, đuổi theo, nổi giận, đòi, cướplà động từ:

A. Đúng. B. Sai

8.Đoạn văn trên trích trong văn bản thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyền thuyết B. Cổ tích

C. Ngụ ngôn D. Truyện cười

9. Nhận biết

Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp

AB
1. Chia rẽ thì chết, đoàn kết thì sống
2. Được voi đòi tiên
3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
4. Tham thì thâm
a. Ông lão đánh cá và con cá vàng- b. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
c. Con hổ có nghĩa

II. TỰ LUẬN [7điểm]

1.[1đ]:

Kể tên các truyện cổ tích đã học và hướng dẫn đọc thêm [trong chương trình Ngữ văn 6 học kì I]

2.:[1đ]:

Em hãy vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ và điền cụm tính từ in đậm trong câu sau vào mô hình em vừa vẽ:Cô ấyvẫn đẹp như hoa.

3.: [5đ]:

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.

Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 6

I. Phần trắc nghiệm [2đ]:Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

1..Trong các văn bản sau, văn bản truyện cổ tích là:

A. Thạch Sanh.

B. Sự tích Hồ Gươm.

C. Thánh Gióng.

D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

2..Văn bảnThạch Sanhđược viết theo phương thức biểu đạt chính là:

A. Miêu tả. B. Tự sự.

C. Biểu cảm. D. Nghị luận.

3..Câu vănThần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ởcó:

A. Bốn từ đơn. B. Năm từ đơn.

C. Sáu từ đơn. D. Bảy từ đơn.

4..Trong các từ sau, từ mượn là từ:

A. Đẹp đẽ. B. Xinh xắn.

C. Vuông vức. D. Ô-sin.

5..TruyệnThánh Gióngthể hiện rõ quan niệm

A. Về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.

B. Về nguồn gốc làm nên sức mạnh.

C. Về tinh thần đoàn kết gắn bó.

D. Cả A, B, C

6..Trong bốn từ saucuồn cuộn, lềnh bềnh, nao núng, nhà cửacó:

A. Một từ ghép. B. Hai từ ghép.

C. Ba từ ghép. D. Bốn từ ghép.

7..Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảolà loại truyện:

A. Truyền thuyết. B. Thần thoại.

C. Cổ tích. D. Ngụ ngôn.

8..Chức năng chủ yếu của văn tự sự là:

A. Miêu tả sự việc.

B. Kể về người và sự việc.

C. Tả người và tả vật.

D. Thuyết minh về sự vật.

II. Phần tự luận [8đ]:

1..Chi tiếtGióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trờicó ý nghĩa như thế nào?

Câu2.Cho câu văn:Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích.

a. Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào?

b. Hãy viết lại câu văn đó sau khi đã chữa lỗi

Câu3.Hãy kể về người bạn thân của em.

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6

1.. [2,0đ]

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

….. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận.Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh.Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc.Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân,không còn nghĩ được gì đến chuyện đanh nhau nữa.

[SGK Ngữ văn 6, tập I, NXBGD, trang 64-65]

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó.

b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?

c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần”?

2.. [2,0đ]

Chép lại chính xác đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới :

Một năm sau khi đuổi giặc,một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.Nhân dịp đó,Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần ấy.

[Sự tích Hồ Gươm]

a] Gạch chân [1 gạch ] dưới các cụm danh từ.

b] Gạch chân [2 gạch ] dưới các chỉ từ.

c] Gạch chân [ 3 gạch] dưới các danh từ riêng.

d] Khoanh tròn các số từ

3.. [5,0đ]

Kể về một người em yêu quý nhất

Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 6

Câu 1. [2,0đ]

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

… Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

[SGK Ngữ văn 6, tập I, NXBGD, trang 19]

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó.

b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?

c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”?

Câu 2. [2,0đ]

Chép lại chính xác đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới :

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.

[Sự tích Hồ Gươm]

a. Gạch chân [1 gạch] dưới các cụm danh từ.

b. Gạch chân [2 gạch] dưới các chỉ từ.

c. Gạch chân [3 gạch] dưới các danh từ riêng.

d. Khoanh tròn các số từ

Câu 3. [5,0đ]

Kể về một người em yêu quý nhất.

Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1

I. Phần Đọc – hiểu văn bản:[3,0đ]

1..Hãy nêusự giống nhau và khác nhaugiữatruyện ngụ ngônvàtruyện cười.[1,0đ]

2.Kể tên các văn bản truyện ngụ ngôn và truyện cườimà em đã được học [hoặc đọc thêm] trong chương trình Ngữ văn lớp 6 [mỗi loại truyện ít nhất hai văn bản].[1,0đ]

3.

a]Trong truyệnThạch Sanh, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông hoàn toàn đối lập nhau về tính cách. Hãychỉ ra các phương diện đối lậpđó?[0,5đ]

b]Qua cách kết thúc truyện Thạch Sanh,nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?[0,5đ]

II. Phần Tiếng Việt:[2,0đ]

1.Đoạn văn sau đây được trích từmột văn bản trongsách Ngữ văn lớp 6 [tập một], nhưng một học sinh viết sai một số danh từ riêng, em hãyviết lại cả đoạn văn cho đúng:

[…] Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả Đất Trời, dâng Nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn tinh. Nước ngập ruộng đồng, Nước ngập nhà cửa, Nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

2.

a]Tìmcác từ láytrong đoạn văn trên.[0,5đ]

b]Việc sử dụng các từ láy đótạo ra hiệu quả gì?[0,5đ]

III.Phần Tập làm văn:[5,0đ]

Cơn bão số 12 vừa qua đã để lại cho em một kỷ niệm đáng nhớ.Hãy kể lại kỷ niệm đó.

Đề kì 1 môn Văn lớp 6 huyện Kim Bôi

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019

HUYỆN KIM BÔI MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 6

Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề

[Đề kiểm tra gồm 01 trang]

I. Trắc nghiệm[2,0đ]

Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.

1.Đặc đ chủ yếu củaTruyện truyền thuyếtđể phân biệt vớiTruyện cổ tíchlà gì?

A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.

B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.

C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.

2.“Thạch Sanh”là truyện cổ tích kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?

A. Nhân vật là động vật. B. Nhân vật thông minh.

C. Nhân vật người mang lốt vật. D. Nhân vật dũng sĩ có tài năng.

3.Thể loại của văn bản“Ếch ngồi đáy giếng”là?

A. Truyền thuyết. B. Truyện cổ tích.

C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện cười.

4.Hãy cho biết từ“thiên thần”có nghĩa là gì?

A. Thần tài giỏi. B. Thần nhân hậu. C. Thần trên trời. D. Thần núi.

5.Xác định từ dùng sai trong câu sau đây“Trong lớp, An thường hay nói năng tự tiện”.

A. Trong lớp B. An C. nói năng D. tự tiện

6..Chức vụ điển hình trong câu của cụm danh từ là gì?

A. Trạng ngữ B. Bổ ngữ C. Chủ ngữ D. Vị ngữ

7.Trong các từ sau từ nào thuộc từ loại chỉ từ?

A. Tập thể B. Nhưng C. Nọ D. Tất cả

8.Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào thuộc thể loại truyện trung đại?

A. Sự tích Hồ Gươm. B. Mẹ hiền dạy con.

C. Em bé thông minh. D. Thầy bói xem voi.

II.Tự luận[8,0đ]

Kể về một người bạn mà em yêu quý.

Đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 trường THCS Hòa Bình năm 2016

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2016-2017

MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 6

[ Thời gian làm bài : 90 phút]

1:[ 1 điểm ]

Kể tên những thể loại truyện dân gian mà em đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6?

2: [1 điểm]

Học xong truyện: “Thầy bói xem voi”,em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 3:[2 điểm]

Các cụm từ sau đây thuộc loại cụm từ nào?[Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ]

a.thông minh khác thường; b. đang làm bài tập;

c.ba thúng gạo nếp; d.tất cả những học sinh;

4:[6 điểm]

Kể về người thân của em.

Đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 trường THCS Trần Quốc Toản mới nhất 2016

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 12

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

[Theo Ngữ văn 6, tập 1]

I. Trắc nghiệm: [3đ]

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh
B.Sơn Tinh, Thủy Tinh

C.Thạch Sanh
D.Thánh Gióng

2. Đoạn trích trên thuộc phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả
B.Biểu cảm
C.Nghị luận
D.Tự sự

3. Nêu thể loại của đoạn trích trên.

A. Cổ tích
B.Ngụ ngôn
C.Truyền thuyết
D.Truyện cười

4. Đặt trong ngữ cảnh của đoạn trích trên, từ “từ hôn” có nghĩa là gì?

A. Không muốn có vợ
B.Chia tay với các hoàng tử

C.Gả công chúa
D.Từ chối không kết duyên

5. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:

“ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.”

Nếu phải tìm một từ phù hợp để thay thế từ “tưng bừng” ở đoạn văn trên, em sẽ chọn từ nào trong các từ dưới đây?

A. Mạnh mẽ
B.Đông vui
C.To lớn
D.Đầy đủ

6. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào của truyện?

A. Người dũng sĩ
B.Người thông minh, tài trí

C.Người bất hạnh
D.Người ngốc nghếch

7. Chi tiết thần kì trong đoạn trích trên đó là:

A. Niêu cơm, binh lính
B.Cây đàn, nhà vua

C.Đánh nhau, lễ cưới
D.Cây đàn, niêu cơm

8. Từ nào sau đây là từ láy?

A. Kinh kì
B.Bủn rủn
C.Binh lính
D.Cuối cùng

9. Nhân vật chính trong đoạn truyện trên là:

A. Thạch Sanh
B.Quân chư hầu
C.Công chúa
D.Nhà vua

10. Từ nào không phải là từ mượn tiếng Hán?

A. Quân sĩ
B.Chư hầu
C.Nhà vua
D.Hoàng tử

11. Kết thúc có hậu của truyện Thạch Sanh thể hiện qua chi tiết nào?

A. Thạch Sanh giết được chằn tinh

B.Thạch Sanh lấy công chúa và được lên làm vua

C.Thạch Sanh cứu được công chúa

D.Tiếng đàn của Thạch Sanh buộc quân sĩ 18 nước xin hàng

12. Cụm từ nào trong đoạn văn sau là cụm danh từ?

“ Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.”

A. Cả mấy vạn tướng lĩnh
B.Quân sĩ thấy Thạch Sanh

C.Dọn ra một mâm cơm
D.Không muốn cầm đũa

II. Tự luận: [7đ]

1. Kể tên các thể loại dân gian đã học ở học kì 1? [1đ]

2. Vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt [1đ]

3. Hãy kể về một tấm gương tốt trong học tập mà em biết. [5đ]

Thi học kì 1 môn Toán, Văn lớp 6 trường THCS Long Mỹ 15-16

I. CÂU HỎI:[4đ]

Câu 1.Động từ là gì? Cho ví dụ..[1đ]

Câu 2.Qua truyện ngụ ngôn «Thầy bói xem voi», em rút ra bài học gì cho bản thân mình?[1đ]

Câu 3.Viết đoạn văn ngắn [ từ 4-6 câu] chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất hai cụm động từ. Gạch dưới hai cụm động từ ấy . [2đ]

II. LÀM VĂN: [6đ]

Kể về một thầy [cô] giáo mà em thích nhất.

Đề học kì 1 lớp 6 môn Văn – Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường năm 2016

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: VĂN – LỚP 6

NĂM HỌC 2016 – 2017

Thời gian làm bài 90 phút

I. Phần trắc nghiệm:[2 điểm] Đọc kĩ các câu hỏi sau, chọn đáp án đúng nhất ghi vào bài làm của mình.

1:Truyền thuyết là gì?

A. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.

B.Những câu chuyện hoang đường.

C.Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.

D.Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.

2:Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “Cái bọc trăm trứng” là gì?

A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.

B.Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.

C.Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.

D.Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.

3:Trong 4 cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?

A. Từ phức và từ ghép.C.Từ phức và từ láy.
B.Từ ghép và từ láy.D.Từ phức và từ đơn.

4:Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản?

A. Trò chuyện.B.Ra lệnh.C.Dạy học.D.Giao tiếp.

II.Phần tự luận:[8 điểm].

1:a] Ghi lại các từ mượn có trong câu dưới đây, cho biết các từ ấy được mượn của tiếng [ngôn ngữ] nước nào?

Ông vua nhạc Pop Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

b] Trong các câu sau, câu nào có từănđược dùng với nghĩa gốc, câu nào được dùng với nghĩa chuyển.

– Cơmănba bát sao no,

Kẻ về người ở sao cho đành lòng.

[Ca dao]

– Nó rấtănảnh, chụp kiểu gì cũng đẹp.

– Đó là những kẻ chuyênănbám mà vẫn không biết xấu hổ.

– Họcănhọc nói, học gói học mở.

[Tục ngữ]

2:Nêu nghệ thuật và nội dung của truyệnCon Rồng, cháu Tiên[Ngữ văn 6, tập một].

3:Kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất về thầy giáo hoặc cô giáo cũ của mình.

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn của phòng Giáo dục huyện Nghĩa Hưng, Nam Định năm học 2018 – 2019

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

HUYỆN NGHĨA HƯNG Năm học: 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN 6

[Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề]

Phần I:Trắc nghiệm khách quan [2đ]

Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

1.Trong bốn từ sau: [mơn mởn, trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở] có mấy từ ghép?

A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ

2.Từ nào sau đây là từ láy?

A. Nhà xửa B. Quần áo C. Sách vở D. Xinh xắn

3.Câu văn: “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi …” [Sơn Tinh – Thủy Tinh] có mấy cụm động từ?

A. Một cụm động từ B. Hai cụm động từ

C. Ba cụm động từ D. Bốn cụm động từ

4.Trong câu “Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn” [Tháng gióng] từ nào là lượng từ:

A. Nhà vua B. Thợ C. làm gấp D. những

5.Xác định từ mượn có trong câu sau: “Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.” [Sọ Dừa]?

A. Ngày cưới B. linh đình C. gia nhân D. tấp nập

6.Những từ in đậm trong câu thơ sau thuộc từ loại nào?

“Một canh … hai canh … lại ba canh,

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành.”

[Hồ Chí Minh]

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ

7.Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là:

A. Từ láy B. Từ ghép C. Từ đồng nghĩa D. Từ trái nghĩa

8.Hãy chọn từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu văn sau:

“ … là không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.”

A. Háo hức B. Ngẫm nghĩ

C. Bâng khuâng D. Băn khoăn

Phần II.Tự luận [8đ]

1.[3,5đ] Cho đoạn văn sau:

“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.” Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vậ chú bé dặn.”

Trả lời các câu hỏi sau:

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc loại truyện dân gian nào mà em đã học? [1đ]

b. Hãy giải nghĩa từ “sứ giả” và cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? [1đ]

c. Trong câu nói đầu tiên: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.” Gióng đã nói về điều gì? Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về Thánh Gióng? [1,5đ]

2.[4,5đ]

Hãy kể về một người bạn thân yêu nhất của em.

Đề thi môn Vănlớp 6 Trường THCSLộc Hạ– Nam Định

1: [2điểm]

a. Cụm danh từ là gì ?

b. Đọc kỹ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

” Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất”

[Em bé thông minh]

–Chỉ ra các cụm danh từ có trong đoạn văn .

– Vẽ mô hình cấu tạo cụm danh từ và chép cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình đó.

2: [3điểm]

a. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.

b. Qua câu chuyện ngụ ngôn ” Thầy bói xem voi” tác giả dân gian muốn gửi đến bạn đọc điều gì ?

3: [ 5 điểm]

Tâm sự của một bài kiểm tra được điểm kém bị chủ nhân vứt bỏ trong ngăn bàn.

Đề thi học kì 1 lớp 6mônVănnăm học 2015 – 2016 của trường THCSHoa Lư

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn sở giáo dục Bắc Ninh

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I – SỞ GIÁO DỤC BẮC NINH

Năm học 2018-2019

Môn Ngữ Văn – Lớp 6

1: [2.0đ]:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

… Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa.

[SGKNgữ văn 6, tập I, NXB Giáo dục, tr. 64-65]

a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào: Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào?

b. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

c. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

2: [1.0đ]:

Nêu ý nghĩa, bài học của truyện ngụ ngônẾch ngồi đáy giếng.

3: [2.0đ]:

Cho câu văn:

Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.

– Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào?

– Hãy viết lại câu văn đó sau khi đã chữa lỗi.

Hãy xác định cụm danh từ trong câu văn sau:

Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

[TheoSơn Tinh, Thuỷ Tinh]

4: [5.0đ]:

Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.

Đề thi, kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Văn trường THCS Võ Thị Sáu – Đắk Lắk

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU

Môn: Ngữ Văn 6

Thời gian: 90 phút

[Không kể thời gian chép đề]

1[1,5điểm].Qua văn bản:“Ếch ngồi đáy giếng”em rút ra được bài học gì cho bản thân?

2[1 điểm]. Từ là gì? Câu sau đây có bao nhiêu từ:

“Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”.

3[1,5điểm].Viết đoạn văn ngắn [3 – 4 câu] có sử dụng số từ và lượng từ? Gạch chân số từ và lượng từ trong đoạn văn đó?

4[6 điểm]. Kể lại truyện“ Sơn Tinh, Thủy Tinh”bằng lời văn của em.

Đề cương ôn tập thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2015

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016

MÔN: NGỮ VĂN 6

I.Văn học:

Bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp học tập môn Ngữ Văn. Và hình thành các khái niệm Văn học Việt Nam – Văn học Dân Gian – Văn học Viết trung đại.

1.Truyệndân gian:

– Thánh Gióng

– Sơn Tinh Thủy Tinh

– Thạch Sanh

– Em bé thông minh

– Ếch ngồi đáy giếng

– Treo biển

2. Truyện trung đại:

– Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

* Xác định được thể loại, nắm được điểm khác nhau giữa các loại truyện này, kể tên các truyện đã được học trong chương trình.

* Tóm tắt được cốt truyện, nêu được chủ đề của truyện.

* Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện và của các yếu tố kì ảo, hoang đường, xác định nhân vật chính và nêu phẩm chất , tính cách của các nhân vật đó.

* Nắm được thể loại, nội dung, ý nghĩa, tình huống đặc sắc của truyện..

II. Tiếng Việt:

– Từ và cấu tạo từ tiếng Việt

– Từ mượn

– Nghĩa của từ

– Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

– Chữa lỗi dùng từ

– Danh từ, động từ, tính từ.

– Số từ, lượng từ, chỉ từ

* Ôn luyện cho học sinh nắm khái niệm, đặc điểm ngữ pháp, chức năng cú pháp của từng từ loại.

* Nhận biết các lớp từ , xác định nghĩa của từ, chỉ ra lỗi sai và biết chữa lỗi sai trong cách dùng từ, đặt câu.

* Vận dụng những kiến thức về từ, nghĩa của từ và câu, để đặt câu, xây dựng đoạn văn và tạo lập văn bản.

III.Tập làm văn:

– Rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự và các dạng văn tự sự như: kể chuyện đời thường, kể sáng tạo.

– Chọn ngôi kể và thứ tự kể cho phù hợp.

Lưu ý:Trong quá trình ôn tập, GV cần rèn luyện cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản, vì đề kiểm tra có thể sử dụng những ngữ liệu ngoài chương trình sgk .

Đề học kì 1 lớp 6 môn Văn năm học 2014-2015

1 [3 điểm].

a] Truyện “Lợn cưới, áo mới” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu khái niệm của thể loại truyện dân gian ấy?

b] Kể tên các truyện đã học thuộc thể loại truyện dân gian em vừa xác định?

c] Viết một đoạn văn ngắn [từ 3 đến 4 câu] nêu nội dung và nghệ thuật chính của truyện “Lợn cưới, áo mới ”.

2 [2 điểm].

a] Nêu khái niệm cụm danh từ?

b] Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.

[SGK Ngữ Văn 6, tập 1, trang 100]

c] Vẽ và điền vào mô hình cụm danh từ các cụm danh từ em vừa xác định được ở phần b.

3 [5 điểm].

Dựa vào truyện cổ tíchThạch Sanh, em hãy đóng vai Thạch Sanh kể lại chiến công thứ nhất của chàng.

Đề kiểm tra học kỳ I môn Văn lớp 6 năm học 2018 – 2019 của phòng GD và ĐT Tân Châu

UBND HUYỆN TÂN CHÂUKỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn:Ngữ văn 6

Thời gian: 90 phút

[Không kể thời gian phát đề]

I. VĂN –TIẾNG VIỆT:[4,0đ]

Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

[ Ngữ văn 6- Tập 1]

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? [0,5đ]

2. Xác định số từ và lượng từ trong đoạn văn trên? [1đ]

3. Chỉ ra cụm danh từ trong câu: “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử”.[0,5đ]

4. Đoạn văn thể hiện phẩm chất nào ở nhân vật Thạch Sanh, đồng thời gởi gắm ước mơ gì của nhân dân ta? [2đ]

II. LÀM VĂN:[6,0đ]

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em.

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn năm học 2018 – 2019 trường THCS Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai

UBND HUYỆN QUỲNH NHAIĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THCS MƯỜNG GIÔNNăm học : 2018– 2019

Môn: Ngữ văn 6

[Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề]

1.[2đ]: Em hãy trình bày khái niệm về truyền thuyết? Kể tên các truyện truyền thuyết em đã học ?

2.[1đ]:Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”?

Câu3[2đ]:Chép các cụm động từ dưới đây vào mô hình cụm động từ ?

a] đã đi nhiều nơi

b] còn đang đùa nghịch ở sau nhà

c] đang cắt cỏ ngoài đồng

d] sẽ học thật giỏi

Câu4[5đ]:

Kể về một lần em mắc lỗi[bỏ học, nói dối hoặc không làm bài tập…]?

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Văn trường THCS Hành Minh, Nghĩa Hành năm học 2018 – 2019

PHÒNG GIÁO DỤC NGHĨA HÀNH ĐỀ THI KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

TRƯỜNG THCS HÀNH MINH NĂM HỌC: 2018-2019

Thời gian: 90 phút

Phần 1:Đọc hiểu[3.0đ]

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi:

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

[ Sơn Tinh, Thủy Tinh – SGK Ngữ văn 6, tập 1NXB GD Việt Nam]

1: [0.5đ] Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

2: [ 0.5đ] Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

3: [1.0đ]Trong câu:“ Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.”Có những cụm động từ nào?

4: [ 1.0] Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên.

Phần 2: Làm văn[7.0đ]

1: [2.0đ] Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn [ khoảng 5-7 dòng] nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay.

2: [ 5.0đ] Kể về một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác.

90 phút kiểm tra học kì 1 Văn 6 năm 2018

I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đoạn kết truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh [Sách Ngữ văn 6, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam] như sau:

“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.

Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”

Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

1] Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ?

2] Kể tên các nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó như thế nào ?

3] Giải nghĩa từ: nao núng ?

4] Các từ: bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những từ thuộc từ loại nào ?

5] Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ?

II. PHẦN LÀM VĂN

1.Viết một đoạn văn ngắn [không quá 5 dòng Tờ giấy thi] nêu bài học của em rút ra sau khi học truyệnẾch ngồi đáy giếng[Sách Ngữ văn 6, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam].

2.Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Giới thiệu Đề thi HK1 Văn lớp 6 – THCS Bình Giang

Phòng GD&ĐT Hòn Đất

Trường THCS Bình Giang

KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ Văn– LỚP 6

Thời gian 90 phút [không kể giao đề]

Câu 1:[2điểm]

a. Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy.

b. Chi tiết:Dân làng góp gạo nuôi Gióngcó ý nghĩa như thế nào?

Câu 2:[2điểm]

a. Cụm động từ là gì?

b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

– Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.[ Trích: Em bé thông minh ]

– Vua cha yêu thuơng Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.[ Trích: Sơn Tinh, Thủy Tinh ]

Câu 3:[6điểm]

Em hãy kể lại một bữa cơm thân mật trong gia đình nhân dịp có người thân đến thăm.

——– HẾT ———-

Đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Hòn Đất 2015 Trường THCS Bình Giang

Môn:Văn – Lớp 6 – Thời gian làm bài 90 phút

1:[2điểm]

a. Nêu khái niệm truyện cười? Qua truyện cườiTreo biểnem rút ra được bài học gì?

b. Giải thích ý nghĩa của câu văn sau:

“Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước”. [Trích – Thánh Gióng]

2:[3điểm]

a. Từ “Phi cơ” được giải thích bằng cách nào?

– Phi cơ: máy bay

b. Câu văn sau mắc lỗi dùng từ nào? Em hãy chỉ ra và sửa lại cho đúng?

– Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

c. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc từ loại và loại cụm từ nào? Hãy chỉ rõ.

“Cómột con ếchsống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài connhái,cua,ốcbé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếngkêuồm ộp làm vang động cả giếng, khiếncáccon vậtkiarấthoảng sợ…

Mộtnăm nọ trời mưatolàm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch tarangoài”. [Trích văn bản – Ếch ngồi đáy giếng]

3:[5 điểm]

Em hãy kể lại một bữa cơm thân mật trong gia đình nhân dịp có người thân đến thăm.

2 Đề kì 1 Ngữ Văn lớp 6 của Phòng GD & ĐT Tứ Kỳ 2015

Thi học kỳ 1 môn Vănlớp 6 – Trường THCS Tiên Động –Phòng GD & ĐT Tứ Kỳ

PHÒNGGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTỨ KỲTrường THCS Tiên ĐộngMôn: Văn– Lớp 6

Thời gian làm bài 90 phút

A. Đề Văn năm học 2015 – 2016
1:[ 4điểm]

Chép chính xác bài ca dao sau vào tờ giấy thi và cho biết những từ in đậm thuộc từ loại nào mà em đã học?

Trongđầmgì đẹp bằngsen

xanhbôngtrắng lại chennhịvàng

Nhịvàngbôngtrắngxanh

Gầnbùnmà chẳng hôi tanhmùi bùn.

2:[ 2điểm]

Câu văn sau có bao nhiêu tiếng?

– Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

3:[ 4 điểm]

Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu bản thân mình.

B.Đề thi HK1 Văn 6 năm 2009 -2010

1[1 điểm].

Trình bày điểm giống và khác nhau giữa truyệnTruyền thuyếtvà truyệnCổ tích?

2[1 điểm].

Nêu nội dung ý nghĩa của truyện“Sơn Tinh Thuỷ Tinh”

3[2 điểm ]

Danh từ là gì? Trong câu danh từ thường đảm nhiệm các chức vụ cú pháp nào ? Cho ví dụ ?

4[ 5 điểm]

Kể về một thầy giáo [hoặc một cô giáo] mà em quý mến

Trắc nghiệm bài Tây tiến có đáp án

Trang trước Trang sau
  • Soạn bài: Tây tiến [hay nhất]
  • Tác giả - tác phẩm bài thơ Tây tiến
  • Sơ đồ tư duy bài thơ Tây Tiến

Bài giảng: Tây Tiến - Cô Nguyễn Ngọc Anh [Giáo viên Tôi]

Câu 1 : Địa danh nào dưới đây là quê hương của Quang Dũng?

A. Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng [nay thuộc Hà Nội]

B. Làng Vũ Thạch [nay là phố Bà Triệu], Hà Nội

C. Xã Cam An , huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

D. Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiển thị đáp án

Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng [nay thuộc Hà Nội]

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Trước Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng làm công việc gì?

A. Phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu

B. Tham gia cách mạng

C. Dạy học

D. Nhà văn

Hiển thị đáp án

Trước Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học ở Sơn Tây

Chọn đáp án : C

Câu 3 : Nội dung dưới đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“ Quang Dũng gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thành công”

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Quang Dũng gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Quang Dũng làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

A. 1946

B. 1947

C. 1948

D. 1949

Hiển thị đáp án

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khóa học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến.

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

A. Đầu năm 1947

B. Cuối năm 1947

C. Đầu năm 1948

D. Cuối năm 1948

Hiển thị đáp án

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ liên khu III.

Chọn đáp án : D

Câu 6 : Nội dung sau đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“Tháng 8/1951, Quang Dũng làm Biên tập viên báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học”

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Tháng 8/1951, Quang Dũng xuất ngũ

Chọn đáp án : B

Câu 7 : Năm 2001, Quang Dũng được trao tặng giải thưởng gì?

A. Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

B. Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ

C. Giải thưởng cống hiến

D. Đáp án khác

Hiển thị đáp án

Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Chọn đáp án : A

Câu 8 : Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là:

A. Chất trữ tình chính trị sâu sắc

B. Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng

C. Mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

D. Mang vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí.

Hiển thị đáp án

Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Quang Dũng đã từng làm những lĩnh vực nào dưới đây?

A. Sáng tác thơ

B. Chữa bệnh

C. Viết truyện ngắn, viết kịch

D. Triển lãm tranh

E. Sáng tác nhạc

F. Dạy học

G. Kiến trúc sư

Hiển thị đáp án

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc, dạy học.

Câu 10 : Tích vào những tác phẩm không phải của nhà thơ Quang Dũng:

A. Mấy đầu ô

B. Mặt trận trên cao

C. Thơ văn Quang Dũng

D. Vào lửa

E. Vỡ bờ

Hiển thị đáp án

Tác phẩm chính:

- Mấy đầu ô [1986]

- Thơ văn Quang Dũng [1988]

Bài giảng: Tây Tiến [Tiết 1] - Cô Vũ Phương Thảo [Giáo viên Tôi]

Câu 1 : Bài thơ “Tây Tiến” được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.

B. Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.

C. Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.

D. Cả 3 đáp án đều không chính xác.

Hiển thị đáp án

Hoàn cảnh sáng tác: Khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến, ông đã viết bài thơ này.

Chọn đáp án : B

Câu 2 : Đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm nào?

A. 1946

B. 1947

C. 1948

D. 1949

Hiển thị đáp án

Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?

A. Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.

B. Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ Quốc.

C. Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào.

D. Đánh tiêu hao lực lượng đội quân Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ nước ta.

Hiển thị đáp án

Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào.

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?

A. Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.

B. Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.

C. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.

D. Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.

Hiển thị đáp án

Dựa vào lời giới thiệu của Quang Dũng về người lính Tây Tiến thì những người lính này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên trí thức.

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng còn có tên khác nào trong các tên sau đây?

A. Lên Tây Tiến

B. Nhớ Tây Tiến

C. Tây Tiến ơi!

D. Tây Tiến kỉ niệm

Hiển thị đáp án

Ban đầu, bài thơ được Quang Dũng đặt tên là “Nhớ Tây Tiến”. Ông sáng tác rất nhiều, nhưng không hiểu sao lại trăn trở nhất với riêng bài thơ này. Có lẽ Tây Tiến là một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Quang Dũng nên bài thơ thấm đẫm linh hồn đoàn quân hào hoa ngày nào, ông luôn muốn có một sự chỉn chu đến từng câu chữ. Cuối cùng, Quang Dũng lấy bút bỏ đi chữ “Nhớ”. Quang Dũng dã từng cho rằng: “Tây Tiến, nhắc đến là đã thấy nỗi nhớ rồi. Thế nên để chữ nhớ là thừa”.

Chọn đáp án : B

Câu 6 : Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng?

A. Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

B. Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

C. Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

D. Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Hiển thị đáp án

Nội dung: Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Chọn đáp án : D

Câu 7 : Đáp án nào không phải biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Tây Tiến?

A. Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn

B. Hình ảnh thơ phong phú, gần gũi, chân thực

C. Ngôn ngữ thơ linh hoạt, đa dạng

D. Bút pháp trữ tình kết hợp với trào phúng

E. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ

F. Vận dụng hình ảnh dân gian

Hiển thị đáp án

Giá trị nghệ thuật:

- Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn

- Hình ảnh thơ phong phú, gần gũi, chân thực

- Ngôn ngữ thơ linh hoạt, đa dạng

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa

Câu 8 : Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:

A. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

.......

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

B. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

......

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

C. “Tây Tiến người đi không hẹn ước

...........

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

D. “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

.......

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

1. Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến

2. Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng

3. Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội

4. : Chân dung người lính Tây Tiến

Hiển thị đáp án

Bố cục:

Khổ 1: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội

Khổ 2: Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng

Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến

Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến

Câu 1 : Nội dung chính đoạn 1 bài thơ “Tây Tiến” là:

E. Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

F. Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

G. Hình tượng người lính Tây Tiến

H. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Hiển thị đáp án

Đoạn 1: Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính trên con đường hành quân gian khổ

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật nào?

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rùng núi nhớ chơi vơi”.

A. Điệp từ

B. Điệp âm

C. Từ láy

D. Tất cả các đáp án trên

Hiển thị đáp án

Nghệ thuật:

- Điệp từ “nhớ”

- Từ láy “chơi vơi” [2 thanh bằng, nhẹ, lan tỏa], gợi cảm giác nỗi nhớ vô hình, vô lượng, không thể đo đếm, nhớ mơ hồ, đầy ám ảnh, nỗi nhớ luôn lơ lửng, ăm ắp khôn nguôi

- Điệp âm “ơi”

⇒ Tạo tính nhạc, hình tượng hóa nỗi nhớ. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ.

Chọn đáp án : D

Câu 3 : Tích vào những nghệ thuật được sử dụng trong ba câu thơ dưới đây:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

A. So sánh

B. Sử dụng nhiều từ láy

C. Điệp từ

D. Nhân hóa

E. Nghệ thuật tương phản

F. Đảo ngữ

G. Hoán dụ

Hiển thị đáp án

Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”

- Điệp từ: “dốc”, “ngàn thước”

⇒ Diễn tả sựu hiểm trở và những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng Tây Bắc.

- Nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời”, phép đảo “heo hút cồn mây”

⇒ Nhấn mạnh cảm giác hoang vắng, trống trải nơi người lính đi qua chưa một dấu chân người. Đây là cách nói tinh nghịch, súng trở nên có hồn.

- Nghệ thuật tương phản “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

⇒ Câu thơ như bẻ gãy làm đôi, làm cho người đọc như thấy rất rõ chiều cao của núi, độ cao chót vót của dốc, sâu hun hút của vực. Con đường gấp khúc đột ngột, hiểm trở, hun hút.

Những câu thơ toàn thanh trắc đã khắc họa bức tranh thiên nhiên với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây.

Câu 4 : Nội dung của hai câu thơ sau là gì?

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

A. Gợi tả sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây

B. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình

C. Thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng

D. Tất cả các đáp án trên

Hiển thị đáp án

Hai câu thơ gợi tả sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây.

Chọn đáp án : A

Câu 5 : Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình được thể hiện qua những câu thơ nào? Tích vào những đáp án đúng.

A. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về Tây Tiến nhớ chơi vơi”

B. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi. Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

C. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm. Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

D. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét. Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

E. “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Hiển thị đáp án

Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình:

- Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” là hoa thiên nhiên hay con người? Chỉ biết rằng nó gợi cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, đầy lùi nỗi nhọc nhằn của người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân.

- Hình ảnh mưa rừng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

- Hình ảnh “cơm lên khói”, “mùa em thêm nếp xôi

“Mùa em”: mùa lúa chín; liên tưởng xao xuyến nồng nàn trước nụ cười rạng rỡ, ánh mắt sóng sánh từ tình người miền Tây.

Câu 6 : Nội dung dưới đây khi nói về hình ảnh những người lính Tây Tiến đi hành quân ở đoạn thơ thứ nhất đúng hay sai?

“Hình ảnh những người lính đi hành quân làm nổi bật chất bi tráng, thể hiện vẻ đẹp ngang tàng, anh dũng, ngạo nghễ, bi mà không lụy, tinh nghịch bông đùa với cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

- Hình ảnh những người lính đi hành quân làm nổi bật chất bi tráng, thể hiện vẻ đẹp ngang tàng, anh dũng, ngạo nghễ, bi mà không lụy, tinh nghịch bông đùa với cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Chọn đáp án : A

Câu 7 : Câu thơ nào thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người lính Tây Tiến?

A. “Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

B. “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

C. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

D. Tất cả các đáp án trên

Hiển thị đáp án

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

- “Anh bạn”: gọi đồng đội tình cảm thân thiết, gắn bó

- Từ láy “dãi dầu”: vất vả, khó khăn, nhọc nhằn mà người lính phải đối mặt, vượt qua trên đường hành quân

- “Không bước nữa, bỏ quên đời”: có thể hiểu là nghỉ ngơi buông mình vào giấc ngủ vô tư lự, có thể hiểu là cái chết nhẹ nhõm, quên đời, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Chọn đáp án : B

Câu 8 : Nội dung chính đoạn 2 bài thơ Tây Tiến là:

A. Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

B. Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

C. Hình tượng người lính Tây Tiến

D. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Hiển thị đáp án

Đoạn 2: Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

Chọn đáp án : B

Câu 9 : Nhân vật trung tâm trong đêm lửa trại ở đoạn thơ thứ hai là ai?

A. Người lính Tây Tiến

B. Hình ảnh ngọn đuốc

C. “Em”, các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.

D. Những cô gái người lính Tây Tiến gặp gỡ trên đường hành quân.

Hiển thị đáp án

- Nhân vật trung tâm: Họ là những cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân. “Em” với xiêm áo lộng lẫy [xiêm áo tự bao giờ], vừa e thẹn vừa tình tứ [e ấp], vừa duyên dáng trong vũ điệu xứ lạ [man điệu].

⇒ Làm say đắm lòng người chiến sĩ xa nhà

- Hai chữ “kìa em”: cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa mê say, ngây ngất của các chàng trai Tây Tiến.

Chọn đáp án : C

Câu 10 : Không gian trong bốn câu thơ dưới đây được miêu tả như thế nào?

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi lòng nước lũ hoa đong đưa”

A. Không gian của dòng sông trong một buổi chiều mưa giăng

B. Không gian với ánh sáng lung linh của lửa đuốc

C. Không gian núi rừng Tây Bắc

D. Không gian ban đêm

Hiển thị đáp án

Không gian: Dòng sông trong một buổi chiều mưa giăng mắc một màu sương; sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử. Không gian mênh mông, mờ nhòe, ảo mộng.

Chọn đáp án : A

Câu 11 : Nội dung chính đoạn 3 bài thơ “Tây Tiến” là:

A. Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

B. Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

C. Hình tượng người lính Tây Tiến

D. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Hiển thị đáp án

Đoạn 3: Hình tượng người lính Tây Tiến

Chọn đáp án : C

Câu 12 : Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

A. Nói giảm nói tránh

B. Nhân hoá

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Hiển thị đáp án

Nghệ thuật:

- Nói giảm nói tránh “anh về đất”: làm vơi đi cảm giác đau thương, ẩn chứa hàm nghĩa: chết là hóa thân về với đất mẹ, là hóa thân với non sông, đất nước.

- Nhân hóa “Sông Mã gầm lên”: dữ dội, hào hùng, âm thanh làm át đi cảm xúc bi thương.

Chọn đáp án : C

Câu 13 : Nội dung chính đoạn 4 bài thơ “Tây Tiến” là:

A. Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

B. Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

C. Hình tượng người lính Tây Tiến

D. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Hiển thị đáp án

Đoạn 4: Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc.

Chọn đáp án : D

Câu 14 : Câu thơ “Tây Tiến người đi không hẹn ước” được hiểu như thế nào?

A. Đường lên Tây Tiến thăm thẳm, chia phôi, đường lên Tây Tiến xa xôi, vời vợi

B. Tô đậm bầu không khí chung của một thời Tây Tiến với lời thề cổ kim: ra đi không hẹn ngày về, một đi không trở lại

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Hiển thị đáp án

Cách nói khẳng định: “Tây Tiến người đi không hẹn ước”

⇒ Tô đậm bầu không khí chung của một thời Tây Tiến với lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày về, một đi không trở lại.

Chọn đáp án : B

Bài giảng: Tây Tiến [Tiết 2] - Cô Vũ Phương Thảo [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Trang trước Trang sau

18 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án

Trang trước Trang sau

Để học tốt Tiếng Việt lớp 3, phần dưới đây liệt kê 18 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án gồm các phiếu đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 cơ bản và nâng cao. Bạn vào tên bài để theo dõi chi tiết bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3 và phần đáp án tương ứng.

Tải xuống

Quảng cáo

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 có đáp án [Đề 1]

Thời gian: 45 phút

THỬ TÀI

Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, bảo: “Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng”.

Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro. Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa.

Lần này, vua sai quân đem chiếc sừng trâu cong như vòng thúng đưa cho cậu bé, bảo: “Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to”.

Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo to, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng.

Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.

[ Phỏng theo Truyện cổ dân tộc Dao]

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Lần đầu, nhà vua giao việc gì để thử tài cậu bé ?

A. Lấy tre khô bện một sợi dây thừng

B. Lấy tre tươi bện một sợi dây thừng

C. Lấy tro bếp bện một sợi dây thừng

Câu 2. Cậu bé làm thế nào để nắn thẳng chiếc sừng trâu ?

A. Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre buộc vào sừng, rồi đem phơi khô

B. Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre thọc vào sừng rồi đem phơi khô

C. Ninh sừng cho mềm, dùng tay nắn lại cho thẳng rồi đem phơi khô

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ?

A. Ca ngợi cậu bé ngoan ngoãn

B. Ca ngợi cậu bé chăm chỉ

C. Ca ngợi cậu bé thông minh

Câu 4. Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là người có tài ?

A. Người có khả năng đặc biệt khi làm một việc nào đó

B. Người có thể làm được một việc đặc biệt khó khăn

C. Người có thể làm được một việc hơn hẳn người khác.

Câu 1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống :

a] l hoặc n

Anh ta …eo …ên …ưng chim. Chim đập cánh ba …ần mới …ên…ổi.

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

b] an hoặc ang

Trời nắng ch….ch…. Tiếng tu hú gần xa râm r….

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Câu 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong mỗi khổ thơ sau :

a]

Hai bày tay em

Như hoa đầu cành

Hoa hồng hồng nụ

Cánh tròn ngón xinh.

[Huy Cận]

b]

Em cầu bút vẽ lên tay

Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa

Con cò bay lả, bay la

Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.

[Hồ Minh Hà]

Câu 3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau :

a] Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

[Vũ Tú Nam]

b] Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.

[Ngô Văn Phú]

Câu 4. Điền nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành lá đơn dưới đây :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………., ngày……tháng……năm…….

ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH

Kính gửi : Thư viện ……………………………………………………….

Em tên là : …………………………………………………………………

Sinh ngày : …………………Nam [ nữ ] :…………………………………

Nơi ở :………………………………………………………………………

Học sinh lớp :………………Trường :……………………………………..

Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp thẻ cho em thẻ đọc sách năm ….

Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng nội quy của Thư viện.

Em xin trân trọng cảm ơn .

Người làm đơn

[Kí và ghi rõ họ tên]

…………………….

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 có đáp án [Đề 1]

Thời gian: 45 phút

LỜI CỦA CÂY

Khi đang là hạt

Cầm trong tay mình

Chưa gieo xuống đất

Hạt nằm lặng thinh.


Khi hạt nảy mầm

Nhứ lên giọt sữa

Mầm đã thì thầm

Ghé tai nghe rõ.


Mầm tròn nằm giữa

Vỏ hạt làm nôi

Nghe bàn tay vỗ

Nghe tiếng ru hời …


Khi cây đã thành

Nở vài lá bé

Là nghe màu xanh

Bắt đầu bập bẹ.


Rằng các bạn ơi

Cây chính là tôi

Nay mai sẽ lớn

Góp xanh đất trời.

[Trần Hữu Thung]

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Khi chưa gieo xuống đất, hạt cây thế nào?

A. Hạt cây cựa quậy

B. Hạt cây nằm yên

C. Hạt cây thì thầm

Câu 2. Khi hạt cây nảy mầm, ta nghe được những gì?

A. Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời

B. Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng thì thầm

C. Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng bập bẹ

Câu 3. Khi đã nở vài lá bé xanh, cây bắt đầu thế nào?

A. Thì thầm

B. Bập bẹ

C. Vỗ tay

Câu 4. Theo em, ý chính của bài thơ là gì?

A. Hạt nảy mầm, lớn lên để nghe những bàn tay vỗ và tiếng ru hời.

B. Hạt nảy mầm, lớn thành cây để nở vài lá bé và bập bẹ màu xanh.

C. Hạt nảy mầm, lớn lên thành cây để góp màu xanh cho đất trời.

Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống:

a] êch hoặc uêch

- Em bé có cái mũi h…//vietjack.com/…………………………………………

- Căn nhà trống h……//vietjack.com/………………………………………….

b] uy hoặc uyu

- Đường đi khúc kh…., gồ ghề

-………………………………………………………………….

- Cái áo có hàng kh …..rất đẹp

-………………………………………………………………….

Câu 2. Gạch dưới các từ ngữ nói về trẻ em [nhi đồng] trong “Thư Trung thu” của Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. [M: ngoan ngoãn]

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh?

Tính các cháu ngoan ngoãn

Mặt các cháu xinh xinh

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình,

Để tham gia kháng chiến,

Để giữ gìn hòa bình

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh.

Câu 3. Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng:

a] Bạn Thanh Mai là một học sinh xuất sắc của lớp 3A

b] Chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng thân thiết của em.

c] Con trâu là người bạn quý của người nông dân.

Ai [cái gì, con gì]? là gì?

a] ……………………….

…………………………. ………………………….

………………………….

b] ……………………….

…………………………. ………………………….

………………………….

c] ……………………….

…………………………. ………………………….

………………………….

Câu 4. Điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành Đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

…………., ngày ….tháng….năm….

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: -…………………………………………………………

- ………………………………………………………...

Em tên là:………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ……………………………………………………….………………

Học sinh lớp:………

Trường:……………………………………………………

Sau khi tìm hiểu về ………………………………………………….……và học

……………., em thiết tha mong được ………………Em làm đơn này để xin được ……

Được vào Đội, em xin hứa:

- Chấp hành đúng ………………………………………………………………..

- Quyết tâm thực hiện tốt ………………………………………………………..

để xứng đáng là ………………………………………………………………….

Người làm đơn

[Kí và ghi rõ họ tên]

…………………..

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 3 có đáp án [Đề 1]

Thời gian: 45 phút

VỀ THĂM BÀ

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :

- Bà ơi!

Thanh bước xuống giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư ?

Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương.

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.

Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

[ Theo Thạch Lam ]

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Hình dáng của người bà được tả qua các chi tiết nào ?

A. Mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi vào, lưng đã còng.

B. Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, mến yêu Thanh.

C. Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, lưng đã còng.

Câu 2. Chi tiết nào dưới đây thể hiện tình cảm của bà đối với cháu ?

A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.

B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.

C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.

Câu 3. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình ?

A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.

B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.

C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý chính của bài văn ?

A. Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu.

B. Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà, lòng biết ơn với người bà yêu quý và và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu.

C. Cái nóng ngày hè vô cùng độc hại khiến nhiều người khó chịu.

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a] tr hoặc ch

- che …ở /………………

- …ơ trụi /………………

- cách …ở /………….

-……ơ vơ /………….

b] ăc hoặc oăc

- dao s……/…………….

- lạ h ……//vietjack.com/……………

- dấu ng……kép /…………….

- mùi hăng h……/…………….

Câu 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau :

a]

Mặt trời nằm đáy vó

Như một chiếc đĩa nhôm

Nhấc vó : mặt trời lọt

Đáy vó : toàn những tôm.

[ Nguyễn Công Dương ]

b]

Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa …

[ Xuân Quỳnh ]

c] Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.

[ Bùi Hiển ]

Câu 3. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt 3 dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu.

Đêm mùa đông, trời mưa phùn gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ nằm trong nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét mùa đông.

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn [ khoảng 5 câu ] giới thiệu về những người trong gia đình em với cô giáo [ thầy giáo ] chủ nhiệm lớp.

Gợi ý : a] Gia đình em có mấy người, đó là những ai ?

b] Từng người trong gia đình em hiện đang làm việc gì, ở đâu ?

c] Tình cảm của em đối với những người trong gia đình ra sao ?

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 có đáp án [Đề 1]

Thời gian: 45 phút

CON CHẢ BIẾT ĐƯỢC ĐÂU

Mẹ đan tấm áo nhỏ

Bây giờ đang mùa xuân

Mẹ thêu vào chiếc khăn

Cái hoa và cái lá


Cỏ bờ đê rất lạ

Xanh như là chiêm bao

Kìa bãi ngô, bãi dâu

Thoáng tiếng cười đâu đó


Mẹ đi trên hè phố

Nghe tiếng con đạp thầm

Mẹ nghĩ đến bàn chân

Và con đường tít tắp …


Thường trong nhiều câu chuyện

Bố vẫn nhắc về con

Bố mới mua chiếc chăn

Dành riêng cho con đắp


Áo con bố đã giặt

Thơ con bố viết rồi

Các anh con hỏi hoài :

- Bao giờ sinh em bé ?


Cả nhà mong con thế

Con chả biết được đâu

Mẹ ghi lại để sau

Lớn lên rồi con đọc .

[ Xuân Quỳnh ]

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Mẹ đã chuẩn bị những gì cho con khi con còn nằm trong bụng mẹ ?

A. Tấm áo vải nhỏ,chiếc khăn thêu hoa và lá.

B. Tấm áo len nhỏ, chiếc khăn thêu hoa và lá.

C. Tấm áo len nhỏ, chiếc khăn thêu hoa và cỏ.

Câu 2. Bố đã chuẩn bị cho con những gì khi con sắp được sinh ra ?

A. Mua chăn cho con đắp, giặt áo cho con mặc, viết thơ cho con.

B. Mua chăn cho con đắp, giặt áo con đã mặc, viết thơ cho con.

C. Mua chăn cho con đắp, mua áo cho con mặc, viết thơ cho con.

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài thơ ?

A. Tình yêu thương và sự quan tâm của các anh dành cho em bé từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.

B. Tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ dành cho em bé từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.

C. Tình yêu thương và sự quan tâm của cả nhà dành cho em bé từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.

Câu 4. Theo em, dòng nào dưới đây nêu đúng cảm nhận về khổ thơ thứ hai [ “Cỏ bờ đê rất lạ ... Thoáng tiếng cười đâu đó” ] ?

A. Ngày con sắp ra đời, mẹ luôn chiêm bao thấy con, nghe thấy tiếng cười của con.

B. Ngày con sắp ra đời, mẹ nhìn cuộc sống xung quanh thấy biết bao điều tốt đẹp.

C. Ngày con sắp ra đời,mẹ nhìn cái gì cũng thấy lạ, tiếng cười cứ thấp thoáng đâu đây.

Câu 1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống :

a] d hoặc gi, r

Tiếng đàn theo ...ó bay xa, lúc ....ìu....ặt thiết tha, lúc ngân nga ....éo ...ắt

...................................................................................................................

...................................................................................................................

b] ân hoặc ân

Vua vừa dừng ch...., d.... trong làng đã d....lên vua nhiều sản vật để tỏ lòng biết ơn

...................................................................................................................

...................................................................................................................

Câu 2. Ghép các tiếng cô, chú, bác, cháu để có 6 từ chỉ gộp những người trong gia đình [ M : cô chú ]

[1]................ [2]................ [3]................

[4]................ [5]................ [6]................

Câu 3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu theo mẫu Ai là gì ? sau đây :

a] Mẹ em là ..................................................................................................

b] Lớp trưởng lớp em là ...............................................................................

c] Người dạy dỗ và chăm sóc em rất tận tình từ năm lớp 1 là ....................

......................................................................................................................

Câu 4. Dựa vào bài thơ “Con chả biết được đâu” , em hãy trả lời các câu hỏi sau :

a] Mẹ đan tấm áo cho con vào mùa nào ?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

b] Nghe tiếng con đạp thầm trong bụng, người mẹ nghĩ đến điều gì ?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

c] Cả nhà đều mong em bé lớn lên sẽ đọc bài thơ và biết được những gì ?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Tải xuống

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Soạn Tập làm một bài thơ lục bát - Kết nối tri thức

Soạn bài Tập làm một bài thơ lục bát Kết nối tri thức trang 100-101 SGK Ngữ văn 6 tập 1, hướng dẫn trả lời các câu hỏi ngắn gọn.
Mục lục nội dung
  • 1. Tập làm một bài thơ lục bát
  • 2. Các bài thơ lục bát của học sinh tự làm
  • 3. Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
Mục lục bài viết

Đọc tài liệu tổng hợp kiến thức và gợi ý trả lời các câu hỏi soạn bài Tập làm một bài thơ lục bát trang 100-101 Ngữ văn 6tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống cho các em học sinh tham khảo.

Video liên quan

Chủ Đề